Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

NƠI ĐÂY LÀ TỤ ĐIỂM ĐÁNH BẠC CỦA HỒ XUÂN MÃN

Cây trăm tuổi ở Đại nội Huế nghi về nhà 'sếp': Trò mèo, ai còn làm?

18:18pm, 07/09/2016

Việc cây trăm tuổi vào "biệt phủ" sếp, KTS Ngô Doãn Đức -nguyên PCT Hội KTS VN bất bình: Bây giờ thời đại nào mà người ta còn làm trò mèo? Thích biếu xén thì lấy trong túi mình, sao lại lấy của công?

Về thông tin nghi vấn cây trăm tuổi ở Đại nội Huế vào “biệt phủ” của Sếp, KTS Ngô Doãn Đức - nguyên Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam bất bình: “Bây giờ là thời đại nào rồi mà người ta còn làm cái trò mèo đó? Họ thích biếu xén thì cứ việc lấy trong túi họ đi mà biếu, tại sao lại lấy của công?”


Là người gắn bó nhiều năm với việc nghiên cứu, bảo tồn các kiến trúc cổ, các khu di tích, theo ông, nếu có thực việc bứng cây trăm tuổi trong Đại nội Huế đi trồng ở nơi khác, mục đích chưa rõ ràng, thậm chí là để biếu cán bộ địa phương thì có đúng với quy định hay không?

Mặc dù mới chỉ nắm thông tin qua báo chí, nhưng tôi thấy đó là việc làm tùy tiện, khó hiểu của Ban quản lý khu di tích này. Có rất nhiều vấn đề cần phải làm rõ.

Việc bảo tồn di tích cố đô Huế, thời gian vừa qua rất được chú trọng. Nhà nước đã có quy hoạch xây dựng, bảo tồn và khôi phục quần thể di tích kinh thành Huế. Các cây nằm trong khu di tích, đặc biệt là những cây cảnh có tuổi đời trăm năm rất có giá trị, cần bảo vệ. Bất kỳ thay đổi nào cũng có thể ảnh hưởng tới việc sinh trưởng và phát triển của cây nên phải tính toán rất kỹ, trên cơ sở phối hợp nhiều cơ quan chức năng, chuyên gia chuyên ngành.

Nếu đúng như thông tin mà báo chí và người dân phản ánh, chúng ta phải lên tiếng mạnh mẽ. Nó bất cập ở hai vấn đề: Thứ nhất, lấy bất kỳ thứ gì trong khuôn viên, không gian di tích (ở đây là kinh thành Huế) phải có sự xác nhận, chấp thuận của cơ quan quản lý, các tổ chức có liên quan.

Thứ hai, trên quan điểm bảo vệ di tích, các kiến trúc và không gian của di tích, khi có bất kỳ sự thay đổi nào cũng đều phải rất thận trọng. Không thể thích thì bứng đi trồng nơi khác được. Phải xác minh, làm rõ thông tin này để nhân dân được rõ chứ không thể mù mờ, chung chung được. Cơ quan chức năng lại càng phải có trách nhiệm làm rõ, công bố thông tin để chứng minh không có sự khuất tất thì người dân mới yên tâm.


Tôi tự hỏi, việc nhổ cây cảnh tuổi đời trăm năm đi trồng nơi khác đã được cho phép chưa? Lý do nhổ là gì, tại sao lại di dời đến “biệt phủ” của quan chức nếu chuyện đó là có thực, vin vào đâu để đem đi biếu? Cần phải có câu trả lời cụ thể cho nhân dân biết.




KTS Ngô Doãn Đức: "Thích biếu xén thì lấy trong túi mình, sao lại lấy của công?"


Nếu quả thực, có việc đem cây trong di tích đi làm quà biếu, ông nghĩ sao dưới góc độ của một người dân?

Đem của công đi làm quà biếu là không thể chấp nhận được. Thời đại bây giờ, không ai làm trò mèo ấy. Tại sao ở thế kỷ văn minh này còn duy trì “văn hóa” biếu xén như vậy? Ai thích đi biếu cá nhân thì cứ của trong túi họ mà làm, tại sao lại đụng đến của công?

Dưới góc nhìn của một người dân, tôi thấy đó là sự xâm phạm. Bất kỳ người nào đem của công thành quà biếu đều là cái tội, cần phải xử thật nặng để làm gương.

Theo ông, việc làm bất thường của Ban quản lý Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế như kể trên sẽ có tác động như thế nào với quần thể di tích?

Di tích Cố đô Huế không chỉ là tài sản của riêng người dân, tỉnh Thừa Thiên Huế mà là tài sản văn hóa, lịch sử của cả nước, của cả nhân loại. Điều này đã được thế giới khẳng định. Hơn ai hết, tất cả phải có trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ di sản. Bất kỳ việc làm nào ngược lại việc bảo tồn di tích đều phải bị lên án.

Chúng ta đã có Luật Bảo tồn di sản, quy định rất rõ về những hành vi được xem là xâm hại, đi ngược lại với bảo vệ, bảo tồn di sản. Cứ đúng theo đó mà áp dụng thôi. Nên hiểu, bảo vệ cảnh quan di tích bao gồm cả vùng đệm nữa.




Cây sứ trăm tuổi trong Đại nội Huế được bí mật di chuyển trong đêm, người dân nghi ngờ được chuyển vào "biệt phủ" sếp

Ông nghĩ sao về trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong vụ việc nếu như để xảy ra việc đem cây trong đại nội đi biếu cá nhân?

Cây hàng trăm năm tuổi đem đi trồng nơi khác tùy tiện, làm quà biếu, tại sao lại có sự vênh nhau giữa một bên là Luật Bảo tồn di sản và một bên là quyền lợi cá nhân? Báo chí và người dân thì lên tiếng bảo vệ, còn các vị cán bộ, lãnh đạo lại tránh nhau, bận rộn đến mức né tránh trách nhiệm khi được hỏi?

Thế nên, tôi cho rằng, trách nhiệm của các các nhân, tổ chức có liên quan cần phải được làm rõ. Trách nhiệm đến đâu, sai phạm đến đâu, không chỉ đơn giản là việc mấy cái cây trong di tích mà là câu chuyện về bảo tồn, câu chuyện về sử dụng của công và câu chuyện về ý thức đối với văn hóa, lịch sử…

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Huệ (thực hiện)

1 nhận xét:

  1. Đam hết đường nói với máy thằng quan chức Huế

    Trả lờiXóa