Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Này, Phan Bùi Bảo Thy & Hữu Thu


HỒ XUÂN CHƯA MÃN CUỘC: Nói chuyện với 2 Nhà báo Phan Bùi Bảo Thy & Hữu Thu




Này, Phan Bùi Bảo Thy & Hữu Thu


Ký ức Hoàng Sa
Nhà báo Bảo Hân và Hữu Thu
An Ninh Thế Giới là tờ báo có uy tín, 3 bài báo: Sự thật về 3 nhân vật bị kẻ thù gọi là "đồ tể khát máu" viết rất tốt, phản anh chân thực về 3 con người trí thức của Huế, đồng thời cho người đọc biết thêm về thủ đoạn gian trá của Liên Thành, một con Quỷ Tasmania của phong trào đô thị Huế...

Nhà giáo Hoàng Phủ Ngọc Tường là Tổng thư ký của Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình, Tiến sĩ Lê Văn Hảo làm Chủ tịch; Hòa thượng Thích Đôn Hậu và bà Nguyễn Đình Chi là Phó chủ tịch; Nhà giáo Hoàng Phủ Ngọc Tường, một trí thức miền Nam thứ thiệt đến với cách mạng rất sớm, so với những anh hùng, anh cũng xứng đáng anh hùng, nhưng anh là một trí thức, anh có cách đi của riêng mình...không vội vã...không thủ đoạn...vì vậy anh đến với Đảng thì rất muộn, cũng lắm gập gềnh “khi Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trở thành một nhà văn nổi tiếng, có lần người ta giới thiệu ông ứng cử vào Đại biểu Quốc hội thì ngay lập tức ở Huế rộ lên tin đồn:


Lan - Đính - Chính - Tường

Bốn tên phản động tìm đường mà đi.

...và gần như kết luận, Phan Bùi Bảo Thy viết “Một đôi lần, Hoàng Phủ Ngọc Tường được mời ra nước ngoài để tham dự những hội thảo về văn hóa, nhưng rồi cứ gần ngày đi là trục trặc chuyện này chuyện kia nên… không đi được. Chuyện là thế mà ông cũng chẳng buồn, vẫn kiên định đi theo con đường mà ông đã chọn lựa, nên 17 năm ông là đối tượng Đảng mà không nản lòng, đến lúc được đứng trong hàng ngũ của Đảng được có mấy năm thì ông lại bị tai biến nên không thể sinh hoạt được…”.

Đó là câu chuyện có thật, dù cố tình xuyên tạc, bóp méo...những nhân cách ấy không ai có thể bôi loem được...lịch sử sẽ ghi công của họ, cho dù trong cuộc đời thường có thể họ không vui cho lắm...những con người ấy luôn nhìn vào đại cục, nhìn vào tương lai của tổ quốc... chức vụ, tiền tài không mua được họ, ngòi bút của họ và thực tế cuộc sống của họ đã để lại công sức rất nhiều cho mai sau...rất ít khi nghe họ kể công, nghe họ tự nói chuyện về mình...họ cũng rất bình tĩnh khi bị vu oan giáng họa...

Phan Bùi Bảo Thy viết:

"Trong phong trào đấu tranh đô thị ở Huế giai đoạn từ 1963 đến 1966 đã có rất nhiều sinh viên ưu tú, nhân sĩ, trí thức… tham gia để chống lại chế độ độc tài của anh em Ngô Đình Diệm và đặc biệt là quân xâm lược Mỹ. Có rất nhiều những tên tuổi lớn đã xuất hiện từ phong trào đấu tranh này, đặc biệt là 3 nhân vật mà sau cuộc Tổng tấn công năm Mậu Thân 1968 cho đến tận hôm nay, kẻ thù trực tiếp và các thế lực thù địch thường xuyên quy kết, buộc tội và cho rằng đây chính là "ba tên đồ tể khát máu" trong tết Mậu Thân ở Huế".

Là trí thức, công lao của họ...còn bị nghi ngờ này nọ...họ đầy đủ bản lĩnh đi theo con đường họ chọn...bằng cả tâm hồn trong sáng liêm, trí, dũng, trực...bằng tất cả lòng yêu nước nồng nàn...

Cũng tại An Ninh Thế Giới, Phan Bùi Bảo Thy có bài viết Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh, đây chỉ là bài viết của Hữu Thu Ông Hồ Xuân Mãn có cướp công? bị thay đổi bao bì, cũng như bài Đêm về xóm Bồ của Hồ Xuân Mãn, mục đích là đánh bóng cho cái thanh danh của Hồ Xuân Mãn...nhưng động tác này của Hữu Thu là thô thiển, Hữu Thu cũng phô tô phát tán...dân Huế biết rõ Hữu Thu, biết đầy đủ Hồ Xuân Mãn, có điều Mãn chủ quan nghĩ rằng thiên hạ ngu ngơ...chẳng biết mô tê…

Phan Bùi Bảo Thy là cây bút tư liệu sắc, có nhiều kinh nghiệm, nhưng viết giúp cho Hồ Xuân Mãn...bài viết này không thỏa mãn yêu cầu của người đặt hàng...phản tác dụng...người đọc báo cảm thấy khó chịu vì nhà báo chỉ ca ngợi những điều Hữu Thu đã ca ngợi, không có gì mới, có thêm thắt cho có...xáo xáo thành bài Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh đăng trên báo Cảnh Sát Toàn Cầu, cũng phớt lờ những câu hỏi từ độc giả qua bài báo của Hữu Thu...

“Sau ngày thống nhất, ông nhận nhiệm vụ mới là khai thác hồ sơ hậu chiến, rồi chuyển sang làm Đại đội phó - Đại đội tháo gỡ bom mìn để đưa dân trở về làng cũ. Năm 1976, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên sát nhập thành một đơn vị hành chính là tỉnh Bình Trị Thiên. Ông chuyển ngành và đi học Trường Nguyễn Ái Quốc, sau khi ra trường ông về làm Bí thư Huyện đoàn Phong Điền lúc ấy ông tròn 30 tuổi. Từ đó, ông lần lượt giữ các chức vụ: Chánh Văn phòng Huyện ủy, Thường vụ huyện ủy - Trưởng ban Tuyên giáo, năm 1990 tham gia Tỉnh ủy với chức vụ Bí thư Huyện ủy Phong Điền, 1993 là Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy, năm 1995 là Phó bí thư Tỉnh ủy, năm 2000 là Bí thư Tỉnh ủy 2 nhiệm kỳ cho đến ngày nghỉ hưu”.

Mỗi người có một cách đi, Mãn không đi mà Mãn “chạy”, Hữu Thu đã từng khen Mãn “lobby” giỏi, Thủ tướng Phan Văn Khải phải chịu tài...

Cuối cùng Mãn cũng phải "chạy"...chạy đi tìm nhà báo để giúp Mãn đánh bóng cái thanh danh mà từ lâu đã nổi tiếng không thanh cho lắm, Mãn vốn cay cú mấy thằng nhà báo viết tin bài không phải vì tiền, những nhà báo hay thọc lét Mãn vì kiểu "nổ" về thành tích sáo rỗng, vì những trò chơi bẩn thiếu văn hóa của Mãn...bị tương lên báo. 

Cuối cùng Mãn cũng phải "chạy"...đi tìm nhà báo, tìm Hữu Thu, tìm Phan Bùi Bảo Thy, tìm những cây bút... tìm cái “quyền lực thứ tư” mà từ trước Mãn coi khinh, Mãn như ông vua đứng trên pháp luật, Mãn chỉ nói pháp quyền thôi, còn hành động thực tiễn chỉ có một quyền lãnh đạo của bí thư “ĐẢNG LÀ TAO”, HĐND, UBND, VKS, TA chỉ là công cụ, thì báo chí là cái gì? cũng chỉ là phương tiện, gọi là “quyền lực thứ tư” là cách gọi cho vui...nghề làm báo vốn là nghề nguy hiểm, cũng vì viết báo mà nhiều người lên bờ xuống ruộng, ăn ngủ không yên...nhưng cũng sướng nhất nghề báo, vinh dự nhất là nghề báo khi phơi bày được cái thối tha, tha hóa của bọn tham quan một cách toác hoác ra giữa bàn dân thiên hạ cho đời ngắm nghía... 

Mãn ưa chi mà không được...đã có 6 bài báo viết nhằm ca ngợi chiến công của người "anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Hồ Xuân Mãn, bài nào cũng dài, cũng chi tiết lê thê...là du kích, bộ đội địa phương mà Mãn không làm những việc như báo viết thì làm gì?...lúc bấy giờ tầm chiến thuật, chiến lược không thể là việc của Mãn, muốn làm lãnh đạo cũng chưa làm được, Mãn "nổ" như lãnh đạo, nhiệm vụ của Mãn chỉ là gỡ mìn, gùi gạo, canh gác bìa rừng, bám trụ, diệt ác, trừ gian, tháo gỡ bom mìn...như Mãn kể để Phan Bùi Bảo Thy ghi lại là đúng và chỉ đến vậy thôi, người trong cuộc chiến tranh ai cũng làm như vậy và còn hơn như vậy. Lê Việt Hà bị địch phục kích bắn trọng thương, nghĩ rằng mình không thể sống còn kịp hô ba lần “Đảng Lao động Việt Nam muôn Năm”...còn tầm cao là của Lê Sáu, Lê Tư Sơn cao hơn cũng họ Lê nhưng là Lê Tự Đồng, là Lê Khả Phiêu, còn cao chót vót là Lê Duẩn...những năm tháng đó Mãn chưa là đảng viên,"những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách" như Mãn nói ở kết luận của bài báo do Phan Bùi Bảo Thy thực hiện, những người này phải 5 lần 7 lượt ngồi xem xét kết nạp đảng cho Mãn, mà chưa kết nạp được, Mãn cũng đừng quá chủ quan để không nhìn lại mình. 

Tại sao Mãn can trường, dũng cảm như vậy mà lại vào Đảng quá chậm so với anh em cùng thời, cùng thôn?...thời ấy vào đảng không có "chạy", muốn được kết nạp sớm, không chỉ dũng cảm mà còn phải trung thành, đạo đức phải chuẩn mực...có đồng chí còn khai thêm tuổi để được đứng vào hàng ngũ của Đảng...Mãn tham gia cách mạng từ những năm 1964, đến năm 1974 Mãn mới được xét vào Đảng. Tại sao Mãn có một núi công như vậy mà chi bộ chần chừ chậm biểu quyết vậy? ...dù là quần chúng tốt, tích cực, năng nổ...kể cả là đảng viên dự bị...với tuổi đời còn non nẽo như vậy...từ 1964-1975 Mãn lãnh đạo được ai? chỉ huy ai?...Phách tấu! 

