Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

ĐÚNG KHÔNG MÃN?

o bán được khi công tác cán bộ là dân chủ, công khai? Xin thưa đó chỉ là vở kịch diễn rất xoàng mà thôi. Khi người có chức quyền cao nhất ở đơn vị, địa phương đã bán chức cho ai đó thì mọi quy trình, ý kiến, thủ tục chỉ là hình thức để hợp thức hoá cho quyết định của cụ lớn mà thôi.
Tại sao tập thể lại đi hợp thức hoá cho ý muốn của một cá nhân?
Thật dễ hiểu, vì ai cũng muốn yên thân để tiến thân nên im lặng. Và, trong tập thể đó biết có mấy người vừa mua được chức, hoặc ít ra là cũng "hội" của cụ...
Thế mới có chuyện, tổ chức chỉ giới thiệu một người để tập thể cho ý kiến. Đã đưa ra một người rồi thì còn ý kiến mí lại ý cò gì nữa.
Xưa người ta nói là chợ quan. Nhưng nay có lẽ theo chiều hướng phát triển của xã hội mà bà con gọi là Tổng đại lí công tác cán bộ.
Nghe mà xót!
Khi chức tước không còn được lựa chọn để ban cho hiền tài mà trở thành hàng hoá thì dĩ nhiên xã hội nhiễu loạn. Có ai bỏ ra hàng tỷ đồng mua chức để rồi sống cảnh thanh bần lạc đạo hay không. Đã chi ra thì phải thu vào, âu cũng là quy luật ở đời. Mà đã thu thì phải có lãi, lãi lớn. Thế là vơ vét, thế là thu vén. Cụ lớn bán chức cho cụ nhỏ, cụ nhỏ bán lại cho cụ nhỏ hơn...Có điều tiền vào túi các cụ theo kiểu đa cấp là tiền nhân dân cả đấy.
Không loạn mới lạ.
Câu chuyện cụ lớn lục tỷ sẽ được biên ở một tut khác, tuy nhiên dẫn một tí để bà con thấy nó ghê gớm đến độ nào.
Khi chức tước đã là hàng hoá thì sự phỉ nhổ cũng sẽ lên ngôi. Cụ nhỏ xởi lởi với cụ lớn ngoài miệng vậy thôi, chứ trong bụng thì rủa như rủa tà.
Mà các cụ lớn nào mấy ai tử tế, lật lọng, trở mặt ngay khi có biến, đổ tội cho cấp dưới hoặc thằng đánh máy ngay lập tức, nếu ngôi vị bị ảnh hưởng.
Thế nên mấy màn cấp dưới đến nhà các cụ chửi bới, thậm chí bạo lực cũng là điều dễ hiểu.
Hàng hoá mà!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét