23/05/2012 14:07 PM
Ông để lại ấn tượng mạnh mẽ về hình tượng người cán bộ liêm khiết, hết lòng vì quốc gia đại sự trong thời gian là Bí thư tỉnh Nghệ An.
Ông Trương Đình Tuyển (sinh năm 1942, tại Diễn Châu, Nghệ An) là một trong những cán bộ hình mẫu về một vị Bí thư tỉnh ủy liêm khiết, giản dị và cương trực.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương), Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII, IX, quan trường của ông trải qua nhiều giai đoạn và ở giai đoạn nào ông cũng để lại dấu ấn riêng như một cán bộ hết lòng lo cho quốc gia đại sự.
Ông Trương Đình Tuyển để lại ấn tượng mạnh mẽ về hình tượng người cán bộ liêm khiết, hết lòng vì quốc gia đại sự trong thời gian là Bí thư Tỉnh Nghệ An.
Trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thương mại vào tháng 7/1997, ông từng làm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xăng dầu Petrolimex.
Tháng 8/2002, Trương Đình Tuyển lại được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thương mại thay cho ông Vũ Khoan được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng và ông đã đóng vai trò quan trọng, có nhiều đóng góp trong quá trình đàm phán để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2006, đánh dấu mốc kết thúc 11 năm với trên 200 cuộc đàm phán và 28 đối tác đàm phán song phương của Việt Nam.
Nhưng có lẽ ấn tượng nhất về cuộc sống đời thường dung dị của một cán bộ, một Đảng viên chính là khoảng thời gian ông về làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An, từ 2/2000 đến 8/2002. Nhiều người nói rằng, chính quãng thời gian này, giữa đời thường đã tái hiện chân dung của một Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc (Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú, cha đẻ khoan hộ) chứ không phải qua phim ảnh.
Trong 3 năm là cán bộ cấp cao nhất của một địa phương có địa giới hành chính rộng nhất cả nước, “tư dinh” của Bí thư Trương Đình Tuyển chỉ là một căn phòng tập thể nằm trên tầng 2, trong khuôn viên trụ sở tỉnh ủy. Căn phòng nhỏ ấy lúc nào cũng bộn bề sách vở, tài liệu và đặc biệt là luôn sực nức mùi cá khô, thứ thực phẩm mà ông vẫn ưa thích trong những ngày xa vợ con vì tiện dụng.
Trong 3 năm là cán bộ cấp cao nhất của một địa phương có địa giới hành chính rộng nhất cả nước, “tư dinh” của Bí thư Trương Đình Tuyển chỉ là một căn phòng tập thể nằm trên tầng 2, trong khuôn viên Trụ sở tỉnh ủy.
Sáng dậy vo gạo, cắm phích, cơm chín, cho thêm mấy con cá khô vào thành bữa sáng. Trưa, tối về cắm cho nóng, thế là thành bữa trưa, bữa tối. Suốt 3 năm, lịch trình của những bữa ăn không tiệc tùng, khách khứa của ông chỉ đơn giản là thế.
Nhắc lại chuyện ăn ở của vị Bí thư tỉnh ủy này, quan chức Nghệ An qua các thời kỳ vẫn truyền nhau giai thoại có thật.
Rằng, khi ông Tuyển nhận quyết định về làm Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An, lãnh đạo tỉnh đã có ý định phân đất và xây nhà cho đồng chí Bí thư nhưng ông kiên quyết từ chối: “Ở Hà Nội tôi đã có nhà rồi!” và chỉ đề nghị tỉnh bố trí cho một phòng vừa ở vừa làm việc ngay trong cơ quan.
Ở Nghệ An, mùa hè thời tiết khá nóng nực nên văn phòng Tỉnh uỷ có trang bị cho ông một cái tủ lạnh nhưng ông cũng không nhận mà chỉ đề nghị mua cho ông 1 bình ga, 2 cái xoong nhỏ. Sau khi sắm đủ những vật dụng này, ông cũng không cho dùng tiền công quỹ mà trừ cả vào tiền lương tháng của ông.
