Sau phát biểu của bí thư tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn về những thành tích của địa phương được đăng tải trên một số tờ báo, một nhà Sử học muốn ông Mãn nói rõ hơn, cụ thể hơn về những thành tích đó.
Để rộng đường dư luận cũng là tôn trọng tính đa chiều của truyền thông, Tuần Việt Nam đăng ý kiến thể hiện quan điểm riêng của ông Hà Văn Thịnh, giảng viên trường Đại học Huế.
Trong mục “Chào buổi sáng” của báo Thanh Niên, số ra ngày 25.1.2010, có đăng tải những phát biểu của Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn. Ông Mãn cho rằng đầu nhiệm kỳ, người nghèo ở tỉnh TTH là 28%, nay còn 8%; tỉnh đã lo cho 31.000 đồng bào dân tộc có nhà “4 cứng” và; nhất là tỉnh TTH luôn “nói đi đôi với làm”. Nếu đúng như thế thì thật là diệu tuyệt. Nhưng vì là một nhà sử học, nói cái gì cũng phải có sách, mách có chứng nên tôi muốn ông Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh TTH cho biết rõ – cụ thể hơn những thành tích rất đáng trân trọng ấy.
1.Nếu TTH đã giảm được trên 70% số hộ nghèo chỉ trong một nhiệm kỳ lãnh đạo thì đó là một kỷ lục, không chỉ đối với Việt Nam mà là cả thế giới! Đây là thành tích cần phải được nhân rộng cho 62 tỉnh, thành khác học tập. Và, tôi cho rằng nếu bỏ qua điều này là một sự lãng phí tài năng ghê gớm. Vấn đề là ở chỗ dư luận muốn biết bằng cách nào, kinh phí lấy từ nguồn nào, các công đoạn của nó được tiến hành ra sao; bởi vì trên thực tế, không thấy tỉnh TTH có những đổi thay đột biến để tạo nên đột biến ghê gớm trên?
2.Chỉ cần ngồi ở một quán cóc trên đường Lê Hồng Phong – trung tâm thành phố, khoảng một giờ đồng hồ, bất kỳ ai cũng được “tiếp xúc” với 10-15 người ăn xin, bán vé số. Họ có phải là người nghèo hay không? Tại sao TTH có tỷ lệ ăn xin và bán vé số cao nhất nước trong khi người nghèo đã giảm nhanh đến như thế? Xin nhấn mạnh rằng cũng trong chừng ấy thời gian vào buổi chiều tối, sẽ “bị” không ít hơn 10 đứa trẻ chèo kéo mua đậu phụng rang, bánh phồng tôm. Những đứa trẻ đó chỉ khoảng 8-11 tuổi.
3.Tiêu chuẩn “nghèo” mà ông Bí thư Tỉnh uỷ “xếp hạng” là dựa trên căn cứ nào? Theo các công trình nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn trường Đại học Khoa học Huế thì tỉnh TTH là một trong những địa phương có tỷ lệ người nghèo cao nhất nước. Xin nhớ rằng nếu thu nhập bình quân dưới 1.000 USD/người/năm, thì vẫn thuộc dạng nghèo; còn dưới 500 USD thì chắc chắn là thuộc diện đói nghèo. Cũng xin nhấn mạnh rằng tiêu chuẩn nghèo mà tỉnh TTH đang cố tính là theo Thông tư số 170/TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 8.7.2005, trong đó quy định rằng mức nghèo là dưới 200.000 đồng/người/tháng ở nông thôn và 260.000 đồng/người/tháng ở thành phố. Cách tính đó đã lạc hậu vì ai cũng biết chẳng một ai (kể cả trẻ con) có thể sống nổi ở một thành phố với thu nhập nửa USD/ngày (!) Đó là chưa muốn nói rằng số liệu mà ông Bí thư Tỉnh uỷ đã đưa ra là không chính xác (tuy vẫn theo cách tính để lấy thành tích của ông). Số liệu của Sở Lao động – Thương binh – Xã hội TTH cho biết năm 2009, TTH có 21.168 hộ nghèo với 75.945 nhân khẩu, chiếm 8,85% (ông Bí thư đã bớt đi 0,85%). Thế nhưng số người “cận nghèo” (một cách nói để giảm thiểu sự sút giảm của thành tích. Trên thực tế là chẳng khác gì nhau. Nghèo và không nghèo chứ không thể có chuyện “cận nghèo”), là 5,75%. Cộng lại, TTH, tuy tính toán khác rất xa với thực tế, vẫn có 14,6% người rất nghèo.
4.Các dân tộc ít người ở tỉnh TTH có gần 50.000 người. Ông Bí thư Tỉnh uỷ Hồ Xuân Mãn cho rằng “tỉnh đã lo cho 31.000 đồng bào dân tộc có nhà “bốn cứng” là chính xác hay không? Được biết, nhà của đồng bào được xây dựng theo Đề án 135 của Chính phủ và kinh phí để thực hiện là do nguồn từ Nhà nước và các cơ quan hợp tác quốc tế. Tại sao tỉnh TTH có thể nói là chính họ đã lo cho đồng bào? Mặt khác, 40% còn lại vẫn chưa có nhà “bốn cứng” là nghĩa làm sao khi chỉ có 8% người nghèo? Đó là chưa nói chuyện xây nhà xong nhưng trong đó chẳng có gì, thu nhập của người dân không thay đổi gì thì quả thật, chỉ mới đem cái áo khoác lên cho người nghèo bớt xấu một chút mà thôi!
5.Người viết bài này đã sống và làm việc ở tỉnh TTH 33 năm, đã chứng kiến sự thay đổi của nhiều lãnh đạo nhưng chưa hề thấy bất kỳ sự thay đổi thực sự nào từ ý tưởng, cách làm việc của những người lãnh đạo ấy. Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ vị lãnh đạo nào về đề tài này. Chỉ cần bước qua đèo Hải Vân là thấy xấu hổ vì mình là người Huế. Sự đủng đỉnh của Huế, tính bảo thủ muôn đời của nó là điều ai cũng biết. Thật là buồn khi mình gắn bó với một quê hương mà quê hương ấy chỉ thay đổi gọi là, phát triển gọi là… Là người dân, rất ước mong rằng các vị lãnh đạo hãy nói được sau khi đã làm được. Xin ông Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh TTH trả lời những câu hỏi của tôi.
2.Chỉ cần ngồi ở một quán cóc trên đường Lê Hồng Phong – trung tâm thành phố, khoảng một giờ đồng hồ, bất kỳ ai cũng được “tiếp xúc” với 10-15 người ăn xin, bán vé số. Họ có phải là người nghèo hay không? Tại sao TTH có tỷ lệ ăn xin và bán vé số cao nhất nước trong khi người nghèo đã giảm nhanh đến như thế? Xin nhấn mạnh rằng cũng trong chừng ấy thời gian vào buổi chiều tối, sẽ “bị” không ít hơn 10 đứa trẻ chèo kéo mua đậu phụng rang, bánh phồng tôm. Những đứa trẻ đó chỉ khoảng 8-11 tuổi.
3.Tiêu chuẩn “nghèo” mà ông Bí thư Tỉnh uỷ “xếp hạng” là dựa trên căn cứ nào? Theo các công trình nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn trường Đại học Khoa học Huế thì tỉnh TTH là một trong những địa phương có tỷ lệ người nghèo cao nhất nước. Xin nhớ rằng nếu thu nhập bình quân dưới 1.000 USD/người/năm, thì vẫn thuộc dạng nghèo; còn dưới 500 USD thì chắc chắn là thuộc diện đói nghèo. Cũng xin nhấn mạnh rằng tiêu chuẩn nghèo mà tỉnh TTH đang cố tính là theo Thông tư số 170/TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 8.7.2005, trong đó quy định rằng mức nghèo là dưới 200.000 đồng/người/tháng ở nông thôn và 260.000 đồng/người/tháng ở thành phố. Cách tính đó đã lạc hậu vì ai cũng biết chẳng một ai (kể cả trẻ con) có thể sống nổi ở một thành phố với thu nhập nửa USD/ngày (!) Đó là chưa muốn nói rằng số liệu mà ông Bí thư Tỉnh uỷ đã đưa ra là không chính xác (tuy vẫn theo cách tính để lấy thành tích của ông). Số liệu của Sở Lao động – Thương binh – Xã hội TTH cho biết năm 2009, TTH có 21.168 hộ nghèo với 75.945 nhân khẩu, chiếm 8,85% (ông Bí thư đã bớt đi 0,85%). Thế nhưng số người “cận nghèo” (một cách nói để giảm thiểu sự sút giảm của thành tích. Trên thực tế là chẳng khác gì nhau. Nghèo và không nghèo chứ không thể có chuyện “cận nghèo”), là 5,75%. Cộng lại, TTH, tuy tính toán khác rất xa với thực tế, vẫn có 14,6% người rất nghèo.
4.Các dân tộc ít người ở tỉnh TTH có gần 50.000 người. Ông Bí thư Tỉnh uỷ Hồ Xuân Mãn cho rằng “tỉnh đã lo cho 31.000 đồng bào dân tộc có nhà “bốn cứng” là chính xác hay không? Được biết, nhà của đồng bào được xây dựng theo Đề án 135 của Chính phủ và kinh phí để thực hiện là do nguồn từ Nhà nước và các cơ quan hợp tác quốc tế. Tại sao tỉnh TTH có thể nói là chính họ đã lo cho đồng bào? Mặt khác, 40% còn lại vẫn chưa có nhà “bốn cứng” là nghĩa làm sao khi chỉ có 8% người nghèo? Đó là chưa nói chuyện xây nhà xong nhưng trong đó chẳng có gì, thu nhập của người dân không thay đổi gì thì quả thật, chỉ mới đem cái áo khoác lên cho người nghèo bớt xấu một chút mà thôi!
5.Người viết bài này đã sống và làm việc ở tỉnh TTH 33 năm, đã chứng kiến sự thay đổi của nhiều lãnh đạo nhưng chưa hề thấy bất kỳ sự thay đổi thực sự nào từ ý tưởng, cách làm việc của những người lãnh đạo ấy. Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ vị lãnh đạo nào về đề tài này. Chỉ cần bước qua đèo Hải Vân là thấy xấu hổ vì mình là người Huế. Sự đủng đỉnh của Huế, tính bảo thủ muôn đời của nó là điều ai cũng biết. Thật là buồn khi mình gắn bó với một quê hương mà quê hương ấy chỉ thay đổi gọi là, phát triển gọi là… Là người dân, rất ước mong rằng các vị lãnh đạo hãy nói được sau khi đã làm được. Xin ông Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh TTH trả lời những câu hỏi của tôi.
Nguồn: tuanvietnam.net
Hà Văn Thịnh
Đêm khó ngủ
Đã cuối đời tóc mấy màu phai
Bỗng khó ngủ như ngày xưa thơ dại ấy
Khắc khoải chờ Bình Minh trở dậy
Lần hẹn đầu tiên, hạnh phúc mỉm cười…
Bỗng khó ngủ như ngày xưa thơ dại ấy
Khắc khoải chờ Bình Minh trở dậy
Lần hẹn đầu tiên, hạnh phúc mỉm cười…
Nhưng đêm này, chẳng phải thế em ơi
Cùng triệu người
Thức đợi Ngày Mai đến
Cùng triệu người
Thức đợi Ngày Mai đến
Ngày hàng triệu trái tim dội thành sóng biển
Để bừng lên
Ánh sáng ban ngày…
Để bừng lên
Ánh sáng ban ngày…
Triệu triệu người nối những vòng tay
Để đòi lại những gì đã mất
Hoàng Sa, Trường Sa, Làm Người, Sự Thật…
Bao nhiêu năm tăm tối, mê nhòa…
Để đòi lại những gì đã mất
Hoàng Sa, Trường Sa, Làm Người, Sự Thật…
Bao nhiêu năm tăm tối, mê nhòa…
Có bao giờ yêu tiên tổ mẹ cha
Lại phải viết đơn trình lên, xin phép?
Có nơi đâu muốn tốt đời, sống đẹp
Phải tìm đến kẻ mù chỉ lối, chỉ đường đi?
Lại phải viết đơn trình lên, xin phép?
Có nơi đâu muốn tốt đời, sống đẹp
Phải tìm đến kẻ mù chỉ lối, chỉ đường đi?