Trần Văn Minh là một điển hình, Trần Văn Minh được cử đi học trường Đảng tỉnh để làm cán bộ nguồn, để làm bí thư...Mãn chỉ gỡ mìn thiện nghệ đến mức anh em trong đơn vị mệnh danh là "ông vua gỡ mìn". Sau năm 1975 cũng chỉ là Đại đội phó - Đại đội tháo gỡ bom mìn...một vị trí dành cho những ai không sợ chết...dám "nổ", dám chơi, vị trí của Trương Phi, Trương Phi là một chiến tướng dũng mãnh, can đảm nhưng ít mưu mẹo, nên người ta thường gọi Trương Phi là kẻ “hữu dũng vô mưu” một cách mỉa mai và khinh thường...không có gì ghê gớm, ở huyện Phong Điền cỡ Đại đội phó - Đại đội tháo gỡ bom mìn...chỉ cần giao cho một thanh niên du kích trắng mới tham gia sau ngày 26/3/1975; du kích trên rừng về vị trí khác...ngành an ninh rất thiếu người, cán bộ có năng lực, có phẩm chất đừng nói chuyện chuyển ngành...cán bộ cốt cán tập trung xây dựng chính quyền, củng cố an ninh-quốc phòng vùng mới giải phóng...cần thiết lắm mới đi dự vài lớp bồi dưỡng ngắn ngày để giải quyết công việc trước mắt...Mãn được phân công khai thác hồ sơ hậu chiến nghe có vẻ quan trọng đấy, ở huyện lúc bấy giờ có hồ sơ chi mà khai thác? Hồ sơ cần khai thác đã nằm ở Hà Nội lâu lắm rồi...Mãn chưa thấy mìn để gỡ thì ngồi chơi...xơi nước...ở Phong An, Phong Điền có tài liệu chi để Mãn nghiên cứu?...là bí thư như Trần Văn Minh chưa bao giờ thấy "nổ" đến như vậy...nữa là một đảng viên dự bị...

Mãn dũng cảm có thừa nhưng chỉ tầm xã đội trưởng, bí thư phải là Trần Văn Minh, một người đủ đức khiêm tốn, đủ dũng cảm, biết ai là thù, ai là bạn...biết xem xét, đánh giá cán bộ dưới quyền... 

Nếu Trần Văn Minh được tôn vinh anh hùng, có lẽ cũng rất ít người phản đối...Minh có tư duy chính trị tốt hơn Mãn nhiều...năm 1975 Minh là người lãnh đạo của Mãn...ngắm nghía xem xét tư cách của Mãn...giáo dục Mãn phấn đấu sớm trở thành đảng viên... 

Sau này Minh ngồi nhầm chổ...cũng như Mãn cũng ngồi nhầm chổ...trong bài viết của Phan Bùi Bảo Thy...Mãn, xã đội trưởng mà ra lệnh cho bí thư Minh nổ mìn...? Đó chỉ là câu chuyện nước chảy ngược!...khịa... 

Tóm lại, qua 6 bài trên báo Đại Đoàn Kết, An Ninh Thế Giới, Tạp chí Sông Hương kể lể không thiếu điều gì, nhưng chưa có câu trả lời các yêu cầu đã ghi trong luật mà một anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân phải có. 

Đồng đội của Mãn có tên tuổi bất bình nói thẳng: “Mãn là anh hùng thì cả huyện anh hùng...”. 

Theo luật, Mãn không hội đủ tiêu chuẩn để được xét danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ở đây chúng ta thấy rõ về tinh thần thượng tôn pháp luật của Mãn. Mãn chi phối để bộ máy công quyền với một hệ thống cơ quan tham mưu làm việc không theo pháp luật. Điều đáng nói là ngay cả UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã tuân thuận đề nghị xét danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Hồ xuân Mãn không đúng quy trình, không đủ tiêu chuẩn, không đúng luật Thi đua & khen thưởng. Bản thành tích của Mãn thì lươn lẹo, dư luận ồn ào đến vậy, cho đến nay Ban thường vụ tỉnh ủy, Báo Thừa Thiên Huế, tiếng nói của Tỉnh đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế chưa có vài dòng giải thích cho dân yên...trong bài viết của Phan Bùi Bảo Thy nhấn mạnh rất nhiều lần "tên an ninh Việt Cộng đặc biệt nguy hiểm", "Nhiệm vụ lúc ấy của an ninh vũ trang là xuống các xã của huyện Phong Điền, Hương Trà để phối hợp với các lực lượng diệt ác, phá kìm", "Đại đội An ninh vũ trang đa số anh em đều rất có kinh nghiệm và dạn dày trận mạc", "Đại đội An ninh vũ trang được bố trí một trung đội ở lại bảo vệ hậu cứ, một trung đội phối hợp với lực lượng An ninh Hương Trà bảo vệ trại giam, tiếp nhận tù binh và tài liệu, một trung đội phối hợp với các lực lượng chiến đấu vào thành phố Huế"...cứ cho là như vậy, cứ cho là thời chiến tranh Mãn biên chế trong ngành an ninh, tại sao Công an tỉnh Thừa Thiên Huế không làm thủ tục xét danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ngành Công an cho Mãn?...để Mãn phải yêu cầu Bộ chỉ huy quân sự Thừa Thiên Huế, huyện đội Phong Điền đi làm cái việc không phải của quân đội?...chỉ chừng ấy ta thấy ngay sự thiếu trung thực, luồn lách...Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, huyện đội lại thẩm định thành tích của chiến sĩ an ninh, đi chứng nhận những việc mà cơ quan đó không quản lí...thì Hồ Xuân Mãn muốn kê khai gì thì kê...không đối chứng, không kiểm tra...? Xin hỏi Phan Bùi Bảo Thy, Bài viết của anh, của Hữu Thu, của Hồ Xuân Mãn,   nhấn một điều rất đậm nét Hồ Xuân Mãn là công an, anh có thấy chi tiết này là vô lý này không? Nhân tiện xin hỏi thực: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Xuân Mãn là cá nhân anh hùng của ngành công an hay quân đội?

Phan Bùi Bảo Thy, Hữu Thu nghe Hồ Xuân Mãn kể chuyện trên trời...

- Mãn không đủ đạo đức, phẩm chất cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư như Bác Hồ dạy; 35 năm sau chiến tranh, Mãn không có bằng tốt nghiệp cấp 2 BTVH, UBKTTƯ Đảng đã kết luận Mãn không có bằng, chỉ có mấy cái chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức QLKT vớ vẩn thôi, thì không thể gọi là cần được, Uống rượu chivas 38 còn chêm thêm mật bò tót cho sung thì không thể gọi là kiệm được, công khai việc 3.000 USD vô chủ hối lộ thì không thể gọi là liêm được, bị nữ tiếp viên nhà hàng bạt tai giữa bàn dân thiên hạ, khi ra ứng cử HĐND tỉnh, đã công khai lí lịch có bằng Cử nhân Luật thì không thể gọi là chính được, chạy cho con vào đại học bằng đường cử tuyển, xếp em không có bằng cấp tương ứng làm Giám đốc sở TT&TT, can thiệp để thằng em lem nhem làm Trưởng phòng CSGT tỉnh, lươn lẹo để con rễ lên làm đến Giám đốc sở KH&ĐT...thì không thể gọi là chí công vô tư được...

- Mãn là nhân vật tiêu biểu ư? là tấm gương mẫu mực về mọi mặt cho quần chúng soi? Không thể. Người có đạo đức không ai chơi trò bẩn để lên làm bí thư nhiệm kỳ 1 ở phút 89...Ngô Yên Thi có vô quân trường của ngụy chỉ để học quân sự học đường...bị cú “revert” trước thềm đại hội nhiệm kì 2, Mãn có lòng tự trọng nên rút vì đã làm xấu Đảng...thiên hạ đồn, tiếng nổi ba phao...về sở thích sập cu, săn thú, gái gú, bài bạc...của Mãn.

- Mãn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu ư? Một trận đánh của Mãn, trận khử Hoàng Sớm, Mãn nắm chắc Hoàng Sớm đi ăn kỵ, kế hoạch trận đánh thật hoàn hảo...không lẽ người con "ưu tú" ấy không nhận biết bà con mình đang ăn kỵ? Trước khi bóp cò súng, Mãn có phân biệt ai là địch, ai là ta? Mãn bắn bừa vào mâm kỵ trong đó có ông nội của Mãn? Mãn là người cháu "ưu tú" ư? Mãn đã "giết nhầm hơn bỏ sót" để khử 01 tên ác ôn mà 10 người dân phải chết, 8 dân lành bị thương...

Vì cái danh hảo "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Mãn đang xới xáo nổi đau đã chôn khuất sau 40 năm của những người bà con của Mãn, họ vô tội, họ là chiến sĩ, đồng bào, hằng năm đến ngày kỵ năm xưa ấy trong thôn Phò Ninh có thêm 10 cái kỵ...điều dã man hơn nữa là cho đến nay Mãn vẫn chụp mũ cho dân lành chết oan ấy là phó ấp, là chiêu hồi, là địa phương quân, là cảnh sát...tội cho con cháu của họ...vì vậy mà xiu viu...ngóc đầu không nổi... 

Phan Bùi Bảo Thy ghi lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường: 

"Tiện đây, tôi cũng xin nói đôi lời về cái gọi là "vụ tàn sát Mậu Thân" ở Huế. Không một quân đội nào dạy cho binh lính mình giết người dân cả. Dân là chỗ dựa của quân đội. "Nâng thuyền cũng dân, lật thuyền cũng dân" (Nguyễn Trãi). Hơn nữa tư tưởng chiến tranh của Đảng ta là "chiến tranh nhân dân", dựa vào dân mà chiến đấu. Nhưng chết nhiều người trong Mậu Thân là sự thật rất đau lòng. Trong chiến tranh khốc liệt, người chết do nhiều nguyên nhân: Hai bên bắn nhau, tên rơi đạn lạc"

Một chiến sĩ dũng cảm có thể giết hàng trăm kẻ địch, nhưng một tướng tồi làm chết cả phong trào...tự xét không xứng đáng với danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới thì thôi...xới xáo thù hận để làm anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân chỉ làm xót xa, đau lòng người trong cuộc...đào sâu thêm ranh giới của khối đại đoàn kết toàn dân...biểu hiện cao độ của sự suy thoái đạo đức...

