Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

ĐƠN THƯ KIẾN NGHỊ & TỐ CÁO

Hoàng Phước Sum
Nguyên Chánh thanh tra CA tỉnh TTH
Nguyên Đội trưởng an ninh thuộc Ban an ninh thời đánh Mỹ

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tứ Hạ, ngày 20.6.2014

Đơn thư kiến nghị & tố cáo!


Kính gởi:  Đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy
                Cùng các đồng chí trong Ban thường vụ tỉnh ủy THỪA THIÊN HUẾ !

Rất vui mừng được Ban thường vụ tỉnh ủy đã sắp xếp thời gian cho chúng tôi được gặp mặt trực tiếp để đề xuất những tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc của đảng viên, cán bộ, cựu chiến binh kháng chiến để tỏ rõ thái độ bất bình trong việc rề rà, cù chầy, dùng dằng, kéo rê trong việc giải quyết vụ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Hồ Xuân Mãn và một số vấn đề chính trị hệ trọng khác ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Như các đồng chí đã quá rõ, Ngày 02.01.2014 tại văn phòng tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng do đồng chí Lê Hồng Liêm, phó Chủ nhiệm làm trưởng đoàn đã được Ban bí thư trung ương Đảng ủy quyền đến làm việc trục tiếp với các cựu chiến binh chúng tôi để thông báo kết luận của Ban bí thư trung ương Đảng về việc các cựu chiến binh chúng tôi đã có tố cáo ông Hồ Xuân Mãn.
Đoàn làm việc với sự có mặt các đồng chí trong Ban thường vụ tỉnh ủy TTH và ba cựu chiến binh chúng tôi gồm: Hoàng Phước Sum, Hoàng Tiến Dũng, Hoàng Văn Phận là những người ký đơn tố cáo ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Ủy viên trung ương Đảng, nguyên Bí thư tỉnh ủy TTH đã khai man thành tích để được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tại buổi làm việc đồng chí Liêm thông báo kết luận như sau:
"Thứ nhất: Ban bí thư, Bộ chính trị đồng ý với đề nghị của Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng như trong báo cáo (văn bản số 172 ngày 06.12.2013 UBKTTW gởi Ban bí thư và Bộ chính trị). Ngày 18.12.2013 Ban bí thư đã ra Quyết định số 6963 giao cho Ban thi đua-khen thưởng trung ương và các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền quyết định hủy bỏ danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đối với ông Hồ Xuân Mãn theo Luật thi đua - khen thưởng.
Thứ hai: Ủy ban kiểm tra trung ương chỉ đạo các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với các cá nhân, tổ chức đã để xảy ra vụ việc vi phạm trong việc xét đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho ông Hồ Xuân Mãn.
Đồng chí Liêm đánh giá cao việc làm của các cựu chiến binh đã góp phần giúp UBKTTW làm sáng tỏ vụ việc. UBKTTW kết luận việc các cựu chiến binh tố cáo 17 thành tích mà ông Mãn man khai là đúng, có cơ sở và trong 17 thành tích mà ông Mãn tự khai thì chỉ có 2 thành tích là có thật và ông Mãn có tham gia nhưng chính thành tích ấy đã gây ra hậu quả xấu, làm chết nhiều người dân vô tội, trong đó có 3 trẻ em và có 2 cơ sở của cách mạng."
Quyết định trên của Ban bí thư đến nay đã gần 6 tháng, nhưng các cấp, các ngành hữu quan của trung ương và của tỉnh TTH vẫn không thực hiện. Nhân dân, cán bộ, đảng viên, cựu chiến binh hiểu việc chậm trể thực hiện này có phần quan trọng từ các cơ quan trung ương, do vậy từ đầu tháng 6.2014 đến nay cựu chiến binh chúng tôi đã có 3 lần tiếp tục gởi đơn thư lên Bộ chính trị và Nhà nước. Chúng tôi đã trược tiếp gặp Ban thường vụ tỉnh ủy TTH để đề xuất tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc của nhân dân, cán bộ, đảng viên, cựu chiến binh về vụ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Xuân Mãn với những kiến nghị, tố cáo cụ thể rằng :

1- Trước hết, không những nhân dân, cán bộ, đảng viên, cựu chiến binh Thừa Thiên Huế mà cả Nước rất vui mừng được biết kết luận của Đoàn kiểm tra trung ương và Quyết định của Ban bí thư với nội dung như trên. 
Nhưng đã gần 6 tháng qua, nhân dân, cán bộ, đảng viên, cựu chiến binh rất thất vọng, càng mất thêm niềm tin đối với Đảng, Nhà nước. Trong lịch sử lãnh đạo của Đảng chưa từng có chuyện "Đảng đã quyết định mà Nhà nước đã 6 tháng đi qua không thực hiện". Đối với TTH trách nhiệm của Ban thường vụ, của Bí thư tỉnh ủy trong vụ việc này như thế nào? Không thể đổ vấy cho trung ương, bởi ông Mãn có được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, trước hết xuất xứ từ Ban thường vụ tỉnh ủy TTH! Chúng tôi có quyền suy diễn "hay Nhà nước đã có quyết định hủy bỏ danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và thu hồi hiện vật đối với ông Mãn đã gởi về Ban thường vụ tỉnh ủy nhưng Ban thường vụ tỉnh ủy không công bố". Đây là tâm tư, thắc mắc, lo lắng ngày càng bào mòn niềm tin của nhân dân, cán bộ, đảng viên, cựu chiến binh với Đảng, với Nhà nước, với Chế độ. 
Sự thể đã rõ tại sao Ban thường vụ tỉnh ủy TTH vẫn bao che, dung túng để kéo dài rề rà chỉ gây xấu hổ chính trị cho Đảng bộ tỉnh TTH, cho Đảng cộng sản VIỆT NAM. 
Đề nghị Tỉnh ủy lý giải vướn víu này!

2- Trên thông tin đại chúng như báo TUỔI TRẺ, báo CÔNG AN TP HỒ CHÍ MINH,.....trong tháng 01.2014 đã đưa tin đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy đã nói rằng sẽ tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan đến chuyện anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Mãn theo Quyết định của Ban bí thư trung ương Đảng, nhưng đến nay thời gian đi qua đã gần 6 tháng mà Ban thường vụ tỉnh ủy TTH vẫn không thực hiện nghiêm Quyết định của Ban bí thư trung ương Đảng và lời hứa chính trị của Bí thư tỉnh ủy TTH. 
Bởi mắc míu gì, có phải bởi hòa bao che, dung túng chi phối, khuynh đảo, bởi nạn vì lợi ích nhóm, hoặc đã thực hiện mà không thông báo cho Nhân dân, cán bộ, đảng viên, cựu chiến binh, cho các Chi bộ, Đảng bộ cơ sở trong tỉnh biết. 
Đề nghị Tỉnh ủy lý giải rõ vướn mắc này!

3- Ông Hồ Xuân Mãn có thật là mắc bệnh hiểm nghèo không như báo chí đã nêu (một quả thận đã bị cắt vì bị ung thư) nhưng thực tế nhân dân vẫn thấy ông Mãn vẫn khỏe mạnh (ăn nhậu nhiều nơi, đám cưới, liên hoan chỗ nào cũng có mặt) còn hát hò khỏe mạnh, có lúc hát liền 3 bài, hay ông Mãn lợi dụng nhân văn tính của Đảng (quy định 181 ngày 30.3.2013 của BCT về xử lý đảng viên có vi phạm), Tờ trình ngày 01.3.2013 của Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ miền Trung có khách quan, trung thực không? hay Đảng, Nhà nước từ TW đến tỉnh TTH lại tiếp tục bị ông Mãn đánh lừa như đã bị đánh lừa bởi 17 thành tích khai man để được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân?
Ông Hồ Xuân Mãn là diện trung ương quản lý nhưng trực tiếp là Ban thường vụ tỉnh ủy TTH, đề nghi Ban thường vụ tỉnh ủy TTH công bố rõ đến các Chi bộ trong tỉnh TTH biết, ông Mãn có thật mắc bệnh hiểm nghèo, có bị xử lý kỷ luật của Đảng và có bị phế bỏ danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, lúc nào thì dứt điểm hay Tỉnh ủy cố tình để kéo dài cho chìm xuồng chuyện gian xảo chính trị phá Đảng cộng sản VIỆT NAM của ông Mãn? 
Ngoài vụ anh hùng của ông Mãn, cựu chiến binh chúng tôi cũng như đảng viên, nhân dân đề nghị Đảng sớm cho thu hồi danh hiệu cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong học tập và làm làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vấn đề này chúng tôi đã nhiều lần đề nghị nhưng cho đến nay Đảng vẫn chưa giải quyết; nhân dân,cán bộ, đảng viên không rõ ông Mãn là tấm gương đạo đức gì học theo BÁC HỒ? Khai gian thành tích, Lý lịch không rõ ràng, bị gái nhà hàng bớp tai, dùng súng đi săn thú hoang phá hoại môi trường sinh thái bắn lạc đạn gây thương tích cho người dân là đạo đức, dùng bọn xã hội đen để khủng bộ cán bộ, đảng viên chống tham nhũng xương máu đồng đội, cho đánh ngay cả đồng chí Nghĩa một cán bộ, đảng viên lão thành của cách mạng lại là tộc trưởng họ Hồ làng Phò Ninh là họ của ông Mãn, phải chăng đây là gương sáng của ông Mãn mà toàn Đảng phải học tập, làm theo?

