Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

AI CHỊU TRÁCH NHIỆM KHAI TRỪ MÃN RA KHỎI ĐẢNG CSVN?

​“Chạy chức xong, phải vơ vét mới đủ bù!”

29/03/2016 15:27 GMT+7
TTO - Đại biểu Đỗ Văn Đương đã dành gần trọn 7 phút phát biểu để nói về nạn chạy chức, chạy quyền, tham nhũng... khi góp ý về báo cáo hoạt động nhiệm kỳ 2011-2016 của Chính Phủ sáng 29-3.
​“Chạy chức xong, phải vơ vét mới đủ bù!”
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương - Ảnh: Việt Dũng
 “Dự luận râm ran có tình trạng chạy chức chạy quyền, hay đó là sự thật? Vì sao người ta lại thích chạy chức? Vì sao người ta chạy được? Đó là câu hỏi rất lớn trong nhiều nhiệm kỳ qua mà đến nay cử tri cả nước vẫn chau mày”, ông Đương đặt câu hỏi.
Virut tham nhũng đã lờn thuốc
Theo ông Đương, chạy chức không chỉ tạo ra bất công lớn mà còn đẻ ra tham nhũng. “Mua bán xong rồi thì phải đi vơ vét mới đủ bù chi phí để bỏ ra” - Đại biểu Đương nêu ý kiến.
Ông cho rằng nếu cứ ban hành nhiều nghị quyết chống tham nhũng mà không giải quyết được thì có khi lại tiếp sức cho virut tham nhũng. “Vì nói mà không làm thì virút tham nhũng sẽ không chỉ kháng thuốc mà còn phát triển thêm nữa” - Ông Đỗ Văn Đương nói
Ông Đương cho rằng nạn chạy chức quyền sẽ tạo ra bất công rất lớn. Bất công nhất ở chỗ theo ông là: “Cuộc đời này còn nhiều cô Tấm trong sáng lắm. Nhưng người ta bảo  nước trong quá thì cá không ở. Người trong sạch không ai chơi, có khi còn coi là quan hệ kém. Ai dám làm người tốt nữa”.
Ông cho rằng, trong khung đánh giá công chức hiện nay, vấn đề đạo đức là phạm trù rất chung chung.
“Đạo đức có ba bảy đường, trong đầu người ta nghĩ gì không thể biết được đâu. Hành vi ngầm của người ta ai mà phát hiện được” - Ông Đương nói.
Ông cho rằng nếu cứ ban hành nhiều nghị quyết chống tham nhũng mà không giải quyết được thì có khi lại tiếp sức cho virút tham nhũng.
Bộ máy phình to, đừng đổ cho riêng Chính phủ
Theo đại biểu Đỗ Văn Đương, những hạn chế tồn tại của đất nước, trong đó có vấn đề bộ máy cồng kềnh, gánh nặng trả lương từ ngân sách còn quá lớn là một tồn tại. Tuy nhiên ông cho rằng lỗi lớn nhất là do cơ chế còn chồng chéo nhau.
Vì thế: “Không thể đổ hết cho Chính phủ về chuyện này được” - Đại biểu Đỗ Văn Đương nói.
Ông Đương phân tích: “Ngân sách để chi lương cho khối viên chức, lực lượng vũ trang thì tới 1 triệu tỷ đồng/năm. Như vậy là ăn hết rồi còn đâu chi đầu tư phát triển”.
Ông Đương dẫn chứng, riêng việc thực hiện luật tổ chức chính quyền địa phương đã làm phát sinh thêm hơn 22.000 biên chế ở Hội đồng nhân dân các cấp.
Trong khi đó, việc rà soát để tinh giản biên chế lại chỉ đưa ra con số 1% cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ mà dư luận vẫn hiểu rằng có tới 1/3 công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp về”, không làm gì. Đó chính là những nghịch lý khiến bộ máy không ngừng phình ra và tiền chi lương vẫn ngốn lớn.
Ông Đương đề nghị đã đến lúc phải suy nghĩ lại một cách quyết  liệt, phải cắt giảm biên chế, nhất thể hóa một số chức danh gữa Đảng và chính quyền. Thứ hai là giảm bớt tổ chức đoàn thể, nhất là các tổ chức đoàn thể hưởng bằng ngân sách nhà nước bằng cách hợp nhất lại.
“Phải giảm bớt tầng nấc cán bộ trung gian, cán bộ phong trào, cán bộ phải trực tiếp làm ra sản phẩm, không làm thì thôi, chứ đừng nên dựa dẫm” - Ông Đương nói.
Đối với việc đánh giá cán bộ, đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng phải đánh giá trên cơ sở sản phẩm cán bộ, công chức làm ra.
“Đánh giá như vậy thì mới biết anh làm tới đâu. Lúc đó chẳng cần quan tâm anh có đút chân gầm bàn suốt ngày không mà sản phẩm công việc sẽ nói lên tất cả” - Đại biểu Đỗ Văn Đương nói.
“Giá mà kỷ luật sớm hơn một số vụ...”
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đã tiếc nuối như vậy tại Quốc hội. Ông nói: "Trong nhiệm kỳ vừa qua, cử tri cho rằng giá mà Thủ tướng sớm xử lý kỷ luật một số vụ có lẽ tình hình sẽ cải thiện hơn. Không nên chờ đến khi đổ bể, họ phải ra tòa rồi mới xử lý.
Cử tri đề nghị Chính phủ tới đây phải cải cách cách thức điều hành, Thủ tướng phải mạnh dạn kỷ luật, thậm chí thay thế các thứ trưởng, bộ trưởng, phó chủ tịch, chủ tịch UBND cấp tỉnh có sai phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

TẠI SAO CHƯA KỈ LUẬT THẰNG ĂN CƯỚP NÀY?

CỰU BÍ THƯ TỈNH ỦY HỒ XUÂN MÃN: TỪ "ANH HÙNG DÊ GÁI" TỚI "ANH HÙNG KHAI MAN THÀNH TÍCH"
Đôi lời: Hiếm có xỉ nhục nào rõ ràng, trần trụi hơn cho chế độ khi một quan đầu lĩnh đất Cố Đô, từng bị chính báo nhà nước vạch trần tư cách nhơ nhuốc, hèn hạ, ấy thế mà vẫn được khen thưởng trong đợt “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh“:
Trích: “Ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế tâm sự, ông học ở Bác phong cách dám làm, dám chịu trách nhiệm, khi khó khăn nhất thì người lãnh đạo phải dũng cảm đi đầu …
… Về bản thân mình, ông Hồ Xuân Mãn, với vai trò của một người lãnh đạo, ông nêu lên việc học tập Bác ở quan niệm ‘Dĩ bất biến, ứng vạn biến’”.
Có lẽ ông đã “ứng vạn biến” nên mới thoát vụ “dê gái” ô nhục?
Thế rồi nay ông lại đang đối mặt với cái “án” khai man lý lịch.
Tại sao những câu chuyện đó lại có thể xảy ra và kéo dài dây dưa tới nhiều năm trời như vậy, giờ vẫn chưa tới hồi kết?
Xin dành bình luận cho độc giả, qua 3 bài báo dưới đây, từ 8 năm trước cho tới hôm nay.
BT
Tuổi trẻ
03/01/2014 08:39 (GMT + 7)
Vụ “Anh hùng khai man thành tích”: Tố cáo đúng sự thật
* Đề nghị hủy quyết định phong tặng danh hiệu anh hùng đối với ông Hồ Xuân Mãn
TT – Ngày 2-1, tại trụ sở Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra trung ương có cuộc làm việc với những người tố cáo chuyện ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, khai man để nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Đoàn công tác mời ba trong bốn người đứng đơn tố cáo là các cựu chiến binh: Hoàng Phước Sum, Hoàng Văn Phận và Hoàng Tiến Dũng đến để thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương và quyết định của Ban Bí thư.
Chỉ có hai thành tích đúng
Tại buổi làm việc, đoàn công tác cho biết qua thẩm tra xác minh, Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận nội dung tố cáo của các cựu chiến binh là đúng sự thật. Trong 17 thành tích của ông Hồ Xuân Mãn báo cáo để nhận danh hiệu anh hùng, chỉ có hai thành tích đúng, tám thành tích là khai man, ba thành tích chỉ với vai trò người tham gia phối hợp chứ không thể là người chỉ huy. Ngoài ra, có bốn thành tích khác của ông Mãn không đủ cơ sở xác định.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương cho biết ông Mãn thoát ly tham gia cách mạng từ năm 1967 chứ không phải năm 1964 (lúc 16 tuổi) như trong báo cáo thành tích của ông. Ông Mãn cũng không tổ chức, chỉ huy một số trận đánh tiêu diệt nhiều sinh lực địch như ông khai. Trong đó, các thành tích tham gia chiến dịch Mậu Thân 1968, tấn công TP Huế và dẫn đường cho Quân đoàn 2 tấn công từ phía bắc vào giải phóng Huế tháng 3-1975 đều không đúng sự thật. Kết luận này cũng khẳng định thành tích ông Mãn khai từ năm 1969 đến ngày 26-3-1975 tổ chức đánh gần 100 trận, tiêu diệt 150 tên địch, phá hủy một máy bay và 37 xe quân sự là không đúng sự thật. Tương tự, các thành tích như phá tan chiến dịch Phượng Hoàng, diệt ác ôn Nguyễn Công Đảng ở xã Phong Sơn đều không phải thành tích của ông Mãn.
Đoàn thanh tra cũng cho rằng việc ông chánh văn phòng Tỉnh ủy xác nhận vào bản thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu cho ông Mãn (lúc đó đang là bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế) là sai, phải xem xét xử lý trách nhiệm.
Tại buổi làm việc, đoàn công tác công bố công văn của Văn phòng Trung ương Đảng do ông Trần Văn Thành (phó chánh văn phòng) ký. Công văn nêu rõ: tại phiên họp ngày 17-12-2013, sau khi xem xét báo cáo của Ủy ban Kiểm tra trung ương về kết quả giải quyết tố cáo ông Hồ Xuân Mãn, Ban Bí thư quyết định những vấn đề như sau: “Đồng ý với đề nghị của Ủy ban Kiểm tra trung ương, đề nghị các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đối với đồng chí Hồ Xuân Mãn theo đúng quy định của Luật thi đua – khen thưởng. Giao Ủy ban Kiểm tra trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong việc xét phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho đồng chí Mãn”.
Công văn của Văn phòng Trung ương Đảng còn cho biết ông Hồ Xuân Mãn đang mắc bệnh hiểm nghèo theo tờ trình của hội đồng chuyên môn Bệnh viện Sức khỏe miền Trung nên chưa xem xét kỷ luật đối với ông Mãn. Lúc nào cơ quan có thẩm quyền xác nhận ông Mãn hết bệnh hiểm nghèo sẽ tiến hành kỷ luật. Đây chỉ là tạm hoãn chứ không phải không kỷ luật.
Sẽ xử lý các cơ quan tham gia đề nghị
Chiều 2-1, ông Nguyễn Ngọc Thiên, bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, cho biết theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra trung ương, tỉnh sẽ triển khai những phần việc thuộc về trách nhiệm của tỉnh. Trong đó, tỉnh sẽ xem xét trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho tỉnh trong việc xác nhận hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng của ông Mãn. Việc xem xét và xử lý cụ thể sẽ có thông báo sau.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Mãn do UBND tỉnh lập tờ trình. Hồ sơ đề nghị gồm có: tờ trình của chủ tịch UBND tỉnh, có ý kiến nhất trí đề nghị bằng văn bản của tỉnh ủy, báo cáo thành tích của ông Mãn có xác nhận của tỉnh ủy, biên bản đề nghị tặng danh hiệu anh hùng của hội đồng thi đua – khen thưởng tỉnh.
Trước đó, Huyện ủy Phong Điền, UBND huyện Phong Điền (nơi hoạt động của ông Mãn thời kháng chiến) cũng có văn bản đề nghị. Hồ sơ này còn được xác nhận bởi hệ thống cơ quan quân sự gồm: Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế, Bộ tư lệnh Quân khu 4 và Bộ Quốc phòng. Ban thi đua – khen thưởng trung ương thẩm định hồ sơ trên cơ sở đề nghị của tỉnh, ý kiến của các cơ quan quân sự và đề nghị của Hội đồng thi đua – khen thưởng trung ương. Tháng 8-2010, ông Mãn được phong tặng danh hiệu anh hùng trước khi về hưu một tháng.
NGUYÊN LINH – MINH TỰ
———–
RFA – Đài Á Châu Tự Do
1-2-2010
Trân Văn, phóng viên RFA
Những điều ông Hồ Xuân Mãn học từ ông Hồ Chí Minh?
Cuối tháng vừa qua, Ban Chỉ đạo cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tổ chức tuyên dương các tập thể, cá nhân được xem là điển hình trong ba năm thực hiện cuộc vận động đó.
Chuyện về một điển hình2
Trong số hàng trăm tập thể, cá nhân được xem là điển hình của ba năm “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, có ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông Mãn đã học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào? Trân Văn tổng hợp báo chí trong nước và dư luận dân chúng qua các diễn đàn điện tử, các blog để tường trình.
Cách nay khoảng 5 năm, trên số 327, ra ngày 26 tháng 11 năm 2005, tờ Lao Động, cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam đăng một bài viết ngắn, với tựa là “Đất cố đô có vua”. Tác giả bài viết có tựa vừa dẫn kể rằng:
Mấy hôm nay, nơi tôi đang sống, từ lề đường đến công sở, đi đâu cũng nghe người dân, cán bộ, nhỏ to đầy hả hê chuyện ông “quan” to nhất tỉnh vừa bị một nữ tiếp viên nhà hàng “dạy” cho bài học muối mặt về ứng xử với phụ nữ ngoài xã hội.
Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó!
3Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cái tát làm cả nhà hàng “chết lặng” như… sóng thần xuất hiện!
Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại, nếu “quan” hành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, “quan” quay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: “Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!”.
Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, “quan” còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả…các nhà hàng bên cạnh!
Tác giả bài viết “Đất cố đô có vua” kể thêm rồi nêu một số thắc mắc: Theo giới thạo tin “mật” thì việc ông “quan” này vào các nhà hàng ruột của mình rồi ôm hôn các cô tiếp viên và “hơn thế” giữa thanh thiên bạch nhật như đã dẫn ở trên là“chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng lâu nay, các cô phần khiếp uy của “quan”, phần vì miếng cơm manh áo đành nuốt nhục, im lặng. Cái tát vừa rồi thật ra là … “đi đêm lắm có ngày gặp ma” mà thôi.
