Huế, mảnh đất cố đô từng là trung tâm văn hoá-kinh tế-chính trị của Việt Nam một thời. Huế được biết đến nhiều qua thơ văn, qua những câu hò buồn man mác trên dòng sông Hương thơ mộng.
Huế, một thắng cảnh du lịch luôn được nhắc đến trên các tạp chí du lịch và là điểm đến không thể thiếu được của khách muôn phương. Huế cũng là mảnh đất mà ai đến đó rồi đều không khỏi "bùi ngùi" khi xa nơi "nét dịu dàng pha lẫn chút trầm tư". Huế cũng là miền đất của lăng tẩm đền đài, của chùa chiền và phong cảnh hữu tình nên thơ. Huế cũng nổi tiếng bởi những cô gái xinh đẹp "tóc thề bay trong gió" mà "học trò trong Quảng ra thi, thấy cô gái Huế chân đi không đành…".
Huế đẹp, Huế thơ và Huế chỉ còn là… trong mộng. Huế là hành trang buồn cho những người con xứ Huế quyết tâm ra đi lập nghiệp nơi xứ người. Với họ, Huế tuy xa mà gần tuy gần mà xa. Huế là nơi để khi đi xa "mà thương, mà nhớ" hơn là để sống và gắn bó với nó.
Huế chìm lắng trong cuộc sống bề bộn hàng ngày và mấy hôm nay bỗng nhiên được nhắc đến "rộng rãi" trên các phương tiện thông tin đại chúng từ báo chí lề phải cho đến lề trái.
Tất cả được bắt đầu nhờ sự "xuất hiện" của ông bí thư tỉnh uỷ Thừa Thiên-Huế, Hồ Xuân Mãn. Người vừa được tuyên dương tại "Hội nghị điển hình tiên tiến của cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Ông có mấy câu phát biểu rất "thẳng và thật" như "lương của đảng viên chúng ta hiện nay cũng là từ tiền thuế của người dân", "nguy cơ của một Đảng cầm quyền là xa dân. Một khi Đảng cầm quyền đã xa dân, khi Đảng đã mất gốc thì Đảng sẽ không thể tồn tại". Ông hình như cũng là "nhân vật chính" trong bài "Đất cố đô có vua" đăng trên báo Lao Động cách đây 5 năm [1]. Những "thành tích" của ông Hồ Xuân Mãn đã gặp sự "phản biện" của ông Hà Văn Thịnh, giảng viên trường Đại học Huế, với bài viết "Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh uỷ" [2].
Hy vọng rằng sự tranh luận giữa hai ông sẽ được tiếp tục. Tuy nhiên không phải bây giờ khi ông Hà Văn Thịnh nói ra thì mọi người mới biết, mới rõ về Huế. Ngoài những lăng tẩm, đền đài mà ông cha để lại, Huế còn được biết đến như là một trong những vùng nghèo và kém phát triển nhất nước. Huế cũng như hầu hết các thành phố miền Trung, có khí hậu rất khắc nghiệt. Mùa Hè nắng như đổ lửa, mùa Đông thì lạnh và mưa nhiều. Mưa của Huế kéo dài lê thê cả tuần, cả tháng. Mưa Huế "thối cả đất, trắng cả trời". Mưa Huế theo người dân đi vào trong cả giấc mơ. Việc sống chung với hạn hán, lũ lụt, gió bão đã trở thành chuyện thường ngày của người dân xứ Huế.
Có lẽ do ảnh hưởng của thiên nhiên và di sản văn hoá thời phong kiến để lại nên con người của Huế mang nhiều tính cách "xưa" như gia trưởng, bảo thủ, an phận, đủng đỉnh, nói nhiều làm ít, thanh niên không có chí tiến thủ… Rất không may cho Huế là không chỉ người dân thường có những tính cách "cũ xưa" đó mà ngay cả lãnh đạo và chính quyền Huế cũng bị nhiễm nặng tính cách đặc trưng "rất Huế" đó. Ai cũng phải thừa nhận một điều là Huế rất ít thay đổi. 10 năm, 20 năm nay Huế vẫn thế: vẫn buồn, vẫn thơ mộng và vẫn nghèo.
Chính quyền Huế không cần đi đâu xa mà chỉ cần vượt qua đèo Hải Vân vào Đà Nẵng là biết được cần phải học, phải làm những gì. Đà Nẵng đã vượt xa Huế để trở thành một trung tâm kinh tế của Miền Trung. Cả thành phố Đà Nẵng là một công trường sôi động, dẫn đầu khu vực về thu hút đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước. Các khu resort (nghỉ mát) ven biển Mỹ Khê, gần khách sạn Furama được rao bán từ vài trăm ngàn đến hàng vài triệu đôla mỗi cái, đủ biết đầu tư ở Đà nẵng lớn đến đâu.
Huế có điểm mạnh gì để có thể phát triển? Tiềm năng của Huế lớn hay nhỏ?
Huế có nhiều điểm mạnh, tiềm năng có thể phát triển được là:
Du lịch. Đây là nguồn thu nhập chủ yếu cho chính quyền và nhân dân Huế, tuy nhiên đầu tư của chính quyền vào cơ sở hạ tầng du lịch còn rất kém và thiếu đồng bộ. Ngoài danh lam thắng cảnh "tự có", những địa điểm nghỉ ngơi, ăn chơi, giải trí của khách du lịch còn rất thiếu, nếu không muốn nói còn rất yếu. Buổi tối, nhất là mùa đông, sau 9 giờ tối du khách đến Huế không biết đi đâu và làm gì. Con người Huế thì hiền lành, thật thà nhưng chưa cởi mở và năng động, nhiệt tình trong việc phục vụ khách du lịch chưa được thể hiện đúng mức. Dịch vụ về du lịch Huế thua xa Đà Nẵng, Nha Trang hay Bình Thuận. Câu hỏi đặt ra là chính quyền Huế có quyết tâm phát triển Huế hay không, nghĩa là có thật sự cởi mở và tạo điều kiện để du lịch Huế phát triển hay chưa?
Giáo dục. Huế với trường Quốc Học nổi tiếng và hệ thống các trường Đại học lâu đời, như Đại học Y, Đại học Sư phạm, Đại học Tổng hợp… sẽ là điểm hẹn của sinh viên, các bậc phụ huynh cũng yên tâm vì Huế có rất ít tội phạm và tệ nạn xã hội. Vật giá ở Huế cũng rất rẻ so với các nơi khác, dân Huế rất hiếu học, cám dỗ của xã hội ít. Tuy nhiên để ngành giáo dục Huế phát triển thì tự thân các trường phải thay đổi tư duy giáo dục, mạnh dạn áp dụng các phương pháp mới để các sinh viên tốt nghiệp ở Huế có đầy đủ năng lực và năng động đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe của xã hội.
Y tế. Dẫn đầu bởi bệnh viên trung ương Huế với một đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, lại có trường Đại học Y hỗ trợ, cộng với chi phí rẻ, dịch vụ y tế tại Huế có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh. Tuy nhiên Huế rất cần sự hỗ trợ của nhà nước vì mức sống của dân chúng miền Trung nói chung và Huế nói riêng còn rất thấp, do đó chi phí khám và chữa bệnh không thể áp dụng cao như tại các nơi khác. Cần khuyến khích những trung tâm nghiên cứu y học Việt Nam và quốc tế đặt ở Huế vì khí hậu nóng và ẩm ướt tại miền Trung rất thuận lợi cho việc thử nghiệm các loại vi khuẩn và các loại bệnh lạ nhiệt đới.
Thể dục thể thao. Huế chưa thực sự đầu tư cho thể dục thể thao một cách cần thiết. Huế hầu như vắng bóng trên các sân chơi thể thao trong nước, các khu thể thao hiện đại vẫn chưa thấy xuất hiện. Ngoài việc nâng cao thể lực cho người dân, các khu thể thao còn phục vụ cho khách du lịch, cho sinh viên và học sinh trên địa bàn Huế. Khu vực bờ biển Lăng Cô là địa bàn lý tưởng để khai thác dịch vụ thể thao biển cả, qua đó phát triển du lịch.
Nghiên cứu khoa học, sáng tác nghệ thuật. Sự yên bình của Huế (và Đà Lạt) rất thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học, và sáng tác văn học nghệ thuật. Sống bên cạnh một khung cảnh hữu tình, tâm hồn người Huế rất phóng đãng và qua đó có thể sáng tác những tác phẩm hay và có giá trị văn hoá và nghệ thuật cao. Rất tiếc, tạp chí Sông Hương một thời nổi tiếng không còn được nhắc đến.
Có phát triển được những tiềm năng vừa kể trên hay không, cái đó còn phụ thuộc rất nhiều vào sự năng động và cởi mở của chính quyền và dân chúng địa phương. Nếu người dân Huế vốn đã bảo thủ và ngại thay đổi thì chính quyền và lãnh đạo tỉnh phải làm gương đi trước và ủng hộ mạnh mẽ ý kiến và sáng kiến của những người tiên phong. Phải tạo điều kiện thực sự cho những doanh nhân và doanh nghiệp vào Huế đầu tư để phát triển thành phố thay vì tổ chức những festival, họp báo và kêu gọi khơi khơi trên báo chí và truyền hình.
Huế có một tiềm năng rất lớn về con người, đặc biệt là những người con xứ Huế đi xa lập nghiệp nơi đất khách quê người. Rất nhiều người con của Huế đã thành công lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chưa nói đến cộng đồng người Huế ở nước ngoài, chỉ riêng dân Huế ở Sài Gòn và Hà Nội thôi cũng đã là một lực lượng rất lớn. Làm sao để họ quay về và đầu tư vào Huế không phải là bài toán quá khó nếu chính quyền Huế thật sự cởi mở và thực lòng muốn xây dựng Huế tốt hơn.
Sự nỗ lực của ông chủ tịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, Nguyễn Ngọc Thiện, một người từng du học ở nước cộng hòa Ukraina (Liên Xô cũ) trong nỗ lực kêu gọi đầu tư về Huế rất đáng ghi nhận. Thế nhưng việc đầu tiên mà ông Nguyễn Ngọc Thiện cần làm là phải có những chủ trương, chính sách và sự đồng thuận trong chính quyền trước đã, tránh tình trạng "ông nói gà bà nói vịt", gây khó dễ cho các nhà đầu tư vào Huế.
Chính quyền ở trung ương cũng phải dành những quan tâm và ưu tiên nhất định cho Huế, tránh tình trạng bỏ rơi và quên lãng Huế như hiện nay. Thật là vô lý và bất công khi có những công trình và dự án ở Huế mà các doanh nghiệp và người dân Huế không được tham gia, lý do là vì các dự án đó đã "được" các công ty ở Hà Nội "thắng thầu" và sau đó các công ty thắng thầu đó đem quân của họ vào thi công, ví dụ công trình thuỷ điện Bình Điền.
Tình trạng bè phái trong nội bộ đảng và chính quyền các cấp, các ban ngành ở Huế chắc chắn là rất lớn và tỉ lệ nghịch với sự nghèo khổ của dân Huế. Vì Huế là đất Cố Đô nên ai cũng muốn "làm vua". Để Huế bớt vua thì dân chủ và minh bạch phải đặt lên hàng đầu và phải có sự giám sát của chính quyền trung ương.
Đây lại là một bài toán khó cho đến nay vẫn chưa có lời giải. Nỗi "xấu hổ vì mình là người Huế" mà ông Hà Văn Thịnh, giảng viên sử học trường Đại học Huế, nói ra chắc sẽ còn kéo dài.
Huế đẹp, Huế thơ và Huế chỉ còn là… trong mộng. Huế là hành trang buồn cho những người con xứ Huế quyết tâm ra đi lập nghiệp nơi xứ người. Với họ, Huế tuy xa mà gần tuy gần mà xa. Huế là nơi để khi đi xa "mà thương, mà nhớ" hơn là để sống và gắn bó với nó.
Huế chìm lắng trong cuộc sống bề bộn hàng ngày và mấy hôm nay bỗng nhiên được nhắc đến "rộng rãi" trên các phương tiện thông tin đại chúng từ báo chí lề phải cho đến lề trái.
Tất cả được bắt đầu nhờ sự "xuất hiện" của ông bí thư tỉnh uỷ Thừa Thiên-Huế, Hồ Xuân Mãn. Người vừa được tuyên dương tại "Hội nghị điển hình tiên tiến của cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Ông có mấy câu phát biểu rất "thẳng và thật" như "lương của đảng viên chúng ta hiện nay cũng là từ tiền thuế của người dân", "nguy cơ của một Đảng cầm quyền là xa dân. Một khi Đảng cầm quyền đã xa dân, khi Đảng đã mất gốc thì Đảng sẽ không thể tồn tại". Ông hình như cũng là "nhân vật chính" trong bài "Đất cố đô có vua" đăng trên báo Lao Động cách đây 5 năm [1]. Những "thành tích" của ông Hồ Xuân Mãn đã gặp sự "phản biện" của ông Hà Văn Thịnh, giảng viên trường Đại học Huế, với bài viết "Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh uỷ" [2].
Hy vọng rằng sự tranh luận giữa hai ông sẽ được tiếp tục. Tuy nhiên không phải bây giờ khi ông Hà Văn Thịnh nói ra thì mọi người mới biết, mới rõ về Huế. Ngoài những lăng tẩm, đền đài mà ông cha để lại, Huế còn được biết đến như là một trong những vùng nghèo và kém phát triển nhất nước. Huế cũng như hầu hết các thành phố miền Trung, có khí hậu rất khắc nghiệt. Mùa Hè nắng như đổ lửa, mùa Đông thì lạnh và mưa nhiều. Mưa của Huế kéo dài lê thê cả tuần, cả tháng. Mưa Huế "thối cả đất, trắng cả trời". Mưa Huế theo người dân đi vào trong cả giấc mơ. Việc sống chung với hạn hán, lũ lụt, gió bão đã trở thành chuyện thường ngày của người dân xứ Huế.
Có lẽ do ảnh hưởng của thiên nhiên và di sản văn hoá thời phong kiến để lại nên con người của Huế mang nhiều tính cách "xưa" như gia trưởng, bảo thủ, an phận, đủng đỉnh, nói nhiều làm ít, thanh niên không có chí tiến thủ… Rất không may cho Huế là không chỉ người dân thường có những tính cách "cũ xưa" đó mà ngay cả lãnh đạo và chính quyền Huế cũng bị nhiễm nặng tính cách đặc trưng "rất Huế" đó. Ai cũng phải thừa nhận một điều là Huế rất ít thay đổi. 10 năm, 20 năm nay Huế vẫn thế: vẫn buồn, vẫn thơ mộng và vẫn nghèo.
Chính quyền Huế không cần đi đâu xa mà chỉ cần vượt qua đèo Hải Vân vào Đà Nẵng là biết được cần phải học, phải làm những gì. Đà Nẵng đã vượt xa Huế để trở thành một trung tâm kinh tế của Miền Trung. Cả thành phố Đà Nẵng là một công trường sôi động, dẫn đầu khu vực về thu hút đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước. Các khu resort (nghỉ mát) ven biển Mỹ Khê, gần khách sạn Furama được rao bán từ vài trăm ngàn đến hàng vài triệu đôla mỗi cái, đủ biết đầu tư ở Đà nẵng lớn đến đâu.
Huế có điểm mạnh gì để có thể phát triển? Tiềm năng của Huế lớn hay nhỏ?
Huế có nhiều điểm mạnh, tiềm năng có thể phát triển được là:
Du lịch. Đây là nguồn thu nhập chủ yếu cho chính quyền và nhân dân Huế, tuy nhiên đầu tư của chính quyền vào cơ sở hạ tầng du lịch còn rất kém và thiếu đồng bộ. Ngoài danh lam thắng cảnh "tự có", những địa điểm nghỉ ngơi, ăn chơi, giải trí của khách du lịch còn rất thiếu, nếu không muốn nói còn rất yếu. Buổi tối, nhất là mùa đông, sau 9 giờ tối du khách đến Huế không biết đi đâu và làm gì. Con người Huế thì hiền lành, thật thà nhưng chưa cởi mở và năng động, nhiệt tình trong việc phục vụ khách du lịch chưa được thể hiện đúng mức. Dịch vụ về du lịch Huế thua xa Đà Nẵng, Nha Trang hay Bình Thuận. Câu hỏi đặt ra là chính quyền Huế có quyết tâm phát triển Huế hay không, nghĩa là có thật sự cởi mở và tạo điều kiện để du lịch Huế phát triển hay chưa?
Giáo dục. Huế với trường Quốc Học nổi tiếng và hệ thống các trường Đại học lâu đời, như Đại học Y, Đại học Sư phạm, Đại học Tổng hợp… sẽ là điểm hẹn của sinh viên, các bậc phụ huynh cũng yên tâm vì Huế có rất ít tội phạm và tệ nạn xã hội. Vật giá ở Huế cũng rất rẻ so với các nơi khác, dân Huế rất hiếu học, cám dỗ của xã hội ít. Tuy nhiên để ngành giáo dục Huế phát triển thì tự thân các trường phải thay đổi tư duy giáo dục, mạnh dạn áp dụng các phương pháp mới để các sinh viên tốt nghiệp ở Huế có đầy đủ năng lực và năng động đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe của xã hội.
Y tế. Dẫn đầu bởi bệnh viên trung ương Huế với một đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, lại có trường Đại học Y hỗ trợ, cộng với chi phí rẻ, dịch vụ y tế tại Huế có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh. Tuy nhiên Huế rất cần sự hỗ trợ của nhà nước vì mức sống của dân chúng miền Trung nói chung và Huế nói riêng còn rất thấp, do đó chi phí khám và chữa bệnh không thể áp dụng cao như tại các nơi khác. Cần khuyến khích những trung tâm nghiên cứu y học Việt Nam và quốc tế đặt ở Huế vì khí hậu nóng và ẩm ướt tại miền Trung rất thuận lợi cho việc thử nghiệm các loại vi khuẩn và các loại bệnh lạ nhiệt đới.
Thể dục thể thao. Huế chưa thực sự đầu tư cho thể dục thể thao một cách cần thiết. Huế hầu như vắng bóng trên các sân chơi thể thao trong nước, các khu thể thao hiện đại vẫn chưa thấy xuất hiện. Ngoài việc nâng cao thể lực cho người dân, các khu thể thao còn phục vụ cho khách du lịch, cho sinh viên và học sinh trên địa bàn Huế. Khu vực bờ biển Lăng Cô là địa bàn lý tưởng để khai thác dịch vụ thể thao biển cả, qua đó phát triển du lịch.
Nghiên cứu khoa học, sáng tác nghệ thuật. Sự yên bình của Huế (và Đà Lạt) rất thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học, và sáng tác văn học nghệ thuật. Sống bên cạnh một khung cảnh hữu tình, tâm hồn người Huế rất phóng đãng và qua đó có thể sáng tác những tác phẩm hay và có giá trị văn hoá và nghệ thuật cao. Rất tiếc, tạp chí Sông Hương một thời nổi tiếng không còn được nhắc đến.
Có phát triển được những tiềm năng vừa kể trên hay không, cái đó còn phụ thuộc rất nhiều vào sự năng động và cởi mở của chính quyền và dân chúng địa phương. Nếu người dân Huế vốn đã bảo thủ và ngại thay đổi thì chính quyền và lãnh đạo tỉnh phải làm gương đi trước và ủng hộ mạnh mẽ ý kiến và sáng kiến của những người tiên phong. Phải tạo điều kiện thực sự cho những doanh nhân và doanh nghiệp vào Huế đầu tư để phát triển thành phố thay vì tổ chức những festival, họp báo và kêu gọi khơi khơi trên báo chí và truyền hình.
Huế có một tiềm năng rất lớn về con người, đặc biệt là những người con xứ Huế đi xa lập nghiệp nơi đất khách quê người. Rất nhiều người con của Huế đã thành công lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chưa nói đến cộng đồng người Huế ở nước ngoài, chỉ riêng dân Huế ở Sài Gòn và Hà Nội thôi cũng đã là một lực lượng rất lớn. Làm sao để họ quay về và đầu tư vào Huế không phải là bài toán quá khó nếu chính quyền Huế thật sự cởi mở và thực lòng muốn xây dựng Huế tốt hơn.
Sự nỗ lực của ông chủ tịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, Nguyễn Ngọc Thiện, một người từng du học ở nước cộng hòa Ukraina (Liên Xô cũ) trong nỗ lực kêu gọi đầu tư về Huế rất đáng ghi nhận. Thế nhưng việc đầu tiên mà ông Nguyễn Ngọc Thiện cần làm là phải có những chủ trương, chính sách và sự đồng thuận trong chính quyền trước đã, tránh tình trạng "ông nói gà bà nói vịt", gây khó dễ cho các nhà đầu tư vào Huế.
Chính quyền ở trung ương cũng phải dành những quan tâm và ưu tiên nhất định cho Huế, tránh tình trạng bỏ rơi và quên lãng Huế như hiện nay. Thật là vô lý và bất công khi có những công trình và dự án ở Huế mà các doanh nghiệp và người dân Huế không được tham gia, lý do là vì các dự án đó đã "được" các công ty ở Hà Nội "thắng thầu" và sau đó các công ty thắng thầu đó đem quân của họ vào thi công, ví dụ công trình thuỷ điện Bình Điền.
Tình trạng bè phái trong nội bộ đảng và chính quyền các cấp, các ban ngành ở Huế chắc chắn là rất lớn và tỉ lệ nghịch với sự nghèo khổ của dân Huế. Vì Huế là đất Cố Đô nên ai cũng muốn "làm vua". Để Huế bớt vua thì dân chủ và minh bạch phải đặt lên hàng đầu và phải có sự giám sát của chính quyền trung ương.
Đây lại là một bài toán khó cho đến nay vẫn chưa có lời giải. Nỗi "xấu hổ vì mình là người Huế" mà ông Hà Văn Thịnh, giảng viên sử học trường Đại học Huế, nói ra chắc sẽ còn kéo dài.
Việt Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét