Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

ĐỂ MỘT THẰNG CHỰ TRÂU LÊN ĐẾN BÍ THƯ...NÓ KÉO BẦY ĐÀN LÀM LÃNH ĐẠO THÌ THỪA THIÊN HUẾ LÀM GÌ CÓ TƯ DUY MÀ "VƯỚNG"?

Phó Thủ tướng: Huế đẹp nhưng phát triển ì ạch vì “vướng” tư duy?

Dân trí “Du lịch di sản của Huế đa dạng và đặc sắc, mỗi năm thu được gần 5 triệu USD tiền vé tham quan. Nhưng đền AngkoVat của Campuchia mỗi năm số thu này gấp nhiều lần Huế. Thừa Thiên- Huế còn có lợi thế du lịch biển, rừng mà vẫn vướng. Vậy phải chăng là vướng tư duy?

Đó là câu hỏi Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đặt ra khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế chiều 7/8 về việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong 6 tháng đầu năm 2016 và kế hoạch từ nay tới cuối năm để đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, xã hội.
“Phí phạm” tiềm năng du lịch!
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: “Du lịch di sản của Thừa Thiên - Huế đa dạng và đặc sắc, mỗi năm thu được gần 5 triệu USD tiền vé tham quan. Nhưng đền Angkor Wat của Campuchia mỗi năm số thu này gấp nhiều lần Huế. Ngoài ra Thừa Thiên- Huế còn có lợi thế du lịch biển, rừng, mà vẫn vướng. Vậy phải chăng là vướng tư duy?”.
Nhấn mạnh về sự lãng phí tiềm năng, không khai thác được để phát triển du lịch, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lấy ví dụ về khu đầm phá Tam Giang rộng 22.000 ha của Thừa Thiên- Huế.
“Từ trên cao nhìn xuống mới thấy phá Tam Giang đẹp như thế mà ta không khai thác được thì thật là lãng phí. Câu chuyện ở đây là phải thay đổi tư duy của người làm du lịch, kinh tế. Phải chuyển mạnh sang thị trường khi làm du lịch, để người dân và doanh nghiệp tham gia quản lý, phát triển du lịch, chính quyền đừng ôm việc, đừng quá trông cậy vào nhà nước về vốn” - Phó Thủ tướng cho hay.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
Về định hướng phát triển kinh tế cho Thừa Thiên- Huế trong giai đoạn tới, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị “lấy phát triển du lịch làm đầu”, nhận thức rõ quan niệm về ngành du lịch là một ngành kinh tế mang dấu ấn văn hóa sâu sắc, có tính chất tổng hợp, liên vùng, liên ngành rất cao.
Lãnh đạo Chính phủ cho rằng, phát triển du lịch không thể dựa vào nhà nước, phải tiếp cận theo hướng thị trường, đảm bảo liên kết vùng; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch và đảm bảo môi trường du lịch, cung cách ứng xử văn minh, chuyên nghiệp của đội ngũ làm du lịch. Thừa Thiên- Huế cần tiếp tục chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch từ di sản văn hóa và xây dựng các sản phẩm du lịch khác biệt, đẳng cấp gắn với nghỉ dưỡng, hội thảo...
Theo Phó Thủ tướng, Thừa Thiên - Huế cần xây dựng một đề án cụ thể để khai thác lợi thế của vùng đầm phá này theo chủ trương quy hoạch phá Tam Giang của Thủ tướng Chính phủ theo hướng phân vùng để phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng,… để kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược vào khu vực này một cách hiệu quả nhất.
Thừa Thiên - Huế có nhiều tiềm năng về du lịch, nhưng chưa được khai thác hiệu quả
Thừa Thiên - Huế có nhiều tiềm năng về du lịch, nhưng chưa được khai thác hiệu quả
Cùng đó, Phó Thủ tướng cũng đồng tình với đề nghị xây dựng đề án đối với đô thị di sản Huế và đề nghị tỉnh phải xúc tiến làm ngay bằng việc thành lập một Ban chỉ đạo do lãnh đạo chủ chốt của tỉnh làm Tổ trưởng và có sự tham gia của các Bộ, ngành để kiến nghị các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc cao hơn là Bộ Chính trị để giải quyết, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.
Bị Formosa “bủa vây”, Huế vẫn tăng các chỉ số phát triển
Thừa Thiên- Huế là một trong 4 tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển do Formosa, tác động nặng nề tới sinh kế của người dân, sản xuất nông nghiệp và du lịch, Nhưng trong 6 tháng đầu năm, các chỉ số phát triển của địa phương này vẫn cao hơn bình quân chung của cả nước, đảm bảo giữ vững ổn định, trật tự xã hội.
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, sau sự cố ô nhiễm môi trường biển hồi tháng 4/2016 đã tác động lớn tới tình hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản của địa phương. Qua 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp của địa phương này giảm 1,02%, cao hơn mức giảm bình quân của cả nước là 0,8%.
Thừa Thiên - Huế là 1 trong 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển do Formosa gây ra (ảnh: Đại Dương)
Thừa Thiên - Huế là 1 trong 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển do Formosa gây ra (ảnh: Đại Dương)
Để đảm bảo tăng trưởng của nông nghiệp của cả nước nói chung và tỉnh nói riêng đạt dương trong năm 2016, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu tỉnh có tính toán cụ thể cho từng linh vực sản xuất nông nghiệp để khôi phục sự phát triển của ngành này trong những tháng cuối năm.
Phó Thủ tướng cũng cho biết bên cạnh các chính sách trước mắt đã ban hành hỗ trợ cho các tỉnh bị thiệt hại vì sự cố môi trường biển, Chính phủ sẽ sớm ban hành các chính sách dài hơn, căn cơ hơn để ổn định đời sống người dân, khôi phục sản xuất tại vùng bị ảnh hưởng.
Gói chính sách bao gồm nhiều chính sách căn cơ như: khôi phục tái tạo nguồn lợi hải sản và nơi cư trú của các giống loài hải sản, cho vay vốn khôi phục sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm và bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tìm cách phát triển các lĩnh vực khác để “bù” lại sự xụt giảm của nông nghiệp như đẩy mạnh các hoạt động kinh tế du lịch- dịch vụ, tiêu dùng nội địa.
Về hướng phát triển tổng thể, Phó Thủ tướng cho rằng trong mọi tính toán ngắn hạn hay dài hạn, địa phương đều phải vì mục tiêu lâu dài là trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Châu Như Quỳnh

3 nhận xét:

  1. Lãnh đạo Huế công duy cũng vậy.

    Trả lờiXóa
  2. haaaaaaaaaaaaa về mà bốc mắm đi mấy ông ơi. Lãnh đạo chửi mấy ông ngu như ông Mãn đó

    Trả lờiXóa
  3. Máy thằng cảnh sát giao Thoòng ở huê nó làm luật kiểu đó thì làm sao mà làm du lịch được. Khải học các anh cảnh sát ở đà nẵng mf làm . Thăng cảnh sát giao Thoòng ở huế sao nó giàu thế tôi thấy thăng nào cung toàn otoo xin, nhà to, mặc mày thi ngạo mạn

    Trả lờiXóa