Ghé mua tờ báo ANTG mình yêu thích thấy giật tít "Anh hùng LLVTND Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh"
Cuối cùng Mãn cũng phải "chạy"...chạy đi tìm nhà báo để giúp Mãn đánh bóng cái thanh danh mà từ lâu đã nổi tiếng không thanh cho lắm, Mãn vốn cay cú mấy thằng nhà báo viết tin bài không phải vì tiền, những nhà báo hay thọc lét Mãn vì kiểu "nổ" vị thành tích sáo rỗng, vì những trò chơi bẩn thiếu văn hóa của Mãn...bị tương lên báo.
Cuối cùng Mãn cũng phải "chạy"...đi tìm nhà báo, tìm cái quyền lực thứ tư mà từ trước Mãn coi khinh, Mãn như ông vua đứng trên pháp luật, Mãn chỉ nói pháp quyền thôi, còn hành động thực tiễn chỉ có một quyền lãnh đạo của bí thư. HĐND, UBND, VKS, TA chỉ là công cụ, thì báo chí là cái gì? cũng chỉ là phương tiện, gọi là quyền lực thứ tư là cách gọi cho vui...nghề làm báo vốn là nghề nguy hiểm, cũng vì viết báo mà nhiều người lên bờ xuống ruộng, ăn ngủ không yên...nhưng cũng sướng nhất nghề báo, vinh dự nhất là nghề báo khi phơi bày được cái thối tha, tha hóa của bọn hư quan một cách toác hoác ra giữa bàn dân thiên hạ cho đời ngắm nghía...
Mãn ưa chi mà không được, đã có 5 bài báo viết ca ngợi chiến công của người "anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Hồ Xuân Mãn, bài nào cũng dài, cũng chi tiết lê thê...du kích mà không làm những việc như báo viết thì làm gì?...lúc bấy giờ tầm chiến thuật, chiến lược không thể là việc của Mãn, muốn làm lãnh đạo cũng chưa làm được, Mãn "nổ" như lãnh đạo, nhiệm vụ của Mãn chỉ là gỡ mìn, gùi gạo, canh gác bìa rừng, bám trụ, diệt ác, trừ gian...như Mãn kể là đúng và chỉ đến vậy thôi, còn việc khác là của Lê Sáu, Lê Tư Sơn cao hơn cũng họ Lê nhưng là Lê Tự Đồng, là Lê Khả Phiêu, còn cao chót vót là Lê Duẩn...năm tháng đó Mãn chưa là đảng viên, "những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách" như Mãn nói ở kết luận của bài báo do Phan Bùi Bảo Thy thực hiện, những người này phải 5 lần 7 lượt ngồi xem xét kết nạp đảng cho Mãn, Mãn cũng đừng quá chủ quan để không nhìn lại mình.
Tại sao Mãn can trường, dũng cảm như vậy mà lại vào đảng quá chậm so với anh em cùng thời, cùng thôn?...thời ấy vào đảng không có "chạy", muốn được kết nạp sớm không chỉ là dũng cảm mà còn phải trung thành, đạo đức phải chuẩn mực...có đồng chí còn khai thêm tuổi để được đứng vào hàng ngũ của Đảng...
Trần Văn Minh là một điển hình, Trần Văn Minh được cử đi học trường Đảng tỉnh để làm cán bộ nguồn, để làm bí thư...Mãn chỉ gỡ mìn thiện nghệ đến mức anh em trong đơn vị mệnh danh là "ông vua gỡ mìn", sau năm 1975 cũng chỉ là Đại đội phó - Đại đội tháo gỡ bom mìn...một vị trí dành cho những ai không sợ chết...dám "nổ", dám chơi, vị trí của Trương Phi, Trương Phi là một chiến tướng dũng mãnh, can đảm nhưng ít mưu mẹo, nên người ta thường gọi Trương Phi là kẻ “hữu dũng vô mưu” một cách mỉa mai và khinh thường...
