Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Chuyện “Mãn Truyền” và giọt mồ hôi của người miền Trung

XUÂN DƯƠNG
01/12/14 07:02
Nguyễn Ngọc Thiện (bìa trái), tranh cup Friendship luân lưu tại sân Diamond Bay, Nha trang.




Nguyễn Ngọc Thiện (có trùm khăn che nắng) cùng các gôn thủ tranh tài trên 18 lỗ
Nguyễn Ngọc Thiện ở đấu trường Châu Âu
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Nguyễn Ngọc Thiện chủ trì tế buổi lễ tế Giao 2014.
Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế - Nguyễn Ngọc Thiện làm Chủ tế
Hai kiểu vái khác nhau


TAO-MÀY đều trắng răng
Các ông cầu TRỜI, còn tui chắc chiu nuôi HEO để đóng góp cho xã hội

(GDVN) - Giọt mồ hôi của người dân ở đâu cũng mặn, với miền Trung nắng lửa, gió lào lại càng mặn hơn nơi khác...
Bốn năm trước, vào ngày 21/8/2010 ông Hồ Xuân Mãn được trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân sau hai nhiệm kỳ làm Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế (2000-2010).
Bốn năm sau ngày ông Mãn trở thành “anh hùng”, đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin: “Chuyện anh hùng "rởm" Hồ Xuân Mãn bị “lột” danh hiệu”. Bản tin viết: “Có lẽ, nếu đi kèm danh hiệu được tôn vinh, không có các khuyến khích vật chất hay các điều kiện mang lại lợi lộc khác (ví như kéo dài tuổi công tác, thời gian tại vị…) thì chưa chắc người ta đã bất chấp liêm sỉ như vậy? Có ai đó đã nói nhân dân tinh tường lắm, những người một lòng vì nước vì dân thì dù không có huân chương đỏ ngực nhưng vẫn được dân tin yêu, quí trọng, tôn thờ. Ngược lại, thì chỉ làm bia miệng để người đời khinh bỉ”.[1]
Có lẽ ngôn từ báo chí không thể tìm các từ ngữ nào nặng nề hơn so với các từ mà VOV.VN đã dùng như “bất chấp liêm sỉ” hay “người đời khinh bỉ”.
Vì sao mảnh đất hiền hòa với những con người rất đỗi dịu dàng, thanh cao, với di tích cố đô được cả thế giới công nhận ấy lại có một người con lạc lối như ông Hồ Xuân Mãn?
Chắc chắn mười năm ông Mãn ngự trên vị trí cao nhất của mảnh đất cố đô, không ít người đã xem ông là hình mẫu lý tưởng cho con, cho cháu và cũng cho chính bản thân mình noi theo? Phải chăng đó chính là nguyên nhân khiến cho Thừa Thiên - Huế hôm nay lại được nhắc đến với sự cố mà hầu hết người dân thường còn hiểu, chỉ một vài lãnh đạo cao nhất tỉnh này là không hiểu?
Thông tin UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế quyết định dừng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine trên đèo Hải Vân với những giải thích của ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh khiến cho người ta cảm thấy có cái gì đó thật khó chấp nhận.
Vị Chủ tịch này khẳng định, rằng Thừa Thiên - Huế đã làm đúng quy trình và “đã thông qua Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thẩm định dự án”, rằng “ "Nếu như phân tích thì có những quy hoạch quốc phòng riêng, lâu nay phía tỉnh cũng chưa rõ lắm, giờ nắm rõ rồi thì dừng thôi". [2]
Khi vụ việc bị truyền thông đặt vấn đề và dư luận xã hội chê trách thì ông Cao vội đổ trách nhiệm cho cấp dưới: “Ban quản lý Khu kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô khi cấp phép đã qua Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh. Ai có ý kiến với việc đó rồi thì phải chịu trách nhiệm".
Phụ họa với quan điểm của ông Cao, đại tá Trần Đình Phòng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng "Quân khu V nói đất cấp cho dự án thuộc đất quân sự cấp độ 1 là không phải. Cả đèo Hải Vân là đất cấp độ 1 thì kinh tế phát triển kiểu gì? Có những cái cần phục vụ quốc phòng nhưng cũng phải phát triển đất nước nữa". [3]
Nghe ông Chủ tịch Cao trao đổi với truyền thông người ta cứ ngỡ ông nói về chuyện mua mớ rau, con cá chứ không phải chuyện 200 ha đất với hơn 5.000 tỷ đồng làm ăn với người Trung Quốc. Thật kỳ lạ, trên ông Cao còn vị Bí thư nổi tiếng (giải nhì chơi golf sân 18 lỗ), dưới ông còn cả Bộ đội, Công an, Tài nguyên Môi trường… vậy mà “lâu nay phía tỉnh cũng chưa rõ lắm”. Thế thì các ông ngồi đó làm gì, sao các ông lại phủi tay cho rằng “ai có ý kiến với việc đó rồi thì phải chịu trách nhiệm”? Làm đến Chủ tịch một tỉnh mà về an ninh quốc gia lại nói rằng “tỉnh cũng chưa rõ lắm”. Với phát ngôn như thế người dân nên hiểu thế nào về khả năng lãnh đạo của vị chủ tịch này?
Có phải mấy vị lãnh đạo cao nhất tỉnh Thừa Thiên - Huế không được cấp dưới báo cáo nên không biết tỉnh nhà có dự án trên đèo Hải Vân? Hay là có biết nhưng vì các vị chưa “bút phê gà chết” nên không thể quy trách nhiệm cho các vị? Còn với ông đại tá Phòng, liệu ông có thể chứng minh dự án cho người Trung Quốc thuê trên đèo Hải Vân thực sự góp phần “phát triển đất nước”?
Bốn năm sau khi ông Hồ Xuân Mãn về hưu, người ta thấy cái văn hóa “Xuân Mãn” vẫn chưa thực sự hưu hẳn, vẫn lảng vảng trong lời ăn, tiếng nói, việc làm của một “bộ phận không nhỏ” lãnh đạo Thừa Thiên - Huế hiện tại.
Có điều ông Mãn gian dối một cách thầm kín khi khai báo thành tích, đến nỗi nghe nói các đồng đội cũ muốn tố cáo ông phải mất hai năm mới sưu tầm được bản thành tích “anh hùng” mà ông khai báo, còn một số người kế tục sự nghiệp của ông ở Thừa Thiên - Huế hiện nay một mặt thì công khai khẳng định họ “làm đúng quy trình”, mặt khác lại ỡm ờ “ai có ý kiến với việc đó rồi thì phải chịu trách nhiệm”. Vậy thì phải cùng nhau tìm xem những ai là người phải chịu trách nhiệm?
Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho thấy, trong danh mục “các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh”, Ban Quản lý khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô là một đơn vị tương đương cấp sở. Ban Quản lý này đã công bố 73 thủ tục cho các cá nhân, đơn vị đầu từ vào KKT Chân Mây-Lăng Cô.[4]
Là cấp dưới trực thuộc UBND tỉnh, ông Trưởng ban quản lý KKT Chân Mây-Lăng Cô có dám tự mình ký kết hợp đồng với đối tác Trung Quốc mà không thông qua Tỉnh ủy và UBND không? Điều này chắc chắn là không xảy ra, vậy thì người phải chịu trách nhiệm chính cho việc phê duyệt dự án phải là Bí thư tỉnh ủy, ông Nguyễn Ngọc Thiện và Chủ tịch UBND Thừa Thiên - Huế ông Nguyễn Văn Cao chứ không phải ai khác.
Không dũng cảm nhận thiếu sót cũng là một biểu hiện của sự gian dối giống ông Hồ Xuân Mãn, nhưng còn tệ hơn ông Mãn là có người đang định đổ hết trách nhiệm cho cấp dưới của mình.


