Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Nói chuyện với Phan Bùi Bảo Thy

An Ninh Thế Giới là tờ báo có uy tín, 3 bài báo: Sự thật về 3 nhân vật bị kẻ thù gọi là "đồ tể khát máu" viết rất tốt, phản anh chân thực về 3 con người trí thức của Huế, đồng thời cho người đọc biết thêm về thủ đoạn gian trá của Liên Thành, một con Quỷ Tasmania của phong trào đô thị Huế...
Hoàng Phủ Ngọc Tường là Tổng thư ký của Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình, Tiến sĩ Lê Văn Hảo làm Chủ tịch; Hòa thượng Thích Đôn Hậu và bà Nguyễn Đình Chi là Phó chủ tịch; Nhà giáo Hoàng Phủ Ngọc Tường, một trí thức miền Nam thứ thiệt đến với cách mạng rất sớm, so với những anh hùng, anh cũng xứng đáng anh hùng, nhưng anh là một trí thức, anh có cách đi của riêng mình...không vội vã...không thủ đoạn...vì vậy anh đến với Đảng thì muộn, cũng lắm gập gềnh “khi Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trở thành một nhà văn nổi tiếng, có lần người ta giới thiệu ông ứng cử vào Đại biểu Quốc hội thì ngay lập tức ở Huế rộ lên tin đồn:

Lan - Đính - Chính - Tường
Bốn tên phản động tìm đường mà đi.
...và gần như kết luận, Phan Bùi Bảo Thy viết “Một đôi lần, Hoàng Phủ Ngọc Tường được mời ra nước ngoài để tham dự những hội thảo về văn hóa, nhưng rồi cứ gần ngày đi là trục trặc chuyện này chuyện kia nên… không đi được. Chuyện là thế mà ông cũng chẳng buồn, vẫn kiên định đi theo con đường mà ông đã chọn lựa, nên 17 năm ông là đối tượng Đảng mà không nản lòng, đến lúc được đứng trong hàng ngũ của Đảng được có mấy năm thì ông lại bị tai biến nên không thể sinh hoạt được…”.
Đó là câu chuyện có thật, dù cố tình xuyên tạc, bóp méo...những nhân cách ấy không ai có thể bôi loem được...lịch sử mãi mãi ghi công của họ, cho dù trong cuộc đời thường có thể họ không vui cho lắm...những con người ấy luôn nhìn vào đại cục, nhìn vào tương lai của tổ quốc... chức vụ, tiền tài không mua được họ, ngòi bút của họ và thực tế cuộc sống của họ đã để lại công sức rất nhiều cho mai sau...
"Trong phong trào đấu tranh đô thị ở Huế giai đoạn từ 1963 đến 1966 đã có rất nhiều sinh viên ưu tú, nhân sĩ, trí thức… tham gia để chống lại chế độ độc tài của anh em Ngô Đình Diệm và đặc biệt là quân xâm lược Mỹ. Có rất nhiều những tên tuổi lớn đã xuất hiện từ phong trào đấu tranh này, đặc biệt là 3 nhân vật mà sau cuộc Tổng tấn công năm Mậu Thân 1968 cho đến tận hôm nay, kẻ thù trực tiếp và các thế lực thù địch thường xuyên quy kết, buộc tội và cho rằng đây chính là "ba tên đồ tể khát máu" trong tết Mậu Thân ở Huế".
Là trí thức, công lao của họ...còn bị nghi ngờ này nọ...họ đầy đủ bản lĩnh đi theo con đường họ chọn...bằng cả tâm hồn trong sáng liêm, trí, dũng, trực...bằng tất cả lòng yêu nước nồng nàn...

Đây, Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cũng tại An Ninh Thế Giới, Phan Bùi Bảo Thy có bài viết “Anh hùng lưc lượng vũ trang nhân dân Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh”, đây chỉ là bài viết của Hữu Thu bị thay đổi bao bì, cũng như bài “Đêm về xóm Bồ” của Hồ Xuân Mãn, mục đích là đánh bóng cho cái thanh danh của Hồ Xuân Mãn...nhưng động tác này của Hữu Thu là thô thiển...dân Huế biết rõ Hữu Thu, biết đầy đủ Hồ Xuân Mãn, có điều Mãn chủ quan nghĩ rằng thiên hạ ngu ngơ...
Sau ngày thống nhất, ông nhận nhiệm vụ mới là khai thác hồ sơ hậu chiến, rồi chuyển sang làm Đại đội phó - Đại đội tháo gỡ bom mìn để đưa dân trở về làng cũ. Năm 1976, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên sát nhập thành một đơn vị hành chính là tỉnh Bình Trị Thiên. Ông chuyển ngành và đi học Trường Nguyễn Ái Quốc, sau khi ra trường ông về làm Bí thư Huyện đoàn Phong Điền lúc ấy ông tròn 30 tuổi. Từ đó, ông lần lượt giữ các chức vụ: Chánh Văn phòng Huyện ủy, Thường vụ huyện ủy - Trưởng ban Tuyên giáo, năm 1990 tham gia Tỉnh ủy với chức vụ Bí thư Huyện ủy Phong Điền, 1993 là Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy, năm 1995 là Phó bí thư Tỉnh ủy, năm 2000 là Bí thư Tỉnh ủy 2 nhiệm kỳ cho đến ngày nghỉ hưu”.
Mỗi người có một cách đi, Mãn không đi mà Mãn “chạy”, Hữu Thu đã từng khen Mãn “lobby” giỏi, Thủ tướng Phan Văn Khải phải chịu tài...
Cuối cùng Mãn cũng phải "chạy"...chạy đi tìm nhà báo để giúp Mãn đánh bóng cái thanh danh mà từ lâu đã nổi tiếng không thanh cho lắm, Mãn vốn cay cú mấy thằng nhà báo viết tin bài không phải vì tiền, những nhà báo hay thọc lét Mãn vì kiểu "nổ" về thành tích sáo rỗng, vì những trò chơi bẩn thiếu văn hóa của Mãn...bị tương lên báo. 
Cuối cùng Mãn cũng phải "chạy"...đi tìm nhà báo, tìm cái quyền lực thứ tư mà từ trước Mãn coi khinh, Mãn như ông vua đứng trên pháp luật, Mãn chỉ nói pháp quyền thôi, còn hành động thực tiễn chỉ có một quyền lãnh đạo của bí thư. HĐND, UBND, VKS, TA chỉ là công cụ, thì báo chí là cái gì? cũng chỉ là phương tiện, gọi là quyền lực thứ tư là cách gọi cho vui...nghề làm báo vốn là nghề nguy hiểm, cũng vì viết báo mà nhiều người lên bờ xuống ruộng, ăn ngủ không yên...nhưng cũng sướng nhất nghề báo, vinh dự nhất là nghề báo khi phơi bày được cái thối tha, tha hóa của bọn tham quan một cách toác hoác ra giữa bàn dân thiên hạ cho đời ngắm nghía... 
Mãn ưa chi mà không được...đã có 5 bài báo viết nhằm ca ngợi chiến công của người "anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Hồ Xuân Mãn, bài nào cũng dài, cũng chi tiết lê thê...du kích, bộ đội địa phương mà không làm những việc như báo viết thì làm gì?...lúc bấy giờ tầm chiến thuật, chiến lược không thể là việc của Mãn, muốn làm lãnh đạo cũng chưa làm được, Mãn "nổ" như lãnh đạo, nhiệm vụ của Mãn chỉ là gỡ mìn, gùi gạo, canh gác bìa rừng, bám trụ, diệt ác, trừ gian, tháo gỡ bom mìn...như Mãn kể là đúng và chỉ đến vậy thôi, người trong cuộc chiến tranh ai cũng làm như vậy và còn hơn như vậy, Lê Việt Hà bị địch phục kích bắn trọng thương, nghĩ rằng mình không thể sống còn kịp hô ba lần “Đảng Lao động Việt Nam muôn Năm”...còn việc khác là của Lê Sáu, Lê Tư Sơn cao hơn cũng họ Lê nhưng là Lê Tự Đồng, là Lê Khả Phiêu, còn cao chót vót là Lê Duẩn...năm tháng đó Mãn chưa là đảng viên, "những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách" như Mãn nói ở kết luận của bài báo do Phan Bùi Bảo Thy thực hiện, những người này phải 5 lần 7 lượt ngồi xem xét kết nạp đảng cho Mãn, Mãn cũng đừng quá chủ quan để không nhìn lại mình. 
Tại sao Mãn can trường, dũng cảm như vậy mà lại vào đảng quá chậm so với anh em cùng thời, cùng thôn?...thời ấy vào đảng không có "chạy", muốn được kết nạp sớm, không chỉ dũng cảm mà còn phải trung thành, đạo đức phải chuẩn mực...có đồng chí còn khai thêm tuổi để được đứng vào hàng ngũ của Đảng... 
Trần Văn Minh là một điển hình, Trần Văn Minh được cử đi học trường Đảng tỉnh để làm cán bộ nguồn, để làm bí thư...Mãn chỉ gỡ mìn thiện nghệ đến mức anh em trong đơn vị mệnh danh là "ông vua gỡ mìn", sau năm 1975 cũng chỉ là Đại đội phó - Đại đội tháo gỡ bom mìn...một vị trí dành cho những ai không sợ chết...dám "nổ", dám chơi, vị trí của Trương Phi, Trương Phi là một chiến tướng dũng mãnh, can đảm nhưng ít mưu mẹo, nên người ta thường gọi Trương Phi là kẻ “hữu dũng vô mưu” một cách mỉa mai và khinh thường...
Mãn dũng cảm có thừa nhưng chỉ tầm xã đội trưởng, bí thư phải là Trần Văn Minh, một người đủ đức khiêm tốn, đủ dũng cảm, biết ai là thù, ai là bạn... 
Nếu Trần Văn Minh được tôn vinh anh hùng, có lẽ cũng rất ít người phản đối...Minh có tư duy chính trị tốt hơn Mãn nhiều... 
Minh ngồi nhầm chổ...cũng như Mãn cũng ngồi nhầm chổ...trong bài viết...xã đội trưởng mà ra lệnh cho bí thư...? 
Tóm lại, qua 5 bài báo kể lể không thiếu điều gì, nhưng chưa có câu trả lời các yêu cầu đã ghi trong luật mà một anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân phải có.
Đồng đội của Mãn có tên tuổi nói thẳng: “Mãn là anh hùng thì cả huyện anh hùng...”
- Theo Luật, Mãn không hội đủ tiêu chuẩn để được xét danh hiệu AHLLVTND. 
- Mãn không đủ đạo đức, phẩm chất cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư như Bác Hồ dạy; 35 năm sau chiến tranh, Mãn không có bằng tốt nghiệp cấp 2 BTVH thì không thể gọi là cần được, Uống rượu chivas 38 còn chêm thêm mật bò tót cho sung thì không thể gọi là kiệm được, công khai việc 3.000 USD vô chủ thì không thể gọi là liêm được, bị nữ tiếp viên nhà hàng bạt tai giữa bàn dân thiên hạ thì không thể gọi là chính được, chạy cho con vào đại học bằng đường cử tuyển, xếp em không có học hành làm giám đốc sở TT&TT, can thiệp để thằng em lem nhem làm Trưởng phòng CSGT tỉnh, lươn lẹo để con rễ lên làm đến giám đốc sở KH&ĐT...thì không thể gọi là chí công vô tư được...
- Mãn là nhân vật tiêu biểu ư? là tấm gương mẫu mực về mọi mặt cho quần chúng soi? Không thể. Người có đạo đức không ai chơi trò bẩn để lên làm bí thư nhiệm kỳ 1 ở phút 89...Ngô Yên Thi có vô quân trường của ngụy chỉ để học quân sự học đường...bị cú “revert” trước thềm đại hội nhiệm kì 2, Mãn có lòng tự trọng nên rút vì đã làm xấu Đảng...
- Mãn thành có tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu ư? Một trận đánh của Mãn, trận khử Hoàng Sớm, Mãn nắm chắc Hoàng Sớm đi ăn kỵ, kế hoạch trận đánh thật hoàn hảo...không lẽ người con "ưu tú" ấy không nhận biết bà con mình đang ăn kỵ? Trước khi bóp cò súng, Mãn có phân biệt ai là địch, ai là ta? Mãn bắn bừa vào mâm kỵ trong đó có ông nội của Mãn? Mãn là người cháu "ưu tú" ư? Mãn đã "giết nhầm hơn bỏ sót" để khử 01 tên ác ôn mà 10 người dân phải chết, 8 dân lành bị thương... Vì cái danh hảo "anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân",  Mãn lại khoét sâu vết thương chưa lành hẳn, xới xáo nổi đau đã chôn khuất sau 40 năm của những người bà con của Mãn, họ vô tội, họ là chiến sĩ, đồng bào, hằng năm đến ngày kỵ năm xưa ấy trong thôn Phò Ninh có thêm 10 cái kỵ... 
Phan Bùi Bảo Thy ghi lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
"Tiện đây, tôi cũng xin nói đôi lời về cái gọi là "vụ tàn sát Mậu Thân" ở Huế. Không một quân đội nào dạy cho binh lính mình giết người dân cả. Dân là chỗ dựa của quân đội. "Nâng thuyền cũng dân, lật thuyền cũng dân" (Nguyễn Trãi). Hơn nữa tư tưởng chiến tranh của Đảng ta là "chiến tranh nhân dân", dựa vào dân mà chiến đấu. Nhưng chết nhiều người trong Mậu Thân là sự thật rất đau lòng. Trong chiến tranh khốc liệt, người chết do nhiều nguyên nhân: Hai bên bắn nhau, tên rơi đạn lạc".
Một chiến sĩ dũng cảm có thể giết hàng trăm kẻ địch, nhưng một tướng tồi làm chết cả phong trào...tự xét không xứng đáng với danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới thì thôi...xới xáo thù hận để làm anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân chỉ làm xót xa, đau lòng người trong cuộc...đào sâu thêm ranh giới của khối đại đoàn kết toàn dân...biểu hiện cao độ của sự suy thoái đạo đức...Bước qua đồng chí để thăng tiến...Bước lên vai thủ trưởng để vinh danh...Gom công đồng đội để làm thành tích...Mãn: Một con người mưu mô, hảnh tiến...Hồ Xuân Mãn đứng ở đâu để nhận danh hiệu anh hùng trong thời chống Mỹ?
Cách mạng xã hội là sự nghiệp của quần chúng...vai trò cá nhân chỉ là dẫn dắt...và đó chỉ là nghĩa vụ phải làm...muốn thành nghiệp lớn phải được sự đồng tình của công chúng...
May, May mà Mãn chỉ là một du kích bình thường, nếu là người nổi tiếng như Hoàng Phủ Ngọc Tường thì chúng nó bêu rếu “đồ tể khát máu” khắp thế giới. Khi đã trở thành người của công chúng, ai đó luôn luôn là đối tượng của tin đồn, của tiếng vang vàng thau lẫn lộn...nên cần kín kẻ mọi điều...
Cha ông thường nhắc nhỡ con cháu “có học, có hơn”...

4 nhận xét:

  1. Trong y học bác sĩ cần bắt được bệnh rồi mới tìm thuốc chữa cho bệnh nhân, nhưng với căn bệnh trầm kha thế kỷ này “không công khai, minh bạch”. Từ đó nó phát đi các “vòi bệnh như bạch tuộc” như hệ thống các loại bệnh “chạy”, các hình thức bệnh “tham nhũng” bệnh bưng bít thông tin bệnh gian lận… rồi cuối cùng là cả bệnh lừa cả chính mình. Nhiều thứ bệnh thế làm sao tìm ra đúng bệnh mà cắt thuốc. Thậm chí đến lúc “cuống” thì cắt nhầm thuốc, điều trị ngược hoặc ngay cả “phẫu thuật” cũng nhầm thì lại được coi là không lạ? Và như vậy thì thật khó khăn cho mọi sự điều hành ổn định và làm chậm sự phát triển đất nước.

    Trả lờiXóa
  2. biểu hiện cao độ của sự suy thoái đạo đức...Bước qua đồng chí để thăng tiến...Bước lên vai thủ trưởng để vinh danh...Gom công đồng đội để làm thành tích...Mãn: Một con người mưu mô, hảnh tiến...
    Hồ Xuân Mãn đứng ở đâu để nhận danh hiệu anh hùng trong thời chống Mỹ?

    Trả lờiXóa
  3. tự xét không xứng đáng với danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới thì thôi...xới xáo thù hận để làm anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân chỉ làm xót xa, đau lòng người trong cuộc...đào sâu thêm ranh giới của khối đại đoàn kết toàn dân...biểu hiện cao độ của sự suy thoái đạo đức...Bước qua đồng chí để thăng tiến...Bước lên vai thủ trưởng để vinh danh...Gom công đồng đội để làm thành tích...Mãn: Một con người mưu mô, hảnh tiến...

    Trả lờiXóa
  4. Mùa xuân về nhớ Bác khôn nguôi ♥Tiếng pháo giao thừa nhớ ngày xuân Bác còn chúc Tết ♥ Bác bắt nhịp bài ca đoàn kết .♥ Yêu nước, thương dân .♥ Dẫu thân mình có phải hy sinh .♥ Cũng chỉ vì trường xuân cho đất Việt.♥.Nhưng tuổi trẻ chúng tôi .♥ Không ít người đang lỡ thì, mai một.♥ Bởi một lẽ chịu hẹp hòi, ích kỷ .♥ Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt .♥ Có học hành, lại phải sống cầu an .♥ Phải thu mình, xin hai chữ “bình yên” .♥ Đồng chí không bằng đồng tiền .♥ Bằng lòng vẫn hơn bằng cấp .♥ Lòng vẫn thầm mơ ước .♥ Bác Hồ được sống đến hôm nay .♥ Làm nắng mặt trời xua tan hết mây .♥ Trừ những thói đời làm dân oán trách .♥ Có mắt giả mù, có tai giả điếc .♥ Thích nghe nịnh hót, ghét bỏ lời trung .♥ Trấn áp đấu tranh, dập vùi khốn khổ. ♥ Cùng chí hướng sao bầy mưu chia rẽ? ♥ Tham quyền cố vị .♥ Sợ trẻ hơn già .♥ Quên mất lời người xưa: ♥ “Con hơn cha là nhà có phúc” .♥ Thời buổi này. ♥ Không thiếu người xông pha thuở trước .♥ Nay say sưa trong cảnh giàu sang .♥ Thoái hóa, bê tha khi dân nước gian nan? ♥ Mùa xuân đất nước , con nhớ Bác. ♥ Con vẫn hằng mong lý tưởng của Người .♥ Cho đất nước khải hoàn, mùa xuân mãi mãi.♥
    Vietnam

    Trả lờiXóa