Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Nói chuyện với 2 Nhà báo Phan Bùi Bảo Thy & Hữu Thu

An Ninh Thế Giới là tờ báo có uy tín, 3 bài báo: Sự thật về 3 nhân vật bị kẻ thù gọi là "đồ tể khát máu" viết rất tốt, phản anh chân thực về 3 con người trí thức của Huế, đồng thời cho người đọc biết thêm về thủ đoạn gian trá của Liên Thành, một con Quỷ Tasmania của phong trào đô thị Huế...
Nhà giáo Hoàng Phủ Ngọc Tường là Tổng thư ký của Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình, Tiến sĩ Lê Văn Hảo làm Chủ tịch; Hòa thượng Thích Đôn Hậu và bà Nguyễn Đình Chi là Phó chủ tịch; Nhà giáo Hoàng Phủ Ngọc Tường, một trí thức miền Nam thứ thiệt đến với cách mạng rất sớm, so với những anh hùng, anh cũng xứng đáng anh hùng, nhưng anh là một trí thức, anh có cách đi của riêng mình...không vội vã...không thủ đoạn...vì vậy anh đến với Đảng thì rất muộn, cũng lắm gập gềnh “khi Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trở thành một nhà văn nổi tiếng, có lần người ta giới thiệu ông ứng cử vào Đại biểu Quốc hội thì ngay lập tức ở Huế rộ lên tin đồn:
Lan - Đính - Chính - Tường
Bốn tên phản động tìm đường mà đi.
...và gần như kết luận, Phan Bùi Bảo Thy viết “Một đôi lần, Hoàng Phủ Ngọc Tường được mời ra nước ngoài để tham dự những hội thảo về văn hóa, nhưng rồi cứ gần ngày đi là trục trặc chuyện này chuyện kia nên… không đi được. Chuyện là thế mà ông cũng chẳng buồn, vẫn kiên định đi theo con đường mà ông đã chọn lựa, nên 17 năm ông là đối tượng Đảng mà không nản lòng, đến lúc được đứng trong hàng ngũ của Đảng được có mấy năm thì ông lại bị tai biến nên không thể sinh hoạt được…”.
Đó là câu chuyện có thật, dù cố tình xuyên tạc, bóp méo...những nhân cách ấy không ai có thể bôi loem được...lịch sử mãi mãi ghi công của họ, cho dù trong cuộc đời thường có thể họ không vui cho lắm...những con người ấy luôn nhìn vào đại cục, nhìn vào tương lai của tổ quốc... chức vụ, tiền tài không mua được họ, ngòi bút của họ và thực tế cuộc sống của họ đã để lại công sức rất nhiều cho mai sau...rất ít khi nghe họ kể công, nghe họ tự nói chuyện về mình...họ cũng rất bình tỉnh khi bị vu oan giáng họa...
Phan Bùi Bảo Thy viết:
"Trong phong trào đấu tranh đô thị ở Huế giai đoạn từ 1963 đến 1966 đã có rất nhiều sinh viên ưu tú, nhân sĩ, trí thức… tham gia để chống lại chế độ độc tài của anh em Ngô Đình Diệm và đặc biệt là quân xâm lược Mỹ. Có rất nhiều những tên tuổi lớn đã xuất hiện từ phong trào đấu tranh này, đặc biệt là 3 nhân vật mà sau cuộc Tổng tấn công năm Mậu Thân 1968 cho đến tận hôm nay, kẻ thù trực tiếp và các thế lực thù địch thường xuyên quy kết, buộc tội và cho rằng đây chính là "ba tên đồ tể khát máu" trong tết Mậu Thân ở Huế".
Là trí thức, công lao của họ...còn bị nghi ngờ này nọ...họ đầy đủ bản lĩnh đi theo con đường họ chọn...bằng cả tâm hồn trong sáng liêm, trí, dũng, trực...bằng tất cả lòng yêu nước nồng nàn...
Đây, Hoàng Phủ Ngọc Tường
Cũng tại An Ninh Thế Giới, Phan Bùi Bảo Thy có bài viết Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh, đây chỉ là bài viết của Hữu Thu Ông Hồ Xuân Mãn có cướp công? bị thay đổi bao bì, cũng như bài Đêm về xóm Bồ của Hồ Xuân Mãn, mục đích là đánh bóng cho cái thanh danh của Hồ Xuân Mãn...nhưng động tác này của Hữu Thu là thô thiển, Hữu Thu cũng phô tô phát tán...dân Huế biết rõ Hữu Thu, biết đầy đủ Hồ Xuân Mãn, có điều Mãn chủ quan nghĩ rằng thiên hạ ngu ngơ...
Phan Bùi Bảo Thy là cây bút tư liệu xuất sắc, có nhiều kinh nghiệm, nhưng viết giúp cho Hồ Xuân Mãn...bài viết này không thỏa mãn yêu cầu của người đặt hàng...phản tác dụng...người đọc báo cảm thấy khó chịu vì nhà báo chỉ ca ngợi những điều Hữu Thu đã ca ngợi, không có gì mới, có thêm thắt cho có...xáo xáo thành bài Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh đăng trên báo Cảnh Sát Toàn Cầu, cũng phớt lờ những câu hỏi từ độc giả qua bài báo của Hữu Thu...
“Sau ngày thống nhất, ông nhận nhiệm vụ mới là khai thác hồ sơ hậu chiến, rồi chuyển sang làm Đại đội phó - Đại đội tháo gỡ bom mìn để đưa dân trở về làng cũ. Năm 1976, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên sát nhập thành một đơn vị hành chính là tỉnh Bình Trị Thiên. Ông chuyển ngành và đi học Trường Nguyễn Ái Quốc, sau khi ra trường ông về làm Bí thư Huyện đoàn Phong Điền lúc ấy ông tròn 30 tuổi. Từ đó, ông lần lượt giữ các chức vụ: Chánh Văn phòng Huyện ủy, Thường vụ huyện ủy - Trưởng ban Tuyên giáo, năm 1990 tham gia Tỉnh ủy với chức vụ Bí thư Huyện ủy Phong Điền, 1993 là Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy, năm 1995 là Phó bí thư Tỉnh ủy, năm 2000 là Bí thư Tỉnh ủy 2 nhiệm kỳ cho đến ngày nghỉ hưu”.
Mỗi người có một cách đi, Mãn không đi mà Mãn “chạy”, Hữu Thu đã từng khen Mãn “lobby”giỏi, Thủ tướng Phan Văn Khải phải chịu tài...
Cuối cùng Mãn cũng phải "chạy"...chạy đi tìm nhà báo để giúp Mãn đánh bóng cái thanh danh mà từ lâu đã nổi tiếng không thanh cho lắm, Mãn vốn cay cú mấy thằng nhà báo viết tin bài không phải vì tiền, những nhà báo hay thọc lét Mãn vì kiểu "nổ" về thành tích sáo rỗng, vì những trò chơi bẩn thiếu văn hóa của Mãn...bị tương lên báo. 
Cuối cùng Mãn cũng phải "chạy"...đi tìm nhà báo, tìm Hữu Thu, tìm Phan Bùi Bảo Thy, tìm những cây bút lớn... tìm cái quyền lực thứ tư mà từ trước Mãn coi khinh, Mãn như ông vua đứng trên pháp luật, Mãn chỉ nói pháp quyền thôi, còn hành động thực tiễn chỉ có một quyền lãnh đạo của bí thư. HĐND, UBND, VKS, TA chỉ là công cụ, thì báo chí là cái gì? cũng chỉ là phương tiện, gọi là quyền lực thứ tư là cách gọi cho vui...nghề làm báo vốn là nghề nguy hiểm, cũng vì viết báo mà nhiều người lên bờ xuống ruộng, ăn ngủ không yên...nhưng cũng sướng nhất nghề báo, vinh dự nhất là nghề báo khi phơi bày được cái thối tha, tha hóa của bọn tham quan một cách toác hoác ra giữa bàn dân thiên hạ cho đời ngắm nghía... 
Mãn ưa chi mà không được...đã có 6 bài báo viết nhằm ca ngợi chiến công của người "anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Hồ Xuân Mãn, bài nào cũng dài, cũng chi tiết lê thê...là du kích, bộ đội địa phương mà Mãn không làm những việc như báo viết thì làm gì?...lúc bấy giờ tầm chiến thuật, chiến lược không thể là việc của Mãn, muốn làm lãnh đạo cũng chưa làm được, Mãn "nổ" như lãnh đạo, nhiệm vụ của Mãn chỉ là gỡ mìn, gùi gạo, canh gác bìa rừng, bám trụ, diệt ác, trừ gian, tháo gỡ bom mìn...như Mãn kể để Phan Bùi Bảo Thy ghi lại là đúng và chỉ đến vậy thôi, người trong cuộc chiến tranh ai cũng làm như vậy và còn hơn như vậy, Lê Việt Hà bị địch phục kích bắn trọng thương, nghĩ rằng mình không thể sống còn kịp hô ba lần “Đảng Lao động Việt Nam muôn Năm”...còn tầm khác là của Lê Sáu, Lê Tư Sơn cao hơn cũng họ Lê nhưng là Lê Tự Đồng, là Lê Khả Phiêu, còn cao chót vót là Lê Duẩn...năm tháng đó Mãn chưa là đảng viên,"những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách" như Mãn nói ở kết luận của bài báo do Phan Bùi Bảo Thy thực hiện, những người này phải 5 lần 7 lượt ngồi xem xét kết nạp đảng cho Mãn, Mãn cũng đừng quá chủ quan để không nhìn lại mình. 
Tại sao Mãn can trường, dũng cảm như vậy mà lại vào đảng quá chậm so với anh em cùng thời, cùng thôn?...thời ấy vào đảng không có "chạy", muốn được kết nạp sớm, không chỉ dũng cảm mà còn phải trung thành, đạo đức phải chuẩn mực...có đồng chí còn khai thêm tuổi để được đứng vào hàng ngũ của Đảng...Mãn tham gia cách mạng từ những năm 1964, đến năm 1974 Mãn mới được xét vào Đảng. Tại sao Mãn có một núi công như vậy mà chi bộ chần chừ chậm biểu quyết vậy? ...dù là quần chúng tốt, tích cực, năng nổ...kể cả là đảng viên dự bị...với tuổi đời còn non nẽo như vậy...từ 1964-1975 Mãn lãnh đạo được ai? chỉ huy ai?...Phách tấu! 
Trần Văn Minh là một điển hình, Trần Văn Minh được cử đi học trường Đảng tỉnh để làm cán bộ nguồn, để làm bí thư...Mãn chỉ gỡ mìn thiện nghệ đến mức anh em trong đơn vị mệnh danh là"ông vua gỡ mìn", sau năm 1975 cũng chỉ là Đại đội phó - Đại đội tháo gỡ bom mìn...một vị trí dành cho những ai không sợ chết...dám "nổ", dám chơi, vị trí của Trương Phi, Trương Phi là một chiến tướng dũng mãnh, can đảm nhưng ít mưu mẹo, nên người ta thường gọi Trương Phi là kẻ “hữu dũng vô mưu” một cách mỉa mai và khinh thường...không có gì ghê gớm, ở huyện Phong Điền cỡ Đại đội phó - Đại đội tháo gỡ bom mìn...chỉ cần giao cho một thanh niên du kích trắng mới tham gia sau ngày 26/3/1975...du kích trên rừng về vị trí khác...ngành an ninh rất thiếu người, cán bộ có năng lực, có phẩm chất đừng nói chuyện chuyển ngành...cán bộ cốt cán tập trung xây dựng chính quyền, củng cố an ninh-quốc phòng vùng mới giải phóng...cần thiết lắm mới đi dự vài lớp bồi dưỡng ngắn ngày để giải quyết công việc trước mắt...khai thác hồ sơ hậu chiến nghe có vẻ quan trọng đấy, ở huyện lúc bấy giờ có hồ sơ chi mà khai thác? hồ sơ cần khai thác đã nằm ở Hà Nội lâu lắm rồi...Mãn chưa thấy mìn để gỡ thì ngồi chơi...xơi nước...Ở Phong An, Phong Điền có tài liệu chi để Mãn nghiên cứu?...là bí thư như Trần Văn Minh chưa bao giờ thấy "nổ" đến như vậy...nữa là một đảng viên dự bị...
Mãn dũng cảm có thừa nhưng chỉ tầm xã đội trưởng, bí thư phải là Trần Văn Minh, một người đủ đức khiêm tốn, đủ dũng cảm, biết ai là thù, ai là bạn...biết xem xét, đánh giá cán bộ dưới quyền... 
Nếu Trần Văn Minh được tôn vinh anh hùng, có lẽ cũng rất ít người phản đối...Minh có tư duy chính trị tốt hơn Mãn nhiều...năm 1975 Minh là người lãnh đạo của Mãn...ngắm nghía xem xét tư cách của Mãn...giáo dục Mãn phấn đấu sớm trở thành đảng viên chính thức... 
Sau này Minh ngồi nhầm chổ...cũng như Mãn cũng ngồi nhầm chổ...trong bài viết của Phan Bùi Bảo Thy...Mãn, xã đội trưởng mà ra lệnh cho bí thư Minh nổ mìn...? Đó chỉ là câu chuyện nước chảy ngược!...khịa... 
Tóm lại, qua 6 bài trên báo Đại Đoàn Kết, An Ninh Thế Giới, Tạp chí Sông Hương kể lể không thiếu điều gì, nhưng chưa có câu trả lời các yêu cầu đã ghi trong luật mà một anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân phải có. 
Đồng đội của Mãn có tên tuổi bất bình nói thẳng: “Mãn là anh hùng thì cả huyện anh hùng...”. 
- Theo Luật, Mãn không hội đủ tiêu chuẩn để được xét danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nhờ chạy được danh hiệu AHLLVTND, Mãn được Nhà nước tặng thêm Huân chương Độc lập hạng nhì...Ở đây chúng ta thấy rõ về tinh thần thượng tôn pháp luật của Mãn. Mãn chi phối để bộ máy công quyền với một hệ thống cơ quan tham mưu làm việc không theo pháp luật. Điều đáng nói là ngay cả UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã chấp thuận đề nghị xét danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Hồ xuân Mãn không đúng quy trình, không đủ tiêu chuẩn, không đúng luật Thi đua khen thưởng. Bản thành tích của Mãn thì lươn lẹo, dư luận ồn ào đến vậy, cho đến nay Ban thường vụ tỉnh ủy, Báo Thừa Thiên Huế, tiếng nói của Tỉnh đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế chưa có vài dòng giải thích cho dân yên...trong bài viết của Phan Bùi Bảo Thy nhấn mạnh rất nhiều lần "tên an ninh Việt Cộng đặc biệt nguy hiểm", "Nhiệm vụ lúc ấy của an ninh vũ trang là xuống các xã của huyện Phong Điền, Hương Trà để phối hợp với các lực lượng diệt ác, phá kìm", "Đại đội An ninh vũ trang đa số anh em đều rất có kinh nghiệm và dạn dày trận mạc", "Đại đội An ninh vũ trang được bố trí một trung đội ở lại bảo vệ hậu cứ, một trung đội phối hợp với lực lượng An ninh Hương Trà bảo vệ trại giam, tiếp nhận tù binh và tài liệu, một trung đội phối hợp với các lực lượng chiến đấu vào thành phố Huế"...cứ cho là như vậy, cứ cho là thời chiến tranh Mãn biên chế trong ngành An ninh, tại sao Công an tỉnh Thừa Thiên Huế không làm thủ tục xét danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ngành Công an cho Mãn?...để Mãn phải yêu cầu Bộ chỉ huy quân sự Thừa Thiên Huế huyện đội Phong Điền đi làm cái việc không phải của quân đội?...chỉ chừng ấy ta thấy ngay sự thiếu trung thực, luồn lách...Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, huyện đội lại thẩm định thành tích của chiến sĩ an ninh, đi chứng nhận những việc mà cơ quan đó không quản lí...thì Hồ xuân Mãn muốn kê khai gì thì kê...không đối chứng, không kiểm tra...? xin hỏi Phan Bùi Bảo Thy, Bài viết của anh, của Hữu Thu, của Hồ Xuân Mãn, (Bản thành tích của HXM cho đến nay vẫn đang còn óm ém ở đâu đấy) nhấn một điều rất đậm nét Hồ Xuân Mãn là Công An, anh có thấy chi tiết này là vô lý này không? Nhân tiện xin hỏi thực: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Xuân Mãn là cá nhân anh hùng của ngành công an hay quân đội?
Phan Bùi Bảo Thy, Hữu Thu nghe Ủy viên BCHTW Đảng Hồ Xuân Mãn kể chuyện trên trời...Hồ Xuẫn Mãn đảm nhiệm 2 nhiệm kì Bí thư tỉnh ủy cán bộ, nhân dân TTH thấy rõ:
- Mãn không đủ đạo đức, phẩm chất cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư như Bác Hồ dạy; 35 năm sau chiến tranh, Mãn không có bằng tốt nghiệp cấp 2 BTVH, UBKTTƯ Đảng đã kết luận Mãn không có bằng, chỉ có mấy cái chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức QLKT vớ vẩn thôi, thì không thể gọi là cần được, Uống rượu chivas 38 còn chêm thêm mật bò tót cho sung thì không thể gọi là kiệm được, công khai việc 3.000 USD vô chủ hối lộ thì không thể gọi là liêm được, bị nữ tiếp viên nhà hàng bạt tai giữa bàn dân thiên hạ, khi ra ứng cử HĐND tỉnh, đã công khai lí lịch có bằng Cử nhân Luật thì không thể gọi là chính được, chạy cho con vào đại học bằng đường cử tuyển, xếp em không có bằng cấp tương ứng làm giám đốc sở TT&TT, can thiệp để thằng em lem nhem làm Trưởng phòng CSGT tỉnh, lươn lẹo để con rễ lên làm đến giám đốc sở KH&ĐT...thì không thể gọi là chí công vô tư được...
- Mãn là nhân vật tiêu biểu ư? là tấm gương mẫu mực về mọi mặt cho quần chúng soi? Không thể. Người có đạo đức không ai chơi trò bẩn để lên làm bí thư nhiệm kỳ 1 ở phút 89...Ngô Yên Thi có vô quân trường của ngụy chỉ để học quân sự học đường...Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Nguyễn Văn Bòn phải ngậm đắng vì ý đồ sắp xếp nhân sự của Mãn... bị cú “revert” trước thềm đại hội nhiệm kì 2, Mãn có lòng tự trọng nên rút vì đã làm xấu Đảng...thiên hạ đồn, tiếng nổi ba phao...về sở thích sập cu, săn thú, gái gú, bài bạc...của Mãn.
- Mãn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu ư? Một trận đánh của Mãn, trận khử Hoàng Sớm, Mãn nắm chắc Hoàng Sớm đi ăn kỵ, kế hoạch trận đánh thật hoàn hảo...không lẽ người con "ưu tú" ấy không nhận biết bà con mình đang ăn kỵ? Trước khi bóp cò súng, Mãn có phân biệt ai là địch, ai là ta? Mãn bắn bừa vào mâm kỵ trong đó có ông nội của Mãn? Mãn là người cháu "ưu tú" ư? Mãn đã "giết nhầm hơn bỏ sót" để khử 01 tên ác ôn mà 10 người dân phải chết, 8 dân lành bị thương... Vì cái danh hảo "anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Mãn đang xới xáo nổi đau đã chôn khuất sau 40 năm của những người bà con của Mãn, họ vô tội, họ là chiến sĩ, đồng bào, hằng năm đến ngày kỵ năm xưa ấy trong thôn Phò Ninh có thêm 10 cái kỵ...điều dã man hơn nữa là cho đến nay Mãn vẫn chụp mũ cho dân lành chết oan ấy là phó ấp, là chiêu hồi, là địa phương quân, là cảnh sát...tội cho con cháu của họ...vì vậy mà xiu viu...ngóc đầu không nổi... 
Phan Bùi Bảo Thy ghi lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường: 
"Tiện đây, tôi cũng xin nói đôi lời về cái gọi là "vụ tàn sát Mậu Thân" ở Huế. Không một quân đội nào dạy cho binh lính mình giết người dân cả. Dân là chỗ dựa của quân đội. "Nâng thuyền cũng dân, lật thuyền cũng dân" (Nguyễn Trãi). Hơn nữa tư tưởng chiến tranh của Đảng ta là "chiến tranh nhân dân", dựa vào dân mà chiến đấu. Nhưng chết nhiều người trong Mậu Thân là sự thật rất đau lòng. Trong chiến tranh khốc liệt, người chết do nhiều nguyên nhân: Hai bên bắn nhau, tên rơi đạn lạc"
Một chiến sĩ dũng cảm có thể giết hàng trăm kẻ địch, nhưng một tướng tồi làm chết cả phong trào...tự xét không xứng đáng với danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới thì thôi...xới xáo thù hận để làm anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân chỉ làm xót xa, đau lòng người trong cuộc...đào sâu thêm ranh giới của khối đại đoàn kết toàn dân...biểu hiện cao độ của sự suy thoái đạo đức...Bước qua đồng chí để thăng tiến...Bước lên vai thủ trưởng để vinh danh...Gom công đồng đội để làm thành tích... 
Mãn: Một con người mưu mô, gian xảo, hảnh tiến...Hồ Xuân Mãn đã vượt qua Vũ Thắng, Huỳnh An để được nhận danh hiệu "AHLLVTND trong thời chống Mỹ'. 
Cách mạng xã hội là sự nghiệp của quần chúng...vai trò cá nhân chỉ là dẫn dắt...và đó chỉ là nghĩa vụ phải làm...muốn thành nghiệp lớn phải được sự đồng tình của công chúng... 
May, May mà Mãn chỉ là một du kích bình thường, nếu là người nổi tiếng như Hoàng Phủ Ngọc Tường thì chúng nó bêu rếu “đồ tể khát máu” khắp thế giới. Khi đã trở thành người của công chúng, ai đó luôn luôn là đối tượng của tin đồn, của tiếng vang vàng thau lẫn lộn...nên cần kín kẻ mọi điều... 
Hữu Thu Mở đầu bài báo: "Em đi đâu cũng nghe người ta bàn chuyện báo chí viết về anh Hồ Xuân Mãn. Theo em, với kinh nghiệm của mình anh nên tìm hiểu sự việc thế nào. Có phải anh Hồ Xuân Mãn là "người cướp công của đồng đội?”. Đó là E-mail của đồng nghiệp gửi cho tôi sau khi bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Hà có tựa đề "Về lại Phong Điền” đã được photo phát tán nhiều nơi làm dấy lên sự hoài nghi, lo lắng về nhân phẩm, đạo đức và thậm chí bôi nhọ thanh danh của một con người từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế 2 nhiệm kỳ. Vì thế, chúng tôi đã vào cuộc tìm hiểu sự thật."
Hữu Thu có mắt như mù, có tai như điếc, đều viết về tấm gương tiêu biểu, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Xuân Mãn có bài thì dân tìm mua, còn photo phát tán đến hang cùng ngõ hẻm...hai bài viết của ông thất bại, ông cũng chịu khó phát tán bài của Phan Bùi Bảo Thy, tinh ý ông có thấy không ai mặn mà? người dân đang chờ đọc bản thành tích dấm da dấm dúi của người anh hùng...Những người Liệt sĩ, chiến sĩ thời chống Mỹ không bỏ qua cho ông cái bệnh ngoa ngôn này... 
Phan bùi Bảo Thy kết luận: "Giờ đây, ông nghỉ ngơi sau nhiều thập niên đã cống hiến sức mình và kể cả một phần máu thịt cho quê hương, đất nước… ngày ngày ông vui vầy bên bè bạn, cháu con. Đôi ba bữa ông lại trở về ngôi nhà cũ ở làng Phò Ninh để hương khói cho tổ tiên, ông bà, chăm sóc cây kiểng, hàn huyên với bạn bè, đồng đội cũ. Ông bảo rằng, ở đời làm người có danh phận cũng lắm thị phi, nhưng mình phải rộng lòng hỉ xả, bởi vì với những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách"
Láo toét, Mãn lại tự lừa mình, dối người rồi, tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Hồ Xuân Mãn cứ nhắc đi nhắc lại phải học tập và làm theo Hồ Chủ tịch, ban hành cả 5 chuẩn mực...nhưng bản thân ông lại không thực hiện được những lời dạy của Hồ Chủ tịch.
Trong hai nhiệm kỳ của ông để lại một “dấu ấn” rõ nhất là sự xuống cấp về đạo đức của cán bộ lãnh đạo. Ông đã làm biến đổi chất lượng của một đảng cầm quyền. Việc mua quan bán chức, chạy quy hoạch cán bộ không còn là hiện tượng cá biệt mà trở thành phổ biến. Việc ban phát quyền lực theo kiểu “nhất thân, nhì thế, tam chế, tứ tiền” trở thành cẩm nang hành động. Tiêu cực, tham nhũng nảy sinh và phát triển ngay ở thượng tầng kiến trúc và tạo thành một hệ thống che đậy cho nhau từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài. Ai được giới thiệu, ai được nâng đỡ...tạo ra cái tiền lệ con nối ngôi cha? Mãn tìm mọi cách đưa Nguyễn Văn Phương, một người con rể chỉ có cái vốn rất bình thường vào tỉnh ủy, từ đó qua vài vòng luân chuyển, nhảy vùn vụt lên các nấc thang quyền lực. Hồ Xuân Phương nhảy cóc lên trưởng phòng cảnh sát giao thông, ngênh ngang hai vợ chồng lái hai xe ô tô đời mới tiền tỉ vênh váo giữa thành phố đậm chất văn hóa Huế, coi đời như chẳng có...Phải nói thẳng, cái gọi là “một bộ phận không nhỏ, suy thoái về chính trị, tha hóa về đạo đức lối sống” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, đã được hình thành và dung dưỡng suốt 10 năm với hai nhiệm kỳ bí thư của ông Hồ Xuân Mãn. Suốt 20 năm vào tỉnh ủy, hai nhiệm kỳ bí thư, ông đã làm được những gì có giá trị và để lại dấu ấn cho dân, cho tỉnh?
Nhân dân trong tỉnh đều biết “công lao” của bí thư Hồ Xuân Mãn, là 10 năm đứng đầu vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền đã kéo thụt lùi sự phát triển của tỉnh cả 20 năm, nhìn vào Đà Nẵng, tự khắc rút ra được nhận định này. 
"Ông bảo rằng, ở đời làm người có danh phận cũng lắm thị phi", Bí thư-Chủ tịch tỉnh là người của công chúng, không bị công chúng xăm xoi, bình phẩm mới lạ, Hồ Xuân Mãn, Võ Thanh Bình, Nguyễn Trường Tô làm sao tránh khỏi thị phi...cũng là bí thư: Nguyễn Bá Thanh, Trương Đình Tuyển thì sức lan tỏa của họ không hề nhỏ, thiên hạ cũng xầm xì...đó thôi. 
Khổng Tử nói “Chính tâm - tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ”, Hồ Xuân Mãn với cái tâm không chính làm sao tu nổi cái thân mà giao cho ông ta những 20 năm trọng trách “trị quốc, bình thiên hạ” thì thật là phúc họa bất tường.
Nhà Văn Nguyễn Quang Hà tác giả bài báo nổi tiếng "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN" ghi lại ý kiến của những người Cựu chiến binh cùng vào sinh ra tử với Mãn, bị Mãn gọi là "hạng người vô tâm hèn hạ" đã kể chuyện về thời lâu lắm của "một con người từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế 2 nhiệm kỳ", nếu họ nói sai, họ đã xúc phạm nhân phẩm, đạo đức và thậm chí bôi nhọ thanh danh người khác.
Dù họ là ai, pháp luật hiện hành không bỏ qua cho họ...
Cha ông thường nhắc nhỡ con cháu “có học, có hơn”...

5 nhận xét:

  1. Trong hai nhiệm kỳ của ông để lại một “dấu ấn” rõ nhất là sự xuống cấp về đạo đức của cán bộ lãnh đạo. Ông đã làm biến đổi chất lượng của một đảng cầm quyền. Việc mua quan bán chức, chạy quy hoạch cán bộ không còn là hiện tượng cá biệt mà trở thành phổ biến. Việc ban phát quyền lực theo kiểu“nhất thân, nhì thế, tam chế, tứ tiền” trở thành cẩm nang hành động. Tiêu cực, tham nhũng nảy sinh và phát triển ngay ở thượng tầng kiến trúc và tạo thành một hệ thống che đậy cho nhau từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài. Ai được giới thiệu, ai được nâng đỡ...tạo ra cái tiền lệ con nối ngôi cha? Mãn tìm mọi cách đưa Nguyễn Văn Phương, một người con chỉ có cái vốn rất bình thường vào tỉnh ủy, từ đó nhảy vùn vụt lên các nấc thang quyền lực. Hồ Xuân Phương nhảy cóc lên trưởng phòng cảnh sát giao thông, ngênh ngang hai vợ chồng đi hai xe ô tô đời mới vênh váo giữa thành phố đậm chất văn hóa Huế, coi đời như chẳng có...Phải nói thẳng, cái gọi là “một bộ phận không nhỏ, suy thoái về chính trị, tha hóa về đạo đức lối sống” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, đã được hình thành và dung dưỡng suốt 10 năm với hai nhiệm kỳ bí thư của ông Hồ Xuân Mãn. Suốt 20 năm vào tỉnh ủy, hai nhiệm kỳ bí thư, ông đã làm được những gì có giá trị và để lại dấu ấn cho dân, cho tỉnh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Biết thế cần chi cậy Hữu Thu,
      Cho hay thiên hạ chẳng ai đù!
      Thiên hạ trăm người trăm tai mắt,
      Hóa ra mình dại chẳng ai ngu...

      Biết thế cần chi gọi Bảo Thy,
      Thì ra hắn cũng chẳng đếch gì...
      Ba hoa xích đế bao hoang tưởng,
      Mần răng? Chừ biết nói năng chi...

      Ta nghĩ ta là "Vua" đó thôi,
      Ngờ đâu sấm sét cú vu hồi...
      Lộn cổ tầng trời rơi xuống đất,
      Từ nay vĩnh viễn Mãn xin thôi...

      Xóa
  2. Nhà Văn Nguyễn Quang Hà tác giả bài báo nổi tiếng "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN" ghi lại ý kiến của những người Cựu chiến binh cùng vào sinh ra tử với Mãn, bị Mãn gọi là "hạng người vô tâm hèn hạ" đã kể chuyện về thời lâu lắm của "một con người từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế 2 nhiệm kỳ", nếu họ nói sai, họ đã xúc phạm nhân phẩm, đạo đức và thậm chí bôi nhọ thanh danh người khác.
    Dù họ là ai, pháp luật hiện hành không bỏ qua cho họ...

    Trả lờiXóa
  3. Thành tích đặc biệt xuất sắc con số 13 của Hồ Xuân Mãn09:17 Ngày 13 tháng 3 năm 2013
    Hồ Xuân Mãn khai thành tích thứ 13 là năm 1972 chỉ huy tổ ba đồng chí vào ấp Phò Ninh tiêu diệt tên ấp trưởng Hoàng Sớm cùng một ấp phó, một phó ty chiêu hồi, một địa phương quân, hai cảnh sát, làm quần chúng nức lòng.
    Ông Hồ Văn Nghĩa (85 tuổi), (nguyên Trưởng công an huyện Phong Điền, trưởng dòng họ Hồ ở Phong Điền) cho biết: “Trận này có ông Mãn nhưng quân ta chỉ giết được Hoàng Sớm và không có thành tích như ông Mãn đã khai”.
    Trong 17 thành tích Hồ Xuân Mãn kê khai để làm anh hùng thì thành tích số 13 là đặc biệt xuất sắc, vì trận này người Phò Ninh xác nhận có 09 dân lành bị chết trong đó có 2 cơ sở của ta và 03 em bé, 08 người bị thương trong đó có ông nội của Hồ Xuân Mãn.
    09 người bị chết không có ai là cảnh sát đăc biệt, là lính địa phương quân...như Mãn gán ghép...
    Hằng năm thôn Phò Ninh vào ngày 21/5 có 10 cái kị những người bà con của Mãn, Mãn không bao giờ dám về...măc dù chức quyền cao vời vợi...

    Trả lờiXóa
  4. Cuố bài báo "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh" của PBBT kết luận
    Giờ đây, ông nghỉ ngơi sau nhiều thập niên đã cống hiến sức mình và kể cả một phần máu thịt cho quê hương, đất nước… ngày ngày ông vui vầy bên bè bạn, cháu con. Đôi ba bữa ông lại trở về ngôi nhà cũ ở làng Phò Ninh để hương khói cho tổ tiên, ông bà, chăm sóc cây kiểng, hàn huyên với bạn bè, đồng đội cũ. Ông bảo rằng, ở đời làm người có danh phận cũng lắm thị phi, nhưng mình phải rộng lòng hỉ xả, bởi vì với những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách".
    Mãn dám gọi những chiến sĩ từng là lãnh đạo của Mãn là "những hạng người vô tâm hèn hạ" ư? Mãn hổn láo...

    Trả lờiXóa