Tổ chức Đoàn ngũ hóa nhân dân
và
CHƯƠNG TRÌNH NHÂN DÂN TỰ VỆ
Đầu năm 1966, chương trình Xây Dựng Nông Thôn ra đờị Mục tiêu tối hậu của chương trình này là thành lập các Ấp Tân Sinh tại nông thôn miền Nam Việt Nam.
Công việc tiến hành một Ấp Tân Sinh được hướng dẫn chặt chẽ trong 4 Tư tưởng chỉ đạo, 5 Kỹ thuật phát triển, 11 Mục tiêu và 98 Công tác được thực hiện qua 12 giai đoạn, còn gọi là 12 bước công tác (mỗi bước công tác được dự trù thực hiện trong 2 tuần).
Trong 11 Mục tiêu căn bản, có 2 Mục tiêu được xem là quan trọng hàng đầu đó là:
Mục tiêu 1: Tận diệt cộng sản nằm vùng và
Mục tiêu 4: Tổ chức đoàn ngũ hóa nhân dân.
Không thể công nhận một Ấp Tân Sinh nếu không tổ chức được Đoàn ngũ hóa nhân dân tại Ấp sở tại, đó là tiêu chuẩn nghiệm thu tiên quyết của các Hội đồng Xây dựng Nông thôn Tỉnh, Quận khi tiến hành nghiệm thu một Ấp Tân Sinh
Các công tác của việc tổ chức đoàn ngũ hóa nhân dân cũng thể hiện quan niệm "chiến tranh nhân dân chống cộng của chương trình Xây dựng Nông thôn".
Trong các tổ chức đoàn ngũ hóa nhân dân gồm có việc thành lập các đoàn thể sau đây nằm trong Ấp Tân Sinh:
Đội Thiếu Nhi, Đội Phụ Nữ, Đội Lão Ông, Đội Lão Bà và then chốt là Ấp Đội Dân Quân Tự Vệ (Thanh Niên).
Nhiệm vụ của Đội Thiếu Nhi là thực hiện công tác cảnh giới và báo động kịp thờị. Nhiệm vụ của Đội Phụ Nữ là đánh lạc hướng địch, tiếp tế và cứu thương. Nhiệm vụ của các Đội Lão Ông, Lão Bà là gây hoang mang trở ngại cho địch, cố vấn che dấu và bảo vệ các thanh niên trong Ấp đội Dân quân tự vệ Các Đội Thiếu Nhi, Phụ Nữ, Lão Ông, Lão Bà chủ trương bất bạo động, bất hợp tác với địch trong phương châm không nghe, không biết, không thấỵ Âp Đội Dân Quân Tự Vệ là đoàn thể nòng cốt gồm thanh niên, tráng niên và phụ nữ độc thân trong Ấp, nhiệm vụ của Ấp đội là áp dụng chiến thuật phản du kích, gây tiêu hao và hoang mang cho địch, làm trì hoãn và gây trở ngại cho các hoạt động của địch để các lực lượng bán quân sự và quân đội của ta tiêu diệt địch. Chỉ có Ấp đội Dân quân tự vệ được trang bị một số vũ khí thô sơ, bán tự động như Carbine M1, Garant M1 v v...
Khi đã hoàn thành công việc tổ chức đoàn ngũ hoá nhân dân và Ấp Tân Sinh đã được nghiệm thu và công nhận thì Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn cũng rời khỏi Ấp sở tại chuyển sang công tác một Ấp khác. Công việc điều hành quản lý Ấp cùng tiếp tục nuôi dưỡng, lãnh đạo các đoàn thể trong Ấp kể cả Ấp đội Dân quân tự vệ được bàn giao cho Ban Trị Sự Ấp Tân Sinh Lâm Thờị.
Đầu năm 1968, sau tổng công kích Tết Mậu Thân. Chính quyền của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã thành lập Chương trình Nhân Dân Tự Vệ với mục đích thực hiện "chính sách Quốc Phòng dựa trên căn bản Nhân Dân".
Chương trình Nhân Dân Tự Vệ có nội dung chỉ đạo, phương thức tổ chức cũng như phương pháp hoạt động, lề lối điều hành đều xuất phát từ căn bản Mục tiêu 4: tổ chức Đoàn ngũ hóa nhân dân của chương trình Xây Dựng Nông Thôn. Nói cách khác, chương trình Nhân Dân Tự Vệ là một sự triển khai rộng rãi , nâng cao hiệu quả, phát triển qui mô cũng như nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của Tổ chức đoàn ngũ hóa nhân dân. Chính một số Cán bộ Nhân Dân Tự Vệ của Quận Tỉnh đã thừa nhận công việc tổ chức và thành lập lực lượng Nhân Dân Tự Vệ tại những Ấp đã được đoàn ngũ hóa (Ấp Tân Sinh được tiến hành nhanh chóng và dễ dàng hơn những Ấp chưa được đoàn ngũ hóa gấp nhiều lần.
Chương trình NDTV cấp trung ương được điều hành bởi Tổng Nha Nhân Dân Tự Vệ trực thuộc Bộ Nội Vụ Tổ chức Nhân Dân Tự Vệ có hai lực lượng chính là: Nhân Dân Tự Vệ Chiến Đấu (gồm các đoàn viên thanh niên, thanh nữ). Nhân Dân Tự Vệ hỗ trợ (gồm các đội Thiếu nhi tự vệ, Phụ nữ tự vệ, Lão ông, Lão bà tự vệ)
Tổng số đoàn viên Nhân Dân Tự Vệ chiến đấu và hỗ trợ trên cả nước tính đến đầu năm 1975 là hơn 4 triệu đoàn viên. Từ khi thành lập đến tháng 4 năm 1975, chương trình Nhân Dân Tự Vệ thường xuyên là một trong những chương trình quan trọng đặc biệt của kế hoạch Quốc Gia hàng năm.
Tổ chức Nhân dân tự vệ có hiệu quả và hiệu lực cao, Ông Hồ Xuân Mãn, nguyên UVTW Đảng, bí thư tỉnh ủy 2 nhiệm kì, anh hùng LLVTND tự mình viết và đăng trên Tạp chí Sông Hương bài Nhớ đêm về xóm Bồ (10/12/2012) và kể lại cho Hữu Thu viết bài báo đăng 2 kì trên Báo Đại Đoàn Kết "Ông Hồ Xuân Mãn có cướp công?".
Nội dung tương tự trong bài báo: "Anh hùng LLVTND Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh, Người con ưu tú của đất Phò Ninh (tiếp theo và hết), được đăng 2 kì trên báo An Ninh Thế Giới của Phan Bùi Bảo Thy.
Trích một số đoạn trong bài báo:
Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh đăng trên báo Cảnh Sát Toàn Cầu của Quốc Anh – Thảo Nguyên (CSTC Xuân 2013):
Năm 1971, ông về địa bàn xã Phong An để rút một số thanh niên để đưa lên hậu cứ bổ sung thêm lực lượng, trong số đó có em trai của ông là ông Hồ Xuân Phán. Có lực lượng, ông cùng đồng đội tổ chức những trận đánh nhỏ lẻ để dằn mặt địch, chủ yếu là đánh bằng bom mìn, mục tiêu là bọn địa phương quân, dân vệ… Có lần, ông cùng với hai người đồng chí tên Minh (sau này ông Minh làm Phó giám đốc Sở Nội Vụ của Tỉnh Thừa Thiên Huế-NV) và Hùng (nay sinh sống ở Vĩnh Hưng – NV) đánh một trận chí mạng làm lực lượng địch ở địa bàn Phong An hoảng loạn.
Ông nhớ lại, hồi đó, ở vị trí cổng vào làng Phò Ninh quê ông, địch thành lập nên một cái chốt và bố trí ở đó 1 trung đội nghĩa quân để canh chừng. Sau một thời gian điều nghiên quy luật hoạt động của địch, ông quyết định đánh. Hôm ấy là ngày 14 âm lịch nên trăng rất sáng. Tổ công tác của ông bí mật tiếp cận vị trí chiến đấu để đặt 1 quả mìn Claymo nằm chờ.
Khoảng 20h15, cả trung đội địch bước ra đi tuần tra, ông Mãn lấy chân đá vào chân đồng chí Minh ra lệnh khai hỏa. Quả Claymo trước điểm phục kích địch vang lên một tiếng nổ chát chúa, tiếp đó ông Mãn rút chốt trái lựu đạn đã chuẩn bị sẵn tung về phía địch, rồi nhanh chóng rút quân một cách an toàn. Trận đó, toàn trung đội địch có 28 tên thì chỉ còn 1 tên sống sót do lúc anh Minh điểm hỏa tên này đang ghé vào một ngôi nhà bên đường để uống nước.
...
Qua năm tháng ở trong lùm cây gai đó, hai người cứ lần mò xây dựng được một cơ sở ở làng Phò Ninh, một cơ sở ở làng Thượng An và một cơ sở ở làng Bồ Điếc. Nhưng lúc đó, ông xuất hiện ở cơ sở nào cũng bị người ở đó van nài, xua đuổi vì tình hình quá nguy hiểm cho ông…
Một hôm khi ông cùng cơ sở của mình ở làng Bồ Điếc đang làm một căn hầm bí mật thì có một giao liên mang thư từ hậu cứ đến bảo rằng ông phải thu xếp để trở về hậu cứ báo cáo tình hình cho ông Lê Tư Sơn – Bí thư huyện ủy. Ông nhấn mạnh: Vào thời kỳ chiến tranh ác liệt đó, cán bộ của ta ai đã về được đồng bằng là được xem như một lần thoát chết nhưng từ đồng bằng mà trở lại hậu cứ thì còn nan giải hơn rất nhiều lần.
...
Về mặt chính trị, tổ chức Nhân dân tự vệ không chỉ làm khó khăn cho cách mạng trong hoạt động, từ tính chất xã hội hóa của nó nên làm cho tổ chức nội bộ của cách mạng luôn luôn rà soát, đề cao cảnh giác vì trong địch có ta, trong ta có địch.
Nhằm mục đích xây dựng Áp Tân Sinh, tổ chức Nhân dân tự vệ tại xã Phong An, Ông Hồ Bàng cha đẻ của ông Hồ Xuân Mãn được bố trí làm toán trưởng Nhân dân tự vệ phụ trách xây dựng nông thôn, Hồ Xuân Phán là đoàn viên...có thể vì vậy, mặc dù rất dũng cảm, năng nổ nhưng mãi đến năm 1974 chi bộ mới xem xét kết nạp đảng cho ông Hồ Xuân Mãn, khi tổ chức có thể tin được nhờ Hồ Xuân Phán đã bỏ đoàn viên Nhân dân tự vệ đi theo cách mạng.
Sau khi dẫn đường cho đơn vị của ông Lê Khả Phiêu lên đến vùng biên giới giữa A Lưới với tỉnh Xà Muồi của nước bạn Lào để ra Bắc. Đơn vị của ông Mãn quay trở lại Hương Trà để bảo vệ cho Tỉnh ủy ở khu vực Khe Trái. Thời kỳ này, ở Khe Trái máy bay của địch oanh kích một ngày không biết bao nhiêu lần, đạn từ máy bay rót xuống dày đặc một cách “tàn canh gió lạnh”. Chỉ có các cơ quan đầu não như Thành ủy, Tỉnh ủy, Ty Công an là di chuyển về hướng Khe Đầy thuộc huyện Hương Thủy để trú ẩn, còn lại những đơn vị chưa di chuyển được thì bị thiệt hại rất nặng nề sau nhiều đợt rải thảm của địch.