Từ chuyện những người “kế tục sự nghiệp” của ông Mãn ở Thừa Thiên - Huế, người ta có thể liên tưởng đến khá nhiều chuyện khác, chẳng hạn chuyện người “kế tục dòng tộc” của ông Trần Văn Truyền.
Đại tá Đoàn Thế Tân, người phát ngôn Công an tỉnh Bến Tre cho biết, sắp tới Công an tỉnh sẽ kiểm tra những vấn đề liên quan tới tài sản của Đại uý Trần Hoàng Anh, cán bộ công an tỉnh, con trai ông Trần Văn Truyền. Theo Vietnamnet.vn vị đại úy này mới 33 tuổi, nghĩa là mới làm việc được khoảng 10 năm nhưng đã có khối tài sản đáng giá hơn chục tỷ. [5] Sơ sơ trừ tất cả chi phí sinh hoạt, mỗi năm vị đại úy này “tiết kiệm” được khoảng một tỷ?
Nếu quả thật Công an Bến Tre sẽ kiểm tra tài sản của đại úy Trần Hoàng Anh thì thế nào rồi cũng có lúc người ta sẽ nghĩ đến một gia đình cán bộ khác ở tận ngoài Bắc. So về gia thế, hai ông bố đều có phẩm hàm tương đương, sự khác nhau là một vị đã hưu còn một đương chức. Hậu duệ của hai vị này tuổi cũng tương đương, đều ngoài 30, đều “dồn điền đổi thửa” tại quê nhà, dinh thự của vị ngoài Bắc tuy đang xây dựng nhưng đã được Vnexpress đánh giá là khoảng hơn 4 tỷ. [6]. Ở Bắc sau khi ông bố bị UB KTTƯ nhắc nhở phải “tự phê bình nghiêm túc” thì con trai từ lãnh đạo cấp phòng trở thành lãnh đạo cấp sở, còn ở Nam không biết vị đại úy nọ sẽ thế nào?
Cổ nhân nói “trong các tội bất hiếu, không có con nối dõi (mãn truyền) là bất hiếu lớn nhất”. Câu chuyện “Mãn Truyền” nếu kết thúc ở đây thì quả thật khó ăn khó nói với bàn dân thiên hạ. Còn nếu mà “Truyền tiếp”, tỷ như bắt chước Bến Tre, tìm xem con ông Bí thư tỉnh nọ ngoài Bắc lấy đâu lắm tiền mà “dồn điền đổi thửa”, mà xây dinh cơ khủng thì mới là nhà có phúc, mới để lộc cho con, cho cháu mai sau.
Vào Nam, ra Bắc rồi thì cũng đến lúc phải quay lại khúc ruột miền Trung, vậy thì cần đặt câu hỏi: “Thừa Thiên - Huế dừng dự án ai phải bồi thường thiệt hại cho đối tác”? Làm ăn kinh tế đừng có mơ đến chuyện hữu nghị láng giềng năm chữ bảy chữ, nhất là với những kẻ tham lam muốn nuốt cả thiên hạ. Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì đã rõ, vấn đề là chỉ rõ ai thiếu trách nhiệm gây hậu quả?
Chủ trương, đường lối phải do tỉnh ủy, đứng đầu là ông Nguyễn Ngọc Thiện chỉ đạo, thực hiện phải do UBND đứng đầu là ông Nguyễn Văn Cao quyết, đó là hai người chịu trách nhiệm chính, liên quan sẽ là các bộ phận như Ban quản lý KKT Chân Mây-Lăng Cô, Sở Kế hoạch Đầu tư, Tỉnh đội Thừa Thiên - Huế …
Không thể lấy tiền thuế của dân để trả giá cho sự thiếu trách nhiệm của quan chức. Song song với việc kiểm điểm trách nhiệm, nếu có vi phạm cần có biện pháp phong tỏa tài sản để nếu cần thì đấu giá lấy tiền mà đền.
Còn một việc khác cũng là việc cần làm ngay, ấy là đưa ngay những vị có liên quan đến dự án trên đèo Hải Vân ra Bệnh viện hữu nghị Việt Xô kiểm tra sức khỏe, tránh để sau này họ lại bị bệnh hiểm nghèo như ông Hồ Xuân Mãn, rồi lại phải mất công phải truy tìm cái bệnh viện quốc tế miền trung nào đó đã cấp cho họ cái chứng nhận “bệnh hiểm nghèo”!
Giọt mồ hôi của người dân ở đâu cũng mặn, với miền Trung nắng lửa, gió lào lại càng mặn hơn nơi khác. Đó là một thực tế, chẳng phải văn hóa cao siêu gì mới nhận thức được./.

Tài liệu tham khảo:

Ui chao..."phải u xơ tiền liệt tuyến" mới ngang tài Mãn. Truyền ơi!

 

Dư luận phê phán ông Trần Văn Truyền “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô tài sản”

“Có được Bản kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo về dấu hiệu vi phạm chính sách nhà, đất (thực chất là tham nhũng) của ông Trần Văn Truyền, chúng tôi mừng lắm, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân gắn bó với Đảng hơn. Cảm ơn nhóm phóng viên và Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi đã vượt qua mọi sự nghiệt ngã, thể hiện bản lĩnh vững vàng, rất kiên cường, dám đấu tranh chống tham nhũng bằng nghĩa vụ và trách nhiệm công dân với Tổ quốc”. Nhiều cán bộ lão thành, cán bộ hưu trí, bạn đọc trên mọi miền nhắn tin, điện thoại tới Tòa soạn Báo Người cao tuổi khẳng định như vậy!…
Ông Trần Văn Truyền từng là quân nhân “đào ngũ”…
Theo điều tra của Báo Người cao tuổi tại Bến Tre, ông Trần Văn Truyền xuất thân từ một quân nhân ở Đại đội 3, Tiểu đoàn 516. Khi ra trận, do trực thăng của địch ruồng bố, chiến sĩ Trần Văn Truyền bỏ ngũ, trốn về làm công tác Đoàn Thanh niên ở huyện Ba Tri. Do “quan hệ” với con gái Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy, ông bố vợ tương lai bố trí “chàng rể” làm ở Ban Tổ chức Huyện ủy. Sau này ông Truyền báo cáo tổ chức, do bị thương nên không quay về đơn vị cũ. Vậy ngọn gió nào đưa ông lên chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, rồi lên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre. Ngồi ghế này, lợi dụng lúc Bí thư Tỉnh ủy đi họp Trung ương, ông Truyền “hiến kế” rút ngân sách của Ban Tài chính Quản trị phân phát cho mỗi Tỉnh ủy viên một xe gắn máy Drem II trị giá 20 triệu đồng. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được gấp đôi (40 triệu đồng). Nhiều cán bộ lão thành đã nghỉ hưu gửi đơn tố cáo lên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu lúc ấy và có chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc. Vậy mà ông Truyền vẫn lên giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi lên cao hơn ở ngoài Trung ương. Nhiều cán bộ lão thành ở Bến Tre nhận xét: “Ba Truyền tham nhũng có truyền thống!”. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham ô, vụ lợi, khai man tài sản, dối lừa. Ngay khi Báo Người cao tuổi phát hiện đăng bài báo đầu tiên về ông Trần Văn Truyền thì ông Cao Văn Trọng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre trả lời với báo chí về khu đất 16.567,4m2 của con trai và 8.000m2 đất của con gái ông Truyền mua với nhiều căn nhà ở các nơi, con trai ông Truyền mua rồi “san lấp cải tạo lại, nhà ông Truyền xây cũng nhỏ, đơn sơ, đồ đạc không có gì”. Phát ngôn bao che, đánh lừa dư luận của ông Cao Văn Trọng như thế cũng cần xem xét lại tư cách, cán bộ. Nhân dân Bến Tre ví von ông Trọng “là Lê Lai cứu chúa… chổm”. Khu đất 315m2 ông Truyền làm nhà cho thuê tại số 598 – B5, đường Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, tuy ông Truyền không có đơn xin cấp đất và cũng không có xác nhận của cơ quan, nhưng ông Huỳnh Văn Be, Chủ tịch UBND tỉnh lúc ấy vẫn biếu không. Con trai ông Be mới chỉ Thiếu úy cũng được bố cấp hàng nghìn mét vuông xây biệt thự. Khu đất này nguyên là ruộng canh tác hợp pháp của một hộ gia đình có 11 nhà giáo, trước giải phóng miền Nam bị chế độ Ngụy quyền chiếm đoạt, sau giải phóng hộ dân này gửi hàng trăm lá đơn xin lại thì ông Huỳnh Văn Be quyết định không trả (11/12 người trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị xem xét, giải quyết) ông Be giữ lại phân phát cho 10 cán bộ của tỉnh.
Dư luận đặt câu hỏi, bà mẹ nuôi cho ông Truyền có biệt thự ở Quận 9, TP Hồ Chí Minh lại là người nhận ông làm con nuôi vào thời điểm ông làm Tổng TTCP. Con gái ông Truyền được vào làm việc tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí, con rể từ Công an xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Bến Tre) được lên “làm quan” ở Cục Cảnh sát Giao thông phía Nam thuộc Bộ Công an. Con dâu ông được làm đại lí độc quyền bia Sài Gòn trong tỉnh, v.v… Nếu là con thương binh, liệt sĩ, con của những anh hùng liệu có xin được công việc dễ dàng vậy không? Chuyện ông Trần Văn Truyền chui sâu, leo cao để tham nhũng không thể xử lí hành chính như những kẻ ăn cắp chó, ăn cắp xe đạp…? Nhiều cán bộ lão thành bức xúc về công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng và quản lí cán bộ. Ngoài chuyện tham ô tham nhũng, lừa dân, dối Đảng có hệ thống, ông Truyền còn khai man lí lịch khi ứng cử Đại biểu Quốc hội ở Bến Tre. Tuy chưa có bằng cấp III bổ túc văn hóa, nhưng ông vẫn vào học Đại học Luật Khóa I tại chức ở tỉnh lị Bến Tre, kê khai sơ yếu lí lịch trích ngang “Tốt nghiệp Đại học Luật”. Chúng tôi đến Trường Đại học Luật Hà Nội, được Trưởng khoa Tại chức cho xem sổ lưu thì thấy danh sách 21 học viên không đủ điều kiện thi tốt nghiệp, trong đó có thí sinh Trần Văn Truyền đứng hàng số thứ tự thứ sáu, v.v…


Nỗi trăn trở của người cầm bút chống tham nhũng
Để tìm được căn bệnh “lợi dụng chức vụ quyền hạn tham nhũng” của ông Trần Văn Truyền, theo chỉ đạo của Tổng Biên tập, nhóm phóng viên Báo Người cao tuổi phải tiêu tốn nhiều thời gian, công sức, vượt qua bao rào cản khắc nghiệt và miệng người cười chê, oán trách mới có được những thông tin chính xác, những tấm ảnh cụ thể. Khó khăn nhất là tất cả nhà, đất với hàng chục sổ đỏ đều do vợ, con ông Truyền đứng tên chủ sở hữu, ở nhiều địa phương nên việc đi lại, xác minh không đơn giản. Chính quyền các địa phương (ngoài tỉnh Bến Tre) không biết tên tuổi vợ, con ông Truyền. Mặt khác, khi phóng viên đề cập tới ông Tổng TTCP thì số đông cán bộ địa phương đều tỏ ý lo sợ, không dám cung cấp thông tin. Đi đến đâu chúng tôi cũng nhận được câu trả lời việc này “không biết”. Có những người xem chúng tôi là những cây bút chuyên xoi mói chuyện đời tư người khác đã nghỉ hưu.
Trong thời gian trông chờ kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chúng tôi đã nhận một số tin nhắn hăm dọa, thô tục.
Về Bến Tre thì ông Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tổng thu ngân sách của tỉnh không đủ nuôi riêng ngành Giáo dục. Trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Bến Tre có 35.376 liệt sĩ, 15.154 thương binh, 1.506 bệnh binh và 2.205 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Toàn tỉnh vẫn còn 31.657 hộ nghèo, chiếm 8,59%. Vậy mà ở vùng đất nghèo khó này lại mọc lên “Vườn phố Thường vụ” do nhiều cán bộ cấp cao của tỉnh lợi dụng Nghị định 61/NĐ-CP tạo lập lên theo “phong trào” tham nhũng tập thể để chiếm nhà mặt tiền rồi bán hoặc cho thuê. Thiếu tướng, cựu Giám đốc Công an tỉnh Hồ Quốc Việt thì tổ chức đường dây làm hộ chiếu giả cho nhiều đối tượng xấu ra nước ngoài dễ dàng. Ông Trần Văn Truyền, cựu Tổng TTCP xây dựng dinh thự trên vùng đất nghèo khó này.
Trở lại Hà Nội, trên những chuyến bay mây mù dày đặc, trong giấc ngủ chập chờn, chúng tôi cứ bị ám ảnh về khu biệt dinh đồ sộ của ông Truyền đang gặm nhấm sâu vào từng khúc xương tủy của hàng triệu liệt sĩ trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Trao đổi với chúng tôi, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Vị, cựu Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, cựu Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Bến Tre, 65 năm tuổi Đảng cho biết: “Tôi rất mừng khi đọc được thông cáo báo chí về Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với ông Trần Văn Truyền. Từ một thanh niên “đào ngũ” mà trở thành Bộ trưởng, chạy giặc mà dám khai báo với tổ chức là bị thương rồi bỏ trốn. Những kẻ như vậy cần phải xử lí đúng quy định của Đảng và pháp luật, dân mới tin và gắn bó với Đảng hơn. Tôi và nhiều anh em cán bộ lão thành khác đang trông chờ, vì đây mới chỉ là kết luận trên giấy”.
Ông Phan Thanh Giảng, cựu Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cựu Giám đốc Sở Thương mại Bến Tre, 70 năm tuổi Đảng khẳng định: “Ba Truyền gian trá, xảo quyệt, nhà đất, tiền của mênh mông như thế mà thiếu trung thực, ông này không còn tư cách là đảng viên, cần xử lí nghiêm minh. Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới chỉ đề cập tới nhà, đất, còn chuyện mua chức quyền mà ông ta kí bổ nhiệm, nâng hàm cấp hơn 60 người trước khi nghỉ hưu thì chưa thấy Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề cập tới? Tôi lo nhất là xử lí kiểu “giơ cao đánh khẽ”. Nếu cán bộ cấp cao nào cũng thế, thử hỏi đất nước còn gì, dân còn gì, dân sẽ tin vào đâu? Thật đau lòng ở một vùng đất có truyền thống cách mạng mà lại sinh sôi, nảy nở thứ hoa dại như vậy? Nếu không có bản lĩnh, nhiệt huyết, trí tuệ của những người cầm bút ở Báo Người cao tuổi, ý chí đấu tranh bảo vệ lẽ phải của ông Tổng Biên tập thì khó có thể tìm ra những con sâu dân mọt nước ấy. Tôi đề nghị Trung ương phải kịp thời khen thưởng Báo Người cao tuổi, con chim đầu đàn trong công tác chống tiêu cực, phòng chống tham nhũng trong giới báo chí.
 Trường Sơn – Hồng Lĩnh

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

TRỐNG ĐÁNH XUÔI, KÈN THỔI NGƯỢC

Ông Thiện nói một đường

Hải Phong
Dân Việt
Bí thư Thừa Thiên Huế nói gì về dự án khu nghỉ dưỡng trên đèo Hải Vân? Bên hành lang Quốc hội chiều 19.11, trả lời báo giới, ĐBQH Nguyễn Ngọc Thiện – Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã chia sẻ về dự án khu du lịch nghỉ dưỡng World Shine mà UBND tỉnh này đã cấp phép cho một nhà đầu tư nước ngoài triển khai trên đèo Hải Vân.
ĐBQH Nguyễn Ngọc Thiện – Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
"Chúng tôi đang cho kiểm tra rà soát lại xem quy trình, quy định đối với dự án này thế nào. Sau đó sẽ họp và báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hiện tôi cũng đang đợi UBND tỉnh rà soát và báo cáo lại một cách cụ thể về quy trình triển khai dự án này", ông Thiện cho biết.
Việc UBND TP Đà Nẵng và Quân khu 5 có ý kiến phản đối việc triển khai dự án này, quan điểm của ông thế nào?
- Khi nhận được thông tin Đà Nẵng và Quân khu 5 phản đối, tôi có hỏi các anh trong UBND tỉnh về quy trình thủ tục cấp phép thì được họ có báo cáo rằng: Tất cả đều bảo đảm theo quy định của Chính phủ. Khu vực triển khai của dự án nằm trên địa bàn của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Các văn bản của Thủ tướng Chính phủ quy hoạch về Khu kinh tế Lăng Cô đều thể hiện rõ điều đấy. Còn liên quan đến các vấn đề nhạy cảm khác như quốc phòng, an ninh, các cơ quan chức năng cũng đã xin ý kiến của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Biên phòng và Quân khu 4. Theo báo cáo thì các đơn vị này đều đồng ý bằng văn bản. Dự án này được cấp phép năm 2013.
Đây có phải là dự án xây dựng lớn nhất của tỉnh từ trước tới nay không, thưa ông?
- Không phải dự án lớn nhất. Dự án này phù hợp với quy hoạch khu kinh tế Lăng Cô. Qua sự việc này chúng tôi cũng nhận thấy phải thận trọng xem xét lại và báo cáo Chính phủ. Tuy nhiên, đến giờ phút này tôi xin khẳng định tất cả thủ tục cấp phép đều theo đúng quy định.
Trong quá trình xin ý kiến các đơn vị liên quan ở tỉnh, ông có nghe thấy ý kiến nào đề nghị nên cân nhắc hoặc rút lại dự án không?
- Tôi không nghe thấy.
Còn ý kiến của Bộ Quốc phòng khẳng định sẽ không đồng ý cho triển khai dự án này?
- Cái này chúng tôi mới nghe thôi. Nếu có văn bản chính thức chúng tôi sẽ chỉ đạo xem xét.
Vì sao dự án này lại không xin ý kiến của Bộ Quốc phòng, thưa ông?
- Chúng tôi đã xin ý kiến Bộ chỉ huy quân sự tỉnh rồi.
Khi mình cấp phép cho chủ đầu tư dự án, có tính tới yếu tố nước ngoài ở khu vực quốc phòng, an ninh?
- Các nhà đầu tư nước ngoài đến mình đều quan tâm. Trước đó Thừa Thiên Huế đã cấp phép cho nhà đầu tư Singapore. Còn đây là dự án của nhà đầu tư Hồng Kông.
Trong trường hợp dự án không triển khai nữa thì quan điểm của tỉnh ra sao, thưa ông?
- Cái đó sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật. Nếu Chính phủ quyết định như thế nào thì mình sẽ chấp hành như vậy.
Khu vực triển khai dự án đang có tranh chấp với Đà Nẵng, sao hai bên không cùng ngồi lại để xem xét thưa ông?
- Theo quyết định của Chính phủ thì đây thuộc Thừa Thiên Huế chúng tôi có quyền quyết định. Chúng tôi đã rà soát hết rồi. Tuy nhiên, vì phía Đà Nẵng phản đối nên chúng tôi đang giao rà soát lại một cách thận trọng, xem thử quy trình thủ tục như thế nào. Còn khu vực này rõ ràng nằm trong phạm vi của tỉnh nên không có gì để trao đổi với Đà Nẵng cả. Chúng tôi chỉ trao đổi với cấp trên. Chúng tôi đã cấp phép cho chủ đầu tư từ năm 2013 mà đến bây giờ mới họ phản đối thì thực sự câu chuyện là gì ? Nếu có ý kiến từ trước thì chúng tôi sẽ xem xét ngay.
Xin cảm ơn ông !

 

Ông Cao làm một nẽo

Kiểm điểm cá nhân, đơn vị tham mưu 'dự án trên đèo Hải Vân'

Đăng Bởi Một Thế Giới - 18:03 27-11-2014


Dự án khu nghỉ dưỡng quốc tế World Shine ở Cửa Khẻm, trên núi Hải Vân, đã vấp phải phản ứng quyết liệt vì nằm ở vị trí nhạy cảm
Ngay sau khi tỉnh Thừa Thiên -Huế cấp giấy chứng nhận đầu tư xây dựng dự án khu nghỉ dưỡng quốc tế World Shine ở Cửa Khẻm, trên núi Hải Vân, đã vấp phải phản ứng quyết liệt của chính quyền thành phố Đà Nẵng và dư luận xã hội. Đến ngày 26.11, tỉnh Thừa Thiên -Huế đã quyết định dừng triển khai dự án.

Kiểm điểm cá nhân, đơn vị tham mưu dự án

Sau khi tạm dừng dự án, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan kiểm tra lại toàn bộ quy trình, trình tự thủ tục triển khai dự án; rà soát kỹ những vướng mắc, sai sót trong quá trình phối hợp thẩm định dự án đầu tư.
Đặc biệt, ông Cao yêu cầu nghiêm túc rút kinh nghiệm, kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân, đơn vị mình trong việc tham mưu, đề xuất về dự án.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ Đội Biên phòng tỉnh cũng đã làm việc với Bộ Tư lệnh Quân khu IV, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng để rà soát các quy hoạch và phạm vi các công trình, khu vực quân sự, quốc phòng tại khu vực này theo Quyết định 2412/QĐ-TTg ngày 19.11.2011 của Thủ tướng Chính phủ; báo cáo UBND tỉnh.
Theo ông Nguyễn Văn Cao, tỉnh thống nhất chủ trương dừng thực hiện dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế World Shine - Huế. Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô làm việc với Chủ đầu tư để thống nhất về việc dừng thực hiện dự án và xử lý các tồn tại liên quan; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
Ông Nguyễn Văn Cao khẳng định, sau khi nhận nhiều ý kiến phản đối việc cấp giấy phép đầu tư khu du lịch ở mũi Cửa Khẻm thuộc khu vực núi Hải Vân, UBND tỉnh đã kiểm tra lại vị trí này và nhận thấy “có vấn đề về an ninh quốc phòng” nên tỉnh quyết định dừng triển khai dự án, chấp nhận giải quyết hậu quả từ yêu cầu của nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Quê, Phụ trách Ban Quản lý khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô cho biết, Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô cũng đã làm việc với phía dự án ngày 26.11 và Công ty cổ phần Thế Diệu đồng ý dừng dự án. Tuy nhiên hiện tại công ty chưa đưa ra mức bồi thường là bao nhiêu.
“Cứ sợ tỉnh làm liều”
Nhiều người dân Huế vui mừng trước thông tin dự án của “người Trung Quốc” trên đỉnh núi Hải Vân. Họ cho rằng tỉnh đã kịp thời nhận ra việc đã quá vội vàng cấp phép dự án, “cầm đèn trước ô tô”, tuy nhiên cũng kịp thời thấy sai để chấn chỉnh.
Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đồng ý cấp phép gần 200ha đất ở khu vực đèo Hải Vân cho Công ty cổ phần Thế Diệu (thuộc Công ty TNHH World Shine Hong Kong- Trung Quốc) để thực hiện Dự án xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine- Huế. Dự án có tổng mức đầu tư lên đến 250 triệu USD.
Tuy nhiên, quyết định này vấp phải sự phản đối của nhiều chuyên gia an ninh quốc phòng.
Ông Nguyễn Thái Sơn, chủ quán cà phê Sơn, trên đường Hoàng Hoa Thám cho biết: “Việc tỉnh dừng triển khai dự án đã thể hiện tỉnh nói được làm được như tuyên bố mới đây của tỉnh “không làm kinh tế bằng mọi giá”, và sau khi được người dân góp ý tỉnh dừng lại để xin chủ trương, ý kiến của Thủ tướng làm người dân rất vui mừng và sung sướng. Chúng tôi cứ sợ tỉnh làm liều, khi đo thì mọi việc sẽ rất khó khăn”.
Trước đó, ngày 24.11, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì họp bàn về dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế.
Chủ tịch UBND tỉnh thừa nhận trong quá trình thực hiện, công tác phối hợp, thẩm tra văn bản vẫn còn một số vấn đề chưa chặt chẽ.
Như Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chưa chủ động đề xuất xin ý kiến của Bộ Tư lệnh Quân khu IV về vấn đề an ninh quốc phòng đối với khu vực nghiên cứu dự án; không kịp thời xin ý kiến của Bộ Tư lệnh Quân khu IV, Bộ Quốc phòng khi có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.

Nguyễn Phương


Ý kiến của dân
Lập lờ giữa cái thiện và cái ác, giả mù sa mưa, trí trá, lươn lẹo, che dấu bản chất không để lộ, dìm kẻ khác để đánh bóng mình, thích làm thầy thiên hạ, dốt nhưng lãnh đạo toàn diện ngộ nhận cái gì cũng biết, chủ quan chẳng chịu mở mang kiến thức, bảo thủ phủ nhận thành tựu trí tuệ người khác, hãnh tiến, không thích kẻ khác hơn mình, không thích dùng người tài, bị bệnh nhớ lâu thù dai. Nguỵ biện to mồm khi bị đụng quyền lợi, chỉ vì lợi ích cá nhân hơn là tập thể đơn vị đang sống. Ba phải, dối trá mị dân, quyền lợi ôm vào, trách nhiệm đùn đẩy cho người khác, Quốc hội đa phần là nghị gật, chất vấn thì biểu lộ thiếu học, thiếu Tâm đạo và Tầm quản lý trả lời ấm ớ, quanh co, đỗ trách nhiệm cho tập thể, liệt thần kinh xấu hổ, thiếu văn hóa từ chức. Im lặng và đồng loã với điều sai trái, ngư ông đắc lợi, bợ đỡ lòn cúi cấp trên, quan cách, hống hách cấp dưới, biết cấp trên làm sai không can gián vẫn cho đúng để được ghế. Gây mất đoàn kết nội bộ, bằng mặt không bằng lòng, “bỏ bom” sau lưng chiến sĩ, gây bè phái để thăng tiến vinh thân kiếm lợi cá nhân, giả nhân giả nghĩa, đạo đức giả, chạy chức chạy quyền, học giả bằng thật, ... Đớn hèn, biết sai mà không dám tố cáo, biết đúng mà không dám bênh vực. Cốt nhất là làm đẹp lòng mọi người để hòng tranh thủ tình cảm và từ đó, mưu lợi cho bản thân: Thành đạt tài chánh và chánh trị, tranh thủ quyền lực, tham lam danh vọng, lợi nhuận bất chính, chia bè kết nhóm, thích cấu kết với kẻ dốt nát, xu nịnh bợ đỡ, ngu dân để khỏi lộ chân tướng, chuộng hư vinh, bệnh thành tích, thích được sự kính nể nơi mọi người. 
Đó là bản chất của Ngụy quân tử. 
Là kẻ Vô Tâm, Vô Tầm và Vô Tài, đó là bệnh thời đại xã hội này.
Trả lời

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

CHƠI CHO LẮM VÀO, ĐỂ THIÊN HẠ CHỬI "CÁI BÀN THỜ" CŨNG BÁN...

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc: Nghèo cũng đừng "cho thuê bàn thờ"

Đăng Bởi -
Dai bieu quoc hoi Duong Trung Quoc
Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc
Theo đại biểu Dương Trung Quốc, để xảy ra việc cấp phép dự án cho nhà đầu tư nước ngoài tại địa điểm trọng yếu về an ninh quốc phòng là bài học đắt giá và đặt ra vấn đề về ý thức của cán bộ Thừa Thiên - Huế.
 Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nhận định như vậy xoay quanh chuyện dừng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế tại khu vực mũi Cửa Khẻm (nơi núi Hải Vân đâm ra biển) từ chiều 26/11.
Thưa ông, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao về việc quyết định dừng thực hiện dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế tại khu vực mũi Cửa Khẻm (nơi núi Hải Vân đâm ra biển) từ chiều 26/11. Ông nhận định như thế nào về quyết định trên?
Tôi cho rằng chắc chắn là phải dừng. Sự việc cho đến bây giờ đã có kết luận cuối cùng, đặc biệt của Bộ Quốc phòng. Điều tôi muốn nói rằng, không có những người lãnh đạo cấp cao nào của các tỉnh, mà không tham dự lớp học về quốc phòng toàn dân. Vậy mà tại sao vẫn để lặp lại chuyện này?
Tôi nhớ cách đây vài năm khi Quốc hội đang bàn về vấn đề cho thuê đất, thuê rừng, thuê biển thì đã có một lần chấn chỉnh rồi. Vậy thì quan trọng không phải là vấn đề luật pháp thuần túy mà quan trọng là ý thức vận dụng luật pháp bằng ý thức cảnh giác.
Theo ông bài học kinh nghiệm mà các tỉnh, thành địa phương rút ra từ sự việc trên là gì?
Một câu hỏi đặt ra là, vì sao muốn thu hút đầu tư Thừa Thiên – Huế không trao phần đất đó cho các doanh nghiệp trong nước mà lại là doanh nghiệp nước ngoài, và lại là doanh nghiệp Trung Quốc? Các cụ nói rồi, “nhà nghèo thì cho thuê mặt tiền, chứ không thể cho thuê bàn thờ”.
Tôi cho rằng trước hết là vấn đề ý thức của mỗi cán bộ, cần phải xem lại. Ở đây có bài học mất cảnh giác, bài học bị các lợi ích khác chi phối, bài học quản lý không chặt chẽ và cuối cùng là bài học về chất lượng cán bộ.
Đến người thường dân có thể nhận thức ra khu vực này là khu vực “nhạy cảm” thì tại sao lãnh đạo, mà lại là lãnh đạo cấp cao của tỉnh không nhận ra chuyện đó? Chúng ta phải trả giá vì mất lòng tin của người dân, đồng thời trả giá mất uy tín đối với các đối tác nước ngoài.
Còn nếu nói về câu chuyện thu hút đầu tư, dù chúng ta vẫn nói việc thu hút đầu tư nước ngoài rất quan trọng nhưng không bằng mọi giá, thì với những gì đã xảy ra vừa qua thì rõ ràng đã bộc lộ vấn đề đầu tư bằng mọi giá rồi.
Từ vị trí của dự án World Shine - Huế có thể bao quát toàn bộ
khu vực phòng thủ TP Đà Nẵng (Ảnh: HC)
Việc Thừa Thiên – Huế bất chấp tất cả, phê duyệt dự án này, để rồi khi dư luận phản ứng dữ dội thì lại quyết định thương lượng với chủ đầu tư để dừng thực hiện dự án. Phải chăng có lợi ích nhóm trong chuyện này?
Có lợi ích nhóm hay không tôi chưa bàn đến, nhưng cũng có thể là lợi ích của địa phương, họ muốn “ghi điểm”. Từ đây đặt ra vấn đề, lâu nay chúng ta có sự phân quyền cho các địa phương, nhưng đồng thời cũng phải phân vùng: chỗ nào ai được quyền? được quyền làm gì?.... Chứ không phải cứ đất nằm trong ranh giới của tỉnh tôi là tôi “độc quyền” với nó mà không cần màng tới có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia hay không.
Vì thế, đây rõ ràng là trách nhiệm chung chứ không phải của riêng Thừa Thiên - Huế. Nếu như ngay từ đầu Chính phủ có quy định khu vực này là khu vực phân cấp, phân vùng và địa phương không được tự quyết do liên quan tới an ninh quốc phòng đất nước. Bộ Quốc phòng nghiên cứu, thẩm định vị trí và đưa ra lệnh “cấm” xây dựng các dự án đầu tư kinh doanh thì đã không xảy ra sự việc đáng tiếc như vừa qua.
Xảy ra chuyện như vậy rõ ràng chúng ta đã phải trả cái giá khá đắt về uy tín đối với nhà đầu tư, dù họ là ai.
Vậy theo ông cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm?
Người nào làm sai phải chịu trách nhiệm, còn trách nhiệm đến mức độ nào và cách giải quyết thì do quy định của pháp luật. Chắc chắn phải đền bù, bây giờ xử án sai cũng phải đền bù cơ mà.
Trước đây, Thừa Thiên - Huế vẫn khẳng định mình cấp giấy chứng nhận đầu tư là đúng quy trình và thủ tục, nhưng giờ lại rút quyết định? Ông có bình luận gì về hành động thay đổi “180 độ” của Thừa Thiên - Huế?
Câu chuyện đầu tiên chỉ là tranh chấp đất giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế, nhưng họ quên mất rằng, cái lớn lao hơn là Tổ quốc, an ninh quốc phòng chứ đâu phải của một tỉnh.
Nói đơn giản, lúc mình nghèo thì có thể cho thuê mặt tiền, nhưng phải có lối đi và đừng bao giờ cho thuê bàn thờ của mình, bởi linh thiêng là chủ quyền quốc gia.
Và ý thức của người cầm quyền, được trang bị rất nhiều thứ, đào tạo nhiều nhưng vẫn ấu trĩ, người dân có quyền đặt câu hỏi. Đến lúc này giải quyết hậu quả mới lộ ra tất cả mọi chuyện, tôi cho rằng phải có hình thức xử lý nghiêm với những người biết những vẫn cố ý làm sai.
Theo Trường Giang / Theo Infonet/BizLive

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

ĐẦY TỚ NGU, CHỦ CHỊU ĐỀN

Dừng thực hiện dự án du lịch triệu đô trên núi Hải Vân

(Dân trí) - Tối 26/11, ông Nguyễn Quê, Phó Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) cho PV Dân trí biết đã phát văn bản dừng thực hiện Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine tại mũi Cửa Khẻm, núi Hải Vân.

Ông Quê cho hay, vào chiều nay (26/11) đã tiến hành họp đàm phán với đại diện của dự án này - Công ty CP Thế Diệu. Vào 18h30’ tối cùng ngày, hai bên đã đi đến thống nhất và Ban quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đã ký văn bản về việc dừng thực hiện dự án kể từ ngày 26/11/2014.

Về nguyên nhân dừng dự án, ông Quê cho biết: Hai bên không ghi vào văn bản nhưng chủ đầu tư đã nhất trí với ý kiến của Ban quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Riêng vấn đề đền bù, giải quyết hậu quả khi dừng thực hiện dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thì hai bên sẽ làm việc tiếp trong thời gian sắp tới.


Dự án du lịch triệu đô trên núi Hải Vân (chấm đỏ) nằm ở vị trí trọng yếu giữa nước Việt Nam đã được dừng thực hiện

PV đã hỏi thêm ý kiến của ông Quê về phần đất nơi dự án trên vừa dừng thực hiện có phải là của Thừa Thiên Huế hay không khi mà Đà Nẵng cho rằng đây là vùng đất tranh chấp của 2 địa phương. Ông Quê trả lời, cái này giờ phải để các cơ quan chức năng khác giải quyết. 
Tuy nhiên ông Quê cũng khẳng định, “Đây là dự án thuộc thẩm quyền cấp phép đầu tư của Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, nằm trong Quy hoạch phát triển Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô theo Quyết định 1771/QĐ-TTg ngày 5/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ”.

Được biết, Ban quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (trực thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên huế) đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cuối năm 2013 cho dự án Khu du lịch nghĩ dưỡng quốc tế World Shine với diện tích 200 hecta ở mũi Cửa Khẻm, núi Hải Vân với thời gian 50 năm, tổng mức đầu tư dự án trên 250 triệu đô.

Dư luận cả nước và nhiều tướng lĩnh, các nhà chức trách đã phản ứng rất lớn trước câu chuyện dự án này vì cho rằng, nó nằm ở vị trí quá nhạy cảm, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh quốc phòng ở điểm “yết hầu” của cả nước...

Đại Dương

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

TRÍCH ĐOẠN "LÍ LỊCH HỒ XUÂN PHƯƠNG", TRƯỞNG CÔNG AN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

  1. TỔ CHỨC ĐẢNG CÓ TRONG SẠCH MỚI VỮNG MẠNH.
    Kính gửi: Cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ của ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ở các cấp Trung ương Đảng, tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, thị ủy Hương Trà, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế.
    Hồ Xuân Phương hiện là trưởng công an thị xã Hương Trà có cha đẻ là Hồ Bàng, một phần tử chống phá cách mạng trong cuộc kháng chiến đánh đuổi đế quốc Mỹ để giành nền độc lập dân tộc, có anh ruột là Hồ Xuân Mãn là một phần tử đảng gian, chui vào Đảng CSVN bằng nhiều thủ đoan tinh vi để chui sâu, leo cao nhằm mục đích phá Đảng từ trong phá ra.
    Do đó, Hồ Xuân Phương tồn tại trong ngành công an là nguy cơ cho sự tồn tại của Đảng.  Phải sớm loại trừ Hồ Xuân Phương ra khỏi ngành công an nhân dân.
    Việc để Hồ Xuân Phương ngồi chồm hổm trên cương vị trưởng công an thị xã Hương Trà chính là việc làm coi thường nhân dân, nhân dân mất niềm tin hơn nữa vào công tác cán bộ của Đảng CSVN.
    Trả lời Xóa

  2. Thưa anh Cu Hả, gia đình Hồ Xuân Mãn là gia đình Cách mạng, trong bài báo “Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh” 3:40, 17/02/2013
    Quốc Anh viết.
    Kí ức hào hùng
    Một ngày cuối năm se lạnh ở làng Phò Ninh, tôi đã có dịp được nghe ông kể thật nhiều những câu chuyện của tuổi thơ nghèo khó, những năm tháng tham gia kháng chiến vào sinh ra tử, rồi thời kỳ hậu chiến vất vả, kiến thiết xây dựng quê hương và cả những được mất, buồn vui của một đời người…
    Ông kể rằng, khi lớn lên, biết suy nghĩ mới thấy những người thân của mình, bà con làng xóm của mình đã bao năm phải chịu đựng nhiều tầng áp bức của chế độ đương thời. Được giác ngộ bởi chính những người thân trong gia đình đã tham gia cách mạng, cùng với bầu máu nóng của tuổi trẻ, ông cùng với những người bạn đồng liêu trong làng quyết định ra đi.
    Ông kể, ngày đó quyết tâm lên rừng theo cách mạng nhưng chưa thấu tỏ cách mạng là gì hết. Đêm hôm ấy, ông ra đi cùng với Hoàng xê, Hồ A và một người bạn nữa tên là Nãi, nhà ở cạnh sau hè nhà ông. Nhưng khi đến giờ hẹn để lên đường thì anh Nãi bảo rằng đi bộ đội chủ lực xa nhà quá, thôi thì để anh ở lại đi du kích địa phương, vậy là chỉ còn ba anh em lặng lẽ tìm đường lên chiến khu trong đêm tối. Hành trang lên hậu cứ cách mạng của Hồ Xuân Mãn ngày ấy chỉ có một chiếc võng, một chiếc ra dù của ông nội tặng, mẹ ông mua cho đôi dép mới, hai bánh đường đen với hai lon đậu đỏ của gia đình trồng được.

    Hồ Xuân Phương ra Hương Trà là xuống cấp…là luân chuyển để lên nữa đó anh Cu Hả à…
    Trả lờiXóa

    Trả lời
    1. Cái KIM trong túi đang thò đầu ra rồi…ông không còn đường chạy nửa đâu…12:43 Ngày 23 tháng 11 năm 2014
      Này, HXM ông “Được giác ngộ bởi chính những người thân trong gia đình đã tham gia cách mạng”
      Người thân của ông đã tham gia cách mạng là ai vậy? Cha ông được ta cài cắm vào chính quyền xã Phong An để hoạt động ngầm?
      Ông nên nhớ rằng, ông tham gia du kích cuối năm 1967, ông chưa được chi bộ xem xét…và chưa lần nào được xem xét vì…chưa tin vào “lý lịch” của ông đấy…
      Ông cũng có cố gắng thể hiện nhưng chưa đủ…
      Tổ chức Đảng đang thẩm tra một cách kỷ lưỡng và công bố trong một ngày gần đây…
      Cái KIM trong túi đang thò đầu ra rồi…ông không còn đường chạy nửa đâu…

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

"CẬU" MÃN VẪN TRÊN TÀI...

Cậu Thuỷ

 Vụ làm giả hài cốt liệt sĩ: Bắt tạm giam em ruột “cậu” Thủy


(Dân trí) - Công an tỉnh Quảng Trị vừa tống đạt quyết định khởi tố và bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Hoành (em ruột Nguyễn Thanh Thúy) vì liên quan đến hành vi làm giả hài cốt liệt sĩ.


Được biết, bị can Hoành là một “mắt xích” trong đường dây làm giả hài cốt của Nguyễn Thanh Thúy cùng vợ là Mẫn Thị Duyên.

Liên quan đến vụ án, ngày 28/10/2013, Công an tỉnh Quảng Trị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Thanh Thúy (tức “cậu” Thủy), và vợ Mẫn Thị Duyên để điều tra hành vi làm giả hài cốt liệt sĩ.

Ngày 25/3/2014, em vợ Thúy là Mẫn Đức Phương cũng bị cơ quan Công an bắt tạm giam để phục vụ điều tra.

Dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng chính sách xã hội, vợ chồng Nguyễn Thanh Thúy và đồng bọn đã thực hiện cất bốc 9 hài cốt tại thôn Lâm Xuân (xã Gio Mai, huyện Gio Linh). Vụ việc sau đó bị báo chí và các cơ quan liên quan lật tẩy. Kết quả giám định cho thấy, những di vật, xương hài cốt được “cậu” Thủy tìm thấy, cất bốc đều giả mạo.

Do vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, nhiều vấn đề chưa được làm rõ, ngày 30/10, Công an tỉnh Quảng Trị tiếp tục có quyết định gia hạn tạm giam 4 tháng (lần thứ 3) đối với vợ chồng “cậu Thủy” và lần thứ nhất đối với Mẫn Đức Phương.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Cũng như cái AHLLVTND của HXM, tôi xin khẳng định tất cả thủ tục cấp phép đều theo đúng quy trình…

Hải Phong
Dân Việt

Bí thư Thừa Thiên Huế nói gì về dự án khu nghỉ dưỡng trên đèo Hải Vân?

Bên hành lang Quốc hội chiều 19.11, trả lời báo giới, ĐBQH Nguyễn Ngọc Thiện – Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã chia sẻ về dự án khu du lịch nghỉ dưỡng World Shine mà UBND tỉnh này đã cấp phép cho một nhà đầu tư nước ngoài triển khai trên đèo Hải Vân.
>> “Lòi” thêm khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối có vốn trăm triệu USD ở đèo Hải Vân
>> Vị trí chiến lược, sao lại lơ là!
ĐBQH Nguyễn Ngọc Thiện – Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
"Chúng tôi đang cho kiểm tra rà soát lại xem quy trình, quy định đối với dự án này thế nào. Sau đó sẽ họp và báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hiện tôi cũng đang đợi UBND tỉnh rà soát và báo cáo lại một cách cụ thể về quy trình triển khai dự án này", ông Thiện cho biết.

Việc UBND TP Đà Nẵng và Quân khu 5 có ý kiến phản đối việc triển khai dự án này, quan điểm của ông thế nào?

- Khi nhận được thông tin Đà Nẵng và Quân khu 5 phản đối, tôi có hỏi các anh trong UBND tỉnh về quy trình thủ tục cấp phép thì được họ có báo cáo rằng: Tất cả đều bảo đảm theo quy định của Chính phủ. Khu vực triển khai của dự án nằm trên địa bàn của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Các văn bản của Thủ tướng Chính phủ quy hoạch về Khu kinh tế Lăng Cô đều thể hiện rõ điều đấy. Còn liên quan đến các vấn đề nhạy cảm khác như quốc phòng, an ninh, các cơ quan chức năng cũng đã xin ý kiến của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Biên phòng và Quân khu 4. Theo báo cáo thì các đơn vị này đều đồng ý bằng văn bản. Dự án này được cấp phép năm 2013.

Đây có phải là dự án xây dựng lớn nhất của tỉnh từ trước tới nay không, thưa ông?

- Không phải dự án lớn nhất. Dự án này phù hợp với quy hoạch khu kinh tế Lăng Cô. Qua sự việc này chúng tôi cũng nhận thấy phải thận trọng xem xét lại và báo cáo Chính phủ. Tuy nhiên, đến giờ phút này tôi xin khẳng định tất cả thủ tục cấp phép đều theo đúng quy định.

Trong quá trình xin ý kiến các đơn vị liên quan ở tỉnh, ông có nghe thấy ý kiến nào đề nghị nên cân nhắc hoặc rút lại dự án không?

- Tôi không nghe thấy.

Còn ý kiến của Bộ Quốc phòng khẳng định sẽ không đồng ý cho triển khai dự án này?

- Cái này chúng tôi mới nghe thôi. Nếu có văn bản chính thức chúng tôi sẽ chỉ đạo xem xét.

Vì sao dự án này lại không xin ý kiến của Bộ Quốc phòng, thưa ông?

- Chúng tôi đã xin ý kiến Bộ chỉ huy quân sự tỉnh rồi.

Khi mình cấp phép cho chủ đầu tư dự án, có tính tới yếu tố nước ngoài ở khu vực quốc phòng, an ninh?

- Các nhà đầu tư nước ngoài đến mình đều quan tâm. Trước đó Thừa Thiên Huế đã cấp phép cho nhà đầu tư Singapore. Còn đây là dự án của nhà đầu tư Hồng Kông.

Trong trường hợp dự án không triển khai nữa thì quan điểm của tỉnh ra sao, thưa ông?

- Cái đó sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật. Nếu Chính phủ quyết định như thế nào thì mình sẽ chấp hành như vậy.

Khu vực triển khai dự án đang có tranh chấp với Đà Nẵng, sao hai bên không cùng ngồi lại để xem xét thưa ông?

- Theo quyết định của Chính phủ thì đây thuộc Thừa Thiên Huế chúng tôi có quyền quyết định. Chúng tôi đã rà soát hết rồi. Tuy nhiên, vì phía Đà Nẵng phản đối nên chúng tôi đang giao rà soát lại một cách thận trọng, xem thử quy trình thủ tục như thế nào. Còn khu vực này rõ ràng nằm trong phạm vi của tỉnh nên không có gì để trao đổi với Đà Nẵng cả. Chúng tôi chỉ trao đổi với cấp trên. Chúng tôi đã cấp phép cho chủ đầu tư từ năm 2013 mà đến bây giờ mới họ phản đối thì thực sự câu chuyện là gì ? Nếu có ý kiến từ trước thì chúng tôi sẽ xem xét ngay.
Xin cảm ơn ông !