Mãn dũng cảm có thừa nhưng chỉ tầm xã đội trưởng, bí thư phải là Trần Văn Minh, một người đủ đức khiêm tốn, đủ dũng cảm, biết ai là thù, ai là bạn...
Nếu Trần Văn Minh được tôn vinh anh hùng, có lẽ cũng rất ít người phản đối...Minh có tư duy chính trị không như Mãn.
Minh ngồi nhầm chổ...cũng như Mãn cũng ngồi nhầm chổ...trong bài viết...xã đội trưởng mà ra lệnh cho bí thư...?
Nếu Trần Văn Minh có thời, may mắn cái bí thư tỉnh ủy đến tay, Minh làm đẹp hơn Mãn nhiều, tình hình KT-XH của tỉnh này có lẽ sáng sủa hơn nhiều...
Tóm lại, qua 5 bài báo kể lể không thiếu điều gì, nhưng chưa có câu trả lời các yêu cầu đã ghi trong luật mà một anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân phải có:
Câu hỏi 1)
Mãn có đủ tiêu chuẩn để được xét danh hiệu AHLLVTND không?
Câu hỏi 2)
Mãn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu không?
Câu hỏi 3)
Mãn có đạo đức, phẩm chất cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư như Bác Hồ dạy không?
Câu hỏi 4)
Mãn có là nhân vật tiêu biểu, là tấm gương mẫu mực về mọi mặt cho quần chúng soi không?
Một trận đánh của Mãn, trận khử Hoàng Sớm, Mãn nắm chắc Hoàng Sớm đi ăn kỵ, kế hoạch trận đánh thật hoàn hảo...không lẽ người con "ưu tú" ấy không nhận biết bà con mình đang ăn kỵ? Trước khi bóp cò súng, Mãn có phân biệt ai là địch, ai là ta? Mãn bắn bừa vào mâm kỵ trong đó có ông nội của Mãn? Mãn là người cháu "ưu tú" ư? Mãn đã "giết nhầm hơn bỏ sót" để khử 01 tên ác ôn mà 10 người dân phải chết, 8 dân lành bị thương... Vì cái danh hảo "anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Mãn đang xới xáo nổi đau đã chôn khuất sau 40 năm của những người bà con của Mãn, họ vô tội, họ là chiến sĩ, đồng bào, hằng năm đến ngày kỵ năm xưa ấy trong thôn Phò Ninh có thêm 10 cái kỵ...
Lê Sáu, bí thư huyện ủy đã biết, ông cũng biết nhắc nhỡ khép lại quá khứ, chiến tranh là như vậy, để nhìn về tương lai...thủ trưởng của Mãn anh hùng như thế đấy, cũng chưa dám nhận anh hùng...một chiến sĩ dũng cảm có thể giết hàng trăm kẻ địch, nhưng một tướng tồi làm chết cả phong trào...tự xét không xứng đáng với danh hiệu "anh hùng thời kỳ đổi mới" thì thôi...xới xáo thù hận để làm anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân chỉ làm xót xa, đau lòng người trong cuộc...đào sâu thêm ranh giới của khối đại đoàn kết dân tộc...
Kể cả trời, "Trời đánh tránh bữa ăn"...
Phan Bùi Bảo Thy chỉ ngồi uống nước trà với anh và nghe anh Mãn kể lể...một cách tự hào về những chiến công giết rất nhiều ...
Hãy vào trong dân, nghe người Phò Ninh nhắc lại chuyện 40 năm xưa mới hiểu hết "NGƯỜI CHÁU ƯU TÚ CỦA ĐẤT PHÒ NINH".
Phải tới nhà Bác Lê Sáu, Bí thư huyện ủy thời kỳ ấy, khi thật vui Bác kể cho mà nghe...nghe chi thằng Mãn...Mãn nổ.
Nghe cha tôi kể lại, ông nội tôi sợ đi lính nên phải nhận làm làm "Liên gia" chứ không phải trưởng thôn...Ông hiền lành nhân hậu không hại ai...vu cho ông là ác ôn thì quá đáng...Thằng Hồ Xuân Phương cầm gậy cướp đường gọi là ác ôn mới đúng, không chung chi nó cho chết luôn...dã Man.
