Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Làm ăn như mấy chú...đừng có mà mơ...

Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị do đồng chí Nông Đức Mạnh ký về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020
Ngày 9/7/2009. Cập nhật lúc 15h 48'
Thực hiện Chương trình công tác năm 2009, ngày 15-5-2009, Bộ Chính trị đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế về tình hình sau 3 năm thực hiện Nghi quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế và một số chủ trương phát triền kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020.
San khi nghe đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh uỷ báo cáo và ý kiến các bộ, ban, ngành Trung ương, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận như sau:
1. Vị trí của Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hoá đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã lập nên những chiến công hiển hách, được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và trao tặng tám chữ vàng “Tiến công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”. Đây cũng là nơi Bác Hồ và gia đình Bác đã từng sinh sống, học tập.
Với diện tích hơn 5.000 km2, dân số gần 1,2 triệu người, Thừa Thiên Huế có thành phố Huế - Cố đô của Việt Nam, là đô thị loại I, thành phố di sản văn hoá thế giới, thành phố Festival và theo quy hoạch, Huế là 1 trong 5 đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; là trung tâm văn hoá, du lịch; trung tân y tế chuyên sâu; trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của miền Trung và cả nước. Thừa Thiên Huế còn là nơi hội tụ đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh hơn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, là trọng điểm về quốc phòng, an ninh của quốc gia.
Xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt đối với miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.
2- Về kết quả sau 3 năm thực hiện Nghi quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1- Trong những năm qua, nhất là sau 3 năm thực hiện Nghi quyết Đại hội X của Đảng và nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã đoàn kết, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động nội lực, tranh thủ ngoại lực để xây dựng và phát triển, đạt được những thành tựu quan trọng, có bước phát triển tương đối nhanh và khá toàn diện trong những năm gần đây.
Kinh tế tăng trưởng ở mức cao và ổn định. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng và tích cực. Tổ chức thực hiện có kết quả các chương trình, dự án trọng điểm, nhất là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng. Thu hút đầu tư nước ngoài, giá trị sản xuất hàng hoá các ngành dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục tăng mạnh. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rét.
Lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Chương trình xoá đói, giảm nghèo, xoá nhà tạm và các chính sách hỗ trợ người nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động, giải quyết nhà ở cho dân nghèo ở thành phố và nông thôn, nhất là nhà ở của nhân dân vùng thường xuyên bị ngập lụt được triển khai tích cực, đồng bộ.
Các thiết chế văn hóa – thể thao - du lịch từng bước được xây dựng, hoàn thiện. Thành công của các kỳ Festival đã góp phần nâng cao vị thế của văn hoá Việt Nam và bản sắc văn hoá Huế, mở ra triển vọng phát triển mới cho ngành văn hoá, du lịch, dịch vụ.
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có bước phát triển, trình độ dân trí được nâng lên. Giáo dục nghề nghiệp và đại học tăng cả về số lượng và chất lượng. Đại học Huế tiếp tục khẳng định vị thế của một trung tâm đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao. Trung tâm Y tế chuyên sâu của miền Trung mà hạt nhân là Bệnh viện Trung ương Huế đã phát triển theo hướng chuyên sâu, kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trong khu vực.
Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố. Công tác xây dựng Đảng được chú trọng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ các cấp được nâng lên; hệ thống chính trị được kiện toàn, đội ngũ cán bộ trưởng thành một bước; quan hệ giữa Đảng với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân gắn bó chặt chẽ hơn; nội bộ cấp uỷ đoàn kết, thống nhất; niềm tin, uy tín của Đảng bộ đối với nhân dân ngày càng được nâng cao.
Bộ Chính trị ghi nhận và biểu dương những thành tựu quan trọng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần tích cực vào thành tựu chung của đất nước.
2.2- Bên cạnh những tiến bộ đạt được, Thừa Thiên Huế còn một số hạn chế cần phải khắc phục
- Kết quả phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế so sánh, nhất là du lịch, dịch vụ và kinh tế biển. Thiên tai và dịch bệnh luôn là nguy cơ tiềm ẩn làm suy yếu nền kinh tế của tỉnh. Sự phân bố lực lượng sản xuất chưa tạo thành động lực để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống nhân dân, nhất là vùng núi, vùng sâu chưa thật ổn định, tỉ lệ hộ nghèo còn cao.
- Lực lượng sản xuất phát triển chậm; quy mô còn nhỏ, công nghệ sản xuất chưa cao; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất còn ít; sản phẩm chiếm ưu thế trên thị trường chưa nhiều; giá trị kim ngạch xuất khẩu còn thấp. Thu ngân sách hằng năm tăng cao nhưng chưa đáp ứng nhu cầu chi.
- Chưa có nhiều giải pháp giải quyết có hiệu quả về một số vấn đề xã hội bức xúc trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá; công tác tái định cư dân vạn đò, dân sống vùng đầm phá còn chậm.
- Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, công tác cán bộ chưa theo kịp tình hình và yêu cầu của hội nhập và phát triển.
- Quốc phòng, an ninh còn tiềm ẩn những yếu tố mất ổn định.
Những tồn tại, yếu kém trên đây do những nguyên nhân chính là :
- Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp; hậu quả chiến tranh để lại nặng nề; địa hình bị chia cắt; khí hậu, thời tiết không thuận lợi; thiên tai, dịch bệnh nhiều, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Công tác quy hoạch, đầu tư cho phát triển, nhất là quy hoạch, đầu tư phát triển đô thị Huế chưa được địa phương và các ngành Trung ương quan tâm đúng mức, chưa tương xứng với vai trò, vị trí của Thừa Thiên Huế và đô thị Huế trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; thiếu tính chiến lược cho các ngành kinh tế mũi nhọn; chưa khai thác tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành có lúc, có nơi còn hạn chế, chưa sâu sát tháo gỡ khó khăn cho cơ sở.
- Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
3- Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020
3.1- Bộ Chính trị tán thành phương hướng xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2020 là:
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch; khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á; có quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc, có hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng được nâng cao rõ rệt, có đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.
3.2- Để thực hiện phương hướng trên, Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Gắn xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế trong mối quan hệ hữu cơ với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, thông qua hành lang kinh tế đông - tây, trục Quốc lộ 1A, đường bộ cao tốc để thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới nhằm phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, du lịch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
- Làm tốt công tác quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, theo hướng thành phố dịch vụ, du lịch văn minh, hiện đại. Phối hợp với thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đẩy nhanh đô thị hoá cụm đô thị động lực số 2: Chân Mây - Đà Nẵng - Điện Nam - Điện Ngọc - Hội An. Khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững, có hiệu quả; chuyển dịch mạnh hơn cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
- Chú trọng phát triển nhanh các lĩnh vực còn nhiều tiềm năng, lợi thế so sánh như du lịch, công nghệ thông tin, kinh tế biển và đầm phá Tam Giang. Đầu tư phát triển mạnh cho du lịch để sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Huế là trung tâm du lịch của miền Trung và cả nước. Phát triển nhanh các dịch vụ mà Thừa Thiên Huế có thế mạnh, như dịch vụ về y tế, văn hoá, giáo dục, vận tải ngân hàng, bưu chính - viễn thông, bảo hiểm...
- Tập trung cao hơn nguồn lực địa phương và Trung ương đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, nhất là giao thông nhằm tạo môi trường thuận lợi để khai thác tối đa nội lực, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại. Đồng thời, thường xuyên chăm lo đến công tác xoá đói, giảm nghèo; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới; cải thiện đời sống nhân dân, nhất là ở hai huyện miền núi A Lưới và Nam Đông.
- Chăm lo phát triển văn hóa - xã hội, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá truyền thống, xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trung tân văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và bản sắc văn hoá Huế. Mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế về văn hoá; cùng với các tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng hình thành tuyến du lịch tổng hợp Phong Nha - Kẻ Bàng, Huế - Đà Nẵng, Hội An - Mỹ Sơn.
- Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh, đặc biệt là an ninh tôn giáo, an ninh chính trị. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống; thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, đảng viên, tiếp tục đổi mới, tạo bước đột phá về công tác cán bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân. Tiếp tục chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ tỉnh và hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân nhiệm kỳ 2010 - 2015 và nguồn nhân lực khi chuyển tỉnh thành thành phố trực thuộc Trung ương.
4- Về các kiến nghị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế
Bộ Chính trị nhận thấy các kiến nghị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế về cơ bản là hợp lý. Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ, ban cán sự đảng các bộ, ngành cùng tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:
4.1- Đồng ý về chủ trương đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới. Tỉnh cần xây dựng đề án tổng thể; chỉ đạo rà soát, bổ sung các quy hoạch hiện có để triển khai thực hiện, với bước đi và quy trình chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ hình thành cụm đô thị động lực: Huế - Tứ Hạ - Phú Bài – Thuận An - Bình Điền và 9 đô thị mới gồm: đô thị loại III Chân Mây - Lăng Cô và các đô thị loại V: Phú Đa, Bình Điền, Phong Thu, Thuỷ Tân, Thanh Hà, Vinh Thanh, A Đớt, Hồng Vân; trong đó thành phố Huế là đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân làm nòng cốt thúc đẩy việc đưa toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
4.2- Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng thành phố Huế, Bộ Chính trị đồng ý để thành phố Huế được hưởng một số cơ chế và chính sách đặc thù theo hướng: Cùng với việc được áp dụng cơ chế tài chính, đầu tư cho đô thị loại I, cần ưu tiên theo chương trình đầu tư có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, từ nguồn hỗ trợ chính thức ODA... cho các dự án, công trình trọng tâm, trọng điểm của thành phố.
4.3- Phục hồi, tôn tạo, bảo vệ, phát huy di sản Cố đô Huế là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thừa Thiên Huế và của cả nước. Bộ Chính trị đồng ý với chủ trương ưu tiên vốn (từ nguồn trái phiếu hoặc nguồn vốn đặc biệt từ chương trình hỗ trợ có mục tiêu của quốc gia) để tập trung tôn tạo di tích. Trước mắt, từ nay đến năm 2012, ưu tiên vốn để trùng tu khu vực Đại nội và giải tỏa dân cư lấn chiếm trên Kinh thành. Sau năm 2012 sẽ tiếp tục đầu tư để đẩy nhanh, hoàn thành dứt điểm việc tôn tạo, trùng tu Cố đô Huế nhằm tạo bước đột phá cho phát triển dịch vụ, du lịch.
4.4- Đại học Huế với bề dày lịch sử trên 50 năm, để phục vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho miền Trung và cả nước, Bộ Chính trị thống nhất chủ trương chuyển Đại học Huế lên Đại học Quốc gia vào năm 2015 (theo quy hoạch của Chính phủ) hoặc có thể sớm hơn nếu điều kiện cho phép nhằm tiếp tục phát huy truyền thống và lợi thế của Đại học Huế trong hệ thống giáo dục đại học cả nước.
4.5- Về đầu tư hạ tầng, trên cơ sở những chủ trương đã có, sớm chỉ đạo triển khai, đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường Cam Lộ - Tuý Loan, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Huế - Đà Nẵng, 2 nhánh của đường Hồ Chí Minh (74 và 71); phê duyệt phương án liên doanh đầu tư nâng cấp sân bay quốc tế Phú Bài và ưu tiên bố trí nguồn vốn trái phiếu chính phủ để xây dựng cầu qua sông Hương trong năm 2009.
4.6- Sớm phê duyệt Đề án kinh tế tổng hợp Vùng kinh tế Tam Giang - Cầu Hai đề phát triển kinh tế tổng hợp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và có phương án phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, chống nước biển dâng cao theo chiến lược phát triển kinh tế biển của quốc gia.
Bộ Chính trị tin tưởng Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, anh hùng, phấn đấu đạt nhiều thành tựu hơn nữa để sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, phát huy tốt hơn vai trò, vị trí của trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, chủ động hội nhập quốc tế, cùng cả nước vững bước tiến lên trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo tiền đề cho sự phát triển những năm tiếp theo.
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
TỔNG BÍ THƯ
(đã ký)
Nông Đức Mạnh


Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
Thứ Hai, 14/07/2014, 10:35 (GMT + 7)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận buổi làm việc
Sáng 10/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020”.

Từng bước đưa Thừa Thiên Huế phát triển theo hướng hiện đại
Báo cáo tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cho biết, Kết luận 48 của Bộ Chính trị đáp ứng tâm tư, tình cảm và mong mỏi của các tầng lớp nhân dân Thừa Thiên Huế. Đảng bộ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã chủ động xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, bám sát cơ sở và vận động quần chúng nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tạo sự đồng thuận xã hội, tích cực hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng các tuyến phố, tuyến đường văn minh, giữ gìn vệ sinh môi trường xanh – sạch – đẹp; triển khai tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động, tạo niềm tin và quyết tâm cao trong thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2009 - 2013 đạt trên 10,2%, cao hơn mức bình quân chung cả nước và tương đương với mức bình quân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Thu ngân sách nhà nước đạt gần 5.000 tỷ đồng/năm. GDP đầu người tăng hơn 1,77 lần so với năm 2009. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 38,8%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: du lịch – dịch vụ chiếm 54%; công nghiệp chiếm 36%; nông nghiệp chiếm 10% trong GDP, tạo nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế theo hướng “tăng trưởng xanh” và kinh tế tri thức. Thừa Thiên Huế đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm cho nhân dân hai huyện Nam Đông, A Lưới và chương trình tái định cư dân vạn đò sông Hương, vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai với hơn 2.000 hộ dân. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,5%.
Ngành Du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với trên 2,4 triệu lượt khách du lịch, tăng 2 lần so với năm 2009, doanh thu du lịch tăng bình quân 19%/năm. Các loại hình dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, tài chính ngân hàng có tốc độ tăng trưởng gần 20%/năm; dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển theo hướng xã hội hóa.
Sản xuất công nghiệp ổn định, tăng trưởng bình quân 13,5%/năm. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng trưởng trong các ngành có lợi thế như: chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt may, vật liệu xây dựng…Các khu công nghiệp được đầu tư mở rộng.
Nông nghiệp phát triển toàn diện và đa dạng, hình thành nhiều vùng chuyên canh cao su, sắn công nghiệp, lạc…Kinh tế biển và đầm phá phát triển gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia. Năm 2014, có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân 86 xã còn lại đạt gần 14/19 tiêu chí nông thôn mới.
Tập trung khai thác thế mạnh về văn hóa, y tế, giáo dục, du lịch để phát triển kinh tế, cùng với Đà Nẵng trở thành một cực tăng trưởng của Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Huy động các nguồn lực tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật chỉnh trang, nâng cấp đô thị Huế đạt 78,84/100 điểm theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Tập trung chỉ đạo, xây dựng và phát triển đô thị theo hướng “Đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”. Phát huy vị thế trung tâm văn hóa đặc sắc của cả nước để phát triển du lịch, gắn bảo tồn phát huy tốt giá trị di sản Cố đô Huế với xây dựng Thành phố văn hóa, Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
Quốc phòng, an ninh bảo đảm, giữ vững ổn định chính trị xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể từng bước được nâng cao. Nội bộ đoàn kết, đội ngũ cán bộ có bước trưởng thành.
Tuy nhiên, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cũng thẳng thắn thừa nhận, hiện nay, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh của kinh tế chưa ngang tầm với tiềm năng, thế mạnh. Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trên các lĩnh vực chưa được khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu so với vùng đất có nhiều tiềm năng, thế mạnh về văn hóa. Công tác xây dựng Đảng vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm, năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, công tác điều hành, quản lý của chính quyền các cấp trên một số mặt còn hạn chế…
Thừa Thiên Huế xác định mục tiêu đến năm 2020, xây dựng theo mô hình đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”; phấn đấu xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam châu Á; quuốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng được nâng cao rõ rệt, ngang tầm nhiệm vụ; hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.
Quang cảnh buổi làm việc
Phát huy tiền năng, nội lực, tự chủ phát triển toàn diện và có bước đột phá
Tại buổi làm việc, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đã cho ý kiến, khẳng định những kết quả đã đạt được của Thừa Thiên Huế sau 5 năm thực hiện Kết luận 48, đồng thời chỉ ra những mặt còn hạn chế, yếu kém cần khắc phục để tiếp tục xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thành những mục tiêu như Kết luận đã đề ra.