Bước qua đồng chí để thăng tiến...

Bước lên vai thủ trưởng để vinh danh...

Gom công đồng đội để làm thành tích... 

Mãn: Một con người mưu mô, gian xảo, hảnh tiến...

Hồ Xuân Mãn đã vượt qua Vũ Thắng, Huỳnh An để được nhận danh hiệu "AHLLVTND trong thời chống Mỹ”. 

Cách mạng xã hội là sự nghiệp của quần chúng...vai trò cá nhân chỉ là dẫn dắt...và đó chỉ là nghĩa vụ phải làm...muốn thành nghiệp lớn phải được sự đồng tình của công chúng... 

May…may mà Mãn chỉ là một du kích bình thường, nếu là người nổi tiếng như Hoàng Phủ Ngọc Tường thì chúng nó bêu rếu “đồ tể khát máu” khắp thế giới. Khi đã trở thành người của công chúng, ai đó luôn luôn là đối tượng của tin đồn, của tiếng vang vàng thau lẫn lộn...nên cần kín kẻ mọi điều... 

Hữu Thu mở đầu bài báo: "Em đi đâu cũng nghe người ta bàn chuyện báo chí viết về anh Hồ Xuân Mãn. Theo em, với kinh nghiệm của mình anh nên tìm hiểu sự việc thế nào. Có phải anh Hồ Xuân Mãn là "người cướp công của đồng đội?”. Đó là E-mail của đồng nghiệp gửi cho tôi sau khi bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Hà có tựa đề "Về lại Phong Điền” đã được photo phát tán nhiều nơi làm dấy lên sự hoài nghi, lo lắng về nhân phẩm, đạo đức và thậm chí bôi nhọ thanh danh của một con người từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế 2 nhiệm kỳ. Vì thế, chúng tôi đã vào cuộc tìm hiểu sự thật."

Hữu Thu có mắt như mù, có tai như điếc, đều viết về tấm gương tiêu biểu, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Xuân Mãn có bài thì dân tìm mua, còn photo phát tán đến hang cùng ngõ hẻm...hai bài viết của ông thất bại, ông cũng chịu khó phát tán bài của Phan Bùi Bảo Thy, tinh ý ông có thấy không ai mặn mà? người dân đang chờ đọc bản thành tích dấm da dấm dúi của người anh hùng...

Những Liệt sĩ, chiến sĩ thời chống Mỹ không bỏ qua cho ông cái bệnh ngoa ngôn này... 

Phan bùi Bảo Thy kết luận: "Giờ đây, ông nghỉ ngơi sau nhiều thập niên đã cống hiến sức mình và kể cả một phần máu thịt cho quê hương, đất nước… ngày ngày ông vui vầy bên bè bạn, cháu con. Đôi ba bữa ông lại trở về ngôi nhà cũ ở làng Phò Ninh để hương khói cho tổ tiên, ông bà, chăm sóc cây kiểng, hàn huyên với bạn bè, đồng đội cũ. Ông bảo rằng, ở đời làm người có danh phận cũng lắm thị phi, nhưng mình phải rộng lòng hỉ xả, bởi vì với những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách"

Láo toét, Mãn lại tự lừa mình, dối người rồi, “tiên trách kỉ, hậu trách nhân”. Hồ Xuân Mãn cứ nhắc đi nhắc lại phải học tập và làm theo Hồ Chủ tịch, ban hành cả 5 chuẩn mực...nhưng bản thân ông lại không thực hiện được những lời dạy của Hồ Chủ tịch.

Trong hai nhiệm kỳ của ông để lại một “dấu ấn” rõ nhất là sự xuống cấp về đạo đức của cán bộ lãnh đạo. Ông đã làm biến đổi chất lượng của một đảng cầm quyền. Việc mua quan bán chức, chạy quy hoạch cán bộ không còn là hiện tượng cá biệt mà trở thành phổ biến. Việc ban phát quyền lực theo kiểu “nhất thân, nhì thế, tam chế, tứ tiền” trở thành cẩm nang hành động. Tiêu cực, tham nhũng nảy sinh và phát triển ngay ở thượng tầng kiến trúc và tạo thành một hệ thống che đậy cho nhau từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài. Ai được giới thiệu, ai được nâng đỡ...tạo ra cái tiền lệ con nối ngôi cha? Mãn tìm mọi cách đưa Nguyễn Văn Phương, một người con rể chỉ có cái vốn rất bình thường vào tỉnh ủy, từ đó qua vài vòng luân chuyển, nhảy vùn vụt lên các nấc thang quyền lực. Hồ Xuân Phương nhảy cóc lên trưởng phòng cảnh sát giao thông, ngênh ngang hai vợ chồng lái hai xe ô tô đời mới tiền tỉ vênh váo giữa thành phố đậm chất văn hóa Huế, coi đời như chẳng có...Phải nói thẳng, cái gọi là “một bộ phận không nhỏ, suy thoái về chính trị, tha hóa về đạo đức lối sống” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, đã được hình thành và dung dưỡng suốt 10 năm với hai nhiệm kỳ bí thư của ông Hồ Xuân Mãn. Suốt 20 năm vào tỉnh ủy, hai nhiệm kỳ bí thư, ông đã làm được những gì có giá trị và để lại dấu ấn cho dân, cho tỉnh?

Nhân dân trong tỉnh đều biết “công lao” của bí thư Hồ Xuân Mãn, là 10 năm đứng đầu vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền đã kéo thụt lùi sự phát triển của tỉnh cả 20 năm, nhìn vào Đà Nẵng, tự khắc rút ra được nhận định này. 

"Ông bảo rằng, ở đời làm người có danh phận cũng lắm thị phi", Bí thư, Chủ tịch tỉnh là người của công chúng, không bị công chúng xăm xoi, bình phẩm mới là lạ. Hồ Xuân Mãn, Võ Thanh Bình, Nguyễn Trường Tô làm sao tránh khỏi thị phi...

Cũng là bí thư: Nguyễn Bá Thanh, Trương Đình Tuyển thì sức lan tỏa của họ không hề nhỏ, thiên hạ cũng xầm xì...đó thôi. 

Khổng Tử nói “Chính tâm - tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ”, Hồ Xuân Mãn với cái tâm không chính làm sao tu nổi cái thân mà giao cho ông ta những 20 năm trọng trách “trị quốc, bình thiên hạ” thì thật là phúc họa bất tường.

Nhà Văn Nguyễn Quang Hà tác giả bài báo nổi tiếng "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN" ghi lại ý kiến của những người Cựu chiến binh cùng vào sinh ra tử với Mãn, bị Mãn gọi là "hạng người vô tâm hèn hạ" đã kể chuyện về thời lâu lắm của "một con người từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế 2 nhiệm kỳ", nếu họ nói sai, họ đã xúc phạm nhân phẩm, đạo đức và thậm chí bôi nhọ thanh danh người khác.

Dù họ là ai, pháp luật hiện hành không bỏ qua cho họ...

Ông Lê Hồng Liêm, Trưởng đoàn kiểm tra của UBKT TƯ đánh giá cao việc làm của các CCB đã góp phần giúp UBKT TƯ làm sáng tỏ vụ việc. UBKT TƯ kết luận, việc các CCB tố cáo 17 thành tích mà ông Mãn khai man là đúng, có cơ sở và trong 17 thành tích mà ông Mãn báo cáo chỉ có 2 thành tích là gần đúng.

Ông Lê Hồng Liêm cũng đề cập đến chuyện một số nhà báo “theo dòng nước chảy”, nghe ông Mãn kể rồi viết bài ca ngợi tầm phào cho ông Mãn…

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

NẾU NHƯ...

 
CHÚNG TÔI KHÔNG MUỐN LÀM TO CHUYỆN, CHỈ CẦN ĐÓNG CỬA DẠY NHAU...
Là những đảng viên, là cựu chiến binh qua hai cuộc kháng chiến, là cán bộ hưu trí thôn Phò Ninh, xã Phong An, Xã Phong Sơn, Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chúng tôi chỉ có: 

Đơn khiếu nại

Kính gửi:  Ban thường vụ tỉnh ủy & Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

 

Trong đơn chúng tôi chỉ có hai đề nghị:

  1. Hồ Xuân Mãn tự nguyện rút "danh hiệu AHLLVTND".
  2. Nếu Hồ Xuân Mãn không tự nguyện rút "danh hiệu AHLLVTND" thì căn cứ luật Thi đua & Khen thưởng để nói chuyện với nhau bằng ĐIỀU LỆ ĐẢNG. 


.......

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

HỒ XUÂN MÃN VẪN LÀ ANH HÙNG

Việt Thắng.

Hay tin anh Mãn bị thu hồi danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tôi đã đi ngay vào Huế để thăm hỏi, chia sẻ và động viên anh. Tôi chỉ muốn trực tiếp nói với anh một câu, rất ngắn gọn, rất đầy đủ:
Anh vẫn là anh hùng!

Anh Mãn nguyên là trưởng ban an ninh, xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền. Trong bản khai thành tích, anh khai đến 17 thành tích nổi bật như tổ chức 100 trận đánh, tiêu diệt 150 tên Mỹ, 33 lần được tặng các danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ, Chiến sỹ thi đua…

Tuyệt quá! Thời chiến tranh mấy ai diệt được nhiều Mỹ như anh.

Chính vì những thành tích đó mà ngày 21/8/2010, anh được trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVT.

Thật chẳng ra sao, anh vừa nhận xong danh hiệu thì đơn thư tố cáo anh bay đi rợp trời xứ Huế. Phần em không nhắc lại chuyện này, làm anh thêm buồn. Nhưng có một chi tiết em phải nói, đặng sau này bảo vệ anh, khẳng định cho anh. Đó là, sau khi đồng đội anh gửi đơn thì một số tên xã hội đen, bịt mặt đến đe dọa họ, đánh dằn mặt họ.

Tuyệt quá! Thời bình mấy ai làm được thế.

Anh đi nhà hàng, sàm sỡ nhân viên, bị nó tát vào mặt, lập tức anh đưa uy bí thư Tỉnh ủy đuổi ngay cô bé nhân viên kia.

Tuyệt quá! Bí thư Tỉnh ủy mấy ai dám như anh.

Công lao diệt giặc của những năm trước là công của tập thể, của các đồng đội anh, mà trong đó có không ít người đã hi sinh. Thế mà, anh lại khai là của mình.

Tuyệt quá! Lý Thông tái thế, anh ơi.

Từ một số ví dụ nho nhỏ nêu trên, em khẳng định, anh Hồ Xuân Mãn kính yêu vẫn là anh hùng. Do vậy, tới đây có trả lại giấy chứng nhận thì anh đừng trả cái khung gỗ sơn son thiếp vàng và tấm kính phía trước, anh nhé.

Tại sao anh Mãn vẫn là anh hùng. Này nhé, anh hùng phải có hành động dũng cảm, bất chấp tính mạng, mang lại lợi ích to lớn cho xã hội…

Chiếu với anh Mãn cũng có đầy đủ các “phẩm chất” đó. 
  • Thứ nhất, nếu không dũng cảm thì anh Mãn có dám khai man thành tích, cướp công của đồng đội không? 
  • Thứ hai, nếu không bất chấp thì anh Mãn có dám cho xã hội đen dằn mặt những người tố cáo không? Nếu không bất chấp thì có dám đè cổ cô nhân viên hôn không? 
  • Thứ ba, việc làm của anh Mãn là tấm gương cho nhiều người đang mon men noi theo…
Do đó, anh Hồ Xuân Mãn vẫn là anh hùng. Chỉ có điều là anh hùng côn đồ. Giấy chứng nhận anh hùng cấp cho anh Mãn được Chủ tịch hội đồng Bộ phận không nhỏ ký, triện đóng trên đó có hình con chuột.

Nhân vào thăm anh Hồ Xuân Mãn ở số nhà 66, đường Thạch Hãn, mình xin nhắn các đồng chí chưa bị lộ với lại các đồng chí mon men rằng: Tai mắt nhân dân ở khắp mọi nơi, không gì có thể qua được.
Bữa nay các ông đang có chức có quyền, đang đe nẹt được nên có thể họ chưa dám nói ra, nhưng chắc chắn những việc các ông làm phương hại đến nhân dân sẽ được người đời ghi tội.
Rồi đến đời con, đời cháu các người có ngửng mặt lên được không.
Một số đồng chí có bằng tiến sỹ đểu cũng thế, mau mau mà đốt đi, coi như mình bị mất tiền ngu, sau này nếu thèm quá thì dặn lại con cháu nó đốt cho mấy cái bằng hãng mã cho nó đỡ thèm, nha.

Sau này lỡ ra mà các đồng chí bị lộ thì mình vẫn rất chu đáo, đến thăm hỏi động viên rất chi là ân cần!

(Ảnh: Việt Thắng thăm anh Hồ Xuân Mãn, ở 66 Thạch Hãn, TP. Huế)

CHÚNG TÔI:

Là những đảng viên, là cựu chiến binh qua hai cuộc kháng chiến, là cán bộ hưu trí thôn Phò Ninh, xã Phong An, Xã Phong Sơn, Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.


Chúng tôi chỉ có "Đơn khiếu nại" đến Ban thường vụ tỉnh ủy và Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. 

Trong đơn chúng tôi chỉ có hai đề nghị:
  1. Hồ Xuân Mãn tự nguyện làm đơn gửi lên trên tự nguyện rút danh hiệu anh hùng.
  2. Nếu Hồ Xuân Mãn không tự làm đơn xóa tên anh hùng thì căn cứ luật Thi đua & Khen thưởng bằng biện pháp hành chính để xóa tên Hồ Xuân Mãn ra khỏi danh sách Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

.......

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Ông Hồ Xuân Mãn và chuyện “quy trình đúng”

Sự kiện bình luận
(LĐ) - Số 252 Lê Thanh Phong - 7:10 AM, 28/10/2014
Nằm hiến máu cũng phải đúng quy trình
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai Huỳnh Ngọc Tục bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng, vì đã sử dụng bằng giả. Ông Tục tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội hệ tại chức, nhưng bằng chứng nhận tốt nghiệp cấp 3 hệ bổ túc văn hóa lại là đồ giả. Vị giám đốc này còn khai man trình độ văn hóa 12/12 để đi học cao cấp lý luận chính trị.

Tỉnh ủy Gia Lai vừa có văn bản đề nghị Trường Đại học Luật Hà Nội và Học viện Chính trị khu vực III thu hồi bằng đại học và bằng cao cấp lý luận chính trị đã cấp cho ông Tục.

Thu hồi hai cái bằng “rởm” đó hay không cũng chẳng có nghĩa gì. Cái chức giám đốc sở mới là quan trọng.

Cán bộ sử dụng bằng giả nhiều kể không hết, nhưng tới chức vụ giám đốc sở (bị phát hiện) quả hơi hiếm. Đằng sau câu chuyện này là gì nhỉ! Chưa họ c hết bổ túc nhưng vẫn lấy được cử nhân luật. Quá tài. Trò cũng tài mà thầy cũng tài. Cái bằng cử nhân luật tại chức của Trường Đại học Luật Hà Nội quả thật có giá.

Tỉnh Gia Lai cũng tài. Cả tỉnh có biết bao nhiêu người học hành tử tế không được làm giám đốc sở, lại “tìm” cho được một người chưa học bổ túc. Cán bộ lãnh đạo chức vụ giám đốc sở, phải sàng lọc qua bao nhiêu quy trình trước khi bổ nhiệm, vậy mà vẫn lọt được hết. Quy trình đúng, chỉ có con người được tuyển chọn từ quy trình đó là “không đúng”.

Mới đây, Chủ tịch Nước ký quyết định hủy danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang đối với ông Hồ Xuân Mãn - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế. Chuyện khai man thành tích, giành công đồng đội của ông Mãn tưởng cũng không cần phải kể thêm. Chỉ lạ một điều, để “chọn” một anh hùng lực lượng vũ trang cũng không đơn giản, vậy mà ông Mãn vẫn gian dối được. Quy trình đúng, chỉ có anh hùng là “rởm”.

Vụ thu hồi bằng cấp của ông Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai và hủy danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang của ông Hồ Xuân Mãn cho thấy, sẽ không có quy trình nào là đúng, một khi con người không trung thực.

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

ĐỪNG PHỦI TAY...


Ngô Hòa
Chủ tịch HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Mãn: -Bên kia là bờ...HÒA ĐẠI NHÂN à...
Hòa: -Dạ, dạ thưa anh bên kia là bờ ạ...chính xác là bờ ạ. 

 

Những lời bình luận hay

1.

 
Ngô Hòa…Không mất lòng ai
Với tư cách Chủ tịch Hội đồng thi đua- khen thưởng của tỉnh Thừa Thiên Huế, có chức năng tư vấn cho Chủ tịch UBND tỉnh về công tác thi đua & khen thưởng…Ngô Hòa đã tư vấn để Hồ Xuân Mãn trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang cũng là điều dễ hiểu…

• Ngô Hòa có lỗi trước hết với  Hồ Xuân Mãn, người đã chắp cánh cho Ngô Hòa bay lên. Tâng bốc để  Hồ Xuân Mãn cao hứng không còn biết mình là ai…tối tăm nghe lời nịnh bợ…
• Thứ đến Ngô Hòa có lỗi với nhân dân thừa Thiên Huế vì đã góp phần quan trọng trong việc giúp  Hồ Xuân Mãn trở thành anh hùng lực lượng vũ trang nhưng không xứng đáng…để lại tiếng nhơ cho người HUẾ…
Trả lời Xóa

 2.

Nguyễn Phương  06:20  Đăng Bởi -
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo chí, ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên -Huế nói, tỉnh sẽ triển khai những phần việc thuộc về trách nhiệm của tỉnh. Trong đó, tỉnh sẽ xem xét trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho tỉnh trong việc xác nhận hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng của ông Mãn.
Việc xem xét và xử lý cụ thể sẽ có thông báo sau. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thông báo .
Theo tìm hiểu của phóng viên, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Mãn do UBND tỉnh lập.
Hồ sơ đề nghị gồm có:
1. Tờ trình của Chủ tịch UBND tỉnh, (Nguyễn Ngọc Thiện ký)
2. Ý kiến đề nghị của tỉnh ủy, (P.bí thư trực Nguyễn Văn Cường?)
3. Báo cáo thành tích của ông Mãn có xác nhận, (CVP TU Hồ Viết Bá ký)
4. Biên bản đề nghị tặng danh hiệu anh hùng của Hội đồng TĐ & KT tỉnh. (Ngô Hòa ký)

3.


Vai trò của Ngô Hòa trong chiêu trò của Hồ Xuân Mãn biến mình thành AHLLVT là “nặng kí”, một hình thức trả ơn cho Hồ Xuân Mãn…đành rằng Hồ Xuân Mãn đã thích thì thật là khó cản, khó khuyên…ai ở trong thế buộc ấy cũng thế thôi…
Ông Hồ Viết Bá, Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy, lúc đó là Chánh Văn phòng Tỉnh ủy đã ký xác nhận vào bản báo cáo thành tích của Hồ Xuân Mãn. Việc làm này không đúng thẩm quyền vì ông Hồ Viết Bá không phải là cấp trên của ông Hồ Xuân Mãn.
Ông Bá thật thà thú nhận: “Ban Bí thư đã có kết luận rồi và UBKT T.Ư đang làm, tôi nói sẽ không khách quan. Nếu sai đến đâu, kỷ luật ra sao thì tôi xin chịu, chấp hành theo quyết định của UBKT T.Ư, bây giờ biết nói sao?”.
Bây giờ biết nói sao thật…gặp một thằng thủ trưởng tham lam, háo danh, bất lương…đành phải chịu.
Chừ biết nói sao mấy anh thường vụ khóa 13 hè…?
Thôi thì, các anh chịu khó kiểm điểm thật nghiêm túc…nhân dân cũng thông cảm thôi…thời buổi này làm gì có đảng viên trung kiên vì lý tưởng, mục đích của Đảng?
Đảng viên tự làm cho Đảng suy thoái…nước đã vỡ bờ…chống chổ này…nó be bét chổ khác…Than ôi.
Trả lời  Xóa

4.


CHUYỆN VUI VỀ THÓI XU NỊNH

1. Khái niệm:
Xưa nay nịnh bợ, xu nịnh là hành vi a dua theo đuổi kẻ quyền thế, phủ nhận và xuyên tạc sự thât, bất chấp lẽ phải để trục lợi.
Nịnh là phép xử thế của những kẻ bất tài, kém sức nhưng lại muốn vươn lên bằng thủ thuật nịnh bợ với cấp trên, người có quyền, có tiền hơn mình.
Nịnh bợ chỉ có một chiều, dưới nịnh bợ trên, không có chuyện người trên nịnh bợ kẻ dưới, ngoại trừ trường hợp dỗ dành trẻ con và trường hợp này thì "Nịnh" đã biến thành "Nựng".

2. Thực tiễn:
Trên thế giới từ xưa tới nay có khá nhiều mẩu chuyện điển hình về nịnh bợ:

Ở Trung Quốc

- Chuyện thứ 1:
Theo sử sách Đông – Tây kim cổ, kẻ thành đạt, giàu có có quyền thế bậc nhất nhờ nịnh bợ thì chưa ai vượt qua được Hoà Thân thời vua Càn Long nhà Thanh (TQ).

Ví dụ: khi Càn Long hứng chí làm thơ, Hoà Thân hết lời ca ngợi “thơ Hoàng Thượng tuyệt đỉnh, chữ viết như rồng bay phượng múa. Triều đình ta nghìn năm chưa có ai làm thơ hay và viết chữ đẹp như thế !” Hoà Thân thích ca tụng “ Công ơn của Hoàng Thượng như trời bể, tài đức sánh ngang với Vua Nghiêu, vua Thuấn” nhờ thế mà Hoà Thân từ một tên quan lại thấp hèn đã leo lên đến Tể Tướng và giàu có tột đỉnh.

- Chuyện thứ 2:
Triệu Cao là Tể tướng nhà Tần, rất được lòng Tần Nhị Thế, âm mưu giết hại Thừa tướng Lý Tư. Triệu Cao đem dâng vua một con hươu và bảo đó là con ngựa. Tần Nhị Thế hỏi quần thần “ con vật này là con hươu hay con ngựa”. Bọn xu nịnh Triệu Cao bèn tâu là Ngựa.

Ở Việt Nam

- Chuyện thứ 1:
Một tên đầy tớ có thói quen phỉnh nịnh, chủ nói gì hắn đều nói theo và phóng đại tô màu. Đi chơi, người chủ khen “ lúa đồng làng này tốt quá”, tên đầy tớ ca theo “lúa đồng làng ta tốt gấp mười lần”. Chủ khen cô thôn nữ xinh gái. Tên đầy tớ ca theo “ cô nương nhà ta xinh gấp mười lần !”. Khi gặp bà già, chủ nhận xét bà già xấu xí, tên đầy tớ quen mồm buột miệng “ Bà nhà ta xấu gấp mười lần”(!)

- Chuyện thứ 2:
Một tên lính hầu phát hiện trên chòm râu quan huyện có dính hạt cơm. Hắn quỳ tâu: “ Bẩm quan lớn có hạt minh châu vương trên long tu ngài” Quan hiểu ý nhặt bỏ hạt cơm, rất hài lòng khen tên lính chầu thông minh và được cất nhắc….

3. Bình luận:
Suy cho cùng, nịnh là để chiếm cảm tình của cấp trên để mưu cầu lợi ích riêng. Các nhà xã hội học đều cho rằng nịnh có hại cho sự phát triển của xã hội, cực kỳ nguy hiểm đối với nhân cách, mạng sống của con người chân chính, làm xói mòn đạo đức, kỷ cương của xã hội. Bởi vậy trên thế giới này vẫn còn vô số người quyền cao, chức trọng vẫn thích nghe những lời tâng bốc, nịnh bợ đến nỗi tan tành sự nghiệp, mất cả mạng sống của mình. Quan Vân Trường oai phong lẫy lừng là thế mà phải bị chặt đầu, mất Kinh Châu bởi vì mất cảnh giác trước những lời tâng bốc và phỉnh nịnh của Lục Tốn - đại tướng thời Tam Quốc.
Tuy nhiên nói một cách công bằng trong xã hội, có nhiều người ưa nịnh thì cũng có không ít người khẳng khái, không ưa nịnh, luôn giữ bản chất trong sạch của mình trước kẻ cường quyền dù đó là Vua của một nước. Nhan Súc, học giả nổi danh của nước Tề, là một điển hình về sự khảng khái không chịu xu nịnh Tề Tuyên Vương. Chuyện kể rằng khi Tề Tuyên Vương đến nhà Nhan Súc, Vua gọi: “Nhan Súc, lại đây !” Nhan Súc bình tĩnh đáp lại: “Hoàng Thượng, lại đây !” các quan theo hầu vua hạch tội, Nhan Súc giải thích: Vua gọi mà Nhan Súc lại để xum xoe thì Súc là người xu nịnh, ham muốn quyền lực. Súc gọi mà Vua lại thì Vua là người quí trọng hiền sĩ. Nếu để Súc này mang tiếng xu nịnh ham muốn quyền thế thì sao, bằng để nhà Vua được tiếng quí trọng hiền tài !

Nhưng, hỡi ôi... sự thật phũ phàng lắm thay: “Bằng lòng hơn bằng cấp!”, “Mật ngọt chết ruồi” (!).
MÀ RUỒI CHẾT THẬT.
Trả lời Xóa



5.


Nịnh bợ là cách làm người khác vừa lòng.
Thế nhưng, nịnh bợ chỉ làm cho con người ta vui tạm thời, vừa lòng tạm thời, u mê vì những lời nói ngon ngọt, là cơ hội để những kẻ "gió chiều nào theo chiều ấy" phát huy cái gọi là tài khéo léo của mình.
Đến khi biết được những sự thật ẩn bên trong những lời nói hoa mĩ kia, thì người thiệt thòi lại là nạn nhân của những kẻ chuyên nịnh bợ ...
Hồ Xuân Mãn chỉ cần có 1/15 anh thường vụ, một vài người bạn tốt có lời khuyên chân thành, tôi tin rằng Hồ Xuân Mãn không lâm vào cảnh khốn nạn như hiện nay…
Suy cho cùng, nịnh là để chiếm cảm tình của cấp trên để mưu cầu lợi ích riêng. Các nhà xã hội học đều cho rằng nịnh có hại cho sự phát triển của xã hội, cực kỳ nguy hiểm đối với nhân cách, sự nghiệp, mạng sống của con người chân chính, làm xói mòn đạo đức, kỷ cương của xã hội.
Bởi vậy trên thế giới này vẫn còn vô số người quyền cao, chức trọng vẫn thích nghe những lời tâng bốc, nịnh bợ đến nỗi tan tành sự nghiệp, mất cả mạng sống của mình.
Quan Vân Trường oai phong lẫy lừng là thế mà phải bị chặt đầu, mất Kinh Châu bởi vì mất cảnh giác trước những lời tâng bốc và phỉnh nịnh của Lục Tốn - đại tướng thời Tam Quốc.
Nhân dân không nhiều người ghét Hồ Xuân Mãn, nhưng đám “cẩu đệ” của Hồ Xuân Mãn thì không nhiều người trọng…họ nhờ “ba tất lưỡi” và xão thuật đời thường để “vinh thân phì gia”.
Bọn này thường mượn oai hùm dọa khỉ…Thói đời càng nghĩ càng đau.
Trả lờiXóa

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

HỒ XUÂN MÃN CUỘC


(Chính trị) - Hôm nay, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Tờ trình của Chính phủ gửi Chủ tịch nước về việc hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thành tích thời kỳ kháng chiến đối với ông Hồ Xuân Mãn.
Trong số 17 thành tích mà ông Hồ Xuân Mãn khai tại bản thành tích của mình, kết quả thẩm tra, xác minh cho thấy có đến 15 thành tích không đúng thực tế.

Ông Hồ Xuân Mãn nguyên Xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có hành vi gian dối trong việc kê khai thành tích để được phong tặng danh hiệu nêu trên.

Được biết, ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã được phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2000.

Tuy nhiên, sau khi được phong tặng, có nhiều đơn thư tố cáo ông Hồ Xuân Mãn khai chưa đúng thành tích.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thành lập Đoàn kiểm tra và kết luận trong 17 thành tích của ông Hồ Xuân Mãn báo cáo, chỉ có 2 thành tích là đúng, 3 thành tích chỉ là người tham gia, phối hợp chiến đấu, không phải là người chỉ huy đơn vị tổ chức các trận đánh; 4 thành tích chưa đủ cơ sở xác định và 8 thành tích báo cáo không đúng sự thật.

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

HỒ XUÂN CHƯA MÃN CUỘC

Chờ cho đến kết luận cuối cùng
Lời Cu Hả một độc giả, một cộng tác viên viết:
[QUANG MINH LÀ AI ?
-Chắc chắn rồi, một đảng viên Đảng Cộng Sản VIỆT NAM thứ thiệt...
-Với quãng thời gian một năm qua trang block của Anh; Với văn phong của Anh, tôi tin Anh !
-Cu Hả tui là một VIỆT CỘNG tử tế nên tôi luôn mong trang block của Anh luôn có mặt để làm nơi chốn giúp những con người tử tế trong đó có những đảng viên CỘNG SẢN tử tế biểu tỏ tâm can cùng Đảng Cộng Sản VIỆT NAM trên tiến trình xây dựng ĐẤT NƯỚC phục vụ tốt mọi mặt đời sống của NHÂN DÂN.
với hồ xuân mãn, anh ta thuộc loại người "tham bát bỏ mâm", chỉ vì cố cho lấy được một bát ahllvtnd nên chi đâm ra quá đầy bưng không xuể làm đổ ụp cả mâm.]

Trang block “Thành tích của Hồ Xuân Mãn” đã làm việc gần 2 năm kể từ ngày 28/11/2012 đến nay đã có gần 1.000.000 lượt người xem.
Đã đổi thành tên: “Hồ Xuân Mãn Cuộc”, X Bình Phương.

Đảng đã thấy, kết luận của Đảng được dư luận, nhân dân đồng tình…

Câu chuyện man trá của Hồ Xuân Mãn xem như xong...còn một số công việc có tính chất kỷ thuật…có thể kết thúc “Hồ Xuân Mãn Cuộc” được rồi, chúng ta cần tập trung công sức, trí tuệ để góp phần làm trong sạch Đảng, tìm những đảng viên xấu xí báo cáo với Đảng, thông báo cho nhân dân biết mà phê phán…

Karl Marx viết trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (tiếng Đức: Das Manifest der Kommunistischen Partei)

"Hãy để giai cấp thống trị run rẩy trước cách mạng cộng sản. Người vô sản không có gì để mất ngoài xiềng xích. Họ có thể thắng được cả thế giới. Người lao động tại mọi quốc gia, hãy đoàn kết!" (Let the ruling classes tremble at a communist revolution. The proletarians have nothing to lose but their chains. They have a world to win. Workingmen of all countries, unite!)

Vladimir Ilyich Lenin viết trong"(Cách mạng vô sản và tên phản bội cau-xky, . X. 1918.Sự thật, số 219, ngày 11 tháng Mười 1918.) "Ở đâu có áp bức, thì ở đó không thể có tự do, không thể có bình đẳng,v.v..."

Bọn giả danh Cộng Sản, bọn cơ hội đang chống phá quyết liệt mục đích, lí tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam từ bên trong, họ không còn vì dân vì nước…họ đang chỉ vì họ…vì lợi ích nhóm của họ.

Nguồn tin 15/05/2014 của Báo Người Lao Động từ Ban Thi đua - Khen thưởng trung ương (Bộ Nội vụ) cho biết cơ quan này đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, khai man lý lịch gây xôn xao dư luận thời gian qua.

UBKTTW kết luận nội dung tố cáo của các CCB là đúng sự thật. Trong 17 thành tích của ông Hồ Xuân Mãn, chỉ có 2 thành tích gần đúng, 8 thành tích là khai man, 3 thành tích chỉ với vai trò người tham gia phối hợp chứ không thể là người chỉ huy. Ngoài ra, có 4 thành tích khác của ông Mãn không đủ cơ sở xác định.

Cuối năm 2013, sau khi xác minh đơn thư tố cáo ông Mãn khai gian thành tích, lấy công đồng đội để được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận:
Ông Hồ Xuân Mãn đã có khuyết điểm, vi phạm phải được xử lý theo quy định. Ủy ban Kiểm tra trung ương báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng xem xét, quyết định xử lý việc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ để kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền.

Một lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng trung ương cho biết đến nay. Thủ tướng chỉ đạo, phải theo quy trình xử lý vụ việc, Bộ Quốc phòng là cơ quan đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho ông Mãn, thì Bộ Quốc phòng phải có văn bản đề nghị xem xét, hủy bỏ danh hiệu đã phong tặng cho ông Mãn gửi Ban Thi đua - Khen thưởng trung ương báo cáo Thủ tướng.
Thủ tướng mới có cơ sở đề nghị Chủ tịch nước quyết định hủy danh hiệu AHLLVTND.


Ta hiểu LÀM GÌ CŨNG PHẢI ĐÚNG QUY TRÌNH…


Trang block “Thành tích của Hồ Xuân Mãn” đã làm việc gần 2 năm kể từ ngày 28/11/2012, Dự báo đến tháng 28/11/ 2014, đạt con số 1.000.000 lượt người đọc.

Thực tế, Quang Minh đã âm thầm đồng hành cùng Cựu Chiến Binh Phong Điền điểm mặt chỉ tên đảng gian Hồ Xuân Mãn… theo Thủ tướng LÀM GÌ CŨNG PHẢI ĐÚNG QUY TRÌNH…như vậy là phải chờ…

HỒ XUÂN CHƯA MÃN CUỘC

>>Kính gởi: Đồng chí NGUYỄN PHÚ TRỌNG>>





Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Phẩm chất người anh hùng

Nguyễn Cảnh Tường

(TTH) - Có những người chưa được phong anh hùng (AH) nhưng trong suy nghĩ của nhiều người, họ xứng đáng với danh hiệu cao quý đó.

Bố của bạn tôi là Trung tướng Phạm Tâm, người từng vào sinh ra tử trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ đất nước. Ông là Trung đoàn trưởng 27 rồi Sư đoàn trưởng 325, từng chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị suốt mùa hè năm 1972 và tham gia giải phóng Huế xuân 1975. Năm 1979, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 14 rồi Phó Tư lệnh Quân khu I, bảo vệ biên giới phía Bắc; trước khi về hưu là Phó Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng… Có nhà văn đề nghị ông kể để viết hồi ký nhưng bị từ chối, với lý do, đã hồi ký thì phải nói về cái tôi, trong khi ông không thích thế. Những người biết ông trong chiến tranh đều bảo ông xứng đáng được phong AH nhưng vị tướng này thì không nghĩ vậy, bằng chứng là chẳng bao giờ nghe ông nói về chiến công của mình, kể cả với con cháu. Giờ đây, khi ông đang trải qua những ngày cuối cùng trên giường bệnh thì những đồng đội cũ của ông ở Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2) đang làm hồ sơ đề nghị cấp trên phong tặng ông danh hiệu AH LLVTND và họ mong ông sớm được nhận danh hiệu cao quý này.

Một vị tướng khác là Châu Khải Địch, nguyên là thành viên đội du kích Ba Tơ, đã làm nên cuộc khởi nghĩa Ba Tơ nổi tiếng ở Nam Trung bộ trước cách mạng Tháng Tám 1945. Trong suốt hai cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, ông lăn lộn khắp các chiến trường, trong đó có nhiều năm ở binh chủng Đặc công, nơi ông từng là Phó Tư lệnh binh chủng. Sau năm 1975, ông là Chỉ Huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh rồi Phó Tư lệnh Quân khu. Ngày ông được phong tướng, người thân không dám chúc mừng vì thấy ông cứ buồn lặng lẽ, thức suốt đêm. Nghe con gặng hỏi, ông thổ lộ rằng, trong giờ phút đáng ra rất vui thì ông lại buồn khi nhớ thương những đồng đội đã ngã xuống trước ngày toàn thắng. Theo lời ông, trong số họ có nhiều người tài giỏi và nhiều công trạng lắm… Gần 20 năm sau ngày ông về hưu, cấp có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng ông danh hiệu AH LLVTND. Những cán bộ làm công tác chính sách nhiều lần gặp gỡ, đề nghị ông kể lại những thành tích trong chiến tranh nhưng đều bị từ chối, với lý do ông chưa xứng đáng. Thấy họ phải đi lại nhiều lần để năn nỉ, ông đồng ý lập hồ sơ đề nghị phong AH với điều kiện: trước hết nên tặng danh hiệu cao quý này cho một số đồng đội mà ông cho là rất xứng đáng, còn ông thì để sau. Thế là, thay vì kể về thành tích của mình, ông kể thành tích những đồng đội đã hy sinh. Vì lẽ đó, đến nay hồ sơ đề nghị phong AH cho ông chưa thể hoàn thành.

Hai vị tướng ấy có thể được phong AH, cũng có thể không. Nhưng cách ứng xử của họ đã toát lên phẩm chất cao quý của những người AH đáng kính.
Nguyễn Cảnh Tường

>>Kính gởi: Đồng chí NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

HÃY SUY NGẪM VỀ NHỮNG Ý KIẾN RẤT THẬT NÀY.


Tôn Nữ Hoàng Lan 03:51 Ngày 15 tháng 10 năm 2014

Không thể tin được trong Đảng lại có một đảng viên cao cấp mà đảng tịch không rõ ràng.

Tôi là một đoàn viên TNCSHCM, chỉ cần gương mẫu trong sinh hoạt, cố gắng trong học tập, đến năm thứ hai trong nhà trường là tôi đã được kết nạp vào Đảng.

Ông Hồ Xuân Mãn có 11 năm ở chiến trường, trở thành Anh hùng lưc lượng vũ trang nhân dân…con người này có thành tích vượt trội, đặc biệt xuất sắc…nhưng đến 10 năm chiến đấu vẫn chưa được kết nạp Đảng. Tại sao?

Tôi còn thắc mắc lớn hơn…đến ngày 11/01/1974 mới được kết nạp vào đảng viên dự bị, nhưng những người làm công tác tổ chức lại không biết. TẠI SAO?

Đề nghị Bác Thiện, UVTW Đảng, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế trả lời thắc mắc của đảng viên trẻ…
Đã hỏi rồi nhưng các Bác không chịu trả lời...chúng tôi hỏi và tin ai đây?
Các Bác là thế hệ đi trước...đừng để niềm tin vào chế độ của chúng tôi bị đổ vở...
Trả lời



Tôn Nữ Hoàng Lan 03:53 Ngày 15 tháng 10 năm 2014

Bây giờ ra trường, muốn có việc là phải có vàng ư?
Không lẽ cái chế độ này đang dung dưỡng bầy chuột thối tha như thế ư?
Trả lời




Tiến sĩ Lâm Ái Phượng
18:39 Ngày 15 tháng 10 năm 2014

Thế hệ chúng tôi chỉ nghe kể lại, đọc và hiểu về chiến tranh…chúng tôi luôn tin tưởng, học tập và làm theo các bác để xây dựng và bảo vệ tổ quốc…
Tuổi 30 nhiều ước mơ, kỳ vọng…nhưng, những người đi trước mà nói và làm như Bác Mãn làm cho chúng tôi thất vọng…
Bác Mãn…nếu quả thật là anh hùng thì Đảng và Nhà nước nên khẳng định lại một lần nữa là bác xứng đáng, nếu vì hiếu danh mà khai man để làm anh hùng thì Nhà nước phải tước danh hiệu.
Thế giới và trong nước đã tước nhiều học vị tiến sĩ chỉ vì sử dụng một đoạn văn của người khác mà không nói rõ ràng nguồn gốc…
Cứ bao che, cứ nhập nhằng như việc của bác Mãn vừa kéo dài sự đau khổ của bác Mãn vừa mất giá trị danh hiệu ANH HÙNG…
Trả lời



Tiến sĩ Lâm Ái Phượng 21:38 Ngày 15 tháng 10 năm 2014

Trong lúc chờ sự trả lời dứt khoát của Chủ tịch nước về danh hiệu AHLLVTND, của Ban thường vụ tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về uẩn khúc ở đảng tịch của mình, bác Mãn nên lên diễn đàn này giải thích cho công chúng sự thật…sự im lặng của bác có nghĩa là chấp nhận mình có man khai…
Công chúng đang hiểu như vậy…cho đến nay chưa có cơ quan truyền thông nào bênh vực bác Hồ Xuân Mãn…
Trả lời


Ngô Thanh Trúc22:58 Ngày 14 tháng 10 năm 2014

Cái bằng ĐẠI HỌC của ông cũng là có thật chứ?
Thưa ông, trường đại học nào cấp bằng tốt nghiệp cho ông? Hay là nó như mấy cái giấy DŨNG SĨ DIỆT MÈO mà ông đang có?
Thưa ông, tôi là thầy giáo chính trị…tôi ghét cay ghét đắng thói xão quyệt của ông…bài giảng của tôi ca ngợi chế độ…nhưng ông lại là hình ảnh thật…minh họa cho bài giảng của tôi là không thật…ông Hồ Xuân Mãn ạ…
Trả lời



Lý Hồ 11:12 Ngày 16 tháng 10 năm 2014

Làm quan dưới chế độ đảng trị này quá dễ, chỉ cần tí “mẹo vặt”, tí “mưu mô” cầm cho được “quyền” là cầm cả giang sơn…
Ưa chi được nấy…
Mãn cũng vậy…ưa chi được nấy.
Giá như Mãn được học chỉ cần đến lớp 11 (Tú tài 1) thì Mãn đã biết dừng lại, biết chốn quan trường là gai góc…biết Nguyễn Công Trứ đã nói gì…

Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc,
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn ?
Cầm kỳ thi tửu với giang sơn,
Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế.

Đã biết người từng lên voi xuống chó ấy nhắc nhỡ cái gì…

Thoát sinh ra thì đà khóc chóe,
Trần có vui sao chẳng cười khì ?
Khi hỷ lạc, khi ái ố, lúc sầu bi,
Chứa chi lắm một bầu nhân dục.

Âu cái giá đời Mãn phải trả…cho cái trí trá của một kẻ tầm thường…
Trả lời

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Ông Hồ Xuân Mãn đã làm hư hỏng cán bộ Thừa Thiên Huế như thế nào?


Nặc danh 00:49 Ngày 10 tháng 10 năm 2014

Bài của Nguyễn Quang Hà viết bậy bạ về người thân của ông Hồ Xuân Mãn đăng ngày 29/9/2014 đã bị báo Người cao tuổi gở bỏ.
QUANG MINH vẫn cố duy trì không ngượng?
Trả lờiXóa


QUANG MINH 02:21 Ngày 10 tháng 10 năm 2014

Một trang mạng đã có 850.000 lượt người đọc, người tham gia bình luận thì rất phong phú, đa dạng…không biên tập, không hạn chế, phần lớn ý kiến của họ rất khác nhau về cách nhìn nhận nhưng rất nghiêm túc…
Quang Minh là người Huế, Huế 100%...không phải hạng người “ngồi lê đôi mách” ưa chi nói nấy, ưa chi viết nấy, ưa chi làm nấy,…
Thông tin bạn đọc gởi về rất nhiều, nhưng để đăng ở TRANG CHÍNH là có chọn lọc…
Bài Báo "Về lại Phong Điền" của Nhà Văn Nguyễn Quang Hà viết về Hồ Xuân Mãn đăng trên Báo Cựu Chiến Binh Việt Nam, tháng 11/2012. Nói về AHLLVTND Hồ Xuân Mãn…nội dung không mới, Quang Hà chỉ tổng hợp lại thành “bài báo” mà thôi.
Bài báo viết về những câu chuyện thật, nghe râm ran từ lâu…ở Phong An, Phong Điền…
Anh Nguyễn Quang Hà, Nhà văn Nguyễn Quang Hà một con người có trách nhiệm đang trăn trở với hai món nợ rất lớn mà chắc viết cho đến khi nhắm mắt xuôi tay cũng không thể nào trả xong.
Hai món nợ mà anh đang gánh trên đôi vai của mình là món nợ đối với nhân dân và món nợ đối với đồng đội. Hơn bốn mươi năm cầm bút, anh đã viết 10 tập tiểu thuyết; 7 tập truyện ngắn, ký, truyện ký; 2 tập thơ cùng với hàng trăm bài báo, anh chỉ mong sao trả được hai món nợ ấy.
Tiểu thuyết Vùng lõm (NXB Quân đội nhân dân, 2008) không chỉ miêu tả cuộc chiến giữa ta và địch mà còn tập trung thể hiện “cuộc chiến” nội bộ giữa ta với ta.
Đó là “cuộc chiến” giữa những người có lý tưởng cao đẹp với những kẻ cơ hội.
Và cuộc đời anh đang sống như vậy…không thế lực nào ngăn nổi ngòi bút anh… không kẻ thù nào ngăn nổi bước chân anh…
Bài báo “HỒ XUÂN MÃN ĐÃ LÀM HƯ HỎNG CÁN BỘ THỪA THIÊN HUẾ NHƯ THẾ NÀO?” được một người bạn gởi qua đường COMMENT, email lunglinhlam@gmail.com từ ngày 09/9, đăng lên trang HỒ XUÂN CHƯA MÃN CUỘC ngày 19/9…ngày 29/9 mới xuất hiện trên báo NGƯỜI CAO TUỔI…bloger Huế đăng lại khá nhiều…
Theo QUANG MINH bài báo mới phản ánh một phần sự thật về Hồ Xuân Mãn…viết một phần bức xúc của những người chiến sĩ cách mạng đã hy sinh, đã mất một phần thân thể, đã sống và chiến đấu trên quê hương Phong Điền, Thừa Thiên Huế…
Họ viết vì đồng đội của họ…
TẠI SAO PHẢI GỠ BỎ?
Trả lời Xóa


Bài đăng trên BÁO NGƯỜI CAO TUỔI
Ông Hồ Xuân Mãn đã làm hư hỏng cán bộ Thừa Thiên Huế như thế nào?
Posted by: Ngô Minh on 30.09.2014


Ông Hồ Xuân Mãn đã làm hư hỏng cán bộ Thừa Thiên Huế như thế nào?

Nhà văn Nguyễn Quang Hà

QTXM - Bạn đọc thân mến. In lại bài này từ báo NGƯỜI CAO TUỔI, chúng tôi muốn những người quản lý cán bộ của Trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế phải xem lại những người mà ông Mãn đã thổi lên thành chức này chức khác. Nếu thất là họ không có trình độ thì phải cho xuống ngay, vì đây là ý nguyện của người dân vì đa phần cán bộ lãnh đạo hiện nay đều lên chức theo lối ấy.

Hồ Xuân Mãn làm bí thư tỉnh ủy, ủy viên trung ương đảng 2 nhiệm kỳ, cho nên dân Huế nói đến Hồ Xuân Mãn là đụng tới quyền lực và tiền.

Nổi tiếng nhất là vụ Hồ Xuân Mãn dùng quyền để làm báo cáo xin phong tặng AHLLVTND. Tất cả có 17 thành tích thì 8 thành tích cướp công đồng đội, 7 thành tích khai khống. Khi đưa về huyện để làm thủ tục, người ký không được đọc, chỉ ký thôi, ký xong không được để lại bản lưu. Ở cấp tỉnh, thường vụ tỉnh ủy, cũng sợ Mãn nên phải làm theo, hội đồng thi đua khen thưởng của tỉnh không họp cũng được chỉ đạo làm biên bản và tờ trình… vi phạm các quy định của Luật thi đua khen thưởng. Có người còn ký xác nhận vào thành tích gian dối của Mãn dù họ không biết gì về thành tích của Mãn.

Bản chất của Mãn là độc đoán, gia trưởng, bản vị, tham lam, háo sắc. Khi nắm quyền cao nhất tỉnh, ông dùng quyền của mình làm hư hỏng cán bộ Thừa Thiên Huế, chỉ dùng họ hàng và những kẻ xu nịnh mình. Bà Hoàng Thị Cam vợ ông là một ví du. Bà là du kích trong kháng chiến chống Mỹ, sau giải phóng làm mậu dịch viên của công ty thương nghiệp Hương Điền, trình độ văn hóa chưa học hết tiểu học, vì thế phải nghỉ chế độ 176. Vậy mà, ông Mãn dùng quyền lực làm chế độ hưu trí và đưa vợ trở thành thành viên Ban sáng lập trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu, và làm Chủ tích hội đồng quản trị của Công ty lâm nghiệp 1 tháng 5 do Hoàng Bàng làm giám đốc.

Còn Hồ Xuân Phán, em ruột Mãn, trong chế độ cũ là đoàn viên nhân dân tự vệ, cùng cha là Hồ Bàng làm toán trưởng bình định cầm súng chống lại cách mạng. Thành tích lớn đến nỗi chính quyền Thiệu tặng cho ông Hồ Bàng một chiếc máy cày. Được các chiến sĩ cách mạng ở Phong An đưa Phán lên rừng làm du kích. Hòa bình Phán về làm bưu điện, năm 1995 được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Bưu điện huyện Phong Điền, dẫu chưa học xong chương trình cấp II. Muốn cho em mở mặt, Mãn đã đưa ông Phán lên làm Bí thư Đảng ủy Bưu điện tỉnh kiêm Trưởng phòng tổ chức rồi về làm Giám đốc Sở thông tin truyền thông, dù chẳng có chút chuyên môn nghiệp vụ gì? .

Vụ ông Hồ Xuân Mãn đứng ra lo cho thông gia là Giám đốc cảng Thuận An thoát tội khi cho chiếc tàu 06 sang Trung Quốc buôn lậu, tàu chìm gần 10 người chết…làm dư luận bức xúc. Con rể ông Mãn tên là Phương tốt nghiệp đại học không xin được việc làm, được cha cho xuống cảng làm việc. Trở thành con rể, ông Mãn cho Phương về Phòng Kế hoạch Tài vụ Sở giao thông Vận tải, lên phó phòng, trưởng phòng rồi Phó giám đốc Sở… bằng những “thủ thuật” tinh vi. Có quyền trong tay, lại có ô dù, Phương trở nên cao ngạo không coi ai ra gì. Mất uy tín ở Sở giao thông Vận tải, ông Mãn dùng quyền “điều” con rể ra làm chủ tịch huyện Hương Trà. Thời gian làm chủ tịch huyện ở đây, con rể ông Bí thư vi phạm nhiều vụ việc về đất đai gây hậu quả nghiêm trọng đến nay giải quyết chưa xong. Đã không bị kỉ luật, Phương được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị cho bước tiến cao hơn. Trước khi về hưu, ông Mãn tổ chức quy hoạch và cơ cấu cán bộ, đưa con rể vào diện quy hoạch cán bộ nguồn, hiện đang học lớp đào tạo cán bộ nguồn chiến lược ở Trung.

Ở Thừa Thiên Huế có nhà hàng Hồ Văn Minh tại Phú Thượng, huyện Phú Vang (cha Minh là đại úy ngụy). Tại đây, khi nhậu nhẹt đã đời, ông Mãn đã ôm hôn một cô gái phục vụ trong nhà hàng, bị cô gái ấy cho ăn một cái tát nổ đom đóm mắt… báo chí lên tiếng ầm ĩ. Để mua sự im lặng ông Mãn đã cho tay chân tới tận nhà cô gái đưa cho cô một khoản tiền lớn để cô chuyển vào Lâm Đồng. đồng thời cấp cho Hồ Văn Minh 2 miếng đất, một mảnh gần 3.000 mét vuông và một mảnh gần 8.000 mét vuông, toàn loại nhất đẳng điền ở thôn Giáp Nhì, xã Hương Vân, Hương Trà để Minh xây dựng khu dịch vụ Massage, karaoke và hoạt động kinh doanh.

Có quyền trong tay, ông Mãn làm nhiều việc bất chấp nguyên tắc, chỉ đạo Sở công an phong cho Trần Công Phú là con cô, con cậu quân hàm đại úy, và đề bạt làm Phó phòng an ninh. Ngồi chưa ấm chỗ, ông Phú được đề bạt làm Phó Giám đốc Sở ngoại vụ dù không biết ngoại ngữ. Rồi trường hợp của Nguyễn Viết Hoạch, có ông nội là lý trưởng gian ác, cha là thành viên tích cực Đảng Cần lao của Diệm, chú là cảnh sát ngụy có nợ máu… Vậy mà ông Mãn đã cho Hoạch về Phong Điền đưa lên làm chủ tịch huyện. Tại đây, ông Hoạch dùng vốn vay để hỗ trợ người nghèo trồng rừng cảu vB và JBIC và 3.204 héc-ta rừng giao hết cho hàng ngũ cán bộ huyện cùng ê kíp và bà con của mình. Để che chở cho Hoạch, ông Mãn lại điều Hoạch lên làm Phó Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, kiêm Cục trưởng Cục Kiểm lâm. Dân gọi đây là vụ Hồ Xuân Mãn đưa tên “địa tặc” huyện lên làm “lâm tặc” tỉnh.

Chuyện Huỳnh Ngọc Sơn được sự nâng đỡ của Hồ Xuân Mãn, làm Phó phòng rồi Trưởng phòng thuế đến nay dư luận còn râm ran. Để trả ơn, biết ông Mãn thích đánh bạc, Sơn mở sòng bạc tại nhà, rồi cung cấp tiền cho ông Mãn chơi. Được phong Cục trưởng Cục thuế Huỳnh Ngọc Sơn có nhiều sai phạm trong quản lí thuế, làm thất thoát tới 70 tỉ đồng. Không những không bị kỉ luật Huỳnh Ngọc Sơn được đề bạt làm Giám đốc Sở Tài chính rồi vào tỉnh ủy. Hay như Nguyễn Hữu Trân còn được Mãn trước giải phóng chỉ là một anh thợ mộc mới học xong cấp II, là liên toán trưởng nhân dân tự vệ, được chính quyền ngụy đánh giá là một người lính tin cậy. Sau giải phóng, làm thế nào Nguyễn Hữu Trân trở thành cán bộ cốt cán của phường Thuận Hòa, rồi được bầu làm bí thư. Dưới bàn tay “đạo diễn” của Bí thư Tỉnh ủy , ông Trân làm Phó Giám đốc Sở Thương mại, kiêm Cục Trưởng Cục Quản lí thị trường, không lâu sau ngồi vào ghế Phó Chủ tịch tỉnh, Tỉnh ủy viên Trưởng ban Quản lí các khu công nghiệp của tỉnh..

Chuyện Hồ Xuân Mãn dùng quyền lực với danh nghĩa là luân chuyển cán bộ làm nhiều người không dám đấu tranh gì cả, thậm chí còn thỏa hiệp để cùng hưởng lợi… Vì vậy, nói Hồ Xuân Mãn đã làm hư hỏng đội ngũ cán bộ ở Thừa Thiên Huế là do thế.
( Nguồn: người cao tuổi)

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

ĐẢNG VỤ...ĐỪNG LÃNG ĐÃNG

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

1.

Phi Vân Thái Tăng  13:37 Ngày 05 tháng 10 năm 2014

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tứ Hạ, ngày 30.7.2013

ĐƠN XIN PHẢN ẢNH

Kính gởi: 
Uỷ ban kiểm tra trung ương Đảng CSVN;
Uỷ ban kiểm tra tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

Tôi tên là LÊ VĂN UYÊN
Sinh năm 1937
Quê quán: Phong Sơn, Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
Hiện trú tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế.

Tôi tham gia hai cuộc kháng chiến cứu nước cho đến nay đã gần 50 năm tuổi Đảng.
Năm 1972 cho đến sau ngày giải phóng, tôi là HUV, Trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền.
Tôi xin cung cấp để các cơ quan chức năng thẩm tra làm rõ việc vào Đảng của đ/c Hồ Xuân Mãn.

Tôi đã nhiều lần gặp đồng chí Hoàng Chí Công (Đợi) ở cùng quê đồng chí Hồ Xuân Mãn.
Từ 1965 đến 1975 đồng chí Hoàng Chí Công đã làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm, đã hai lần đồng chí nói với tôi rằng đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng lúc nào, ở Chi bộ nào, ai là người giới thiệu đồng chí Hồ Xuân Mãn mà đồng chí không biết.

Nếu kết nạp đầu năm 1974 thì cả năm 1974 đồng chí Hồ Xuân Mãn chưa hề sinh hoạt với Chi Đảng bộ thôn Phò Ninh và xã Phong An.

Đồng chí Thái Bình Dương cũng làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm nhưng đồng chí cũng nói đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng do ai giới thiệu và chi bộ nào kết nạp đồng chí Thái Bình Dương cũng không biết.

Gần đây đồng chí Thái Bình Dương ở Huế có gặp đồng chí Trần Văn Minh cũng đã làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm, đồng chí Trần Văn Minh nói với đồng chí Thái Bình Dương, việc vào Đảng của đồng chí Hồ Xuân Mãn do ai giới thiệu và Chi bộ nào kết nạp đồng chí Trần Văn Minh cũng không biết.

Riêng tôi, từ năm 1972 là Trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền, người chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ lý lịch đề nghị kết nạp đảng viên từ các chi, đảng bộ trong huyện để báo cáo Thường vụ huyện ủy Quyết định.

Việc đồng chí Hồ Xuân Mãn khai vào Đảng ngày 11 tháng 01 năm 1974, thì cuối năm 1973 và đến hết cả năm 1974 tôi chưa hề thấy hồ sơ đề nghị kết nạp đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng của chi, đảng bộ nào trình lên để báo cáo cho Thường vụ huyện ủy Phong Điền chuẩn y.

Vậy tôi xin phản ảnh để các cấp xem xét lại.

Người phản ảnh
LÊ VĂN UYÊN
ĐT 0546514480
Trả lời


2.

Nguyễn Thái  14:21 Ngày 05 tháng 10 năm 2014

Bác Uyên, 78 tuổi đời - 50 tuổi Đảng
HUV, Trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền những năm chống Mỹ, khi Hồ Xuân Mãn đang là một du kích ở làng Phò Ninh, xã Phong An…
Phản ánh một việc hệ trọng như vậy với tổ chức Đảng có thẩm quyền đã 15 tháng…

XIN HỎI CÁC ÔNG:
1. UVTW Đảng, Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện
2. P. Bí thư trực Đảng Trần Thanh Bình
3. P. Bí thư, chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao
4. Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Lê Viết Bá
5. Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà
Có hay không có vấn đề liên quan đến đảng tịch của đảng viên Hồ Xuân Mãn?


XIN HỎI CÁC ÔNG:
1. UVTV, Bí thư thành ủy Huế Nguyễn Kim Dũng
2. P. Bí thư trực Đảng Lê Quang Dũng
3. P. Bí thư, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Thành
Thành ủy Huế đang quản lý hồ sơ đảng viên Hồ Xuân Mãn, là đơn vị công nhận và trao huy hiệu 40 tuổi Đảng cho đảng viên Hồ Xuân Mãn…có nghĩa là Thành ủy Huế đã công nhận ngày vào Đảng của đảng viên Hồ Xuân Mãn là ngày 11/01/1974.

Đề nghị Thành ủy Huế khẳng định đảng tịch của đảng viên Hồ Xuân Mãn không có vấn đề nghi vấn, công bố phản ánh của đ/c Lê Văn Uyên là không có cơ sở, liên hệ với tổ chức Đảng có liên quan xem xét có hình thức kỷ luật với đảng viên Lê Văn Uyên vì đã nêu vấn đề SAI làm ảnh hưởng đến thanh danh của UVTW Đảng Hồ Xuân Mãn, tổn hại uy tín của Đảng CSVN.

CÓ là CÓ, KHÔNG là KHÔNG...sự im lặng của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Thành ủy Huế là chưa làm hết nhiệm vụ định hướng dư luận. Không minh bạch.
Trả lời


3.

Tôn Nữ Hoàng Lan  05:09 Ngày 06 tháng 10 năm 2014

Không thể tin được trong Đảng lại có một đảng viên cao cấp mà đảng tịch không rõ ràng.

Tôi là một đoàn viên TNCSHCM, chỉ cần gương mẫu trong sinh hoạt, cố gắng trong học tập, đến năm thứ hai trong nhà trường là tôi đã được kết nạp vào Đảng.

Ông Hồ Xuân Mãn có 11 năm ở chiến trường, trở thành Anh hùng lưc lượng vũ trang nhân dân…con người này có thành tích vượt trội, đặc biệt xuất sắc…nhưng đến 10 năm chiến đấu vẫn chưa được kết nạp Đảng. Tại sao?

Tôi còn thắc mắc lớn hơn…đến ngày 11/01/1974 mới được kết nạp vào đảng viên dự bị, nhưng những người làm công tác tổ chức lại không biết. TẠI SAO?

Đề nghị Bác Thiện, UVTW Đảng, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế trả lời thắc mắc của đảng viên trẻ…
Trả lời  Xóa


4.
Gỡ bỏ theo yêu cầu của Tu Sĩ Thích Quảng Pháp  18:52 Ngày 07 tháng 10 năm 2014


>>Thành ủy Huế cần công bố Hồ Xuân Mãn có ĐÚNG 40 TUỔI ĐẢNG