Trả lờiXóaÔng bị giết thê thảm...
Hãy so sánh hành động của Hồ Xuân Mãn và Nguyễn Trường Tô:
XóaGiống nhau:
-Đều hun cả.
-Đều đáng khinh bỉ, đáng phê phán, không gương mẫu, thiếu văn hóa.
-Đều là thành viên Ban thường vụ tỉnh ủy.
Khác nhau:
-Tô bị chụp ảnh, Mãn thì không.
-Mãn bị bạt tai, Tô thì không.
-Tô bị cách chức CT UBND tỉnh Hà Giang, Mãn tái cử BT tỉnh ủy TTHuế nhiệm kì 2.
-Mãn ồn ào trên báo chí, vỉa hè trong tỉnh; Tô ồn ào trên báo chí, vỉa hè trong cả nước.
-Tô làm Tô chịu, Mãn làm Phán chịu ( vì Phán có ngoại hình Y chang Mãn)
-Mãn BT tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (Đảng), Tô CT UBND tỉnh Hà Giang (Chính Quyền).
-Tô mất hết, Mãn trở thành cá nhân tiêu biểu học tập và làm theo Bác Hồ, AHLLVTND.
Trở về hậu cứ, ông gặp lại người đồng đội là Trần Văn Minh vừa đi học trường Đảng của tỉnh về. Từ đó, ông tập trung lực lượng, bổ sung thêm một số cán bộ có kinh nghiệm đánh địch để tạo dựng phong trào trở lại địa bàn các xã Phong An, Phong Sơn để vừa hoạt động vừa đánh địch. Những năm tháng đó, Hồ Xuân Mãn đã cùng với đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh "vô tiền khoáng hậu", đặc biệt có 2 vụ diệt 2 tên ác ôn khét tiếng mà Huyện ủy phát động nhiều năm chưa diệt được... Cứ thế, ông đã cùng đồng đội đánh địch cho đến ngày Huế được giải phóng 26/3/1975
Trả lờiXóaCũng là bí thư tỉnh ủy
XóaNGUYỄN BÁ THANH
“5 không”:
Không có hộ đói;
Không có người mù chữ;
Không có người lang thang xin ăn;
Không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng;
Không có giết người để cướp của.
“3 có”:
Có nhà ở;
Có việc làm;
Có lối sống văn minh đô thị.
HỒ XUÂN MÃN
“5 không”
Không nhận hối lộ khi không biết tên;
Không từ chối rập cu, săn thú;
Không chí công vô tư;
Không dùng người ngoài vùng phủ sóng;
Không biết xấu hổ.
“3 có”
Có bảo kê;
Có cá nhân tiêu biểu HỌC&LÀM THEO bác HỒ;
Có anh hùng LLVTND.
Người Huế nói: May mắn là TW rút Nguyễn Bá Thanh, rút nhầm Hồ Xuân Mãn thì chết mẹ cái đất nước ni rồi !!!
Người Huế nói: May mắn là TW rút Nguyễn Bá Thanh, rút nhầm Hồ Xuân Mãn thì chết mẹ cái đất nước ni rồi !!!
XóaLo bò trắng răng: Người ta rút Tiến sĩ, rút cấp 1 ra TW mần chi?...
Vì cái danh hảo "anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Mãn đang xới xáo nổi đau đã chôn khuất sau 40 năm của những người bà con của Mãn, họ vô tội, họ là chiến sĩ, đồng bào, hằng năm đến ngày kỵ năm xưa ấy trong thôn Phò Ninh có thêm 10 cái kỵ...
XóaMãn bắn bừa vào mâm kỵ trong đó có ông nội của Mãn? Mãn là người cháu "ưu tú" ư? Mãn đã "giết nhầm hơn bỏ sót" để khử 01 tên ác ôn mà 10 người dân phải chết, 8 dân lành bị thương...
XóaMua cái anh hùng này bao nhiêu nhỉ?
XóaThưa Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TW, Thưa bác Trọng, Thưa chú Thanh, dấu hiệu của chạy huân chương đây... mời chú Thanh xuống hốt...hốt là trúng luôn khỏi cần điều tra điều trẻ chi hết...hắn đây...thằng cá nhân tiêu biểu bị bạt tai đây...hắn ở đường Thạch Hãn...Hai ba bữa lái xe về Phò Ninh chơi cây cảnh...
TW bắt sâu to, sâu vừa vừa ni do Ban Thường vụ tỉnh ủy Thừa Thiên Huế mần...
XóaBí thư tỉnh ủy Nghệ An Trương Đình Tuyển. MỘT NHÂN CÁCH
XóaQua gần một tháng ở trong lùm cây gai đó, hai người cứ lần mò bắt được liên lạc và củng cố cơ sở ở làng Phò Ninh, một số cơ sở ở làng Thượng An và một cơ sở ở làng Bồ Điền. Nhưng lúc đó, ông xuất hiện ở cơ sở nào cũng bị các đồng chí ở đó van nài, xua đuổi vì tình hình quá nguy hiểm cho ông…
Trả lờiXóaĐó là kết quả mà du kích ta đã làm cho dân sợ Việt Cộng.
Mãn là sĩ quan an ninh của khu ủy được trên tin tưởng điều đi bảo vệ Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô, năm 1973 ở Cam Lộ-Quảng Trị.
XóaVào Google-từ khóa"khủng bố"
Trả lờiXóaNhững khủng bố do VC gây ra trong thời chiến, kể ra thì có hàng ngàn, không thể gom hết vào một vài trang giấy, nhưng danh sách một số vụ điển hình thì cũng có thể tìm thấy trên một số trang mạng. Ngoài những vụ ám sát đặt mìn lẻ tẻ để giết những chính khách, trí thức, nhà báo, thương gia, thì phải kể đến một số vụ nổi bật về tính chất tàn ác một thời được báo chí trong và ngoài nước nhắc đến như Vụ đánh bom nhà hàng nổi Mỹ Cảnh (6/1965); Vụ thảm sát đồng bào Thượng tại Dak Sơn, Đắc Lắc (12/1967); Vụ thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế (2/1968); Vụ thảm sát tại sân vận động Quy Nhơn (1/1972); Vụ pháo kích trường tiểu học Cai Lậy Định Tường (3/1974). Ghê tởm hơn cả là nhờ “sự sáng tạo cao độ” trong công tác “giết địch” nên những khủng bố VC đã nghĩ ra cách đánh bom kép để giết thêm đợt 2 khi nhân viên cứu thương, cảnh sát đến hiện trường để cứu người, như trường hợp đánh bom kép một số rạp hát (rạp hát Trưng Vương, Quy Nhơn), nhà hàng nổi Mỹ Cảnh,…
Trong những năm của cuộc chiến này, người dân miền Nam đã quá quen thuộc với cảnh đấp mô, gài mìn, liệng lựu đạn vào chỗ đông người của các tên “Đặc công Việt Cộng” mà người miền Nam vẫn quen gọi chúng là “Khủng bố Việt Cộng”. Cái tên này quả là không sai, bởi vì các tên khủng bố Việt Cộng thường tiến hành các các vụ đánh lẻ tẻ mà chúng gọi là đánh du kích bằng cách chôn mìn, gài lựu đạn vào chợ búa, nơi hội họp, đường xá, bệnh viện, trường học,… bất kể nơi nào miễn là có thể gây sát thương nhiều nhất, khiến dân chúng sợ hãi phải tránh xa những nơi đó. Nạn nhân của những vụ khủng bố còn là những tư thương, gia đình không chịu đóng thuế hay không đóng thuế đầy đủ cho ban kinh tài Việt Cộng. Những ai dám đi khai báo với chính quyền thì bản thân và gia đình đều bị khủng bố VC truy sát đến cùng để làm gương cho những người khác.
Trả lờiXóaMậu Thân Mãn giết được bao nhiêu người kể nốt...
Trả lờiXóaTrong chiến tranh, Mãn kể ra giết được hàng trăm người kết hợp công của 2 nhiệm kì bí thư bán được chức Tổng giám đốc công ty Bia Huế cho Nguyễn Mậu Chi, bán nốt cả Công ty Bia Huế cho Đan Mạch, bán luôn cái Công ty Hữu hạn Xi măng Luks (Việt Nam) cho tập đoàn Luks Industrial Limited...Bán luôn nhựng vị trí đắc địa của Huế...
Trả lờiXóaChỉ cần bán chừng ấy...dòng họ của Mãn đã sống một cách đế vương...
Mãn...anh hùng...
Giờ đây, ông nghỉ ngơi sau nhiều thập niên đã cống hiến sức mình và kể cả một phần máu thịt cho quê hương, đất nước… ngày ngày ông vui vầy bên bè bạn, cháu con. Đôi ba bữa ông lại trở về ngôi nhà cũ ở làng Phò Ninh để hương khói cho tổ tiên, ông bà, chăm sóc cây kiểng, hàn huyên với bạn bè, đồng đội cũ. Ông bảo rằng, ở đời làm người có danh phận cũng lắm thị phi, nhưng mình phải rộng lòng hỉ xả, bởi vì với những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách…
Trả lờiXóa"những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách…"
XóaMãn ơi, có cái hạng người này mới có chú mi ngày hôm nay...đừng hổn...
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị thể hiện rõ nhất ở sự phai nhạt lý tưởng, dao động, mất niềm tin vào đường lối của Đảng. Sự suy thoái đạo đức, lối sống biểu hiện ở chỗ là sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện và vô nguyên tắc. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị không phải là một khái niệm trừu tượng mà nó biểu hiện rất cụ thể trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóaMãn, Gia đình Mãn là một minh họa sống động...nhìn vào gia đình này thì ai còn muốn đi theo Đảng? Còn điều 4 trong Hiến pháp thì những gia đình này càng đơm hoa kết trái...
Mẫn đả phá tan bành .. HUẾ !
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaMùa xuân về nhớ Bác khôn nguôi ♥Tiếng pháo giao thừa nhớ ngày xuân Bác còn chúc Tết ♥ Bác bắt nhịp bài ca đoàn kết .♥ Yêu nước, thương dân .♥ Dẫu thân mình có phải hy sinh .♥ Cũng chỉ vì trường xuân cho đất Việt.♥.Nhưng tuổi trẻ chúng tôi .♥ Không ít người đang lỡ thì, mai một.♥ Bởi một lẽ chịu hẹp hòi, ích kỷ .♥ Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt .♥ Có học hành, lại phải sống cầu an .♥ Phải thu mình, xin hai chữ “bình yên” .♥ Đồng chí không bằng đồng tiền .♥ Bằng lòng vẫn hơn bằng cấp .♥ Lòng vẫn thầm mơ ước .♥ Bác Hồ được sống đến hôm nay .♥ Làm nắng mặt trời xua tan hết mây .♥ Trừ những thói đời làm dân oán trách .♥ Có mắt giả mù, có tai giả điếc .♥ Thích nghe nịnh hót, ghét bỏ lời trung .♥ Trấn áp đấu tranh, dập vùi khốn khổ. ♥ Cùng chí hướng sao bầy mưu chia rẽ? ♥ Tham quyền cố vị .♥ Sợ trẻ hơn già .♥ Quên mất lời người xưa: ♥ “Con hơn cha là nhà có phúc” .♥ Thời buổi này. ♥ Không thiếu người xông pha thuở trước .♥ Nay say sưa trong cảnh giàu sang .♥ Thoái hóa, bê tha khi dân nước gian nan? ♥ Mùa xuân đất nước , con nhớ Bác. ♥ Con vẫn hằng mong lý tưởng của Người .♥ Cho đất nước khải hoàn, mùa xuân mãi mãi.♥
Trả lờiXóaVietnam