Cũng trong thời gian này, người dân TP Vinh và đặc biệt là bà con tiểu thương tại chợ Quán Lau (nơi gần cơ quan Tỉnh ủy Nghệ An) đã rất quen thuộc với hình ảnh một vị Bí thư quần xắn ngang bắp, chân đi dép tông tự đạp xe đạp Thống Nhất cũ kỹ đi chợ mua thực phẩm về nấu ăn, mọi cái đều tự biên tự diễn. Nấu một bữa, ăn cả ngày. Ngày nghỉ cuối tuần, nếu không họp hành gì, ông nhảy tàu hoả ra Hà Nội với vợ con.
Trên cương vị là Bí thư tỉnh Nghệ An, có thể nói ông đã làm một cuộc “cải tổ” có một không hai trong lịch sử phát triển của Đảng bộ tỉnh này. Chỉ cần những lãnh đạo cũ yếu kém, làm sai trái hoặc thiếu bản lĩnh là ông ra quyết định thay ngay.
3 năm, ông cương quyết cho 9 Bí thư huyện ủy thôi chức, trong đó có cả ông Bí thư huyện ủy huyện Diễn Châu quê ông vốn là chỗ thân tình, nhưng vì việc chung, ông vẫn kiên quyết không có ngoại lệ.
Kiên quyết nhưng Trương Đình Tuyển cũng là người rộng lượng, vị tha. Còn nhớ vụ giám đốc một công ty thương mại nổi tiếng có mối quan hệ rất rộng ở Vinh, khi vị này treo một khoản nợ “khó đòi” 47 tỷ đồng với đối tác, trong khi không ai dám cách chức ông ta thì Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Đình Tuyển đã đình chỉ công tác ông giám đốc này để thu hồi công nợ.
Hàng loạt sức ép từ Trung ương đến địa phương giáng xuống, ông vẫn giữ nguyên quyết định và hứa thu hồi công nợ xong, ông cho vị Giám đốc này phục chức. Xong việc, ông Tuyển đã giữ đúng lời hứa của mình.
Dịp Đại hội Đảng bộ các huyện miền núi, văn phòng tỉnh uỷ bố trí xe riêng cho Bí thư, còn anh em chuyên viên thì đi chung. Đến giờ, thấy xe con, xe ca đỗ san sát trong sân, ông biết chuyện liền bắt các xe con về, còn tất cả lên xe chung loại 16 chỗ.
Dự Đại hội xong là ông “chuồn” thẳng, vì ngại cơ sở phải mời cơm. Dọc đường về, ông rủ anh em vào quán ăn trưa. Khi ăn xong, bao giờ ông cũng giành “quyền” trả tiền vì: “Lương tôi cao hơn các cậu”.
Đó là những câu chuyện thật đã thành giai thoại về Trương Đình Tuyển mà các lão thành Cách mạng Nghệ An rất hay kể và có được dân tin yêu thế nào, phải là “chất quan” thế nào mới có nhiều giai thoại đọng lại trong lòng dân như thế.
Bài ca ngất ngưởng
Trả lờiXóacủa Nguyễn Công Trứ
Vũ trụ nội mạc phi phận sự',
Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng.
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên,
Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người thái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
VỊNH CÂY VÔNG
Trả lờiXóaBiền, nam, khởi tử chẳng vun trồng
Cao lớn làm chi những thứ vông.
Tuổi tác càng già, già xốp xáp
Ruột gan không có, có gai chông.
Ra tài lương đống không nên mặt
Dựa chốn phiên li chút đỡ lòng.
Đã biết nòi nào thì giống nấy
Khen cho rứa cũng trổ ra bông!
Ý nghĩa quá...
Trả lờiXóaBiết thế cần chi cậy Hữu Thu,
Trả lờiXóaCho hay thiên hạ chẳng ai đù!
Thiên hạ trăm người trăm tai mắt,
Hóa ra mình dại chẳng ai ngu...
Biết thế cần chi gọi Bảo Thy,
Thì ra hắn cũng chẳng đếch gì...
