Bí thư các tỉnh Quảng Ninh, Lâm Đồng và Thừa Thiên – Huế được tuyên dương tại Hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến toàn quốc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, diễn ra tối nay (24/1) ở Hà Nội.
Các ông: Nguyễn Duy Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh; Huỳnh Phong Tranh, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế nằm trong số 144 cá nhân điển hình toàn quốc sau ba năm triển khai cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Hội nghị cũng biểu dương 68 tập thể. Theo Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, đây là những đại diện cho rất nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong phạm vi cả nước.
Tổng Bí thư khẳng định: Cuộc vận động đã mang lại ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nền tảng đạo đức, tinh thần của toàn xã hội.
Tổng Bí thư khẳng định: Cuộc vận động đã mang lại ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nền tảng đạo đức, tinh thần của toàn xã hội.
Ảnh: Lê Anh Dũng
“Cuộc vận động đã khích lệ, góp phần trau dồi các phẩm chất cách mạng, chống lại các biểu hiện suy thoái về đạo đức”, Tổng Bí thư nói.
Thông qua cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị, từng địa phương, đã xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương điển hình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
“Việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác ngày càng trở thành hành động tự giác, tích cực của nhiều cán bộ đảng viên và quần chúng trên mọi miền đất nước”, Tổng Bí thư đánh giá.
Theo Tổng Bí thư, mọi người Việt Nam ai cũng có thể học tập và làm theo tấm gương của Bác, Hội nghị hôm nay cũng là dịp để chúng ta rút ra bài học bổ ích từ công tác chỉ đạo của ban chỉ đạo các cấp cuộc vận động, qua đây góp phần nhân rộng các điển hình, tập thể cá nhân.
Trong năm 2010, chủ đề trọng tâm của cuộc vận động sẽ là: “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, Đảng là đạo đức, là văn minh”.
Thông qua cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị, từng địa phương, đã xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương điển hình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
“Việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác ngày càng trở thành hành động tự giác, tích cực của nhiều cán bộ đảng viên và quần chúng trên mọi miền đất nước”, Tổng Bí thư đánh giá.
Theo Tổng Bí thư, mọi người Việt Nam ai cũng có thể học tập và làm theo tấm gương của Bác, Hội nghị hôm nay cũng là dịp để chúng ta rút ra bài học bổ ích từ công tác chỉ đạo của ban chỉ đạo các cấp cuộc vận động, qua đây góp phần nhân rộng các điển hình, tập thể cá nhân.
Trong năm 2010, chủ đề trọng tâm của cuộc vận động sẽ là: “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, Đảng là đạo đức, là văn minh”.
Ảnh: Lê Anh Dũng
Trước đó, trong buổi chiều, các đại biểu tham gia giao lưu, toạ đàm tại 10 cơ quan, đơn vị ở Hà Nội, trong đó có Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động, Báo Nhân Dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…
Mỗi đảng bộ, chi bộ hay một cơ quan, doanh nghiệp; mỗi người nông dân, công nhân, bộ đội, công an hay một học sinh, sinh viên; một đồng bào người dân tộc thiểu số hay một chức sắc, tín đồ đạo Phật, đạo Thiên Chúa, Cao Đài, Hòa Hảo; một cụ già, một thương binh hay một thiếu niên…, đã học Bác, làm theo Bác qua những điều mình cảm phục, trân trọng và ghi nhớ.
Mỗi đảng bộ, chi bộ hay một cơ quan, doanh nghiệp; mỗi người nông dân, công nhân, bộ đội, công an hay một học sinh, sinh viên; một đồng bào người dân tộc thiểu số hay một chức sắc, tín đồ đạo Phật, đạo Thiên Chúa, Cao Đài, Hòa Hảo; một cụ già, một thương binh hay một thiếu niên…, đã học Bác, làm theo Bác qua những điều mình cảm phục, trân trọng và ghi nhớ.
Trong tham luận tại Hội nghị toạ đàm các điển hình tiên tiến “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ông có đề cập tới việc đã báo cáo Thương vụ Tỉnh uỷ ngay sau khi có phong bì 3.000 đô la gửi tới mình. Ông có thể nói rõ hơn về sự việc này?
Trả lờiXóaHôm đó, tôi vừa đi công tác về, vợ tôi chuyển cho một tập tài liệu. Trong tập tài liệu có một phong bì, tôi tưởng đó là đơn thư, nhưng mở ra thì thấy tiền. Thấy đây là một sự việc không bình thường cho nên sáng hôm sau đến cơ quan, tôi mời Thường vụ, mời cơ quan Công an đến nói sự việc và giao tài liệu cho công an điều tra.
Số tiền đó tôi quyết định sung vào công quĩ để xoá nhà tạm cho đồng bào dân tộc. Về quá trình điều tra, đến nay công an cũng chưa phát hiện được đối tượng là chủ nhân của số tiền đó.
Trước đó ông có bao giờ gặp phải tình huống tương tự và tại sao ông quyết định báo cáo ngay vụ việc?
Tôi chưa từng gặp việc như thế.
Về số tiền đó, mình cất đi cũng chẳng ai biết, nhưng điều cơ bản là mình tự giác. Mình thấy việc đó không đúng, không nên làm vì như Bác Hồ nói, việc gì đúng phải quyết tâm làm cho bằng được, còn việc gì sai thì kiên quyết không làm.
Qua những năm triển khai thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, ông thấy đức tính gì ở Bác khó học nhất?
Thực ra việc gì cũng rất dễ học mà việc gì cũng rất khó học vì Bác là thiên tài. Nhưng cái khó nhất là Bác mong làm thế nào để sau chiến tranh xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn thì hiện nay vẫn là cái khó.
Nước ta đang còn nghèo và mong muốn của nhân dân ta rất lớn. Chúng ta đều mong đất nước tiến nhanh, nhưng lực lượng vật chất có hạn nên chưa thể thực hiện được…
Trong những tiêu chí ông đưa ra với cán bộ là phải gần dân, hiểu dân. Liệu điều này có khó thực hiện với cán bộ hiện nay không, thưa ông?
Trong 11 năm chiến đấu ở chiến trường từ sau Mậu Thân 1968, tôi thường xuyên ở đồng bằng nhiều khi chỉ một mình hoặc hai người, nhiều cũng chỉ đến 7 - 8 đồng chí. Chúng tôi sống trong hầm bí mật được nhân dân đùm bọc, giúp đỡ và nếu không có dân thì không có ngày hôm nay.
Nhờ nhân dân đùm bọc, chỉ những điểm cho mình đánh và chỉ dẫn các cơ sở để mình phát hiện, bồi dưỡng. Từ đó tôi suy nghĩ như Bác nói là dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.
Đảng không có dân như cây không có gốc cho nên đặt ra vấn đề cán bộ phải hiểu dân, gần dân, chăm lo cho dân mà chăm lo cho dân tốt, dân sẽ chăm lo cho mình tốt. Ngay lương chúng ta hiện nay cũng do dân trả mà.
Ông quan niệm rằng, lãnh đạo phải có mặt ở nơi khó khăn nhất và chính ông cũng đã có mặt tại hiện trường vụ bắt cóc con tin tại Thừa Thiên Huế vừa qua. Ông đánh giá vụ việc đó không lớn, nhưng thực tế việc giải quyết cũng không hề đơn giản?
Vụ việc này lần đầu tiên diễn ra trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Thực ra, lâu nay chúng tôi cũng đã tổ chức cho các lực lượng đặc nhiệm của công an, quân sự diễn tập tình huống, nhưng mỗi sự việc cũng có diễn biến khác nhau.
Vấn đề ở đây là phải bảo vệ được con tin, nhưng không phải nổ súng nên cũng rất cân não. Chúng tôi phải thuyết phục từ 6h chiều đến gần 5h sáng, bao gồm sự tham gia từ cấp tiểu đội đến trung đội, đại đội, cấp trung đoàn, sư đoàn, kể cả quân khu và cả gia đình của kẻ bắt cóc con tin.
Trên địa bàn thành phố du lịch không thể để sự việc sang ngày hôm sau được, chính vì thế, sau nhiều nỗ lực thuyết phục, cuối cùng chúng tôi phải xử lý bằng phương án “nóng”. Nhưng phương án nóng này chúng tôi cũng tính toán liều lượng, tính toán tất cả, kể cả phương án cấp cứu, bởi đối tượng vi phạm lần đầu, chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng…
Thời điểm đối tượng khống chế con tin, nòng súng có thể chĩa về mọi hướng xung quanh. Có mặt tại hiện trường thời điểm đó, ông có cảm giác sợ không?
Tôi đã từng trong cuộc chiến, đã từng vào sinh ra tử rồi nên việc đó tôi thấy bình thường. Tôi chỉ mong làm sao đừng để phải nổ súng thôi.
Xin cảm ơn ông!
Cấn Cường