Kết luận buổi làm việc, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, sau 5 năm thực hiện Kết luận 48, Thừa Thiên Huế có chuyển biến tương đối rõ rệt, rõ nhất là kinh tế như đã báo cáo. Tỉnh đã giữ được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, luôn ý thức phát triển kinh tế với bảo tồn văn hóa, phát huy được thế mạnh của tỉnh về du lịch gắn với bảo vệ môi trường “nhà trong vườn, vườn trong thành phố”…Tỉnh đã làm tốt công tác xây dựng Đảng, nội bộ đoàn kết, tạo đà, khí thế đi lên.
Tuy nhiên, tỉnh vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế và so với yêu cầu, so với mong muốn thì vẫn còn nhiều hạn chế, cần phát triển mạnh hơn nữa, đột phá hơn nữa. Nguyên nhân khách quan là thiếu về nguồn nhân lực, cách thức điều hành như đã phân tích.
Về phương hướng phát triển sắp tới, Bộ Chính trị tán thành với những nội dung trong báo cáo và lưu ý thêm với Thừa Thiên Huế, cần nhận thức sâu sắc hơn nữa, đầy đủ hơn nữa tiềm năng, thế mạnh, đặc điểm phát triển của Thừa Thiên Huế. Đó là vấn đề văn hóa, du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế biển, kinh tế đầm phá, kinh tế miền Tây, nâng cao đời sống của đồng bào, nhân dân phía Tây của tỉnh. Trên cơ sở đó có một kế hoạch bứt phá hơn nữa, nổi trội hơn nữa.
Bộ Chính trị lưu ý các giải pháp, trước hết là quy hoạch theo tinh thần phải đồng bộ, phát triển hài hòa giữa kinh tế - xã hội – môi trường, hài hòa giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng, miền, hài hòa giữa phát triển bền vững với nhịp độ tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế nhưng phải bảo đảm hài hòa cả văn hóa, du lịch, y tế… Chú ý công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xác định kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Hiện nay, toàn Đảng đang chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, hôm nay Bộ Chính trị đã cho ý kiến, gợi ý một số điểm, tỉnh cần bàn bạc thống nhất, tạo điểm nhấn, chuẩn bị tốt nội dung Đại hội Đảng bộ tỉnh, bàn phương hướng sắp tới, khắc phục những hạn chế, yếu kém mà Bộ Chính trị đã chỉ ra, chuẩn bị nguồn nhân lực, đặc biệt là công tác cán bộ.
Tổng Bí thư lưu ý, trong tình hình hiện nay, cần quan tâm vấn đề giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc, an ninh trật tự, đảm bảo an toàn xã hội.
Bộ Chính trị lưu ý Thừa Thiên Huế cần hết sức quan tâm đổi mới phong cách, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo. Vấn đề này cần lưu ý 3 điểm. Một là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy với một tinh thần chủ động, tự lực vươn lên, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực tại chỗ tốt hơn nữa. Phát huy khai thác mọi nguồn lực gồm cả nguồn lực, tài lực, vật lực. Hai là, trong lãnh đạo, chỉ đạo cần chú ý vừa toàn diện nhưng chú ý trọng tâm, trọng điểm tạo bước đột phá, bứt phá. Với tinh thần chỉ đạo ráo riết, quyết liệt, năng động, sáng tạo hơn nữa. Ba là, cần chú ý phát huy nguồn lực tại chỗ với liên kết vùng và bản thân tỉnh cũng phải phát huy vai trò lan tỏa, Festival tạo dấu ấn tốt, nhiều lễ hội văn hóa làm tốt.
Về các kiến nghị, việc nâng cấp thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Chính trị đồng ý chủ trương, nhất quán với Kết luận 48, nhưng phải chuẩn bị kỹ. Vì lưu ý mấy điểm, về diện tích Thừa Thiên Huế là hơn 5.000 km2, 6 huyện ngoại thành, trở thành thành phố lớn nhất cả nước về diện tích, trong khi đó đô thị hóa toàn tỉnh mới đạt 52%, còn tiêu chí mới được 73%. Ngân sách Trung ương vẫn phải hỗ trợ 24%, đó là chưa kể thủ tục hành chính… Bộ Chính trị có chủ trương, tỉnh phải làm Đề án và thực hiện bằng được các mục tiêu này để sớm trình Bộ Chính trị, xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương, trên cơ sở đó, Chính phủ trình ra Quốc hội. Do đó, cần chuẩn bị kỹ, tạo bước nhảy vọt về chất, khi nào đủ điều kiện thì tiếp tục làm.
Về những kiến nghị đầu tư nguồn lực về ngân sách cho 3 dự án thì Bộ Chính trị ủng hộ về chủ trương, giao Ban cán sự Đảng Chính phủ tính toán cân đối nguồn lực chung. Một mặt, Thừa Thiên Huế phải tự lực, chủ động, phát huy mọi nguồn lực tại chỗ, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần.
Về việc phát triển đại học Huế, Bộ Chính trị cho rằng, tỉnh cần xây dựng Đề án và đưa vào trong quy hoạch và tính từ nay đến năm 2020, khi nào đủ điều kiện cần thiết thì thành lập Đại học quốc gia Huế như trong kiến nghị.
Tổng Bí thư giao cho Văn phòng Trung ương cùng các đồng chí Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trên cơ sở các ý kiến tại buổi làm việc, tổng hợp để Bộ Chính trị ra Kết luận về tiếp tục thực hiện Kết luận số 48-KL/TW và lưu ý thêm một số vấn đề. Tổng Bí thư tin tưởng và mong muốn rằng, sau buổi làm việc này, Thừa Thiên Huế sẽ tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét, thực chất hơn trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Kết luận số 48 của Bộ Chính trị./.
www.thuathienhue (nguồn: dangcongsan.vn)

8 nhận xét:

  1. Trần Toàn 0985005139lúc 14:46 12 tháng 8, 2014

    Cách đây 5 năm, lộ trình là "trước năm 2015".
    Gần đây, trong tháng 3 này, tui thấy ánh sáng cuối đường hầm tươi sáng lắm. Ông Nghị (thứ trưởng XD) vô Huế, đoàn công tác TW vô Huế v.v... cũng thấy toàn nói tốt, nói vô dùm cho Huế.
    Tui tưởng TW đã nhất trí cao lắm rồi chứ.
    Hôm ông Trọng (TBT) vô, thấy cách nói chuyện khác khác, có ý chê tiến độ, tui ngộ ra nhiều điều...
    Báo chí bây giờ cũng nói đến 2015 mới trình QH, như vậy là khác với lộ trình ban đầu "trước 2015" rồi.
    Năm 1997 đề nghị QH ôm Huế vào lòng nhưng QH hổng chịu...vì em chưa đủ 18 tuổi...
    Kết luận 48 là công của Mãn.
    NĐMạnh, NTDũng, NPTrọng ủng hộ tối đa...sau 5 năm ngậm phải "cú lừa" AHLLVTND của Mãn...Ông trời cũng phải cảnh giác với Huế...

    Trả lờiXóa
  2. Đừng mơ hồ...như cái cá nhân tiêu biểu của Eng Mãn...lúc 15:05 12 tháng 8, 2014

    Tôi đã đoán biết từ khi ông Trọng vô Huế, toàn chê thôi.
    Giờ ra HN họp mà do ông ta chủ trì thì thua là đúng rồi.
    Ông Nghị (hồi đó còn bên bộ XD) và cha là ông Dũng hình như thương Huế hơn. Ông Dũng cũng có thấy ngồi họp, e cũng bưa Huế rồi, nên thôi.
    Thôi thì 2020 ...nhưng ông Trọng nói cũng chưa đạt tiêu chuẩn...
    Ai cho không ai cái gì? Tiền POLYME họ cũng đớp, cái gì cũng có cái giá của nó...

    Trả lờiXóa
  3. Gặp thời, nhờ anh Nông trí, vô Đức, đớp Mạnh, hxm lừa như lấy tiền lẽ trong túi...
    Khi đã tin, thì nói gì ai cũng tin, ưa tiêu biểu là có tiêu biểu, ưa anh hùng là có anh hùng...chỉ cần anh răng chắc, anh x cười là được...
    Nhưng sự đời, kể cả với người NGU chỉ lừa nhau được một lần...lần sau gặp lại anh người ta cẩn thận hơn...
    Nghỉ cho béo, cả nước biết anh rồi...48 hay 49 cũng BYE...

    Trả lờiXóa
  4. 1. Đây là lần thứ tư cựu tổng thống Hoa Kì đến thăm Việt Nam. Những người dân Đại Việt vốn sẵn tính hiếu khách càng nhiệt thành đón tiếp ngài. Sự hồ hởi, thân thiện của người dân toát ra từ ánh mắt, nụ cười và những cái vẫy tay rối rít.

    Nhìn ngài Bill Cliton không hiểu sao tôi cứ miên man nghĩ về cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Họ là những đại chính khách nhưng để câu chuyện tăng phần thân mật, tôi xin phép gọi khách là ngài Bill và chủ là bác Tổng.


    Có quá nhiều những nét chung giữa hai đại chính khách này.

    Trước hết, họ là những kẻ tột cùng của quyền lực, mỗi bên “hùng cứ một phương”. Ngài Bill làm tổng thống xứ Huê Kì trong hai nhiệm kì và cách đó nửa vòng trái đất, bác Tổng cũng ngồi ở vị trí cao chót vót.

    Họ đều có dáng đi thanh thoát, có nụ cười rạng rỡ, cách cư xử vô cùng thân thiện. Trong dân gian, các nhà tình dục học nông dân thì hai vị này đều là những người đàn ông có hàm răng chắc, rất chắc!
    Họ đều là những nhà hùng biện bẩm sinh. Thế giới rất không công bằng khi bên nặng bên khinh khi chỉ ca ngợi những bài diễn văn của ngài Bill. Ở Việt Nam vẫn truyền tụng câu thơ Kiều mà ngài Bill cao hứng ngâm lên khi nói chuyện với sinh viên Hà Nội. Họ quên bác Tổng nhà mình với những đoạn cao trào thường được bổ trợ bằng việc dơ tay chém một đường trong không khí. Nhát chém đầy uy lực khiến các cao thủ trong võ lâm cũng giật mình xanh mặt.

    Như tôi nói ở trên, cái chung ở họ: dáng đi thanh thoát như những chàng rể bước vào phòng tân hôn, gương mặt sáng , mắt có đuôi dài, nụ cười rạng rỡ, hàm răng trắng rất chắc, họ đích thị là những kẻ “sát gái” hạng nhất. Cái sự đào hoa của ngài Bill với cô thư kí mũm mỉm đã tốnkhông biết bao nhiêu giấy mực của xứ Hoa Kì rỗi hơi nhiều chuyện. Nó khiến ghế ngồi của ngài lung lay, đến mức ngài phải đứng trước tivi mà đọc bản “tự kiểm điểm” về cái tật trăng hoa của mình. Bác Tổng thì cái sự đào hoa ấy chỉ đến khi đã về vườn và lâm vào cảnh côi cút gà trống nuôi con. Vậy mà dân gian và các tờ báo thù địch cũng thừa dịp mà cười cợt khen chê rôm rả.

    Có những sự khác nhau giữa họ nhưng thực ra là để tôn lên cái giống nhau. Đó là mái tóc bồng bềnh như sóng trông rất lãng tử của ngài Bill đối lập mái tóc xanh mướt, bóng mượt của bác Tổng. Cả hai đều cực kì quến rũ với phái đẹp. Trong mắt họ, hai vị ấy đều là những người đàn ông đích thực!

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. 2. Cặp song sinh ấy có sự khác nhau về bản chất. Ấy là cái sự long đong vất vả của ngài Bill và sự an nhàn ẩn dật của bác Tổng. Sự khác nhau đại diện cho hai nền văn minh Đông và Tây!

      Vừa rời nhà Trắng, ngài Bill chạy ngược chạy xuôi, nào diễn thuyết, nào vận động, nào quảng bá để góp nhóp từng xu nhỏ để lập quỹ này quỹ nọ rồi lại tất tả đi khắp thế giới để phân phát cho thiên hạ. Cái số ngài Bill xem vậy mà khổ. Cứ quanh năm ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng khiến cho Bill phu nhân phải kêu trời về sự nghèo khó đến mức phá sản của gia đình. Số ngài Bill là vậy vì ngài Bill sinh vào ngày 19 tháng 8, một ngày quan trọng của người Cộng sản.

      Bác Tổng, trong hồ sơ ghi rõ là sinh ngày 11 tháng 9, ngày thảm họa của nước Mỹ! Bác Tổng rời ghế, nhà nước trợ cấp cho một cái biệt thự để hàng ngày ngối ngắm sóng hồ Tây, sống đời triết nhân ẩn dật. Thỉnh thoảng công chúng lại thấy bác í vận bộ comple rất chi là “à la mode”, xuất hiện trong vài hội nghị hay lễ khởi công hay khánh thành nào đó. Không phát biểu nhưng chắc bác í nhận phong bì. Phong bì để bác í sống với những con sóng hồ Tây.

      3. Dân gian vốn độc miệng. Họ nói bác Tổng là tác giả của lời danh ngôn “trồng cây gì nuôi con gì, các đồng chí nghĩ đi”. Các đồ đệ của bác Tổng luôn lấy câu đó làm kim chỉ nam cho các cuộc đi cơ sở thị sát. Đám trí thức nửa mùa và dở hơi lấy đó làm món nộm trong các cuộc bia hơi vỉa hè và ồn ào đưa ra lời giải: trồng cây thuốc phiện, nuôi con cave!

      Miệng thế nhân gian cay độc đến thế là cùng. Nhưng có hề chi. Với các bậc chí tôn thì những lời vo ve kiểu đó không làm các ngài bận tâm. Nếu suốt ngày ngồi thanh minh thanh nga với những sự vo vẻ kiểu đó thì còn tâm trí đâu cho đại cuộc!

      Có chuyện này, tôi tận mắt chứng kiến qua chương trình tivi. Ấy là lần bác Tổng về thăm một thành phố ven biển miền Trung, tạm gọi là Đà Nẵng. Trước các quan chức địa phương, Bác Tổng hiên ngang, tay chém vào không khí theo một dáng vẻ đầy nội lực quen thuộc. Bác nói: Hải Phòng là thành phố biển. Đà Nẵng là thành phố biển nhưng Đà Nẵng không phải là Hải Phòng. Những thành tựu của Hải Phòng là rất đáng mừng. Đà Nẵng thì sao đây?

      Trong đời tôi, chưa từng nghe được phát ngôn nào hội tụ đủ tinh hoa của triết học, giáo dục, chính trị như những lời trên của bác Tổng!

      Xuất thân từ nghề trồng rừng mà bác Tổng có tố chất của một nhà sư phạm xuất chúng. Lý thuyết dạy học nói rõ rằng một ông thầy tầm thường thì chỉ biết giải thích và áp đặt kiến thức cho học sinh. Ngược lại, các bậc cao thủ của nghề giáo trong dạy học luôn gợi mở, khích lệ để tạo cảm hứng cho người học.

      Nếu bác Tổng không thể cầm tay chỉ việc như một nhà giáo tồi! Nếu vậy thiên hạ sẽ kêu la rầm trời về sự áp đặt, gia trưởng, thậm chí họ sẽ lên án về sự độc tài. Nếu vậy thì oan cho bác Tổng quá.

      4. Tóm lại, chỉ riêng đóng góp “trồng cây gì nuôi con gì” vào kho tàng lí luận của nhân loại cũng đủ để bác Tổng hơn hẳn ngài Bill một cái đầu! Vậy nên trong khi ngài Bill cứ gọi là chạy long tóc gáy thì bác Tổng ngồi yên ngắm sóng. Nếu bác í cao hứng lên rồi làm thơ nữa thì đó thực là phúc lớn cho hậu thế vậy!

      Xóa
    2. Thúy Hòa viết hay quá, cho cái địa chỉ liên hệ đi!

      Xóa
    3. hâm mộ Thúy Hòa quá, viết rất chuẩn, "răng chắc, cặc bền"

      Xóa
  5. Lý Thông hầy...lúc 19:00 12 tháng 8, 2014

    HXM là người Huế tiêu biểu...
    Huế ơi, chẳng nơi nào có được...Lý Thông hầy...?

    Trả lờiXóa