Người viết bài này đã nghĩ mãi vẫn không lý giải thỏa đáng về hành vi của “quan”.
Chẳng lẽ, “quan” cho rằng xã hội bây giờ không có “vua”, cũng không có “dân”, nên không cần nhìn trước nhìn sau khi thực hiện những hành vi không xứng đáng với trọng trách như thế?
Hay là “quan” cho rằng, ta là “vua” của đất cố đô này nên ta muốn làm gì cũng được?
Tuy tạo ra sự xôn xao lớn trong dư luận, song giống như nhiều sự kiện khác từng xảy ra tại Việt Nam, bài “Đất cố đô có vua” nhanh chóng rơi vào quên lãng vì lãnh đạo Đảng, Nhà nước không chỉ đạo xác minh, xử lý dù nhân vật chính được xác định là vị quan “to nhất tỉnh”.
“Tấm gương tiêu biểu”
Đến cuối tháng vừa qua, bài “Đất cố đô có vua” được rất nhiều diễn đàn điện tử và 5blog đồng loạt đăng trở lại, ngay sau khi có tin, ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh ủy của khu vực “cố đô”, được công nhận là một điển hình suốt ba năm thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Cũng thời điểm này, ông Hồ Xuân Mãn đã xuất hiện trên nhiều tờ báo trong nước để tự giới thiệu về mình với tư cách một “tấm gương tiêu biểu”, trong việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đồng thời công bố một số số liệu nhằm chứng minh, tỉnh Thừa Thiên – Huế, nơi đang được ông lãnh đạo đã đạt nhiều thành tích quan trọng: Chẳng hạn, trước đây, tỷ lệ người nghèo ở Thừa Thiên – Huế là 28% nhưng nay chỉ còn 8%. Thừa Thiên – Huế đã giúp 31.000 người thiểu số có nhà “4 cứng”. Thừa Thiên – Huế luôn là địa phương “nói đi đôi với làm”…
Ngay sau đó, một cư dân của Thừa Thiên Huế là ông Hà Văn Thịnh – hiện đang giảng dạy tại Đại học Khoa học Huế – đã viết bài “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy”, gửi cho báo điện tử VietNamNet. Về tính chất, “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy” trên VietNamNet giống như “thư chất vấn” của một trí thức sống tại Huế, gửi cho ông Hồ Xuân Mãn.
Trong “thư chất vấn” ấy, ông Hà Văn Thịnh nêu ra hàng loạt vấn đề, chẳng hạn: Nếu Thừa Thiên – Huế đã giảm được trên 70% số hộ nghèo chỉ trong một nhiệm kỳ lãnh đạo thì đó là một kỷ lục, không chỉ đối với Việt Nam mà là cả thế giới!
Đây là thành tích cần phải được nhân rộng cho 62 tỉnh, thành khác học tập. Và, tôi cho rằng nếu bỏ qua điều này là một sự lãng phí tài năng ghê gớm. Vấn đề là ở chỗ dư luận muốn biết bằng cách nào, kinh phí lấy từ nguồn nào, các công đoạn của nó được tiến hành ra sao, bởi vì trên thực tế, không thấy tỉnh Thừa Thiên – Huế có những đổi thay đột biến để tạo nên đột biến ghê gớm kể trên?
6Ông Hà Văn Thịnh nhấn mạnh: Người viết bài này đã sống và làm việc ở tỉnh Thừa Thiên – Huế 33 năm, đã chứng kiến sự thay đổi của nhiều lãnh đạo nhưng chưa hề thấy bất kỳ sự thay đổi thực sự nào từ ý tưởng, cách làm việc của những người lãnh đạo ấy.
Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ vị lãnh đạo nào về đề tài này. Chỉ cần bước qua đèo Hải Vân là thấy xấu hổ vì mình là người Huế. Sự đủng đỉnh của Huế, tính bảo thủ muôn đời của nó là điều ai cũng biết. Thật là buồn khi mình gắn bó với một quê hương mà quê hương ấy chỉ thay đổi gọi là, phát triển gọi là…
Là người dân, rất ước mong rằng các vị lãnh đạo hãy nói được sau khi đã làm được. Xin ông Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TTH trả lời những câu hỏi của tôi.
Ông Hồ Xuân Mãn có trả lời thư chất vấn của ông Hà Văn Thịnh hay không (?). Chúng tôi đã tìm nhưng chưa thấy. Kết quả duy nhất mà chúng tôi được biết là báo điện tử VietNamNet đã lột bài “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy”, của ông Hà Văn Thịnh ra khỏi website của họ.
Trên công luận và trong dư luận, ông Hồ Xuân Mãn còn được nhắc đến như một hoàng đế ở cố đô. Trong bài viết “Không phải là vua nhưng mộng ước cũng như… vua!”, ông Trương Duy Nhất, một nhà báo Việt Nam kể trên blog của ông về Lễ tế Nam Giao trong Festival Huế 2008: Tôi… hoảng hồn khi thấy trong nhóm quan chức phưỡn bụng trên thượng đàn trong lễ tế có một vị khoác… hoàng bào. Đó là ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên- Huế. Sao ông Mãn dám… liều thế nhỉ? Hay ông nghĩ mình là … Vua?
Cũng trong bài viết vừa dẫn, nhà báo Trương Duy Nhất tâm tình: Chỉ xin nhắc mấy chuyện nhỏ. Mấy chuyện mà càng ngẫm càng thấy… sợ! Người ta đã đùa giỡn bậc tiền nhân, chọc ngoáy ông… Giời, và nhạo báng thần linh! Kinh thật!
Vì sao blogger Trương Duy Nhất nhắc đến tiền nhân, trời, thần và ông cảm thấy “kinh”? Tổng hợp một số tin đã đăng trên một số tờ báo ở Việt Nam như: Tuổi Trẻ, Giác Ngộ,… người ta được biết, hai lần Thừa Thiên – Huế tổ chức Festival là hai lần trời nổi dông, gió to, mưa lớn và sau đó sấm sét đánh xuống hoàng thành Huế, đúng vào lúc các quan chức chính quyền, từ Trung ương đến địa phương thực hiện nghi lễ tế cáo trời đất. Lần thứ nhất, sét đánh sập cửa An Hoà hôm 4 tháng 6 năm 2008 và lần thứ hai, sét đánh sập cửa Quảng Đức hôm 24 tháng 3 năm 2009!
Còn bao nhiêu tấm gương tiêu biểu?
Ông Hồ Xuân Mãn chỉ là một trong hàng trăm cá nhân, hàng chục tập thể được tuyên dương là “những tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân cả nước đã có nhiều thành tích trong học tập và nhất là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ba năm vừa qua.
Thật ra không phải chỉ trong ba năm gần đây, Đảng và chính quyền Việt Nam mới yêu 7cầu toàn Đảng, toàn dân học tập Hồ Chí Minh.
Tháng 3 năm 2003, Trung ương Đảng đã từng phát động một đợt “học tập tư tưởng Hồ Chí Minh”. Ba năm sau, Bộ Chính trị quyết định mở rộng đợt học tập này.
Theo một chỉ thị do Tổng Bí thư Đảng CSVN ký thì sau khi học tập “tư tưởng Hồ Chí Minh”, toàn Đảng, toàn dân còn cần “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, từ năm 2007 cho tới hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng CSVN, mãi tới đầu năm 2011 mới kết thúc.
Năm nay, chủ đề trọng tâm của cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sẽ là: “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, Đảng là đạo đức, là văn minh”.
Năm nay, liệu sẽ có thêm bao nhiêu “tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân cả nước đã có nhiều thành tích trong học tập và nhất là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” như ông Hồ Xuân Mãn?
———-
Lao động
LĐ số 327 Ngày 26.11.2005 Cập nhật: 10:11:57 – 26.11.2005
Đất cố đô có “vua”!
Mấy hôm nay, nơi tôi đang sống, từ lề đường đến công sở, đi đâu cũng nghe người dân, cán bộ, nhỏ to đầy hả hê chuyện ông “quan” to nhất tỉnh vừa bị một nữ tiếp viên nhà hàng “dạy” cho bài học muối mặt về ứng xử với phụ nữ ngoài xã hội.
Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cát tát làm cả nhà hàng “chết lặng” như… sóng thần xuất hiện!
Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại nếu “quan” hành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, “quan” quay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: “Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!”. Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, “quan” còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả… các nhà hàng bên cạnh! (YÁ tưởng này thật… khó hiểu!).
Theo giới thạo tin “mật” thì việc ông “quan” này vào các nhà hàng ruột của mình rồi ôm hôn các cô tiếp viên và “hơn thế” giữa thanh thiên bạch nhật như đã dẫn ở trên là “chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng lâu nay, các cô phần khiếp uy của “quan”, phần vì miếng cơm manh áo đành nuốt nhục, im lặng. Cái tát vừa rồi thật ra là… “đi đêm lắm có ngày gặp ma” mà thôi.
Người viết bài này đã nghĩ mãi vẫn không lý giải thoả đáng về hành vi của “quan”. Chẳng lẽ, “quan” cho rằng xã hội bây giờ không có “vua”, cũng không có “dân”, nên không cần nhìn trước nhìn sau khi thực hiện những hành vi không xứng đáng với trọng trách như thế? Hay là “quan” cho rằng, ta là “vua” của đất cố đô này nên ta muốn làm gì cũng được?

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ CHƯA TRẢ LỜI

VÌ SAO CỨ MÃI ẬM Ờ...




Kết quả hình ảnh cho hồ xuân mãn

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Tứ Hạ, ngày 30.7.2013

ĐƠN XIN PHẢN ẢNH


Kính gởi: Uỷ ban kiểm tra trung ương Đảng CSVN; 
               Uỷ ban kiểm tra tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

Tôi tên là                                              LÊ VĂN UYÊN 
Sinh năm 1937
Quê quán: Phong Sơn, Phong Điền, Thừa Thiên Huế. 
Hiện trú tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế. 

Tôi tham gia hai cuộc kháng chiến cứu nước cho đến nay đã gần 50 năm tuổi Đảng. 
Năm 1972 cho đến sau ngày giải phóng, tôi là HUV, Trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền.
Tôi xin cung cấp để các cơ quan chức năng thẩm tra làm rõ việc vào Đảng của đ/c Hồ Xuân Mãn. 

Tôi đã nhiều lần gặp đồng chí Hoàng Chí Công (Đợi) ở cùng quê đồng chí Hồ Xuân Mãn. 
Từ 1965 đến 1975 đồng chí Hoàng Chí Công đã làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm, đã hai lần đồng chí nói với tôi rằng đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng lúc nào, ở Chi bộ nào, ai là người giới thiệu đồng chí Hồ Xuân Mãn mà đồng chí không biết. 
Nếu kết nạp đầu năm 1974 thì cả năm 1974 đồng chí Hồ Xuân Mãn chưa hề sinh hoạt với Chi Đảng bộ thôn Phò Ninh và xã Phong An. 
Đồng chí Thái Bình Dương cũng làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm nhưng đồng chí cũng nói đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng do ai giới thiệu và chi bộ nào kết nạp đồng chí Thái Bình Dương cũng không biết.
Gần đây đồng chí Thái Bình Dương ở Huế có gặp đồng chí Trần Văn Minh cũng đã làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm, đồng chí Trần Văn Minh nói với đồng chí Thái Bình Dương, việc vào Đảng của đồng chí Hồ Xuân Mãn do ai giới thiệu và Chi bộ nào kết nạp đồng chí Trần Văn Minh cũng không biết. 

Riêng tôi, từ năm 1972 là Trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền, người chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ lý lịch đề nghị kết nạp đảng viên từ các chi, đảng bộ trong huyện để báo cáo Thường vụ huyện ủy Quyết định. 
Việc đồng chí Hồ Xuân Mãn khai vào Đảng ngày 11 tháng 01 năm 1974, thì cuối năm 1973 và đến hết cả năm 1974 tôi chưa hề thấy hồ sơ đề nghị kết nạp đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng của chi, đảng bộ nào trình lên để báo cáo cho Thường vụ huyện ủy Phong Điền chuẩn y. 
Vậy tôi xin phản ảnh để các cấp xem xét lại. 

Người phản ảnh 
LÊ VĂN UYÊN
ĐT 0546514480

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Thời ông làm chủ tịch rồi bí thư Thừa Thiên Huế ông có thấy xấu hổ vì ANH HÙNG ĐẤT PHÒ NINH?

Bộ trưởng VH,TT&DL thấy xấu hổ vì nghệ thuật Việt chưa có tinh hoa

Dân trí Trong hội nghị sơ kết công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2016, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện thẳng thắn nhìn nhận: “Các nhà hát đang thiếu các tác phẩm đỉnh cao”.

“Tư lệnh” ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch chia sẻ rằng, đã lâu lắm rồi nghệ thuật Việt Nam chưa có những tinh hoa. Vì lẽ đó mà các Bộ trưởng nước ngoài đến thăm Việt Nam khi tiếp đón chúng ta chỉ biết làm duy nhất là mời cơm. Cùng lắm thì cũng chỉ gọi một vài ca sĩ, đoàn nghệ thuật đến biểu diễn, chương trình hoàn toàn không xứng tầm, không có tinh hoa, làm bản thân người đứng đầu ngành vô cùng xấu hổ.
“Chúng ta đang đi lạc đường, chạy theo sự vụ, tầm thường. Chúng ta phải đi vào những nhiệm vụ đích thực là đỉnh cao và bảo tồn. Chúng ta phải bảo tồn nhưng không để mất đi đỉnh cao”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, trước mắt, Bộ phải đi vào những nhiệm vụ đích thực là làm những gì đỉnh cao, bên cạnh việc gìn giữ những gì đã có.
Bên cạnh đó, về vấn đề xã hội hóa Bộ trưởng cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Nhà hát cung đình Huế hiện nay có 200 biên chế phải bảo tồn và hoàn toàn do nhà nước bao cấp, nếu nhà nước không có là mất hết. Việc bảo tồn không thể cứ mãi ngồi đấy đợi nhà nước mà phải thay đổi cơ chế tức là bản thân các đơn vị phải năng động hơn, có những tác phẩm biểu diễn thu hút, bán vé kết nối du lịch”.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu tại sự kiện Sơ kết công tác Văn hoá, Thể thao & Du lịch 6 tháng đầu năm 2016 tại Hà Nội sáng nay. Ảnh: H.G
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu tại sự kiện Sơ kết công tác Văn hoá, Thể thao & Du lịch 6 tháng đầu năm 2016 tại Hà Nội sáng nay. Ảnh: H.G
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, trong Bộ VH,TT&DL hiện nay các đơn vị, Cục, Vụ, Nhà hát vẫn chưa kết nối được với nhau. Đơn cử như vấn đề văn hóa đến nay vẫn chưa có sự kết nối khăng khít với ngành du lịch, chưa tổ chức các tour, tuyến đến các nhà hát của Bộ.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện chỉ đạo, hiện nay rất nhiều vấn đề chuyên môn để chúng ta phải thay đổi phương cách. Cần phải nhìn lại, đánh giá lại, thời gian qua các đơn vị trực thuộc Bộ đã triển khai như thế nào, không đùn đẩy trách nhiệm. Trong thời gian sắp tới Bộ VH,TT&DL phải đạt được thành quả, ít nhất không phải như hôm nay. Trong đó, thành quả đạt được phải là có đỉnh cao. Ít nhất như Nhà hát Lớn trong mùa thu này phải có được những tác phẩm đỉnh cao và những tác phẩm ấy phải được công diễn thường kỳ tại nhà Nhà hát Lớn.
“Đặc biệt, đề nghị các cán bộ của Bộ VH,TT&DL phải đi xem để động viên bởi nghệ thuật muốn phát triển được thì phải có khán giả và khán giả trước tiên là những người làm văn hóa. Bản thân chúng ta cũng phải động viên những người thân đi xem để rồi từ đó trở thành phong trào. Hiện nay chúng ta đang làm theo cách xưa bày nay làm.
Ngồi ở phòng làm việc nhiều hơn để suy nghĩ. Thể chế nào, cơ chế nào, cách thức gì… để giúp phát triển điều đó. Hạn chế bớt hội nghị hội thảo, đi lại vừa thôi, chúng ta đi nhiều quá. Đi thì khỏi phải làm, xuống nói vài câu rồi xong về chẳng thúc đẩy được gì…”, Bộ trưởng nói.
Được biết, cách đây khoảng hai tuần, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã có cuộc làm việc riêng với các Nhà hát thuộc Bộ và đề nghị tập trung vào xây dựng các chương trình nghệ thuật có chất lượng. Trong đó, trước mắt, các nhà hát sẽ tự xây dựng các tác phẩm của mình từ những vở diễn đã từng đoạt Huy chương và đưa đến biểu diễn tại Nhà hát Lớn.
Toàn cảnh hội nghị sơ kết với sự tham gia của rất nhiều đại diện Sở VH,TT&DL các tỉnh.
Toàn cảnh hội nghị sơ kết với sự tham gia của rất nhiều đại diện Sở VH,TT&DL các tỉnh.
Ủng hộ đề án của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, ông Trương Nhuận chia sẻ: “Nhiều năm qua, cách sử dụng Nhà hát Lớn- điểm biểu diễn sang trọng bậc nhất, đang rất lãng phí. Đây là địa điểm thu hút công chúng, khán giả nước ngoài. Việc đưa các tác phẩm của các nhà hát vào biểu diễn ở đây sẽ tạo cú hích rất lớn trong phát triển diện mạo chung của nghệ thuật hiện nay. Đó là cú hích cho các nhà hát, tạo hứng khởi cho các nghệ sĩ biểu diễn, ao ước được biểu diễn tác phẩm tốt, có chất lượng ở Nhà hát Lớn là ao ước chung của nhiều nghệ sĩ, bởi có nghệ sĩ, cả đời chưa được biểu diễn ở Nhà hát Lớn”.
Ông Nhuận chia sẻ: “Tôi tin tưởng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, đây sẽ là một chuyển biến thực sự, tạo động lực cho sự phát triển sân khấu, nghệ thuật của thủ đô, tạo thói quen thưởng thức nghệ thuật cho người dân”.
Hà Tùng Long+