Ba hoa xích đế bao hoang tưởng,
Mần răng? Chừ biết nói năng chi...
Ta nghĩ ta là "Vua" đó thôi,
Ngờ đâu sấm sét cú vu hồi...
Lộn cổ tầng trời rơi xuống đất,
Từ nay vĩnh viễn Mãn xin thôi...
Đề nghị Quang Minh cập nhật bài báo này:
Trả lờiXóa"Anh hùng khai man thành tích?": Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh lên tiếng
(Dân trí) - Ngày 22/3, Đại tá Nguyễn Việt Dũng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh TT-Huế đã trao đổi về kết quả rà soát quy trình xác nhận hồ sơ trình Trung ương của ông Hồ Xuân Mãn để được phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ.
>> UB kiểm tra TƯ xem xét "nghi án" anh hùng khai man thành tích
>> "Anh hùng khai man thành tích?": Thêm nhân chứng khiếu nại
Trao đổi qua điện thoại, Đại tá Nguyễn Việt Dũng cho biết, quy trình, hồ sơ, thủ tục của ông Hồ Xuân Mãn (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế) đã làm đúng. Quá trình rà soát lại quy trình, thủ tục của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh TT-Huế là chặt chẽ. Cơ quan này cũng đã có đầy đủ hồ sơ Đảng, giấy chứng nhận thành tích chiến đấu của ông Mãn thời kỳ chống Mỹ (như giấy chứng nhận dũng sĩ diệt Mỹ, giấy chứng nhận diệt xe cơ giới...), huân huy chương, báo cáo thành tích bản thân. Một số người cùng công tác thời kỳ ông Mãn chống Mỹ cũng đã xác nhận trong bảng thành tích.
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn.
"Nơi ông Mãn chiến đấu trước đây ở huyện Phong Điền. Huyện ủy, ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy quân sự Phong Điền đã có xác nhận vào đơn đề nghị phong danh hiệu anh hùng cho ông Mãn. Nơi ông Mãn công tác sau này là Tỉnh ủy cũng có đơn đề nghị lên. Chúng tôi soát xét lại hồ sơ trên cơ sở dưới đưa lên đầy đủ tồi tổ chức cuộc họp giữa chúng tôi (là cơ quan thường trực), Ban thi đua khen thưởng tỉnh, tỉnh ủy… về việc đề nghị phong anh hùng lực lượng vũ trang cho ông Mãn, từ đó mới trình lên cấp Trung ương" - ông Dũng cho hay.
Trả lời câu hỏi của PV về việc theo quy trình lập hồ sơ từ dưới lên trên, liệu có cần cấp dưới của Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền có đơn đề xuất ông Mãn hay không, ông Dũng trả lời, chỉ cần đơn ngang cấp Ban chỉ huy này trình là đủ vì chính Ban chỉ huy quân sự huyện nắm ở dưới rồi đề xuất lên. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh nắm vấn đề từ ngang cấp huyện là đủ.
Ông Dũng cho biết thêm, việc thẩm tra, xác minh kết quả ông Mãn là do cấp Trung ương giải quyết vì thời gian ông Mãn được phong tặng danh hiệu anh hùng, ông đang là Bí thư tỉnh ủy, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Theo phản ánh của các cựu chiến binh trong đơn khiếu nại, ông Hồ Xuân Mãn đã tự mình làm thành tích mà không có đơn vị vũ trang nơi ông công tác xác nhận. Sau khi khai thành tích xong, ông đưa cho Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền xác nhận, văn phòng Tỉnh ủy xác nhận, chứ không có xác nhận của đơn vị chiến đấu. Đây là cách làm ngược, từ trên xuống.
Đại Dương
Cảm ơn bạn đã quan tâm, nhắc nhỡ việc cập nhật thông tin...chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp thông tin chính xác khách quan đến các bạn...công việc của chúng ta là không công, chúng ta đi tìm sự thật để việc tôn vinh anh hùng là phải xứng danh anh hùng cho chúng ta, thế hệ con cháu chúng ta học tập để đi theo con đường Bác Hồ đã chọn...bằng sức lực còn lại cương quyết vạch mặt chỉ tên những con sâu làm xấu Đảng...
Xóa- Ông Dũng cho hay: Chúng tôi soát xét lại hồ sơ trên cơ sở dưới đưa lên đầy đủ tồi tổ chức cuộc họp giữa chúng tôi (là cơ quan thường trực), Ban thi đua khen thưởng tỉnh, tỉnh ủy… về việc đề nghị phong anh hùng lực lượng vũ trang cho ông Mãn, từ đó mới trình lên cấp Trung ương".
Xóa- Đây là cách trả lời theo kiểu "vụng chèo khéo chống"...thưa ông Dũng chỉ cần làm hồ sơ thương binh hạng bét...cũng đòi hỏi phải có 3 nhân chứng cùng biết, cùng chiến đấu...thông cảm cho các anh thôi...Mãn đã từng phát biểu "nguyên tắc làm danh hiệu anh hùng là phải được trên gợi ý...có nghĩa là Mãn đã chạy xong rồi...các anh làm cho có thủ tục là xong...giết được 11 người là 11 người không thể là 27 người được...giết dân là giết dân, không thể biến xác chết của dân thành chiêu hồi, địa phương quân, cảnh sát đăc biệt được...
VỊNH CÂY VÔNG
XóaBiền, nam, khởi tử chẳng vun trồng
Cao lớn làm chi những thứ vông.
Tuổi tác càng già, già xốp xáp
Ruột gan không có, có gai chông.
Ra tài lương đống không nên mặt
Dựa chốn phiên li chút đỡ lòng.
Đã biết nòi nào thì giống nấy
Khen cho rứa cũng trổ ra bông!
Tôi và gia đình xem truyền hình và rất thích Bác Tuyển. Phong cách nói năng và làm việc rất dung dị dễ gần nhưng không biết bác còn đáng kính hơn cái tôi rừng biết. Bay giờ đọc bài này nhất định tôi về mở mạng cho bà xã xem chơi. Đọc một số câu trích dẫn tôi thấy được một tâm hồn nhân hậu khác thường. Bác Tuyển là nhà thơ với bao nổi trăn trở về cuộc đời. Cái tình yêu đó chỉ có ở những con người kiệt xuất và đôn hậu. Bác Tuyển là con người đó nhưng quá thầm lặng.Thầm lặng vì thời thế nó nghiệt ngã đẩy đưa. Ngày xưa tôi thích ông Bộ trưởng thì ít, bây giờ tôi thích ông nhà thơ thì nhiều. Ước gì tôi có email của ông và Ước gì tôi lại có những tập thơ của nhà thơ Đình Tuyển.
Trả lờiXóaNhận xét sau đây rất đúng với trường hợp TTH và cá nhân HXM:
Trả lờiXóa"Khi các thể chế đủ mạnh và đối trọng, kiểm soát lẫn nhau, vai trò của cá nhân là thứ yếu, và nhà nước cai trị bằng luật pháp. Luật pháp chính là hiện thân của công lý ở thời điểm đó. Nếu có điều nào đó bị coi là bất công, sẽ có quy trình cho việc sửa chữa để luật pháp đến gần hơn với công lý.
Khi các thể chế yếu hoặc được đặt sai lệch, như cơ quan công lý đặt dưới cơ quan công quyền, và cơ quan công quyền lại bị dẫn dắt bởi cá nhân lãnh đạo, đó là lúc luật pháp chỉ để trang trí. Vì cơ quan công lý không còn bảo vệ công lý nữa, mà phải bảo vệ cơ quan công quyền, và cơ quan công quyền thì phải bảo vệ cá nhân nắm quyền. Công lý bị đánh mất, còn cá nhân lãnh đạo thì tha hồ trục lợi."
Theo tôi các đồng chí lão thành cách mạng tại xã Phong An và huyện Phong điền không thể nói láo được vì họ là nhưng người đồng đội.............
Trả lờiXóa