Năm 1969, ông Mãn được đơn vị cử đi dự Đại hội chiến sĩ thi đua ở dốc Cao Bồi, tỉnh Sê Kông của nước bạn Lào. Khi trở lại vùng đất Phong Điền – Quảng Điền thì cán bộ cơ sở không còn nhiều nữa vì bị phản kích. Lúc bấy giờ, lãnh đạo quyết định trưng dụng quân của Đại đội 1, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 6 do ông Vũ Thắng (sau này là Ủy viên Trung ương Đảng – Bí thư tỉnh ủy Bình Trị Thiên – NV) làm chính ủy về tăng cường cho các địa phương để bổ sung vào lực lượng du kích. Có những người đang là Đại đội phó một đơn vị chủ lực, nhưng tăng cường làm xã đội trưởng.
Lần đó, ông Mãn cũng được tăng cường về làm xã đội trưởng kiêm trưởng công an của xã Phong An. Là người địa phương, ông Mãn thấy rằng nếu thực hiện chính sách đưa quân chủ lực về tăng cường địa phương sẽ vô cùng nguy hiểm, hơn nữa phương án này anh em sẽ hy sinh nhiều. Vì lẽ đó, ông Mãn đã xin ý kiến lãnh đạo để được chuyển hướng hoạt động, tức là không nằm vùng ở dọc tuyến phía ngoài (đồi rú, bờ ruộng, ao bàu) mà chuyển hẳn vào nằm vùng bí mật trong dân. Tổ chức xây dựng nên một vùng căn cứ lỏm ở ngay trong địa bàn các thôn xóm. Ở đó, ông thành lập được một Trung đội dân quân mật và 3 Chi bộ mật.
Hữu Thu & Phan Bùi Bảo Thy viết tầm bậy vì chỉ nghe những lời hoang tưởng...đăng trên những tờ báo rất uy tín làm cho người đọc lẫn đen thành trắng. Cho đến năm 1974 Hồ Xuân Mãn mới là đảng viên dự bị...họp chi bộ chỉ được tham gia ý kiến, chưa được biểu quyết...Mãn làm chi có quyền thành lập 3 chi bộ mật? Cha đang làm toán trưởng Nhân dân tự vệ ở Phò Ninh, tổ chức nào dám bố trí vào biên chế công an để Mãn đảm trách chức vụ Trưởng công an? Chiến tranh thế giới đã còn phải trả giá đắt vì sử dụng con người mà không biết nguồn gốc.
Phan Bùi Bảo Thy đang viết truyện kí hử? Thể loại tư liệu, phóng sự đòi hỏi chính xác, trung thực, cấm kị yếu tố hư cấu...Những bài báo này anh căn cứ vào cơ sở nào mà viết ẩu đến vậy?
Nếu vì tiền để viết thì thể loại này không phù hợp...
Phan Bùi Bảo Thy đang viết truyện kí hử? Thể loại tư liệu, phóng sự đòi hỏi chính xác, trung thực, cấm kị yếu tố hư cấu...Những bài báo này anh căn cứ vào cơ sở nào mà viết ẩu đến vậy?
Nếu vì tiền để viết thì thể loại này không phù hợp...
Giờ đây, ông nghỉ ngơi sau nhiều thập niên đã cống hiến sức mình và kể cả một phần máu thịt cho quê hương, đất nước… ngày ngày ông vui vầy bên bè bạn, cháu con. Đôi ba bữa ông lại trở về ngôi nhà cũ ở làng Phò Ninh để hương khói cho tổ tiên, ông bà, chăm sóc cây kiểng, hàn huyên với bạn bè, đồng đội cũ. Ông bảo rằng, ở đời làm người có danh phận cũng lắm thị phi, nhưng mình phải rộng lòng hỉ xả, bởi vì với những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách…
Ai là "những hạng người vô tâm hèn hạ"...?
- Tránh đi theo vết xe đổ của Hồ Xuân Mãn
- Chân lý trước mắt ta thôi
- Cán bộ và luân chuyển cán bộ sau 10 năm thực hiện
- Đôi điều suy nghĩ về Huế (tt)
- Đôi điều suy nghĩ về Huế
- Hồ Xuân Mãn Cuộc
- Chỉ có một khả năng...
- Tâm tư người lính già
- Lý Thông đời mới
- Báo chí viết về AHLLVTND HỒ XUÂN MÃN
- Buổi gặp gỡ của chiến sĩ an ninh
- Tường thuật buổi làm việc của UBKTTW với CCB Phong...
- Ngày kị lần thứ 40 ở thôn Phò Ninh
- Bàn tay không che được bầu trời
- Việt Cộng viếng đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ H...
- HỒ VIẾT BÁ & BẢN THÀNH TÍCH CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN
- Gặp người biệt động thành Huế từng lên truyền hình...
- Thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ ch...
- Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn
- Ủy ban KTTƯ: 30/6/2012 giải quyết xong danh hiệu A...
- "Vua"Huế đi săn thời nay
- Mãn "ĐI" làm anh hùng chứ không có "CHẠY"...
- Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 ...
- Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn tự kể về nhiều cái nhất...
- Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông...
- Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo ...
- Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An...
- Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đ...
- Nhân Dân Tự Vệ VNCH
- Đơn khiếu nại về thành tích khai man của Bí thư tỉ...
- Một bài bình luận về "anh hùng" trên Báo Lao Động
- Xào xáo làm báo kiểu Phan Bùi Bảo Thy
- Hữu Thu...tự bán rẻ nhân cách với một giá bèo
- Mãn lên chức bí thư tỉnh ủy ở phút 89...
- Trung tá Hồ Xuân Phương
- Chủ nhân của 3.000 USD thưa chuyện với anh Mãn
- Từ bài báo "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN"
- Đất cố đô có "vua"!
- XIN HỎI ÔNG BÍ THƯ TỈNH UỶ
- BÍ THƯ TỈNH UỶ THỪA THIÊN HUẾ, HỒ XUÂN MÃN
Hữu Thu viết:
Trả lờiXóaSự thật về năm tháng chiến đấu can trường của ông Hồ Xuân Mãn có thể viết thành một cuốn truyện ký. Tuy nhiên, chỉ riêng một số thông tin vừa nêu cũng đã đủ hình dung về phẩm chất của một cán bộ nằm vùng. Điều cần nói thêm là kể từ khi đất nước đổi mới, từ một Bí thư Huyện ủy, ông Hồ Xuân Mãn phấn đấu và trở thành Bí thư Tỉnh ủy 2 nhiệm kỳ, được tặng thêm 8 Huân chương, trong đó có 1 Huân chương Độc lập hạng Nhì, 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì và 1 Huân chương chuyên án an ninh tôn giáo, 1 Huân chương Đại Đoàn Kết dân tộc, 1 Huân chương Lao động hạng Nhì, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 1 Huân chương Hữu nghị, 1 Huân chương Itxala.
Năm 2010, xét thành tích cả thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, ông Hồ Xuân Mãn được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.
Hữu Thu - Bảo Hân
Hằng năm thôn Phò Ninh vào ngày 21/5 có 10 cái kị những người bà con của Mãn, Mãn không bao giờ dám về...măc dù chức quyền cao vời vợi...
XóaHồ Xuân Mãn còn là người con có hiếu, cha Mãn là ông HỒ BÀNG, chức vụ toán trưởng Nhân dân tự vệ phụ trách xây dựng nông thôn trong chương trình xây dựng ÂP TÂN SINH của xã Phong An được chính quyền tỉnh Thừa Thiên cấp cho một máy cày Kubota nhưng Mãn biết tránh đi không bắn...
Nhờ thành tích thứ 13, xét công trạng biết bảo vệ cán bộ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa nên đổi tên danh hiệu Anh hùng LLVTND thành thành danh hiệu Anh Hùng Lực Lượng Nhân Dân Tự Vệ...
Cũng chỉ là ác lai, ác báo...Nhân dân tự vệ cũng như du kích thôi...
XóaĐều là chiến tranh nhân dân...chỉ tôi cho anh Thy bị mang tiếng Ngụy vì mấy tháng Quân sự học đường...Mãn chơi đòn hiểm quá.
XóaCảm ơn các bạn có những bình luận để làm rõ hơn vấn đề...Quản trị viên Blog xin phép được xóa những ý kiến mang đọng cơ cá nhân, có tính vu khống, không có căn cứ...
XóaTham gia blog này chỉ gồm những người mong muốn Đảng ta mạnh, chế độ ta tốt nhất, cán bộ của ta là những người biết phục vụ nhân dân...
Phê phán cái ác cái xấu không đồng nghĩa với nói xấu cá nhân...
Chi tiết "Trong tổ chức Nhân dân tự vệ tại thôn Phò Ninh, Ông Hồ Bàng cha đẻ của ông Hồ Xuân Mãn làm toán trưởng phụ trách xây dựng nông thôn, Hồ Xuân Phán là đoàn viên...có thể vì vậy, mặc dù rất dũng cảm, năng nổ nhưng mãi đến năm 1974 chi bộ mới xem xét kết nạp đảng cho ông Hồ Xuân Mãn, khi ấy Hồ Xuân Phán đã bỏ đoàn viên Nhân dân tự vệ đi theo cách mạng."
Trả lờiXóaNếu ông Mãn, ông Phán, ông Phương có khai trong lí lịch thì có thể chấp nhận được vì trung thực với tổ chức, Còn không khai có nghĩa là man khai...như trường hợp anh Ngô Yên Thi không khai học phần QSHĐ của trường Đại học...không ai ngoài Mãn đã báo cáo với Ban TCTW năm 2000.
Mãn như con gà chuyên bươi móc quá khứ, kể cả những viêc rất nhỏ, Hoàn Taxi ra tự ứng cử ứng cử đại biểu QH, để loại tại hôi nghị hiệp thương vòng 3 Mãn đem cái cớ "xe đạp", loại Nguyễn Đình Đấu đem cái cớ có nộp đơn đi cảnh sát, loại Ngô Yên Thi báo cáo chi tiết co đi quân trường của ngụy mà không khai trong lí lịch...cuối cùng Mãn bươi quá khứ để tận thu...Mãn chủ quan nghĩ rằng trên đời này chỉ có một mình Mãn, giang sơn này của Mãn, Mãn muốn làm chi thì làm không ai dám nói...nhân chứng, vật chứng đang chống lại Mãn...thành tích của cha Mãn còn đó...xe cày Toyota của chương trình xây dựng nông thôn những năm 70 cũng còn dấu vết...Mãn quên câu tục ngữ "đào sâu, nhọc lấp" rồi chăng...?
Trả lờiXóaMãn chuyên nghề "bới lông tìm vết" của thiên hạ, còn đối với gia đình Mãn thì "tốt khoe, xấu che"...
Trả lờiXóaNhưng trên đời nầy cái gì cũng có "cái độ" của nó, tức nước vỡ bờ", "thùng rỗng thùng kêu to"...
Ông Mãn chuyên xem xét đánh gía người khác...bây giờ nhân dân xem xét đánh giá lại ông thôi...như vậy là HUỀ...
Trả lờiXóaTổ chức Nhân dân tự vệ hiên nay gọi là phòng vệ dân sự...không có lương...
Trả lờiXóaChiến tranh đã qua khá lâu rồi , nhắc lại quá khứ để thấy cái bi thương của 1 dân tộc bị ngoại xâm , cái tinh thần quả cảm , lòng yêu nước của triệu triệu con người vì 1 VN độc lập , thống nhất chứ ko phải là nơi trình bày vì sao ko theo QGP mà là theo VNCH .
Trả lờiXóaDù là người thân của QGP hay VNCH thì tổn thất về người là ko có j bù đắp đc . Sau 30/4/1975 có những người chịu nhiều phân biệt đối xử nhưng thử hỏi qua 30 năm rồi chắc chỉ ở trên này hay mấy tay hải ngoại (va trong nuoc) mới nhai đi nhai lại mấy cái vấn đề phe nọ phe kia cả thôi.
Trẻ con bây giờ sinh ra ở HN hay Tp SAIGON đều là người của 1 nước Vn thống nhất , đó mới là điều tốt đẹp nhất.
Tôi đã sống xuyên qua cuộc chiến này. Từ 1969, ở sát nhà tôi là một trại lính Mỹ và gần đó một trại lính địa phương quân (tiểu đoàn 309) + 1 trại gia binh và 1 cư sá sĩ quan. Tôi biết rõ một điều đó là: chỉ trừ sắc lính lôi hổ , biệt kích và một thiểu số bọn lưu manh ác ôn mặc áo lính còn lại 1 - người lính VNCH thực tâm không hề muốn đụng độ và giết hại người phía bên kia. Họ không hề thù ghét VC mà hầu hết đều ngấm ngầm giúp đỡ trong khả năng của mình và luôn có cách để báo trước mỗi khi phải hành quân đâu đó. Họ vẫn mong chờ ngày hòa bình, ngày thống nhất. 2 - Điều họ lo lắng chỉ là sự tắm máu và trả thù nhưng điều đó không xảy ra và lịch sử đất nước đã tiếp nối theo mạch dân tộc. Vào những ngày gần 30/04/1975 chính bác tôi, ba tôi là những người phía VNCH đã khuyên không có gì phải sợ và không cần phải di tản đi Mỹ hay đi đâu hết, chỉ cần tránh xa các căn cứ có thể bị pháo kích là được. Ngày giải phóng Biên hòa (28/04), điều làm tôi bất ngờ nhất chính là tôi đã trực tiếp thấy những người dân đã tỏ ra rất sợ sệt và né tránh khi đoàn xe tank và quân VNCH kéo ngang qua, nhưng đến khi đoàn xe T-54 và bộ đội kéo qua thì họ lại tràn ra đầy hai bên đường để chào đón. Vì vậy, tôi hiểu được một sự thật: chiến thắng 30/04 là thuộc về dân tộc VN, cả dân tộc đều mong mỏi và đã làm được.
Trả lờiXóaChủ tịch Trương Tấn Sang nói rằng: “Ông nào dù chức to đến mấy cũng về nghỉ tại nhà của mình, không có việc gì qua mắt được nhân dân”. Tất nhiên, nhân dân thông minh, có thể thấy hết những chuyện mà người ta tưởng rằng là bí mật, là toan tính riêng tư sau bức rèm...
Trả lờiXóaKhông chỉ biết tỏng ông nào tham nhũng, ông nào liêm khiết, dân còn biết có những ông nào đang hưởng thụ giàu sang nhưng vẫn im lặng ngồi nhìn hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản với vài triệu người mất việc làm; ung dung trước hàng vạn công nhân bán sức lao động trong các nhà máy; thản nhiên trước hàng ngàn phụ nữ vì miếng cơm phải bỏ xứ đi lấy chồng ngoại quốc và vô tâm trước biết bao trẻ em nghèo thiếu ăn, thất học. Những người làm quan như vậy dù không tham nhũng cũng không xứng làm quan, nói chi đến tham nhũng.
Dân thấy rõ, biết rõ, hiểu rõ mọi chuyện nên cho dù giỏi che giấu như thế nào, thì rồi đây, không phải chỉ trên bia miệng mà sách vở sẽ công khai tên tuổi nhóm lợi ích là ai, bộ phận không nhỏ là ai?
Che sao được nhân dân, giấu sao được lịch sử!
Chỉ đạo một số vấn đề ANCT, nhất là xử lý vấn đề “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” xảy ra trong một bộ phận xã hội, trong đó có cả cán bộ, đảng viên, gia đình cách mạng…, đồng chí Nguyễn Bá Thanh nói: Không khí dân chủ trong xã hội ngày càng tăng lên, người dân có nhiều cơ hội bày tỏ chính kiến của mình. Ngoại trừ những thế lực thù địch thực hiện âm mưu chống phá, bịa đặt, vu khống…, thì cần chú ý đến tiếng nói của các tầng lớp nhân dân. Đồng chí Nguyễn Bá Thanh ví: “Tôi đứng ở đây nhìn xuống dưới đó (hội trường – P.V) làm sao nhận ra hết các đồng chí được. Nhưng các đồng chí ở dưới đó nhìn thấy hết. Tôi ngoẹo bên trái, ngoẹo bên phải các đồng chí đều thấy hết. Nhân dân cũng vậy, họ biết hết, vấn đề là họ có nói ra hay không mà thôi. Ông sống ra sao, vợ con làm gì, trợ lý làm gì… nhân dân biết hết”.
Trả lờiXóaNÓI LẠI CHUYỆN BUỒN
Trả lờiXóaQuan chức hưởng lương hơn hai mươi triệu
Hai người rưỡi dân cõng một quan trên kiệu
Trách chi sức yếu, thân mòn...
Trăm triệu đồng một chiếc ghế cỏn con
Có ghế phải mua cỡ vài chục tỷ!
Nếu tố cáo? Người tố cáo xem ra đuối lý!
Chứng cứ đâu?
Chẳng có chứng cứ nào!
Sự thật mười mươi thành chuyện tào lao
Quan vẫn đớp tiền không hề e ngại.
30% hay 50% công chức ngồi chơi, ăn hại?
Cơ chế này ! Nhân tài cao chạy, xa bay...
GỞI MẤY ANH THƯỜNG VỤ
Trả lờiXóaTôi là người cộng sản
Có thâm niên 35 năm tuổi đảng
Hôm nay cảm thấy chơi vơi
Trong muôn sự nhiễu nhương giữa cái chợ đời
Chẳng biết đặt niềm tin vào đâu?
Lòng chợt buồn vô hạn...
"Thế gian bĩ rồi lại thái
Trả lờiXóaNhật nguyệt hối rồi lại minh"
Cái thời mạt vận mà kinh
Bất công phi lý chình ình phơi ra
Bao nhiêu xương máu ông cha
Cớ sao cảm thấy như là uổng công
Những ai còn có tấm lòng
Bỗng dưng cứ muốn khóc ròng
Lạ chưa?
Thôi thì ta cứ đợi chờ
Như đêm mất ngủ ngồi mơ mặt trời!
"Chẳng biết đặt niềm tin vào đâu?".
Trả lờiXóaEm cứ nghĩ vẩn vơ rằng: Có lẽ vì thế mà thời buổi này nhiều người đã gửi niềm tin của mình vào thế giới tâm linh. Khổ một nỗi là thế giới tâm linh bây giờ cũng bị nhiều "thầy" lạm dụng, không ít người đã trở thành nạn nhân của xu hướng dị đoan. Buồn, anh nhỉ?
Đúng thế em à. Niềm tin của nhân dân đã mất. Họ muốn nương nhờ vào chốn linh thiêng để giải tỏa nhưng chốn linh thiêng cũng không thiếu kẻ lường gạt. Đáng thương cho dân tình quá em à. Ngay như anh cũng còn thấy chơi vơi nữa là. Cảm ơn em. Chúc em luôn vui khỏe.
Trả lờiXóaAnh kính mến!
Trả lờiXóaĐọc xong bài thơ của anh, em có cảm giác như đọc một bản cáo trạng của quan tòa vậy. Công chả thấy đâu, toàn thấy tai ách, nhiễu nhương, lũng đoạn. Đúng là cưỡi trên lưng Rồng mà chẳng thấy Rồng bay, chỉ thấy nhao nhao lượn xuống chừng như sắp gục đến nơi rồi ấy. Buồn thật anh ạ. Vẫn tiền, vẫn bạc và vẫn...loanh quanh đổ lỗi cho cơ chế. Chao ôi, biết đặt niềm tin vào đâu???
Không cái gì đi đến tận cùng cho ra lẽ, toàn nửa vời...khiến lũ sâu cụ, sâu con cười hềnh hệch. Cay quá anh ạ!
Gởi anh Nguyễn Ngọc Thiện
Trả lờiXóaPhải nhìn thẳng vào sự thật
Niềm tin từ lâu đã mất
Nhận sai lầm mà sửa ngay
Hành động đi kẻo chậm mất!
---
Ba tám năm sau bảy lăm
Đất nước vẫn còn lầm than
Họ chỉ nói nhiều làm ít
Niềm tin giờ đã vỡ tan
MÃN HỒ NGẨU HỨNG
Trả lờiXóaLuận thế sự trường ca...đứt ruột!
Nhai lại hoài...ráng nuốt không trôi.
Lương tâm chó gặm mất rồi!
Của thiên trả địa ai ngồi hưởng lương?
Trời có mắt, tai ương hậu nghiệp
Mồm giả nhân, con rệp thành voi
Càn khôn...khôn biết thì soi
Tấm gương tày liếp giống nòi còn lưu
Luận thế sự con trừu...hiển đạt
Tiểu nhân thành phá nát cương thường
Hay gì tiếng rống ễnh ương?
Tiên sinh ôi! Giữa vô thường...biết ai?
THỜI BUỔI NÀY
Trả lờiXóaLuận thế sự trường ca...đứt ruột!
Nhai lại hoài...ráng nuốt không trôi.
Lương tâm chó gặm mất rồi!
Của thiên trả địa ai ngồi hưởng lương?
Trời có mắt, tai ương hậu nghiệp
Mồm giả nhân, con rệp thành voi
Càn khôn...khôn biết thì soi
Tấm gương tày liếp giống nòi còn lưu
Luận thế sự con trừu...hiển đạt
Tiểu nhân thành phá nát cương thường
Hay gì tiếng rống ễnh ương?
Tiên sinh ôi! Giữa vô thường...biết ai?
Niềm tin sẽ được đặt vào đâu
Trả lờiXóaKhi thấy khắp nơi cảnh thảm sầu
Quan chức bất lương phi đạo đức
Lương tri suy thoái tụt hầm sâu.
Anh kính mến!
Trả lờiXóaĐọc xong bài thơ của anh, em có cảm giác như đọc một bản cáo trạng của quan tòa vậy. Công chả thấy đâu, toàn thấy tai ách, nhiễu nhương, lũng đoạn. Đúng là cưỡi trên lưng Rồng mà chẳng thấy Rồng bay, chỉ thấy nhao nhao lượn xuống chừng như sắp gục đến nơi rồi ấy. Buồn thật anh ạ. Vẫn tiền, vẫn bạc và vẫn...loanh quanh đổ lỗi cho cơ chế. Chao ôi, biết đặt niềm tin vào đâu???
Không cái gì đi đến tận cùng cho ra lẽ, toàn nửa vời...khiến lũ sâu cụ, sâu con cười hềnh hệch. Cay quá anh ạ!
Thành tích đặc biệt xuất sắc con số 13 của Hồ Xuân Mãn09:17 Ngày 13 tháng 3 năm 2013
Trả lờiXóaHồ Xuân Mãn khai thành tích thứ 13 là năm 1972 chỉ huy tổ ba đồng chí vào ấp Phò Ninh tiêu diệt tên ấp trưởng Hoàng Sớm cùng một ấp phó, một phó ty chiêu hồi, một địa phương quân, hai cảnh sát, làm quần chúng nức lòng.
Ông Hồ Văn Nghĩa (85 tuổi), (nguyên Trưởng công an huyện Phong Điền, trưởng dòng họ Hồ ở Phong Điền) cho biết: “Trận này có ông Mãn nhưng quân ta chỉ giết được Hoàng Sớm và không có thành tích như ông Mãn đã khai”.
Trong 17 thành tích Hồ Xuân Mãn kê khai để làm anh hùng thì thành tích số 13 là đặc biệt xuất sắc, vì trận này người Phò Ninh xác nhận có 09 dân lành bị chết trong đó có 2 cơ sở của ta và 03 em bé, 08 người bị thương trong đó có ông nội của Hồ Xuân Mãn.
09 người bị chết không có ai là cảnh sát đăc biệt, là lính địa phương quân...như Mãn gán ghép...
Hằng năm thôn Phò Ninh vào ngày 21/5 có 10 cái kị những người bà con của Mãn, Mãn không bao giờ dám về...măc dù chức quyền cao vời vợi...
Hồ Xuân Mãn còn là người con có hiếu, cha Mãn là ông HỒ BÀNG, chức vụ toán trưởng Nhân dân tự vệ phụ trách xây dựng nông thôn trong chương trình xây dựng ÂP TÂN SINH của xã Phong An được chính quyền tỉnh Thừa Thiên cấp cho một máy cày Kubota nhưng Mãn biết tránh đi không bắn...
Chiều 4-3, phóng viên Tuổi Trẻ đã gặp ông Lê Sáu, nguyên bí thư Huyện ủy Phong Điền giai đoạn 1969-1971. Ông Sáu xác nhận không có chuyện ông Mãn bỏ ông giữa rừng mà về Phong An.
Trả lờiXóaÔng Sáu nói rằng cuối năm 1971 ông được rút lên Tỉnh ủy, ông Mãn lúc này còn trẻ, thấy chưa phù hợp để đưa đi theo nên khuyên ông Mãn trở về địa phương tiếp tục chiến đấu. Về thành tích ông Mãn khai đã “giết ấp trưởng ác ôn” Hoàng Sớm làm quần chúng nức lòng, ông Sáu cho rằng đây không thể nói là thành tích, bởi dù giết chết được Hoàng Sớm nhưng trận đánh này đã làm chín người dân thường chết, trong đó có cả trẻ em. “Tôi đã phê bình anh em đánh trận đó cần nghiêm khắc rút kinh nghiệm” - ông Sáu nói.
Hằng năm thôn Phò Ninh vào ngày 21/5 có 10 cái kị những người bà con của Mãn, Mãn không bao giờ dám về...măc dù chức quyền cao vời vợi...
Trả lờiXóaHồ Xuân Mãn còn là người con có hiếu, cha Mãn là ông HỒ BÀNG, chức vụ toán trưởng Nhân dân tự vệ phụ trách xây dựng nông thôn trong chương trình xây dựng ÂP TÂN SINH của xã Phong An được chính quyền tỉnh Thừa Thiên cấp cho một máy cày Kubota nhưng Mãn biết tránh đi không bắn...
Nhờ thành tích thứ 13, xét công trạng biết bảo vệ cán bộ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa nên đổi tên danh hiệu Anh hùng LLVTND thành thành danh hiệu Anh Hùng Lực Lượng Nhân Dân Tự Vệ...
• CHÂN DUNG GIA ĐÌNH
XóaNghe nói quan “đệ nhất” tỉnh nhà
Cướp công đồng đội để thăng hoa
Đủ chuẩn anh hùng ngôi sao sáng
Sánh vai dũng sĩ dám xông pha !
Ông bảo chỉ huy ba trận liền
Trận đầu tiên diệt ác ôn Triêm
Sau đó giết Thuần, bắt gián điệp
Cuối cùng Hoàng Sớm tội phải đền.
Ông bảo ông là một sĩ quan
An ninh Khu ủy - đã phong hàm
Được Đảng phân công ra Cam Lộ
Bảo vệ Phi đen thăm Việt Nam
Ông bảo ông chỉ huy tài ba
Ba huyện Quảng - Phong với Hương Trà
Mùa Xuân Bảy lăm cùng nổi dậy
Cướp lấy chính quyền về tay ta . . .
“Công chúa” P Vân mang họ Hồ
Bà con cô bác người Pakô
Cơ hội ghi tên vào cử tuyển
Bốn năm Đại học - thỏa ước mơ !
Tốt nghiệp được về Sở ông Minh
Phân công về huyện không vì tình
Nổi cơn thịnh nộ ông o ép
Mất ghế Giám đốc thật là kinh !
“Công chúa” P Dung quả hơn người
Thời gian tập sự mới hết thôi
Bố trí Phó Ban Đại học Huế
Giáo sư, Tiến sĩ tủm tỉm cười !
Em ông, Giám đốc một cơ quan
Trí tuệ tất nhiên cũng phải bàn
Truyền thông - Thông tin Thừa Thiên Huế
“Lá lông” cai quản các học hàm !
Đại úy chính danh H X Phương
Đã là Trung tá khá “can trường”
Cậy thế thần ngông nghênh ngạo mạn
Phương đến rồi đi vốn bất thường.
“Phò mã” sáng rực tựa sao mai
“Nhạc phụ” ngắm sao ước mơ hoài
Mai mốt ta về, con yêu nhé
Thay thế chân ta - đâu dám sai !
Nghe nói ông mưu mẹo lắm mà
Sắp ghế hơn thua hộ người ta
Ông Minh, Nguyên, Thi đều khiếp đảm
Cái ghế đang ngồi phải lìa xa!
Một hôm vào quán ở ven đô
Thấy cô tiếp viên mắt mở to
Rạo rực ông ôm hôn đánh “chụt”
Một cái bạt tai thiệt ra trò.
Lặng lẽ ông vào nhà vệ sinh
Trở ra lớn tiếng quát cô mình
Không biết chiều khách, không biết việc
Cút ngay ! ai thấu hết sự tình ?
Ông là “tấm gương ấn tượng nhất”
Làm theo gương Bác giống như thật
Trả lại ba ngàn “đô” hối lộ
Thanh liêm như thế sao khuất tất ?
Tốp ba Bí thư được nêu gương
Tổng kết ba năm ở Trung ương
Học tập và làm theo lời Bác
Ông diễn rất hay “một vở tuồng”.
Cái bộ sậu M dựg lên hiện nay có làm chi được cho quê hương đất nước mô. Thằng mô mần ăn mà kha khá tí là hắn xúi bẩy nhau gồm Thanh tra, thuế về xử liền. Mần ăn cò con thì được. Dân Huế ăn rồi chỉ đi làm gia côg với đại lý thôi. Mần lớn là hắn diệt ngay. Tận diệt tận thu.
Trả lờiXóaCái này có truyền thống từ trước. Đến thời M nâng lên tầm nghệ thuật. Đến giờ thì thành công cụ chính để giết nhau giành ghế và bổ nhiệm.
Cả cái Huế to đùg chẳng có lấy nổi một tổng côg ty cho ra tấm ra món. May ra có của chị Hòa nhưng cũng dở dở ương.
Học cái tốt không học, học cái thủ đoạn thì mau lắm. Hết đâm bánh xe lại thọc bị thóc cho nhân dân doanh nghiệp đói rã mồm tán tài để lấy đất với tài nguyen mà bán như kiểu bá thanb ở đà nẵng. Ăn đòi học dọi mà tinh tướng phât sợ.
Viết tiếp vụ nguyên Bí thư Tỉnh ủy bị tố cáo khai man:
Trả lờiXóaNhiều cựu chiến binh, cán bộ hưu trí bị đe dọa, hành hung
Thứ sáu, 15/03/2013 08:16
Hơn 20 cán bộ hưu trí, cựu chiến binh - những nhân chứng sống vạch trần sự gian dối của ông Mãn
(CATP) Gần đây, thông tin ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên - Huế bị tố cáo gian dối khi kê khai thành tích để được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân nhân rất “nóng”, gây xôn xao dư luận.
Sau khi công khai tố cáo ông Mãn và gửi đơn đến Tỉnh ủy, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban ngành Trung ương và cung cấp thông tin cho báo chí, nhiều người bị đe dọa, hành hung. Ông Hoàng Tiến Dũng kể: “Ngày mùng 8 Tết, có người xưng là cán bộ đến nhà tôi nói tôi già rồi, yên phận đi, đừng làm việc này nữa”. Ông Hoàng Văn Phận, nguyên Trung đội trưởng Công binh LLVT huyện Phong Điền cho biết, liên tục có cán bộ đến yêu cầu ông đừng tố cáo nữa: “Thỉnh thoảng có mấy người giấu tên điện thoại nói nếu tôi còn tố cáo sẽ bị “xã hội đen” xử. Tôi đã trình bày sự việc đến lãnh đạo Tỉnh ủy”.
Ông Hồ Nghĩa, nguyên Trưởng ban An ninh huyện Phong Điền đang sống trong sợ hãi khi bị hành hung. Ông bức xúc kể: “Sáng 8-3-2013, Mãn và Hồ Bê (Bí thư huyện Phong Điền) đến nhà tôi. Tôi là tộc trưởng, chúng nó là cháu trong họ. Mãn đưa tờ giấy trắng nói là cần di dời cột điện ra khỏi nhà thờ họ và nếu tôi đồng ý thì ký vào. Tôi tưởng là việc tốt cho dòng họ nên ký. Sau đó tôi biết tin ở trước nhà thờ họ treo tờ giấy có chữ ký của tôi với nội dung là tôi không kiện ông Mãn nữa. Tôi không ngờ chúng nó lừa tôi. Vậy ông Mãn lôi kéo Hồ Bê hay Bê cũng “đồng lõa” làm cái việc bẩn thỉu này? Buổi tối, có hai kẻ lạ mặt đến nhà hỏi tôi rồi dùng gậy đánh vào lưng, vai tôi sau đó bỏ chạy”.
Ông Hồ Bê cho biết: “Tôi có đến nhà ông Nghĩa. Đó là chú tôi, tôi chỉ đến chơi hỏi thăm chứ không làm gì”. Ông Hồ Nghĩa nói: “Tôi xin khẳng định là Mãn khai báo gian dối, bịa đặt thành tích và tôi vẫn kiện Mãn. Nó làm xấu mặt cả họ hàng và dân làng, giờ không dám về quê nhìn đồng đội, bà con, họ hàng”.
Gặp nhiều sóng gió nhưng các cán bộ hưu trí vẫn không chùn bước, kiên trì đấu tranh. Ông Uyên nhấn mạnh: “Với trách nhiệm của cựu binh, của người đảng viên, chúng tôi phải vạch trần sự gian dối, bảo vệ sự trong sạch của Đảng, của quân đội, an ninh để những thế hệ sau này hiểu đúng lịch sử, con người; không hổ thẹn với những người đã ngã xuống vì dân vì nước. Khi biết tin ông Mãn đón nhận Anh hùng LLVT thì cán bộ, nhân dân phản ứng, lên án quyết liệt. Lúc đó chúng tôi chưa nắm được bản thành tích mà Mãn khai nên không thể kiện được. Hơn nữa, Mãn đang làm Bí thư Tỉnh ủy nên khi tố cáo sẽ bị “chìm xuồng””.
Ông Hoàng Quốc Pháp, thượng tá, nguyên cán bộ tình báo của Bộ Công an cho biết: “Chúng tôi về hưu là nghỉ việc Nhà nước, chứ việc Đảng thì không bao giờ dừng nên sẽ tiếp tục chiến đấu, góp phần bảo vệ Đảng và nhân dân”. Còn ông Phận thì lo lắng: “Tôi không lo sợ trước những đe dọa vì tuổi đã cao, sức yếu rồi. Cái chết không màng, nhưng nếu chết sẽ bớt đi nhân chứng, bằng chứng vạch trần sự gian dối của ông Mãn”.
Cán bộ hưu trí, cựu binh và người dân đang chờ sự vào cuộc quyết liệt của Tỉnh ủy, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban ngành Trung ương để có những kết luận và xử lý xác đáng. Một cán bộ hưu trí dự đoán: “Nếu có kết luận ông Mãn thiếu trung thực và bị xử lý thì đây được xem là điển hình của sự “chạy” và được “chạy”: chức, quyền, thành tích...
Hoàng Quân
Một con người coi mình như "Vua"một vùng trên đất Cố đô, Một thời Làm chấn động một miền quê Khúc ruột miền Trung, Nhân dân sống biết bao khổ cực mà ông Mãn vẫn xe hơi, nhà lầu, khách sạn không biết lo cho dân. Ông Nãm là một Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế gần Đà Năng sao không xách cặp vào học ông Nguyễn Bá Thanh, để rồi bị nhân dân chính nơi mình sinh ra oán trách như vậy. Không biết lúc này ông Mãn có hối tiếc không
Trả lờiXóa