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Học sinh năng động thôi...có chi mà buồn? Hồ Xuân Mãn làm nhục cả tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng có ai buồn đâu?

Giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế: "Clip chế giễu thi đã quá trớn, quá mức"

Dân trí Ngày 6/7, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với TS. Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế về quan điểm đối với sự việc nhóm làm clip chế giễu kỳ thi THPT Quốc gia 2016 gây xôn xao dư luận.
 >> Nhóm làm clip chế giễu thi THPTQG lên tiếng xin lỗi mọi người
 >> Điều tra nhóm thanh niên làm clip chế giễu kỳ thi THPT Quốc gia

Theo TS. Hùng, ngành giáo dục sau khi xem clip này vào sáng hôm qua (5/7) thì cảm giác rất buồn, cá nhân mỗi người đều buồn nhưng bố mẹ các cháu đó cũng quá buồn, xã hội cùng buồn.
“Một bộ phận nhỏ trong giới trẻ Huế đạo đức đã xuống nghiêm trọng. Clip các cháu vui, đùa giỡn theo cách các cháu nhưng nó quá trớn, quá mức.
Giả sử một góc nhỏ, một không nhỏ trong đời thường là khác nhưng khi đưa lên mạng thì những lời nói tục, chửi thề như trong clip sẽ lan xa, làm mất đi văn hóa Huế”, TS Hùng nói.
TS. Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế trao đổi vụ clip với PV Dân trí
TS. Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế trao đổi vụ clip với PV Dân trí
Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế trong ngày 5/7 đã chỉ đạo các trường ở phạm vi TP Huế cùng ban giám hiệu, bí thư đoàn trường làm rõ, xem các thanh thiếu niên trong clip có phải là học sinh của trường mình không. Qua clip thấy các em ở trong tuổi học trò nhưng sở phải xác định rõ đây có phải là học sinh không?
Tuy nhiên hiện chưa có phản hồi các trường lên sở vì trong thời gian nghỉ hè, giáo viên và học sinh đang nghỉ nên khó cho công tác tìm hiểu. Nhưng giải pháp là nếu phát hiện các em là học sinh của trường, Sở hướng dẫn trường sẽ mời các em lên, khuyên răn vì đây là vấn đề liên quan đến đạo đức, văn hóa.
Cũng vào sáng nay, sau khi TS. Hùng xem xong clip các em nhóm xin lỗi thì thấy trong lòng vơi đi: “Một số cháu đã đứng ra nhận xin lỗi khá chân thành khiến mình nhẹ nhõm đôi chút”.
Theo TS. Hùng tuy là clip chỉ dài 3 phút 27 giây nhưng đây là hồi chuông dài, báo hiệu về đạo đức đang có vấn đề trong giới học sinh. Qua đó, ngành giáo dục phải làm chặt chẽ, chu đáo hơn trong công tác giáo dục học sinh.
Riêng về việc báo công an vào cuộc tìm hiểu nhóm làm clip, TS. Hùng cho biết quan điểm, vì câu chuyện trong clip liên quan đến thi cử, đặc biệt có nội dung nói về tiêu cực ở kỳ thi, trong khi Sở GD-ĐT tỉnh là thành phần chính trong kỳ thi năm nay nên phải báo công an để tìm hiểu, xem rõ mục đích, động cơ của những thanh thiếu niên làm clip và tung clip lên mạng là gì, từ đó để chấn chỉnh.
Đại Dương