4- Trong quá trình chúng tôi khiếu tố ông Mãn đã bị ông Mãn tổ chức cho những kẻ bất lương hù dọa qua nhắn tin điện thoại, trực tiếp vào nhà để hành hung đồng chí Hồ Văn Nghĩa nguyên Ủy viên thường vụ huyện ủy,Trưởng ban an ninh huyên Phong Điền, chúng tôi đã nhiều lần gặp trực tiếp và gởi đơn lên Ban thường vụ tỉnh ủy, Công an tỉnh TTH. Ban thường vụ hứa chỉ đạo Sở công an tỉnh TTH làm rõ nhưng mãi đến nay chúng tôi vẫn không thấy Ban thường vụ tỉnh ủy và Công an tinh TTH giải quyết vụ việc mà chúng tôi đã kiến nghị, khiếu tố chúng tôi không được thông báo kết quả điều tra làm rõ vụ việc. 2 kẻ bịt mặt để vào nhà đánh đồng chí Nghĩa là ai có bị truy tìm, tại sao công an không bắt, không bị xử lý công khai minh bạch; Có bao che, dung túng cho bọn xã hội đen chăng?

5- Việc vào Đảng cộng sản VIỆT NAM của ông Hồ Xuân Mãn, có dấu hiệu không rõ ràng, hiện dư luận xã hội và ngay cả trong Đảng cũng xôn xao chuyện ông Mãn có thật phải là đảng viên của Đảng hay không?
Hiện nay những người cùng thời chiến đấu với ông Mãn trong những năm đánh Mỹ còn rất đông, họ vẫn đang băn khoăn không rõ ông Mãn kết nạp Đảng lúc nào, kết nạp ở chi bộ nào, kết nạp ở đâu? 

Chúng tôi được biết lý lịch đảng của ông Mãn khai có những vấn đề mâu thuẩn như: Trong lý lịch thời gian ra Bắc học tập, an dưỡng đầu năm 1969 đến tháng 7.1970 mới vào lại chiến trường ông không khai. Ông Mãn khai tháng 4.1970 đến tháng 4.1975 biệt phái về làm trưởng công an kiêm xã đội trưởng, cả hai chức danh này ai quyết định cho ông Mãn? Vì ông Mãn không đảng viên; Thời gian này làm trưởng công an, xã đội trưởng nhiều đồng chí đang còn sống tại xã Phong An .
Về Đảng ông Mãn khai ngày 11.01.1974 ông được kết nạp Đảng tại chi bộ xã Phong An, nhưng chi bộ xã Phong An không thể kết nạp ông Mãn vào Đảng bởi vì ông Mãn thuộc quân số biệt phái, không thuộc quân số của xã.
Về ngày tháng chuyển chính thức là 11.01.1975 ông Mãn khai tại cơ quan huyện đội Phong Điền, thời gian này ông đang biệt phái ở xã Phong An đến tháng 4.1975 mới được rút lên làm trợ lý chính trị huyện đội Phong Điền; 

Như vậy có mâu thuẩn không, có man khai lý lịch không? Đề nghị Ban thường vụ tỉnh ủy TTH kiểm tra hồ sơ đảng viên ở xã Phong An, ở huyện đội Phong Điền, ở huyện ủy Phong Điền trước tháng 4.1975. Kiểm tra trong hồ sơ gốc danh sách đảng viên tên của ông Mãn có hay không thí sẽ rõ.
Đồng thời đề nghị Ban thường vụ tỉnh ủy TT H tổ chức gặp trực tiếp tất cả những đồng chí đảng viên đã từng cùng sống, chiến đấu với ông Mãn trong thời gian từ cuối năm 1973, đầu năm 1974, trước hết là 3 đồng chí nguyên là Bí thư của xã Phong An hiện còn sống như: đồng chí Thái Bình Dương Bí thư từ tháng 3.1967 đến tháng 11.1969 và là huyện ủy viên chánh văn phòng huyện ủy Phong Điền từ tháng 11.1971 đến tháng 4.1975; đồng chí Hoàng Chí Công (Đợi) phó Bí thư rồi Bí thư xã Phong An từ tháng 3.1967 đến tháng 4.1972; đồng chí Trần Văn Minh Bí thư xã Phong An từ tháng 5.1973 đến tháng 4.1975; đồng chí Lê Văn Uyên huyện ủy viên Trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền từ 1969 đến tháng 4.1975 và nhiều đồng chí đảng viên của thời kỳ đó nay còn sống hiện đảng ở Phong An, Phong Điền, Thừa Thiên Huế để thẩm tra xác minh làm rõ lý lịch của ông Mãn rằng: ông Mãn kết nạp ở chi bộ nào, ai là bí thư và kết nạp ở đâu? nhằm minh định sự thật để công khai thông báo cho các chi, đảng bộ trong tinh biết, sớm dứt điểm dư luận càng sớm càng tốt, càng để kéo dài lê thê chỉ gây bất lợi cho thanh danh Đảng bộ TT Huế.
6- Một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong công tác cán bộ của Đảng bộ tỉnh TT H, cựu chiến binh chúng tôi được biết rằng đầu tháng 3.2015 đảng bộ các cấp của tỉnh TT H sẽ tiến hành đại hội hết nhiệm kỳ. Qua tâm tư trách nhiệm chính trị của cán bộ đảng viên cùng Nhân dân trong tỉnh về xây dựng Đảng bộ TT H trong sạch vững mạnh. cán bộ, đảng viên cùng nhân dân đồng tình cao với phát biểu của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở buổi làm việc với Ban thường vụ tỉnh ủy dịp gần đây và chúng tôi những cựu chiến binh kháng chiến cứu nước trước đây cùng nhiều cán bộ đảng viên trong tỉnh thấy rõ Lãnh đạo tỉnh, mà trước hết là Ban thường vụ còn tồn tại nhiều yếu kém, khiếm khuyết rất đáng lo ngại, còn trì trệ không thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những sai trái đã mắc trong quá trình lãnh đạo chính quyền tỉnh TTH, nhiều vấn đề nói chưa đi đôi với làm, nói nhiều mà làm chưa được bao nhiêu, làm hiệu quả còn thấp.
Việc quy hoạch, bố trí cán bộ cho nhiệm kỳ đến của tỉnh dù không công khai nhưng cán bộ đảng viên cựu chiến binh cùng nhân dân biết rõ Ban thường vụ tỉnh ủy TTH đang mắc phải không ít khó khăn, do còn có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân bởi tệ nạn khuynh đảo, can thiệp, chi phối của ông Hồ Xuân Mãn, hiện tại còn trống, thiếu 2 ví trí ủy viên thường vụ, 2 phó chủ tịch UBND tỉnh chưa sắp xếp được, chưa có sự thống nhất. 
Theo lập trường chính trị và quan điểm về công tác cán bộ của Đảng mà cán bộ đảng viên cựu chiến binh và nhân dân thì nhiệm kỳ đến Ban thường vụ tỉnh ủy phải công khai minh bạch về công tác bố trí cán bộ, đặc biệt là các vị trí chủ chốt của tỉnh TT H là phải có đủ đức, đủ tài, minh bạch về lý lịch, tài sản của cá nhân, gia đình, không dính líu các nhóm lợi ích hủ bại, không để một cá nhân hoạt đầu chính trị bất minh khuynh loát, thao túng can thiệp lèo lái công tác cán bộ của tỉnh TTH, bảo bảo tinh dân chủ công khai về công tác cán bộ của tỉnh, của Đảng bộ TTH.
Thay mặt anh chị em cựu chiến binh thời kháng chiến cứu nước 
ở huyện PHONG ĐIỀN, tỉnh THỪA THIÊN HUẾ

Hoàng Phước Sum
đtdđ: 0986624965 
Hiện cư trú tại đường Lý Bôn, phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà



BC: Nội dung đơn thư này cũng đã được kính gởi đến đồng chí bí thư cùng đầy đủ các đồng chí ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy TT Huế vào ngày 15.5.2014.

Thị phi...

Hoạt động của ông Hồ Xuân Mãn khi đã về hưu

Hai bài báo Quốc Anh trên báo CẢNH SÁT TOÀN CẦU & Phan Bùi Bảo Thy trên báo ANTG viết về ANH HÙNG LLVTND HỒ XUÂN MÃN: NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA ĐẤT PHÒ NINH.

Đều chung một kết luận nói về suy tư của Hồ Xuân Mãn:

“Giờ đây, ông nghỉ ngơi sau nhiều thập niên đã cống hiến sức mình và kể cả một phần máu thịt cho quê hương, đất nước… ngày ngày ông vui vầy bên bè bạn, cháu con. Đôi ba bữa ông lại trở về ngôi nhà cũ ở làng Phò Ninh để hương khói cho tổ tiên, ông bà, chăm sóc cây kiểng, hàn huyên với bạn bè, đồng đội cũ. 
Ông bảo rằng, ở đời làm người có danh phận cũng lắm thị phi, nhưng mình phải rộng lòng hỉ xả, bởi vì với những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách…”

Đúng rồi, Hồ Xuân Mãn là người có danh phận nhưng sao lại bị thị phi?
Anh đã từng lên nhiều báo rất có uy tín, báo Thừa Thiên Huế, TRT chỉ là báo nhà công khai bảng thành tích, công khai bằng cấp, học vị, công khai lí lịch đảng viên...cho công chúng biết, ai có thắc mắc thì công khai trả lời...một cách minh bạch…
Hồ Xuân Mãn dám làm được như vậy thì mọi lời thị phi chỉ là RÁC. 
Đã là anh hùng thì sá gì việc nhỏ như “con tép riu” ấy mà không làm được, đi đêm làm chi vừa tốn tiền vừa mất thời gian mà thị phi vẫn mãi mãi là thị phi …

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Tại sao?

Ở đỉnh cao quyền lực
Hồ Xuân Mãn có bao giờ vừa nhấm nháp whisky vừa ngẩm nghĩ về cuộc đời mình?
Tại sao bà con, làng xóm, bạn bè, đồng đội, đồng sự, dân chúng…ghét và khinh thường mình đến vậy, trong khi mình là nhân vật “số một” có quyền định đoạt số phận của nhiều người, có quyền định đoạt đến sự thăng trầm của một tỉnh?

Ở nhà như biệt phủ, đi xe sang, con cháu, anh em ngất ngưỡng…Hồ Xuân Mãn không thiếu cái gì, kể cả áo hoàng bào thay Vua tế Đàn Nam Giao được dệt bằng ngân sách cũng được cung tiến…

Lần đầu tiên Nhà nước phải rút một danh hiệu chỉ dành cho "những người có công đặc biệt"…rút danh hiệu này là việc làm không dễ…khó gấp ngàn lần đem cấp? 
Hồ Xuân Mãn có hiểu được điều ấy? 
Uy danh của Đảng và Nhà nước bị ảnh hưởng và xấu đi trong ánh mắt nhân dân vì đã sơ suất cấp cái danh hiệu cao quý cho một người không cao quý…

Thiên hạ thị phi ư?

Làm quan không gương mẫu, không đức độ chắc chắn là bị thị phi, lên án, khinh bỉ…ngày xưa, ngày này 21/5 âm lịch anh còn dám "xử chết" những người chỉ là ấp trưởng, chế độ nào cũng vậy, chức vụ ấp trưởng chỉ là anh “vác tù và hàng tổng…” có quyền hành và lợi lộc chi mô? 
Nhưng cũng bị giết chỉ vì thị phi đó thôi…

Bây giờ với chức quan của anh còn trên cả “quan đầu tỉnh”, đến những Ủy viên trung ương “nhất hô bá ứng”
Chuyện thị phi cũng là thường tình, nếu đã làm quan mà không biết giữ mình.

Thiết nghĩ, cũng không cần phải hỏi tại sao?


Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Lại “tiếp thu và hứa giải quyết”

CATPHCM - 16/06/2014 20:07

(CAO) Chiều 16-6, tại trụ sở Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, các cựu chiến binh (CCB), cán bộ hưu trí – những người đã vạch trần, tố cáo ông Hồ Xuân Mãn (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế từ năm 2000 đến 2010) có buổi làm việc với Thường vụ Tỉnh ủy (TVTU) Thừa Thiên – Huế.

Đại diện Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế gồm: ông Bùi Thanh Hà, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; Phan Văn Quang, Trưởng ban Nội chính và thư ký Trần Ngọc Hà. 
Các CCB: Hoàng Phước Sum, Hoàng Tiến Dũng, Hoàng Văn Phận, Thái Bình Dương… yêu cầu đại diện TVTU trả lời về tiến độ hủy bỏ danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân của ông Mãn; các cá nhân, cơ quan có liên quan đã để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm trong việc xét hồ sơ cho ông Mãn.

Các cựu chiến binh sau buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
Các CCB cùng bày tỏ bức xúc: “Chúng tôi và nhân dân rất vui mừng về văn bản số 172 ngày 6-12-2013 gửi Ban Bí thư và Bộ Chính trị về kết luận ông Hồ Xuân Mãn khai man, bịa đặt 15/17 thành tích để làm hồ sơ và được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân. Ngày 18-12-2013, Ban Bí thư có Quyết định 6963 giao cho Ban thi đua khen thưởng T.Ư và các cơ quan chức năng xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân cho ông Mãn; đồng thời xem xét và xử lý các cá nhân, đơn vị liên quan đến việc xét duyệt hồ sơ cho ông Mãn. 
Tuy nhiên đã 6 tháng trôi qua, Quyết định này vẫn chưa được thực hiện. Ông Mãn vẫn đang là anh hùng. Ông Mãn chưa bị kỷ luật vì bệnh hiểm nghèo (theo tờ trình của Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe miền Trung ngày 1-3-2013). Tờ trình này liệu có khách quan không, hay là ông Mãn tìm kế để hoãn kỷ luật. Chúng tôi thấy và ai cũng biết, lâu nay ông Mãn vẫn khỏe mạnh. Không chừng ông Mãn lại dối Đảng lừa dân lần nữa như ông đã thực hiện trót lọt”.

Các CCB còn kiến nghị TVTU cho biết kết quả thẩm tra, xác minh việc nhiều CCB, cán bộ hưu trí tố cáo ông Mãn bị đe dọa, khủng bố tinh thần, đánh đập. Trong đó, ông Hồ Nghĩa (là chú và là trưởng tộc họ của ông Mãn) bị ông Mãn và ông Hồ Bê - Bí thư Huyện ủy Phong Điền đến nhà vận động rồi lừa đừng tố cáo. Ông Nghĩa không nghe, đến buổi tối thì bị hai kẻ lạ mặt xông vào nhà hành hung… 

Đặc biệt, các CCB còn yêu cầu TVTU và các cơ quan chức năng xem xét, xác minh lại hồ sơ, lý lịch đảng viên của ông Mãn. “Mãn có thật là đảng viên không? Ông Mãn kết nạp Đảng lúc nào, ở đâu, chi bộ nào. Vì theo lý lịch ông Mãn khai có những mâu thuẫn: “Tháng 4-1970 đến tháng 4-1975 Biệt phái về làm trưởng công an xã, xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền (hiện nay)”Ông Mãn không được bổ nhiệm hai chức danh này vì chưa phải là đảng viên. Ông Mãn khai ngày 11-1-1974 được kết nạp Đảng tại Chi bộ xã Phong An. Rõ ràng chi bộ này không thể kết nạp đảng viên vì quân biệt phái không phải là quân số của xã”, ông Hoàng Phước Sum bày tỏ.

Ông Bùi Thanh Hà trả lời các CCB: “Buổi làm việc hôm nay, chúng tôi nghe là chính rồi về báo cáo cho lãnh đạo TVTU để có hướng giải quyết. Chúng tôi sẽ tiếp tục thẩm tra, xác minh về các băn khoăn, kiến nghị của các bác”.

Điều này làm các CCB thất vọng. Họ cho biết, lần làm việc nào cán bộ Tỉnh ủy cũng tiếp thu và hứa giải quyết dứt điểm. “Ông Mãn được phong anh hùng do TVTU đề xuất, làm hồ sơ. Việc hủy quyết định này thì TVTU cũng phải có ý kiến, đề xuất chứ không thể trả lời kiểu né tránh, phủi trách nhiệm được. Trước Tết nguyên đán 2014, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện cho biết dự kiến ra Tết, Tỉnh ủy sẽ xem xét sai sót, vi phạm các cơ quan, cá nhân trong tỉnh theo kết luận của Ban Bí thư; đồng thời tiến hành kiểm điểm TVTU và các cá nhân liên quan. Tuy nhiên đã qua mùa xuân rồi sắp hết mùa hạ vẫn chưa thực hiện. Chúng tôi tiếp tục gửi đơn thư, kiến nghị ra Trung ương”, ông Hoàng Tiến Dũng nói.

Chiều 16-6, khi phóng viên đặt câu hỏi về tiến độ vụ việc hiện giải quyết đến đâu, ông Bùi Thanh Hà nói: “Thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó giải quyết”, rồi hướng dẫn phóng viên đến làm việc với Ban Bí thư. Về thắc mắc, kiến nghị của các CCB gửi TVTU, ông Hà nói cứ đi gặp các CCB hỏi sẽ cụ thể hơn.

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Ai tiếp tay cho ông Hồ Xuân Mãn thành “anh hùng”?

Bài báo gốc tại đây


Ông Hồ Văn Nghĩa
(CATP) Ban Bí thư vừa kết luận xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân của ông Hồ Xuân Mãn (nguyên Ủy viên Trung ương (UVTƯ) Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế). Ông Mãn khai man, gian dối, "chạy” thành tích và có sự “tiếp tay” của không ít cán bộ. Phóng viên Báo Công an TPHCM đã tìm ra nhiều sự thật xung quanh vụ việc này.

KHAI MAN ĐỂ ĐƯỢC PHONG ANH HÙNG 


Trong Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ ba vào ngày 21-8-2010, ông Hồ Xuân Mãn được trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân (gọi tắt là danh hiệu Anh hùng). Đây là vinh dự lớn không chỉ của ông Mãn mà đối với toàn thể nhân dân cố đô Huế. Một tháng sau, ông Mãn về hưu sau hai nhiệm kỳ làm Bí thư Tỉnh ủy (2000 - 2010).

Ngày 02-01-2014, đoàn công tác Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương (T.Ư) Đảng có buổi làm việc thông báo kết luận với nội dung:  
Ban thi đua - khen thưởng T.Ư báo cáo các cơ quan chức năng Nhà nước có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng và thu hồi hiện vật, tiền thưởng của ông Mãn; đồng thời UBKT T.Ư chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đã để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm trong việc xét đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn. Theo kết luận của UBKT T.Ư, 17 thành tích mà ông Mãn khai chỉ đúng có hai. Tuy nhiên, một trong hai thành tích lại gây hậu quả xấu, đó là diệt giặc nhưng làm tổn hại đến cách mạng, nhân dân địa phương. 

Như vậy, 15 thành tích còn lại ông Mãn khai đều là bịa đặt, gian dối như: đã tự tổ chức đơn vị đánh gần 100 trận, diệt 150 tên Mỹ - Ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự (1969 - 1975); dẫn đường cho Quân đoàn 2 giải phóng Huế và truy quét ngụy quân, ngụy quyền... Thành tích “láo” đồng nghĩa với những tặng thưởng cũng được nghi vấn là giả mạo: 33 lần được tặng Dũng sĩ diệt Mỹ; Chiến sĩ thi đua; các Huân chương Chiến công, Giải phóng; Kháng chiến các hạng...

Kết quả trên gây chấn động dư luận, nhưng không làm mọi người bất ngờ bởi chuyện danh hiệu Anh hùng của ông Mãn đã bị nghi ngờ và tố cáo từ lâu. Gần 20 cựu chiến binh (CCB), cán bộ hưu trí là những “nhân chứng sống”, những đồng đội, có người là chỉ huy của ông Mãn tố cáo ông cựu bí thư khai man, bịa đặt, cướp công đồng đội để được phong tặng danh hiệu Anh hùng. 

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, một anh hùng sẽ bị tước danh hiệu. Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế cho biết:
“Sắp tới Tỉnh ủy sẽ thực hiện công việc theo kết luận của Ban Bí thư về thẩm quyền của tỉnh là xem xét sai sót, vi phạm các cơ quan, cá nhân trong tỉnh theo quy định. Dự kiến có thể ra Tết tiến hành kiểm điểm Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cá nhân liên quan”.

NHỮNG CÁ NHÂN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN SAI PHẠM 


Một con người “ưu tú, có thành tích xuất sắc” nhưng sau 10 năm làm cách mạng (như ông Mãn đã khai) mới được vào Đảng (năm 1974..?) và 35 năm sau ngày giải phóng mới được phong tặng danh hiệu Anh hùng, khiến nhân dân nghi ngờ, không phục. Ông Mãn tự làm thành tích, không có đơn vị vũ trang hay tập thể giới thiệu, bầu chọn mà được đơn vị công tác (Tỉnh ủy) xác nhận. Bản báo cáo thành tích được 15 người của Thường vụ Tỉnh ủy nhất trí với tỷ lệ 100%. Nghiêm trọng hơn, dù không ai biết cụ thể những việc ông Mãn làm, nhưng vẫn nhất trí với thành tích đó. Rồi hồ sơ lần lượt được chuyển đến Ban chỉ huy quân sự (CHQS) huyện, Bộ CHQS tỉnh, Quân khu 4, Bộ Quốc phòng và các ban ngành ở T.Ư. 

Danh hiệu cao quý của Nhà nước trao nhầm người, là lỗi ở người khai đã bịa đặt. Nhưng cũng cần làm rõ trách nhiệm, sai phạm của cá nhân, tập thể đã “tê liệt”, để lọt hồ sơ giả. Trước đây, một số lãnh đạo tỉnh khẳng định với báo chí là việc xét tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn được thực hiện đúng quy trình, nguyên tắc. Thế nhưng những người tố cáo nói hồ sơ này đi trái nguyên tắc: từ trên xuống chứ không phải dưới lên (cơ sở đề nghị, cấp trên xét duyệt) và người ký chỉ việc ký, không được đọc, sao lưu...

Ông Hồ Viết Bá, Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy, lúc đó là Chánh Văn phòng Tỉnh ủy đã ký xác nhận vào bản báo cáo thành tích. Việc làm này không đúng thẩm quyền vì ông Bá không phải là cấp trên của ông Mãn. Ông Bá cho biết: “Ban Bí thư đã có kết luận rồi và UBKT T.Ư đang làm, tôi nói sẽ không khách quan. Nếu sai đến đâu, kỷ luật ra sao thì tôi xin chịu, chấp hành theo quyết định của UBKT T.Ư, bây giờ biết nói sao?”.

Thượng tá Nguyễn Văn Lương, nguyên Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Phong Điền (đã nghỉ hưu) viết xác nhận: “Khi đang đương chức, là chỉ huy trưởng tôi có ký hồ sơ của anh Mãn và một số người khác nữa. Tôi có đọc thành tích của anh Mãn nhưng lâu rồi nên không nhớ hết”.

Đại tá Đặng Ngọc Nghĩa, Phó tham mưu trưởng Quân khu 4, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên - Huế (giai đoạn 2005 - 2011, một trong 15 người thuộc Thường vụ Tỉnh ủy từng ký xác nhận hồ sơ cho ông Mãn) thừa nhận: “Tôi ký vào tờ trình chấp hành theo nghị quyết của Thường vụ Tỉnh ủy. Lúc đó 100% thường vụ đều nhất trí, không ai phản đối gì. Ngành quân đội làm chặt chẽ từ Ban CHQS huyện lên tỉnh, sau đó đề nghị ra Quân khu 4, Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng rồi Nhà nước. Lúc đó ông Mãn là Bí thư Tỉnh ủy, ông cũng có công qua hai nhiệm kỳ. Tôi là lớp hậu sinh, ông Mãn khai thế nào thì biết vậy và ông ấy phải chịu trách nhiệm về lời khai”.

Thường vụ Tỉnh ủy lúc đó gồm 15 người là cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang và các ban ngành của tỉnh, hiện đa số đều đang đương chức hoặc chức vụ cao hơn. Với câu hỏi: 15 người nhất trí với hồ sơ của ông Mãn mà không phát hiện ra bất thường, không ai phản đối gì mặc dù không rõ về thành tích của ông Mãn?

Những nhân chứng sống
Tiếp tục liên hệ với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Hội đồng cùng Ban thi đua khen thưởng tỉnh để tìm hiểu về tờ trình, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn, chúng tôi đều nhận được câu trả lời là “bận họp” hoặc gặp “UBKT T.Ư mà hỏi”. Chiều 6-1-2014, phóng viên liên hệ với ông Lê Hồng Liêm, Phó chủ nhiệm UBKT T.Ư thì ông nói đang họp ở Hà Nội và không thể trả lời qua điện thoại.

“ÔNG MÃN MÀ ANH HÙNG THÌ HUẾ CÓ HÀNG NGHÌN NGƯỜI”


Các CCB, cán bộ hưu trí - những người vạch trần sự gian dối của ông Hồ Xuân Mãn đã nói như thế. Ông Hoàng Phước Sum (trung tá), nguyên Đội trưởng An ninh huyện Phong Điền) cho biết: “Hay tin Mãn được phong anh hùng, nhân dân Phong Điền và nhiều nơi trong nước phản ứng dữ lắm. Mãn mà anh hùng thì hàng nghìn người ở Huế cũng là anh hùng. Chúng tôi (gần 20 cán bộ hưu trí, CCB) là những đồng đội, nhiều người là cấp trên của Mãn, cùng chiến đấu, cùng quê với Mãn, quá hiểu về Mãn. Lúc đó, anh em đã làm đơn khiếu nại nhưng không được trả lời, giải quyết. Đến khi có bản báo cáo thành tích của Mãn, anh em mới có cơ sở để tố cáo. Nay Ban Bí thư có kết luận Mãn bịa đặt thành tích và đang xem xét thu hồi danh hiệu. Anh em phấn khởi lắm vì vụ việc nhạy cảm và phức tạp đã được T.Ư giải quyết khách quan, nghiêm minh”.
Các CCB cho biết nguyên nhân vạch trần Hồ Xuân Mãn là vì uy tín, sự trong sạch của Đảng; vì danh dự của quân đội, trách nhiệm đối với những liệt sĩ; vì sự thật chứ không hề có tư thù cá nhân. Trong quá trình chống tiêu cực, những người tố cáo tự bỏ tiền túi ra đi nhiều nơi để thu thập tài liệu, chứng cứ; tìm thêm nhân chứng; gặp lãnh đạo, ban ngành có liên quan. Trong thời gian đó, họ đối diện với nhiều cạm bẫy, nguy hiểm: bị mua chuộc, dụ dỗ, tung tin thất thiệt, đe dọa, hành hung... Việc này đã được báo cáo đến cơ quan ban ngành từ T.Ư đến địa phương đề nghị làm rõ, nhưng nay vẫn chưa có kết quả. 

Thật đau đớn khi những người cùng chiến đấu với Hồ Xuân Mãn không ai xem là đồng đội, bởi ông ta đã cướp công của chính đồng đội mình. Ông Mãn còn bị chính người trong dòng tộc tố cáo, tẩy chay. Ông Hồ Văn Nghĩa, nguyên Trưởng ban an ninh huyện Phong Điền, chú ông Mãn cho rằng bị ông Mãn lừa, cho người bịt mặt đến hành hung mình. “Mãn gian dối, bịa đặt thành tích. Chạy đua để nhận anh hùng làm chi cho nhục. Giờ nó còn mặt mũi nào về quê nhìn anh em, họ hàng, làng xóm”, ông Nghĩa nói.

Các CCB tiếp tục đề nghị thu hồi danh hiệu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của ông Mãn. Năm 2010, ông Mãn là một trong ba Bí thư Tỉnh ủy tiêu biểu của cả nước được tuyên dương vì có nhiều thành tích trong cuộc vận động này. Bởi theo ông Hoàng Phước Sum: “Mãn khai bịa đặt để được anh hùng thì không đủ tư cách, đạo đức, phẩm chất để cho các thế hệ học tập, noi theo”. Trong lần biểu dương đó, ông Mãn kể lại chuyện trong một lần đi công tác về, được vợ chuyển cho tập tài liệu kèm theo phong bì, bên trong có 3.000 USD. Ông liền mang đến báo cáo cơ quan và công an. Ông Sum nói: “Chuyện này khó tin quá, không ai chứng thực cả. Không ai đi đưa tài liệu cùng phong bì mà không nói tên, nói rõ mục đích”.

CHUYỆN VỀ ÔNG “VUA CỐ ĐÔ”

Cái tên Hồ Xuân Mãn rất “nổi tiếng”. Những ngày này, người dân bàn tán sôi nổi và bày tỏ vui mừng vì T.Ư kiên quyết thu hồi danh hiệu Anh hùng đã trao nhầm và đang chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp tục xử lý cán bộ vi phạm. Ban Bí thư chưa kỷ luật ông Mãn vì căn cứ Quy định 181 của Bộ Chính trị, theo tờ trình của Hội đồng chuyên môn bảo vệ cán bộ sức khỏe miền Trung thì ông Mãn đang bị bệnh hiểm nghèo. Như vậy đến khi nào cơ quan chức năng xác nhận ông Mãn hết bệnh hiểm nghèo thì mới kỷ luật?

Những người tố cáo lại cho biết, ông Mãn vẫn đi lại bình thường và vẫn xuất hiện ở nhiều nơi. Ông Hoàng Tiến Dũng, một người đứng đơn tố cáo cho biết: "Tháng trước, Mãn đi dự đám cưới con của một lãnh đạo huyện tại xã Phong Hiền, cũng có ăn nhậu. Ông Mãn hát ba bài, trong đó có bài “Cuộc đời vẫn đẹp sao”... "Ngày 21-12-2013, ông Mãn ăn nhậu tại nhà cộng đồng thôn Vĩnh Hương, xã Phong An, cũng hát hò". Ngày 3-3-2013, ông Mãn có mặt trong buổi lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho GS.TS Bùi Đức Phú, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế. Và người dân xôn xao mỉa mai: Anh hùng dỏm đi dự lễ của anh hùng thật. Ngày 31-12, có mặt trong buổi lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ông Mãn ngồi ở một góc hội trường với vẻ buồn rầu...

Lúc còn đương chức, quyền lực ông Mãn đi kèm với tai tiếng. Trong bài “Đất cố đô có vua” (Báo Lao Động ngày 26-11-2005) và một số bài báo khác nói về ông cán bộ to nhất tỉnh đi nhậu ở một nhà hàng. Đoạn cao trào, “vua” ghì đầu cô gái hôn vào má trước mặt nhiều người. Cô gái vừa chửi “đồ mất dạy” vừa tát vào mặt “vua”. “Vua” liền hô hào nói chủ nhà hàng đuổi ngay cô tiếp viên. Vụ việc trên vẫn còn được nhiều người kể đến hôm nay. Ông Thương (trú phường Vỹ Dạ, TP.Huế), chủ một nhà hàng cho biết: “Trước đây, một số báo viết về ông Bí thư sàm sỡ nhân viên ở nhà hàng C.A, phường V., TP.Huế. Nhà hàng tôi tên Châu Anh, mọi người tưởng là xảy ra ở đó. Rồi khách vắng dần, tôi buôn bán không được phải trả lại mặt bằng, đi chỗ khác làm ăn. Có thể sự việc xảy ra ở một nhà hàng thân thiết của ông Bí thư. Tôi được nghe ông bí thư có “bảo kê” cho một người tên M. mở nhà hàng “Nhất Hồ”, nghĩa là: nhất Hồ Xuân Mãn và khu ăn chơi giải trí lớn ở thị xã Hương Trà. Thằng M. vốn sửa xe dạo, lang thang bụi đời nhờ có cha thân với ông bí thư mà phất lên nhanh chóng. Rồi M. thành lập Công ty vận tải Nhất Hồ nhưng sau đó tan rã từ khi ông bí thư về hưu”.

Ông Mãn có thú tiêu khiển là săn bắn chim. Cách đây 19 năm, trong một lần đi săn, đạn lạc làm chị H.T.T.P (43 tuổi, trú huyện Phong Điền) bị trọng thương. Sau chuyện đó, người dân mỗi lần thấy ông Mãn xách súng đi bắn chim thì tránh xa kẻo... lãnh đạn.

Đọc thêm

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Anh hùng khó qua ải cấp II bổ túc văn hóa

Nghe việc chạy, với Hồ Xuân Mãn thì chạy và bị chạy là việc bình thường, thời buổi này không chạy mới là lạ. Báo chí đưa tin chỉ là bề nổi lềnh bềnh, từ một vài chứng cứ nho nhỏ để suy luận, phán đoán...về mặc thủ tục của việc chạy huân chương, chạy anh hùng...của Mãn, thì bản thành tích, công trạng của Mãn, Mãn dấm da dấm dúi như mèo dấu cứt mấy ai được biết mà đọc...
Mãn học chưa qua cấp II bổ túc văn hóa, tiểu sử của Mãn ghi công trạng rất dày nhưng chỉ có 3 năm đi học ở trường Tuyên giáo TW2 ở Đà Nẵng nhưng lại được Mãn khai vống lên là học ở trường Nguyễn Ái Quốc...Mãn đã cố gắng chạy cái "cử nhân luật tại chức" nhưng không thành vì không có bằng tốt nghiệp cấp III, cũng nghe râm ran Mãn làm Tiến sĩ, cũng có thể lắm chứ... ...nhưng đó chỉ là tin đồn, thiên hạ hay đồn chuyện tào lao, biến không thành có như chuyện động trời phao tin nhãm cho Ngô Quý Thích...
Muốn nói chuyện AHLLVTND của Mãn phải "mục sở thị bản báo cáo thành tích cá nhân đề nghị tặng danh hiệu AHLLVTND của Mãn"...có bản thành tích trong tay, là có quyền đánh bài ngữa với Mãn, không có bản thành tích đã chứng thực của Mãn, có nghĩa là anh đang tay không đùa với cọp...
Trong bảng thành tích Mãn khai có trình độ đại học, lý lịch cũng khai có 2 bằng cử nhân...chỉ có những thằng ngu mới thừa nhận điều ấy; 1964 đã tham gia cách mạng, khi ấy Mãn mới 13 tuổi, Mãn học lớp mấy? Sau năm 1975 chắc chắn Mãn không đi học BTVH có ĐÚNG không phòng Giáo Dục Phong Điền? 

Nhìn lại quá trình lịch sử chúng ta thấy rằng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã được lựa chọn, rèn luyện thử thách, nhìn chung, họ đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. 

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương... gia tăng, có tác động tiêu cực đến chất lượng đội ngũ cán bộ và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước ở các cấp. 

Thấy rõ tính bức xúc của tình hình, Báo cáo Chính trị trình Đại hội XI nhấn mạnh sự cần thiết phải “có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương”. Đảng ta đã thẳng thắn chỉ ra những căn bệnh có tác động hết sức trầm trọng, nặng nề tới năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, có tác động tiêu cực tới việc củng cố niềm tin của nhân dân vào đội tiên phong cách mạng, nếu không khắc phục có thể đưa sự nghiệp cách mạng tới tiêu vong. 

Hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tuổi, chạy bằng cấp liên quan tới cá nhân, còn chạy huân chương liên quan tới cả cá nhân lẫn tổ chức, khó hơn nhiều; chạy danh hiệu AHLLVTND lại càng khó...phải có thành tích đặc biệt xuất sắc được nhân dân thừa nhận, phải có quá trình gương mẫu, được tôn vinh từ cở sở lên, được Thủ tướng đề nghị, Hội đồng thi đua khen thưởng trung ương thẩm định và sau cùng Chủ tịch Nước ký Ban hành và trao danh hiệu anh hùng...trong Bộ chính trị chỉ có Phùng Quang Thanh là AHLLVTND, bí thư 63 tỉnh thành chưa ai có...Mãn có!
Mãn đã làm được! Siêu sao! 
Những căn bệnh "chạy" này xuất hiện cả ở những cán bộ không giữ cương vị lãnh đạo, quản lý lẫn cán bộ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý. 

Trường hợp Hồ Xuân Mãn là một điển hình, với Hồ Xuân Mãn thì không có gì là không thể. Mãn có tài, cái tài của Mãn lồ lộ, cuối cùng Mãn chạy BỆNH...
Mãn chạy và được chạy một cách thô thiển, bất chấp dư luận xã hội, coi đời như chẳng có, hình như Mãn còn vênh vênh tự đắc vì quyền lực độc tôn của mình, chỉ cần trái ý Mãn nhiều anh khốn đốn...


 
Cũng quy trình, cũng quy hoạch, cũng thăm dò...nhưng với quyền lực vô biên và để thị uy cho thiên hạ cong mình quy phục là trò luân chuyển, trò này giúp Phương phò mã đi từ cảng Thuận An lên sở Giao Thông qua Hương Trà vô Kế Hoạch... một tài năng mà cái ghế phó chủ tịch và bí thư đang chờ...

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Chuyện AHLLVTND HỒ XUÂN MÃN

 

Những thành tích không thuyết phục của AHLLVTND Hồ Xuân Mãn

Thành tích thứ nhất, năm 1964 ông Mãn tham gia lực lượng an ninh vũ trang của tỉnh, cùng đơn vị bảo vệ an toàn Tỉnh ủy; năm 1966 cùng đơn vị tiêu diệt một tiểu đội biệt kích Mỹ (sáu tên). 

Thành tích thứ hai là cuối năm 1964 được phân công đưa đón trinh sát, bảo vệ an toàn cho lãnh đạo tỉnh về đồng bằng khởi nghĩa.

Thành tích thứ ba là năm 1968 được chuyển qua Tiểu đoàn trinh sát vũ trang làm nhiệm vụ giải phóng Huế và chiến đấu 26 ngày đêm; đêm 30 Tết cùng đơn vị nổ súng tiêu diệt toàn bộ dinh Tỉnh trưởng, Ty Cảnh sát, giải phóng Lao Thừa Phủ.

Thành tích thứ tư và năm là tháng 6/1968 chỉ huy ba đồng chí phục kích diệt sáu tên Mỹ ở đường 12 (căn cứ Tà Lương). Tháng 5-1968 phục kích diệt chín tên Mỹ, thu một số vũ khí.

Thành tích thứ bảy là năm 1969 được điều về Huyện đội, giữ chức xã đội trưởng, kiêm Trưởng công an xã Phong An.

Thành tích thứ 8, 9, 10, 11 và 12 là từ năm 1969 đến ngày 26/3/1975, giữ vững hậu cứ đồng bằng và nội thành Huế, tổ chức đơn vị đánh gần 100 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 150 tên Mỹ ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự...

Ở các thành tích thứ 15, 16 và 17, ông Mãn đã tiêu diệt 12 tên biệt động ở cầu An Lỗ năm 1973; năm 1975 chỉ huy du kích và an ninh xã chiếm chốt của ngụy làm chúng co cụm lại, chuẩn bị cho quân chủ lực tiến về giải phóng... 

Những ý kiến phản bác thành tích của AHLLVTND Hồ Xuân Mãn

Ông Lê Văn Uyên, nguyên Trưởng ban tổ chức huyện Phong Điền cho biết: “Từ năm 1964 - 1967, Mãn đang ở nhà đi học, chăn trâu thì làm gì mà đưa đón cán bộ. Năm 1967, Mãn mới thoát ly, làm du kích xã Phong An thì làm gì đã bảo vệ Tỉnh ủy, diệt giặc Mỹ”
Ông Nguyễn Trung Chính, nguyên Phó ban an ninh Khu Trị Thiên, nguyên Bí thư huyện Quảng Điền xác nhận, những người từng lãnh đạo Tiểu đoàn trinh sát vũ trang khẳng định: ông Mãn không có mặt trong tiểu đoàn này, mà chính là Tiểu đoàn 815 với bảy chiến sĩ đánh vào dinh Tỉnh trưởng và giải phóng Lao Thừa Phủ; Tiểu đoàn đặc công thành Huế đánh vào Ty Cảnh sát. 
Những người tố cáo cho biết, ông Mãn lúc đó đang ở xã Phong An trong khi căn cứ Tà Lương thuộc huyện A Lưới và tháng 5/1968 ở Phong An không có trận đánh nào diệt chín tên Mỹ. 
Ông Hoàng Phước Sum (trung tá), nguyên Đội trưởng An ninh huyện; ông Hoàng Tiến Dũng, nguyên Đội phó LLVT huyện, ông Hoàng Văn Phận, nguyên Trung đội trưởng công binh LLVT huyện cho biết, năm 1969, ông Thái Công Oanh làm xã đội trưởng, bị thương và ra Bắc điều trị thì ông Lê Tuyến lên thay chứ ông Mãn không làm chức này. Từ năm 1969 đến tháng 3/1971, ông Mãn ra Quảng Bình an dưỡng, học chính trị. Ông Mãn không được vào biên chế công an thì không thể làm trưởng công an xã được
Ông Hoàng Văn Phận cho biết: “Từ năm 1969 đến tháng 3/1971, ông Mãn đi an dưỡng và học tại Quảng Bình (ông Hoàng Phước Sum là người đi cùng), rồi làm cần vụ cho ông Lê Sáu, nguyên Bí thư Huyện ủy. Ông Sáu thấy công việc giao cho Mãn không phù hợp nên cho về lại du kích xã, Mãn chưa phải là đảng viên thì làm sao mà tổ chức đánh gần 100 trận”.
 ...

Ông Vương Văn Đỉnh, Phó trưởng Ban Thi đua-khen thưởng Trung Ương: Thu hồi danh hiệu AHLLVTND cấp sai.

- “Tôi làm việc ở Ban Thi đua - khen thưởng Trung ương (TĐKT T.Ư) đã lâu, nhưng chưa có trường hợp nào bị thu hồi danh hiệu anh hùng LLVTND như trường hợp của ông Hồ Xuân Mãn. Có lẽ, đây là trường hợp đầu tiên”. Đầu năm 2013, khi có đơn thư tố cáo ông Hồ Xuân Mãn khai man thành tích để được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, Trung ương đã thành lập một đoàn công tác do ông Lê Hồng Liêm - Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương Đảng - làm trưởng đoàn. 
Tôi là phó trưởng đoàn.
Chúng tôi rất thận trọng, bởi ông Mãn nguyên là ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa thiên Huế, nếu làm không thận trọng, khách quan dễ dẫn đến mất uy tín của Đảng, Nhà nước và của cả cá nhân đồng chí đó. 
Theo chỉ đạo của Trung ương, tập thể cá nhân có vi phạm thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo đúng quy định.
Việc thẩm định hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND thời kỳ kháng chiến trình Thủ tướng Chính phủ do cơ quan quân sự hoặc công an các cấp thực hiện.
Tuy nhiên qua vụ việc này, tất cả các cơ quan có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền quyết định trao tặng danh hiệu đều phải rút kinh nghiệm. 
Ban TĐ-KT TƯ cũng đã có cuộc họp rút kinh nghiệm.

- Theo báo cáo của ông Mãn và giám định y khoa của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khỏe miền Trung, ông Mãn đang bị ung thư thận, một quả thận đã phải cắt bỏ ở Singapore.

Hội đồng Giám định y khoa của Huế cũng có kết luận của Hội đồng Khoa học về việc này như vậy, chứ không chỉ nghe báo cáo của ông Mãn.

 

Vậy thì bao giờ mới xử lý kỷ luật đối với ông Mãn?

- Quy trình này phải làm đúng theo Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn, nhất là quy định về các hình thức kỷ luật trong Đảng. Kỷ luật của Đảng rất nghiêm khắc, nhưng vẫn thể hiện bản chất nhân văn.
Theo quy định 181, đảng viên trong thời gian bị bệnh hiểm nghèo, thai sản... thì tạm thời chưa xử lý kỷ luật. Như vậy, trường hợp ông Mãn sẽ tạm thời chưa xử lý kỷ luật chứ không phải không bị xử lý kỷ luật.

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

AHLLVTND Hồ Xuân Mãn nói "không thể nặn ra được".

Ngày 26/02/2013 AHLLVTND Hồ Xuân Mãn thăm AHLĐ Bùi Đức Phú

 

Từ Báo Tuổi Trẻ

- Chiều 5/3/2013, phóng viên Tuổi Trẻ tại Hà Nội đã liên lạc với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế. 
Ông Mãn cho biết hiện đang điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội và cho hay nếu ông ở nhà (tại Huế) thì sẽ mời phóng viên qua nhà để «mang bộ hồ sơ ra chứng minh».

Ông Hồ Xuân Mãn cho rằng vì đơn khiếu nại gửi Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế thì để Thường vụ Tỉnh uỷ trả lời là khách quan nhất. 
Ông Mãn nói: «Mình sống có tổ chức, cứ để tổ chức làm việc. Một là có thành tích không, hai là nếu có thành tích thì chứng minh như thế nào, có hiện vật không, có giấy tờ gì không, có bằng khen hay danh hiệu dũng sĩ thế nào, huân chương thì chứng minh có bao nhiêu huân chương và loại gì, chiến sĩ thi đua phải chứng minh là chiến sĩ thi đua».

Cũng theo ông Mãn, "hồ sơ phong tặng danh hiệu anh hùng đã làm 4-5 năm nay rồi, theo luật là phải công bố trên báo, làm từ cơ sở làm lên, phải qua cấp quản lý cán bộ, qua hội đồng thi đua khen thưởng. «Từ cái đó tập thể suy tôn, chứ mình không thể nặn ra được»". 

Từ Báo Công An TPHCM

Để khách quan và rộng đường dư luận, phóng viên đã gặp người bị tố cáo. 
Ông Mãn cho biết: “Hôm nay (28/2/2013), tôi mới đọc và biết được đơn tố cáo mình. Thường vụ Tỉnh ủy cũng chưa mời tôi làm việc. Ai tố cáo thì có quyền tố cáo, tôi không thể đánh giá là đúng hay sai vì tôi là người bị tố cáo, tôi nói sẽ không khách quan. Vấn đề này để Thường vụ Tỉnh ủy trả lời, làm việc theo quy trình, khách quan”.
Ông cho biết thêm: “Nguyên tắc phong anh hùng phải có ý kiến, gợi ý của cấp trên. Thứ hai là phải làm theo quy trình, từ cơ sở lên cấp trên. Thứ ba là báo cáo thành tích thì phải có vật chứng: huân, huy chương, bằng khen...”.

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Hồ Xuân Mãn kể công... giác ngộ Hồ Xuân Phán


Hồ Xuân Phán

Trích Bảng thành tích của AHLLVTND Hồ Xuân Mãn

- Tháng 11/70: Chỉ huy đơn vị giải tán toàn bộ lực lượng phòng vệ dân sự Phong An, đưa 48 thanh niên ra vùng giải phóng. 

Phan Bùi Bảo Thy viết bài trên báo ANTG “Anh hùng LLVTND Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh”

Nhấp một ngụm trà đang tỏa hương ngào ngạt, ông Mãn kể tiếp: Ông Mãn đã xin ý kiến lãnh đạo để được chuyển hướng hoạt động, tức là không nằm vùng ở dọc tuyến phía ngoài (đồi rú, bờ ruộng, ao bàu) mà chuyển hẳn vào nằm vùng bí mật trong dân. Tổ chức xây dựng nên một vùng căn cứ lỏm ở ngay trong địa bàn các thôn xóm. Ở đó, ông đã cùng với các đồng chí của mình bám trụ, xây dựng các đơn vị du kích, chi bộ mật. Thời điểm này, cả Phong An, Phong Điền có gần 2 trung đội du kích mật và 3 chi bộ, chi đoàn mật.
Năm 1971, ông đã cùng với lực lượng du kích ở xã Phong An luồn sâu vào vùng địch hậu, tấn công tiêu diệt nhiều lực lượng phòng vệ dân sự của địch. Đưa hơn 40 thanh niên lên hậu cứ bổ sung thêm lực lượng. Có lực lượng trong tay, ông cùng những đồng chí của mình tổ chức những trận đánh nhỏ lẻ để dằn mặt địch, hồi ấy chủ yếu là đánh bằng bom mìn, mục tiêu là bọn nghĩa quân, địa phương quân, dân vệ…

Quốc Anh viết trên báo CẢNH SÁT TOÀN CẦU “Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh”

Năm 1971, ông về địa bàn xã Phong An để rút một số thanh niên để đưa lên hậu cứ bổ sung thêm lực lượng, trong số đó có em trai của ông là ông Hồ Xuân Phán. Có lực lượng, ông cùng đồng đội tổ chức những trận đánh nhỏ lẻ để dằn mặt địch, chủ yếu là đánh bằng bom mìn, mục tiêu là bọn địa phương quân, dân vệ… Có lần, ông cùng với hai người đồng chí tên Minh (sau này ông Minh làm Phó giám đốc Sở Nội Vụ của Tỉnh Thừa Thiên Huế-NV) và Hùng (nay sinh sống ở Vĩnh Hưng – NV) đánh một trận chí mạng làm lực lượng địch ở địa bàn Phong An hoảng loạn.

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Hồ Xuân Mãn dối trá với cả chính mình


 

Trích bảng thành tích của AHLLVTND Hồ Xuân Mãn.

-“1964, 16 tuổi, giác ngộ cách mạng, thoát ly ra vùng giải phóng, tham gia vào lực lượng an ninh vũ trang tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian này cùng với đơn vị bảo vệ an toàn Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo, điển hình năm 1966, đã cùng đơn vị tiêu diệt gọn một tiểu đội biệt kích Mỹ ( 6 tên), bảo vệ an toàn hậu cứ”. Từ cuối năm 1964, được phân công đưa đón, trinh sát, bảo vệ các đồng chí lãnh đạo về đồng bằng chỉ đạo phá ấp chiến lược.

 

Ông Hồ Xuân Mãn có cướp công? Hữu Thu viết trên báo ĐẠI ĐOÀN KẾT.

Ông Hồ Xuân Mãn, sinh năm 1949, quê ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; tham gia cách mạng khi 14 tuổi, đến năm 1967 thì thoát ly gia đình, trực tiếp cầm súng đánh giặc. Trong những năm chiến tranh, từ một chiến sĩ an ninh vũ trang tỉnh Thừa Thiên, ông làm Đội trưởng Trinh sát an ninh vũ trang Ban An ninh huyện Phong Điền. Từ năm 1973 cho đến ngày quê hương Thừa Thiên - Huế giải phóng (26-3-1975), ông Hồ Xuân Mãn là Trưởng ban An ninh kiêm Xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền. Suốt thời gian 5 năm (1970 -1975) bám dân, bám đất và kề vai sát cánh cùng đồng chí, đồng đội, ông Hồ Xuân Mãn đã lập nhiều chiến công xuất sắc và góp phần tạo nên vành đai Sơn - An - Nguyên diệt Mỹ nổi tiếng.

Đọc thêm:

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Hồ Xuân Mãn...CƯỚP NGÀY...

Ông Tạ Hồng Quang, nguyên bí thư xã Phong Sơn khẳng định việc tiêu diệt Nguyễn Công Đảng do chính ông cùng ông Phạm Dương và ông Trương Văn Thành (đã hy sinh) thực hiện. 
Mãn đừng có dành...để ghi vào trong bảng thành tích của Mãn...

Ông Tạ Hồng Quang
-Năm 1972: Cải trang lính dù ngụy, tiêu diệt tên ấp trưởng Phò Ninh, xã Phong An , tên ác ôn khét tiếng Hoàng Sớm, 1 tên phó ty chiêu hồi, 1 ấp phó, 2 cảnh sát đặc biệt, 1 địa phương quân, làm quần chúng nức lòng.
Bằng mìn tự tạo, đã diệt tên Nguyễn Công Đáng một tên chiêu hồi chuyên chỉ điểm quật hầm cán bộ và 2 đồng bọn.
"Năm 1971, ông về địa bàn xã Phong An để rút một số thanh niên để đưa lên hậu cứ bổ sung thêm lực lượng, trong số đó có em trai của ông là ông Hồ Xuân Phán. Có lực lượng, ông cùng đồng đội tổ chức những trận đánh nhỏ lẻ để dằn mặt địch, chủ yếu là đánh bằng bom mìn, mục tiêu là bọn địa phương quân, dân vệ… Có lần, ông cùng với hai người đồng chí tên Minh (sau này ông Minh làm Phó giám đốc Sở Nội Vụ của Tỉnh Thừa Thiên Huế-NV) và Hùng (nay sinh sống ở Vĩnh Hưng – NV) đánh một trận chí mạng làm lực lượng địch ở địa bàn Phong An hoảng loạn.
Ông nhớ lại, hồi đó, ở vị trí cổng vào làng Phò Ninh quê ông, địch thành lập nên một cái chốt và bố trí ở đó 1 trung đội nghĩa quân để canh chừng. Sau một thời gian điều nghiên quy luật hoạt động của địch, ông quyết định đánh. Hôm ấy là ngày 14 âm lịch nên trăng rất sáng. Tổ công tác của ông bí mật tiếp cận vị trí chiến đấu để đặt 1 quả mìn Claymo nằm chờ.
Khoảng 20h15, cả trung đội địch bước ra đi tuần tra, ông Mãn lấy chân đá vào chân đồng chí Minh ra lệnh khai hỏa. Quả Claymo trước điểm phục kích địch vang lên một tiếng nổ chát chúa, tiếp đó ông Mãn rút chốt trái lựu đạn đã chuẩn bị sẵn tung về phía địch, rồi nhanh chóng rút quân một cách an toàn. Trận đó, toàn trung đội địch có 28 tên thì chỉ còn 1 tên sống sót do lúc anh Minh điểm hỏa tên này đang ghé vào một ngôi nhà bên đường để uống nước."

"Năm 1973, ...Nguy hiểm là thế nhưng mệnh lệnh là phải thi hành. Trở về hậu cứ, ông gặp lại người đồng đội tên Minh vừa đi học trường Đảng ở ngoài Bắc vào. Từ đó, ông tập trung lực lượng, bổ sung thêm rất nhiều cán bộ có kinh nghiệm đánh địch để từ đó tạo dựng phong trào trở lại địa bàn các xã Phong An, Phong Thu, Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương để vừa hoạt động vừa đánh địch.

Những năm tháng đó, Hồ Xuân Mãn đã cùng với đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh “vô tiền khoáng hậu” đặc biệt là vụ trừng phạt tên Nguyễn Công Đảng là một xã đội phó du kích ở Phong Hòa chiêu hồi địch; vụ tiêu diệt hụt tên Kiểu – Trung đội trưởng nghĩa quân khét tiếng gian ác... Cứ thế, ông đã cùng đồng đội đánh địch cho đến ngày Huế được giải phóng 26/3/1975."

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Một trong hai thành tích CÓ THẬT của Hồ Xuân Mãn

Chiến công của Hồ Xuân Mãn trong Bảng thành tích:

- 12/1974: Cùng 2 đồng chí du kích sử dụng mìn định hướng tiêu diệt 1 trung đội nghĩa quân ngụy, 27 tên chết tại chỗ.
Trần Văn Minh, Bí thư Phong An 

Hồ Xuân Mãn kể chi tiết hơn trong Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo Cảnh Sát Toàn Cầu Số Xuân 2013 có tiêu đề: Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh

"Năm 1971, ông về địa bàn xã Phong An để rút một số thanh niên để đưa lên hậu cứ bổ sung thêm lực lượng, trong số đó có em trai của ông là ông Hồ Xuân Phán. Có lực lượng, ông cùng đồng đội tổ chức những trận đánh nhỏ lẻ để dằn mặt địch, chủ yếu là đánh bằng bom mìn, mục tiêu là bọn địa phương quân, dân vệ… Có lần, ông cùng với hai người đồng chí tên Minh (sau này ông Minh làm Phó giám đốc Sở Nội Vụ của Tỉnh Thừa Thiên Huế-NV) và Hùng (nay sinh sống ở Vĩnh Hưng – NV) đánh một trận chí mạng làm lực lượng địch ở địa bàn Phong An hoảng loạn.
Ông nhớ lại, hồi đó, ở vị trí cổng vào làng Phò Ninh quê ông, địch thành lập nên một cái chốt và bố trí ở đó 1 trung đội nghĩa quân để canh chừng. Sau một thời gian điều nghiên quy luật hoạt động của địch, ông quyết định đánh. Hôm ấy là ngày 14 âm lịch nên trăng rất sáng. Tổ công tác của ông bí mật tiếp cận vị trí chiến đấu để đặt 1 quả mìn Claymo nằm chờ.
Khoảng 20h15, cả trung đội địch bước ra đi tuần tra, ông Mãn lấy chân đá vào chân đồng chí Minh ra lệnh khai hỏa. Quả Claymo trước điểm phục kích địch vang lên một tiếng nổ chát chúa, tiếp đó ông Mãn rút chốt trái lựu đạn đã chuẩn bị sẵn tung về phía địch, rồi nhanh chóng rút quân một cách an toàn. Trận đó, toàn trung đội địch có 28 tên thì chỉ còn 1 tên sống sót do lúc anh Minh điểm hỏa tên này đang ghé vào một ngôi nhà bên đường để uống nước."

Môĩ lần được anh em hỏi, Trần Văn Minh không nói nhiều chỉ tủm tỉm cười ngượng nghịu trả lời:
- Có, có trận ấy...nhưng mà có mô hung rứa...chỉ 11... cả chết lẫn bị thương...

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Ý kiến của độc giả về thành tích CÓ của Hồ Xuân Mãn

 Thành tích của Hồ Xuân Mãn tự khai:

-Năm 1972: Cải trang lính dù ngụy, tiêu diệt tên ấp trưởng Phò Ninh, xã Phong An , tên ác ôn khét tiếng Hoàng Sớm, 1 tên phó ty chiêu hồi, 1 ấp phó, 2 cảnh sát đặc biệt, 1 địa phương quân, làm quần chúng nức lòng.

Những ý kiến của đôc giả:

1. Tưởng là súng đạn vô tình...00:36 Ngày 02 tháng 06 năm 2014

Chỉ có con KIẾN là biết kẻ giết cha mà không hận.
Trước đó Hoàng Bằng không biết mới đồng thuận để chị lén phén với Mãn, mà chị Hoàng Bằng cũng không biết...chỉ biết Mãn biết "sập cu" và có con CU mồi ngon lành...
Chỉ sau khi Mãn trở thành anh hùng mới biết Hồ Xuân Mãn siết cò...vào ông ngoại.
Tội cho ông ngoại quá...chết đã lâu còn bị Mãn nhắc lên đặt xuống là ác ôn này nọ...

 2. Cu Hả  23:23 Ngày 01 tháng 06 năm 2014


Trước lúc hồ xuân mãn chưa làm nhân vật ahllvtnd thì vụ đại thảm án xãy ra tại đám giỗ nhà Ông Hồ Sưa và cái chết của tên ấp trưởng ác ôn Hoàng Sớm thì chẳng mấy ai biết và nhớ tới; Tất cả đã chìm sâu theo ngày tháng như giòng nước sông BỒ chỉ một thoáng chảy qua đoạn làng Phò Ninh;  làng Bồ Điền để rồi mãi mãi xuôi về với biển Đông mênh mông không mong chi lần trở lại.
Tôi có thằng bạn học lúc đó đang cùng học tiểu học nó cũng có người cha bị tử nạn trong vụ đại thảm án ấy nhưng tôi cũng bẳng quên chuyện buồn ấy khồng hề nhớ tí mô thảm án đó.
Mọi sự oái oăm chỉ bị xới xáo tung lên khi bản thành tích để làm ahllvtnd của hồ xuân mãn được trưng ra trước bàng dân thiên hạ trong cái thời buổi vi tính điện tử google, thông tin mạng ngự trị thế gian.
Ai viết bản thành tích, chính hồ xuân mãn; Sự thật bi ai chính do hồ xuân mãn khui lên từ đống tro tàn chiến tranh huynh đệ đã bị chôn chặt gần 40 năm.
Đúng là hồ xuân mãn đã mạnh quá tay "... dám khơi đống tro tàn..."
...

3. GIẤY MỜI  13:59 Ngày 01 tháng 06 năm 2014

Ngày 21/5
Để ghi nhận thành tích của AHLLVTND Hồ Xuân Mãn…Người con ưu tú đất Phò Ninh.
Trân trọng mời anh về lại nhà Ông Hồ Sưa dùng chén rượu, để ôn lại kì công chiến đấu của anh hơn 40 năm trước tại đây, tiện thể mời anh đến nhà Hoàng Bằng, anh chị em đang kị cha Hoàng Sớm…nếu chưa say (máu) mời anh đi cho đủ 10 nhà…xin đừng quên có quà cho các Bác bị thương chưa chết trong ngày ấy…
Lưu ý: Đi ăn kị không mang theo súng…

 4. ĐỪNG MƠ KỈ LUẬT ĐƯỢC HỒ XUÂN MÃN 15:05 Ngày 01 tháng 06 năm 2014

Không cần xử lý kỉ luật Mãn, vì với thằng “đáo để” này Đảng muốn xử lý cũng không xử lý được…
Chấp nhận để cho Mãn cười khẩy và nghĩ “bị tao lừa mà không biết, dù đã biết nỏ mần cặt chi được tao…ĐM bây.”
Không kỉ luật được nhưng cứ để vậy cho Mãn nợ Đảng, nợ nhân dân…đến chết hắn vẫn còn nợ…
Ai trả cho nợ cho hắn đây?
-Con cháu hắn, dòng họ hắn, quê hương hắn và những thằng cùng hắn làm nên món nợ này…
Hắn…phải ngày đêm trăn trỡ với món nợ, những nghiệp chướng do hắn tạo ra và phải ôm trọn vào cuộc đời chó ghẻ của hắn…

 5. Phi Yên  03:02 Ngày 02 tháng 06 năm 2014

Cái comment này đích thị là của HXM vì chỉ có Mãn mới biết cụ thể như vậy, hơn nữa ngôn ngữ LÔNG, cặt, L. ĐM...
Chắc chắn là HXM

Nặc danh01:42 Ngày 01 tháng 06 năm 2014
Đúng là trinh sát hạng lông nên mới khẳng định: giám định 33 cái Dũng sĩ, kết quả: Phôi là thật, chữ viết trên phôi chỉ một người viết, cùng ngày ký". Rồi kết luận:" Sơ xuất chết người"!
Aí chà chà,tài thiệt. Đúng là loại nghe lóm thứ thiệt.
Theo biên bản, giấy chứng nhận Dũng sĩ các loại được ông Hoàng Duy Lanh ký năm 1970, ông Hoàng Phúc Thái ký năm 1971, ông Lê Văn Dũng ký năm ký năm 1972, ông Trần Văn Lợi ký năm 1974, ông Trần Văn Lài ký năm 1974 và ông Lê Văn Hải ký năm 1976 khi ra quân. Xin báo để trinh sát hạng LÔNG biết

Lý Hồ 03:06 Ngày 02 tháng 06 năm 2014
Có HXM tham gia diễn đàn càng vui...nhưng phải bình tỉnh, viết phải có văn hoá...
Xóa

Chỉnh Đảng 03:14 Ngày 02 tháng 06 năm 2014
Rất cụ thể, 17 thành tích HXM viết tay rất rõ ràng, cụ thể, y như thật...lừa được cả hệ thống Đảng, chính quyền các cấp...
Chỉ tiếc là không lừa được nhân dân.
Xóa

Ôn đánh cao lắm, không ai chịu thấu 03:24 Ngày 02 tháng 06 năm 2014
Chào ôn
Tưởng rằng ôn đau liệt giường liệt chiếu...thì ra ôn cũng quan tâm với diễn đàn này...
Lên đây ăn nói phải lịch sự, nói tục là bị ném đá đó ôn nờ...
Tui vẫn biết ôn đi đánh gà...vừa rồi ôn về nhà thằng Sơn chơi...ôn ăn đậm quá...thằng Dũng Đá thua móp mỏ...vui ôn hí?
Xóa

Hầy...gặp ôn đây là vui rồi 15:37 Ngày 02 tháng 06 năm 2014
Ôn ơi
Giữa đời tưởng mình khôn hoá ra dại...nhiều thằng vờ dại lại hoá ra rất khôn...
Chiếu mô có ôn là có thằng Sơn, nó là hậu cần vô tư của ôn nhưng hắn không chơi, vì hắn biết rằng đánh với ôn là phải chấp nhận " ăn chơi, thua thiệt "... Dũng đá ôn ghét hắn cũng không ưa ôn, hắn quyết ăn thua với ôn nhưng ôn bổi dày quá, bổi của ôn như nồi cơm Thạch Sanh hắn mần răng mà chơi cho lại ôn hỉ?
Xóa

Ái Linh Lê 18:07 Ngày 02 tháng 06 năm 2014
Ôn nghe thiên hạ bàn tán về ôn mà thấy không đúng thì nói lại cho rõ...ông im lặng có nghĩa là thừa nhận...
Thiên hạ nói ôn là thằng ăn cướp nhiều nhiều...nhưng tôi nghĩ rằng ôn có công, có tài, ôn nói là thiên hạ không ai dám cãi...
Ai cũng tham, riêng chi ôn ôn hí? Có thằng mô thấy L mà không ưa...?
Xóa

Chạy trời không khỏi nắng...càng vùng càng bị siết...kéo dài sự nhục nhã mà thôi.19:44 Ngày 02 tháng 06 năm 2014
Hãy biết xấu hổ để tự hỏi lương tâm mình...hãy trả lời cho công luận những nghi vấn về đảng tịch của ông...
Thành tích của ông là thành tích làm xấu Đảng CSVN, quần chúng nhân dân nhìn ông chỉ là vẻ mặt của bọn khủng bố, của bọn cướp nhưng chai lì không còn nhân tính...
Ông chết đi như Phạm Quý Ngọ là một sự lựa chọn tối ưu...
Trần Xuân Giá hết đau là xử...
Xóa