Không kể hết những đau thương phận kiếp sống quỳ
Mỗi ngày qua, tim mỗi ngày rỉ máu
Đất nước lầm than, chúng cố tình che giấu
Tương lai như hoàng hôn chập choạng lối về
Mỗi ngày qua, tim mỗi ngày rỉ máu
Đất nước lầm than, chúng cố tình che giấu
Tương lai như hoàng hôn chập choạng lối về
Những kẻ cướp ngày cùng kẻ cướp nước tham si
Cứ hữu hảo mặc dân tình rên xiết
Biển Đông, “Hai Sa”, kẻ thù bắn giết
Tổ quốc, ngư dân lâm cảnh khốn cùng!
Cứ hữu hảo mặc dân tình rên xiết
Biển Đông, “Hai Sa”, kẻ thù bắn giết
Tổ quốc, ngư dân lâm cảnh khốn cùng!
Chúng muốn ta bị vùi trong nấm mộ chung
Cướp hết biển trời bắt ta sống nhục
Chúng muốn ta sụt sùi than khóc
Nô lệ đắng cay, lăn lóc kiếp người…
Cướp hết biển trời bắt ta sống nhục
Chúng muốn ta sụt sùi than khóc
Nô lệ đắng cay, lăn lóc kiếp người…
Không!
Không thể nào chịu nhục, buông xuôi
Cả nước hôm nay đã tỉnh thức rồi
Cả com măng (comment) cũng trở thành lịch sử
Cả nỗi sợ cũng không còn sợ nữa
75 phản hồi, 4 giờ sáng, ABS ơi*…
Không thể nào chịu nhục, buông xuôi
Cả nước hôm nay đã tỉnh thức rồi
Cả com măng (comment) cũng trở thành lịch sử
Cả nỗi sợ cũng không còn sợ nữa
75 phản hồi, 4 giờ sáng, ABS ơi*…
Ngày Mai…
Ta sẽ hát vang bài ca yêu nước
Dậy mà đi, chống kẻ thù xâm lược
Không thể nào không thức em ơi
Khó ngủ đêm nay
Cho Đất Nước
Mỉm cười…
Ta sẽ hát vang bài ca yêu nước
Dậy mà đi, chống kẻ thù xâm lược
Không thể nào không thức em ơi
Khó ngủ đêm nay
Cho Đất Nước
Mỉm cười…
Quảng Trị, 04:00, 9.12.2012.
- Tránh đi theo vết xe đổ của Hồ Xuân Mãn
- Chân lý trước mắt ta thôi
- Cán bộ và luân chuyển cán bộ sau 10 năm thực hiện
- Đôi điều suy nghĩ về Huế (tt)
- Đôi điều suy nghĩ về Huế
- Hồ Xuân Mãn Cuộc
- Chỉ có một khả năng...
- Tâm tư người lính già
- Lý Thông đời mới
- Báo chí viết về AHLLVTND HỒ XUÂN MÃN
- Buổi gặp gỡ của chiến sĩ an ninh
- Tường thuật buổi làm việc của UBKTTW với CCB Phong...
- Ngày kị lần thứ 40 ở thôn Phò Ninh
- Bàn tay không che được bầu trời
- Việt Cộng viếng đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ H...
- HỒ VIẾT BÁ & BẢN THÀNH TÍCH CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN
- Gặp người biệt động thành Huế từng lên truyền hình...
- Thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ ch...
- Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn
- Ủy ban KTTƯ: 30/6/2012 giải quyết xong danh hiệu A...
- "Vua"Huế đi săn thời nay
- Mãn "ĐI" làm anh hùng chứ không có "CHẠY"...
- Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 ...
- Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn tự kể về nhiều cái nhất...
- Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông...
- Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo ...
- Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An...
- Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đ...
- Nhân Dân Tự Vệ VNCH
- Đơn khiếu nại về thành tích khai man của Bí thư tỉ...
- Một bài bình luận về "anh hùng" trên Báo Lao Động
- Xào xáo làm báo kiểu Phan Bùi Bảo Thy
- Hữu Thu...tự bán rẻ nhân cách với một giá bèo
- Mãn lên chức bí thư tỉnh ủy ở phút 89...
- Trung tá Hồ Xuân Phương
- Chủ nhân của 3.000 USD thưa chuyện với anh Mãn
- Từ bài báo "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN"
- Đất cố đô có "vua"!
- XIN HỎI ÔNG BÍ THƯ TỈNH UỶ
- BÍ THƯ TỈNH UỶ THỪA THIÊN HUẾ, HỒ XUÂN MÃN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét