Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

NGUYỄN HUY NGỌC, NGƯỜI BIỆT ĐỘNG THÀNH HUẾ

TP14:30 | 30/04/2013 

Trong bộ phim tài liệu dài tập nổi tiếng Việt Nam, thiên lịch sử truyền hình, do hãng NBC-Mỹ sản xuất, có cảnh quay ngắn về một thanh niên dáng dấp thư sinh, đeo kính râm, chạy xe máy chở bộ đội cầm cờ giải phóng, dẫn đường đưa quân Cách mạng tiến vào nội thành giải phóng Huế mùa xuân 1975. 
Sau 38 năm, phóng viên Tiền Phong có dịp gặp lại nhân vật này giữa đời thật.

Nguyễn Huy Ngọc tiến vào nội thành giải phóng Huế mùa xuân 1975

Ngồi trước tôi là người đàn ông ngoại lục tuần, khuôn mặt phúc hậu, giọng nói điềm đạm. Ông là Nguyễn Huy Ngọc, cựu chính trị viên Biệt động Thành cánh Bắc Huế, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy TT-Huế thời bình, quê Hương Chữ (thị xã Hương Trà).
Biết lý do chúng tôi tìm gặp, ông lắc đầu: “Các anh nên kể về những đồng chí, đồng đội, người dân đã cống hiến máu xương cho đất nước. Đóng góp của tôi chỉ là hạt cát mà thôi”. 
Thuyết phục mãi, cuối cùng ông mới chịu vào chuyện.
Trưa 25/3/1975, sau những trận đánh quyết định của biệt động thành và các lực lượng chiến đấu, đối phương lần lượt tan rã. Nhận lệnh cấp trên, ông quay lại Hương Trà cùng hai cơ sở cách mạng khác dẫn đường đón những đơn vị bộ đội chủ lực tiến quân vào tiếp quản nội đô. Ông không ngờ, hình ảnh trên được các phóng viên chiến trường ghi lại.
Ngoài khoảnh khắc được ghi vào ống kính truyền hình, ông Ngọc còn lưu giữ nhiều những thước phim tư liệu bằng ký ức. Về những trận đánh mà ông và đồng đội tham gia góp phần làm nên chiến thắng. Cải trang làm lính dù của đối phương để tiếp cận mục tiêu. Trận đánh thắng lợi giòn giã chỉ trong 10 phút, địch không thể chống trả, đơn vị không có thương vong.
Theo ông Ngọc, căng thẳng nhất là ngày 23 và 24/3/1975, một trung đoàn địch bỏ tuyến Khe Trái về phòng thủ từ Hòn Vượn qua dốc Dẽ về đồi 365. Đội biệt động thành được giao nhiệm vụ đánh đồi 365. Cuộc giao tranh ác liệt diễn ra, thương vong rất lớn, nhưng đội của ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Ông Nguyễn Huy Ngọc
Cựu chỉ huy biệt động thành Huế giữa đời thường

“Đóng góp của tôi chỉ là hạt cát thôi. Tôi thấy còn nợ dân nhiều lắm”. 
Mới đây, khi về phường Hương Chữ - Hương Trà nắm thông tin nhiều hài cốt liệt sĩ vừa được tìm thấy, tôi lại gặp ông Ngọc. Ông về nơi đã từng nuôi giấu mình trong kháng chiến để dự lễ truy điệu, thắp nén nhang tưởng niệm đồng đội sau mấy chục năm giờ mới tìm thấy thân xác. Đi tìm đồng đội cũng là việc làm thường xuyên của ông từ sau giải phóng đến nay.
Một lần khác công tác tại xã Phong Bình (huyện Phong Điền), tôi tình cờ nghe cán bộ địa phương nhắc về ngôi nhà tình nghĩa mà ông Nguyễn Huy Ngọc vận động xây tặng cựu chiến sĩ thuộc tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương lẫy lừng một thời.
Sau này, ông Ngọc kể: “Đó là chị Nguyễn Thị Cúc, một trong 11 cô gái sông Hương năm xưa. Sau giải phóng, chị Cúc về sinh sống tại Phong Bình, gia cảnh rất khó khăn, không có chồng, sức khỏe yếu, lại bị bệnh lẫn. Hôm đó, tình cờ đi kiểm tra khắc phục hậu quả bão lụt tại Phong Điền, tôi gặp hai mẹ con chị Cúc lay lắt ngồi thuyền nhỏ thả lưới bắt cá kiếm tiền đong gạo. Biết chuyện, tôi bàn anh em cùng nghĩ cách giúp đỡ”.

Bảo lãnh cho người “chiêu hồi” ... có công

Có lần đi cơ sở, tôi nghe dân kể việc giải quyết chế độ chính sách của ông Ngọc. Đó là chuyện về nhiều người thuộc đối tượng có công từng nằm trong danh sách đen “chiêu hồi” của Mỹ ngụy.
Hồi chiến tranh, hàng chục người dân tham gia tiếp tế lương thực cho cách mạng bị địch phát hiện, bắt về đồn buộc ký tên, điểm chỉ vào giấy xin chiêu hồi.
Tương kế tựu kế, ông Ngọc ngầm chỉ đạo dân cứ chấp nhận tình thế “chiêu hồi” để được thả về, nhằm duy trì cơ sở nuôi dưỡng cán bộ. Sau này, xét đối tượng có công, nhiều trường hợp vướng “án oan” chiêu hồi, hồ sơ còn lưu giữ rõ ràng, nên rất khó giải quyết. Nghe chuyện, ông Ngọc đích thân về làng quê tìm hiểu, rồi đứng ra bảo lãnh để cơ quan chức năng giải quyết đãi ngộ cho những người chiêu hồi” có công này.
NGỌC VĂN

Vài lời bình

Nếu Phan Bùi Bảo Thy có đọc bài báo viết về Nguyễn Huy Ngọc CAND.COM | Đường về quê mạ 7:55, 13/04/2005 của Văn Cầm Hải đăng trên Báo Cảnh Sát Toàn Cầu thì không dám thay tên tác giả để đăng bài phóng sự trên Báo Cảnh Sát Toàn Cầu Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh ngày 17/02/2013 của Quốc Anh-Thảo Nguyên (CSTC Xuân 2013) viết theo lời kể của Hồ Xuân Mãn.

"Những năm tháng đó, Hồ Xuân Mãn đã cùng với đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh “vô tiền khoáng hậu” đặc biệt là vụ trừng phạt tên Nguyễn Công Đảng là một xã đội phó du kích ở Phong Hòa chiêu hồi địch; vụ tiêu diệt hụt tên Kiểu – Trung đội trưởng nghĩa quân khét tiếng gian ác... Cứ thế, ông đã cùng đồng đội đánh địch cho đến ngày Huế được giải phóng 26/3/1975."

Ngày 1/6/2012-AHLLVTND Hồ Xuân Mãn, Ông Ngô Hòa
khảo sát thực địa di tích địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế tại khu vực Khe Trái

Nguyễn Huy Ngọc thì nhân dân thấy, người Mỹ cũng thấy. Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu để phá toang cánh cửa phía Bắc, tạo điều kiện cho Quân đoàn II tiến quân vào giải phóng Huế? Anh Nguyễn Huy Ngọc còn dám đứng ra bảo lãnh để cơ quan chức năng giải quyết đãi ngộ cho những người “chiêu hồi”có công, Hồ Xuân Mãn và nhân dân Thừa Thiên Huế đang cần một lời xác nhận của anh về công của Hồ Xuân Mãn! Mãn tiêu diệt được Hoàng Sớm nhưng 9 người dân chết oan, Mãn còn vu oan giáng họa cho họ là một ấp phó, một chiêu hồi, một địa phương quân, hai cảnh sát, làm quần chúng nức lòng. Thì ai giải oan cho vợ con họ?

19 nhận xét:

  1. Trong chiến tranh mỗi người mỗi việc, không ai giống ai.
    Anh Ngọc có cái hay của anh Ngọc. Vấn đề là phát huy cái hay ấy như thế nào để Dân nhờ mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: “Tham nhũng đang đe dọa chế độ”
    “Bài học ở Đông Âu, Ai Cập và Bắc Phi đã cho thấy, khi tham nhũng trở lên tràn lan, lòng dân không yên người ta nổi lên thì coi như chế độ sụp đổ” – nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trăn trở khi trò chuyện cùng báo Một Thế Giới.
    Cần trị tham nhũng để lấy lại lòng tin
    “Vụ mùa xuân Ai Cập: Nguồn gốc là gì?" – nguyên chủ tịch nước phân tích. “Khi tham nhũng lên đến Trung ương rồi, người dân bất mãn và đây là dịp để bùng nổ. Khi các cuộc cách mạng mùa xuân ở Ai Cập và Bắc Phi diễn ra, tôi có nói chuyện với anh Nguyễn Phú Trọng và anh Tư Sang về vấn đề tham nhũng và lý do vì sao Đông Âu sụp đổ”.
    Mùa xuân năm 2011, hàng triệu người dân Ai Cập biểu tình 18 ngày liên tục tại Quảng trường Tahrir, dẫn đến sự sụp đổ chế độ độc tài của tổng thống Hosni Mubarak. Sự kiện trên bắt nguồn từ hành động tự thiêu của một anh chàng bán rau 27 tuổi trên đường phố và bị cảnh sát bắt.
    “Ngày xưa tham nhũng chưa nhiều như bây giờ và nó có mức độ. Nhưng bây giờ tham nhũng tràn lan” – nguyên chủ tịch nước nói. “Giấu ai chứ không giấu dân được đâu. Nhìn vào cuộc sống của vợ anh, của con anh người ta biết hết. Không cải tiến tiền lương, lên diễn đàn từ ông lớn dến ông nhỏ đều bảo không đủ sống, nhưng vợ con thì đề huề, người ta nhìn vô không phục”.
    “Theo tình hình này, ở Bắc Phi, Trung Đông, lãnh đạo các nước tham nhũng, lòng dân không yên thì người ta nổi lên. Tương tự kịch bản thì Việt Nam nếu không quyết liệt chống tham nhũng thì cũng khó tránh khỏi, tôi nói với anh Nguyễn Phú Trọng và anh Tư Sang là các ông đừng chủ quan. Cần phải trị được bài tham nhũng này để lấy lại niềm tin trong nhân dân”.

    Trả lờiXóa
  3. Trong Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Uỷ ban Tư pháp ngày 15.9, trong số 944.425 trường hợp kê khai tài sản thu nhập năm 2013, chỉ có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh và 1 người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực.

    Một số liệu cực kỳ hiếm thấy, đáng ghi vào sách kỉ lục Guinness bởi tỉ lệ xấp xỉ 1/1.000.000 về sự trung thực của cán bộ, công chức Việt Nam ta.

    Tuy nhiên, những con số trong báo cáo chuyên đề về kết quả phòng, chống tham nhũng tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII sáng 20.10 mới đây của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cũng không kém phần Guinness.

    Đó là từ đầu năm đến nay, cả nước đã tiến hành gần 8.000 cuộc thanh tra hành chính và 190.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành...

    Chỉ đọc mấy con số trên, có thể đã thấy một kỉ lục về tinh thần chống tham nhũng hào hùng, khẩn trương, quyết liệt của lực lượng thanh tra cả nước. Bởi từ đầu năm đến nay (ngày 20/10) mà có đến những 198.000 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính và chuyên ngành. Tức là quãng 20.000 cuộc thanh, kiểm tra mỗi tháng và cũng tức là mỗi ngày có khoảng... 700 cuộc thanh, kiểm tra tính cả thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ.

    Tuy nhiên, báo cáo còn cho thấy một “kỉ lục” khác, đó là cả năm 2014 chỉ có 48 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xử lý, trong đó chỉ có 3 người bị xử lý hình sự.
    Có thể nói, đây là những con số “bất thường” chứ không còn “hài hước” hay “hoang đường” nữa.

    Nói bất thường bởi gần 200 ngàn cuộc thanh kiểm tra mà chỉ phát hiện ra được có… 3 đối tượng bị xử lý hình sự? Mà không biết “xử lý hình sự” ở đây mức án là bao nhiêu năm? Có “án treo” như nhiều và rất nhiều vụ án kinh tế không?

    Bất thường bởi liệu có cần đến nhiều cuộc thanh kiểm tra thế không khi mà nói đến thanh tra là người dân nghĩ ngay đến phong bì với câu “ca dao” không mấy hay ho: “Thanh cha, thanh mẹ, thanh dì – Nếu đưa phong bì là sẽ… thanh kiu!”.

    Bất thường bởi sự “ra quân” hùng hậu thế mà tình trạng tham nhũng vẫn không giảm, thậm chí có phần tinh vi hơn, nghiêm trọng hơn và vụ sau lớn hơn vụ trước.

    Nhớ lại cách đây 2 năm, Đại biểu Dương Trung Quốc đã từng thốt lên: “Chúng ta chống tham nhũng như đánh trận giả, khi ra trận súng nổ rất to nhưng đạn không có đầu nên không ai bị gì...”.

    Trong khi xác định tham nhũng là giặc nội xâm mà chống tham nhũng lại “như đánh trận giả”, bắn loại “đạn không có đầu” thì đúng là “hài hước” một cách… “bất thường” và với những con số trên, nói ra ngượng chết!

    Trả lờiXóa
  4. Chú thích ảnh ông Mãn-ông Hòa sai rồi.Lưu ý : Ông Mãn nghĩ hưu đầu năm 2011!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rứa đó, đúng đó...không bị cái vụ "anh hùng" thì còn tiếp tục chỉ đạo cho đến 2016 cũng chưa chịu nghỉ...
      Nhờ thế Ban thường vụ khóa 14 mới khỏi bị can thiệp...đưa người này, bớt người nọ...

      Xóa
  5. Mãn cũng dành công đưa bộ đội giải phóng Huế...có gặp anh không anh Ngọc?

    Trả lờiXóa
  6. Đúng là bình luận sảng.Hình đó, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế chụp năm 2008 khi lãnh đạo tỉnh khảo sát địa đạo Khe Trái ở Hương Trà.
    Đúng ngu ơi là ngu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Di sản văn hóa Huế
      Bảo tồn Địa đạo Khu ủy Trị Thiên
      Ngày cập nhật 15/07/2012 07:14

      (TTH) - Cách TP Huế 25 km, Địa đạo Khu ủy Trị Thiên là một trong những di tích lịch sử đặc biệt của quân và dân Trị Thiên Huế trong chiến dịch mùa Xuân 1968. Đây là một trong 6 hạng mục công trình trọng điểm được Tỉnh ủy chỉ đạo tập trung đầu tư tôn tạo giai đoạn 2013-2015.
      Công trình của ý chí cách mạng

      Sau đợt khảo sát vào 1997, mới đây, Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch vừa tổ chức chuyến khảo sát thứ hai đến địa đạo Khe Trái, nhằm đánh giá thực trạng di tích cấp quốc gia này, phục vụ công tác tu bổ, tôn tạo thời gian tới.

      Thuộc địa phận xã Hương Vân - thị xã Hương Trà, hành trình từ TP Huế đến địa đạo mất khoảng 2 giờ đồng hồ, trong đó có quãng đường hơn 1 giờ băng qua lòng hồ thủy điện Hương Điền bằng thuyền.

      Xóa
    2. Đúng là bình luận sảng.Hình đó, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế chụp năm 2008 khi lãnh đạo tỉnh khảo sát địa đạo Khe Trái ở Hương Trà.
      Đúng ngu ơi là ngu!
      ...
      nẶC Danh đã thấy mình ngu chưa...Về hưu nhưng Mãn còn can thiệp vào chính sự...Còn muốn làm thái thượng hoàng...chỉ khi bị đánh cho tơi tả mới co cái vòi GIAN THAM, mới chịu núp bóng trong HANG.

      Xóa
  7. Anh Mãn, anh Ngọc cũng như cô Nhíp ở Sài Gòn, việc dẫn đường cho bộ đội là nghĩa vụ của cán bộ, chiến sĩ địa phương. Có gì mà ầm ĩ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Ngọc là thật...thằng Mãn cướp công.

      Xóa
  8. Cái tài của Mãnlúc 15:23 4 tháng 3, 2015

    Ai bao chăn trâu là khổ,
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao…
    Đúng là như vậy, tôi cũng chự trâu nhưng đàng hoàng, không gian lận, cướp bóc như Mãn…
    Mãn không vào trường Đại học nhưng khai có bằng Đại học
    Mãn một du kích tầm thường khai biến thành Anh Hùng
    Mãn biến gia đình Ngụy thành gia đình Cách mạng
    Mãn từ không đảng viên thành UVTW Đảng
    Tài…quá tài…

    Trả lờiXóa
  9. Thế nào là Ngụy?
    Căn cứ vào tiêu chí nào?
    Con nít đòi nói leo!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CHỰ TRÂU PHONG ĐIỀNlúc 19:10 4 tháng 3, 2015

      Cha làm cho Ngụy thì ko phải ngụy à thằng ngu

      Xóa
    2. Làm đến toán trưởng Nhân Dân Tự Vệ là Ngụy rồi đấy...

      Xóa
  10. Cướp công của ai?

    Trả lờiXóa
  11. "Chự trâu phong điền" mới là thằng ngu, nói vơ vẫn, hồ đồ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CHỰ TRÂU PHONG ĐIỀNlúc 00:08 6 tháng 3, 2015

      Mày mới là thằng ngu cha nó làm toán trưởng nhân dân tự vệ được thưởng máy Kubota đó... mằng ko biết sao mà sủa lãng vậy

      Xóa
  12. Khôn như anh Ngọc thì mới yên thân...tham lam như Mãn thì bị nhục thân...

    Trả lờiXóa