Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Đất nước những tháng năm thật buồn

Nguyễn Khoa Điềm 


NQL: Mình vừa nhận được thơ bác NKĐ gửi cho, tác giả của những vần thơ về Đất nước cháy bỏng năm xưa lại ngậm ngùi nghĩ về Đất nước hôm nay. Đọc bài thơ “Đất nước những tháng năm thật buồn” của bác Điềm, mình bất chợt nhớ đôi câu thơ của bác: Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ
Vô tư quá để bây giờ xao xuyến
... tự nhiên thấy cay cay đầu sống mũi.


Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc
Chung quanh yên ắng cả
Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
Người giàu, người nghèo đều ngủ
Cả bầy ve vừa lột xác
Sao mình thức ?
Sao mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành ?
Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được màu đỏ ?
Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
Mong gặp một con cá hanh khác ?
Bao giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường
Thấy mọi người nhẹ nhàng, vui tươi
Ấm áp ly cà phê sớm
Các bà các cô khỏe mạnh yêu đời
Hớn hở tập thể dục
Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má
Không phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước mắt, tin yêu mọi người
Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gian đầy sợ hãi ?
Những cây thông trên núi Ngự Bình thấp thoáng ngọn nến xanh
Đời đời an ủi
Cho người đã khuất và người sống hôm nay …

22.4.2013

25 nhận xét:

  1. anh Khoa Điềm ơi!nòi cá hanh chuyên săn tìm ăn những cục cức chìm ở đáy dòng sông không như nòi cá mương chỉ kiếm ăn bọt cức thường nỗi lềnh phềnh bề mặt nước con sông.
    hồ xuân Mãn làm bí thư tỉnh ủy THỪA THIÊN HUẾ nhiệm kỳ đầu tiếng xấu đã nỗi ba phao mà báo chí lề phải loan tải với những cái tít khá kêu không lẽ một nhà cầm chịch bộ sậu tuyên truyền của Đảng TA như anh mà không đọc,không nghe và nõ biết mô tê chi chuyện tay Mãn và rứa là Mãn nghênh ngang khệnh khạng chui vô tiếp nhiệm kỳ hai,chính tại nhiệm kỳ ni anh Điềm là ủy viên bộ chính trị trực tiếp theo rõi và chỉ đạo đại hội đại biểu tỉnh ĐẢNG BỘ THỪA THIÊN HUẾ và rứa là chính anh đã tạo đà tạo thế cho Mãn dùng phù chú sai khiến đạo tặc hắc ám tác yêu tác quái làm đất trời xứ mệ thúi khẳm hơn cả cóc chết từ nớ cho tới khi mô cho hết khẳm thúi thì nõ biết đặng anh Điềm nờ !
    anh Điềm ơi; cô gái HUẾ đoan trinh hồ xuân Mãn biến thành ả điếm,đồi vọng cảnh thiêng liêng hồ xuân Mãn muốn cho trở thành nơi khu nhà thổ nhiều sao! lẽ mô anh nõ tường? anh là nhà thơ giầu cảm xúc lai láng!anh là nhà chính trị mác xít lê ni nít thậm thâm!cơ mà ?
    Thánh hiền đã chỉ dạy:Lý sương kiên băng chí !

    Trả lờiXóa
  2. Khi còn tại chức anh chả nói gì, giờ lớn rồi, gương mẫu cho lớp trẻ nó học theo, đừng thở hắt như sắp chết thế.

    Sung sướng chi mà gieo vào trong đầu lũ trẻ tâm lý bất mãn. Anh sống thế là hèn, kém lắm.

    Trẻ em là tương lai, anh đã là quá khứ chẳng ra gì thì hãy để tương lại nó nhìn nhận kiểu khác. Đừng dấy binh đao đau thương để rồi mừng thầm.

    Còn biết bao nhiêu người ngoài kia vẫn sống và chiến đấu đấy, anh Điềm ạ.

    Ông bà nói rồi: Chọn bạn mà chơi, gần mực thì đen, gần đèn thì sao đấy anh tự tìm hiểu và tự nên suy nghĩ về hành động của mình đi.

    Thơ anh dạo này đọc chẳng vần chẳng điệu gì cả, nghe cứ cà giựt, tư tưởng anh còn chưa thông đừng gieo rắc sang cho người khác. Chán lắm.

    ps: Cái BLOG này nên làm đúng tôn chỉ của mình đi. Đừng có bựa nữa. Bắt chước cái thằng Lập bọ Quảng Bình là xong om đó nghe.

    Trả lờiXóa
  3. Bài báo "Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh" Hồ Xuân Mãn kể về Nhuyễn Khoa Điềm.
    Kết thúc những ngày ác liệt ấy, Trung đoàn 9 của Sư 325 rút quân về hướng Hương Trà, rồi từ đó hành quân lên vùng A Lưới. Trong chuyến hành quân ấy của Trung đoàn 9 còn có thêm một chiến sĩ cách mạng ưu tú của đất Thừa Thiên mới thoát ra khỏi Lao Thừa Phủ đó là ông Nguyễn Khoa Điềm (Ông Điềm bị địch bắt ở khu vực Phước Yên từ tháng 7/1967-NV). Đến lúc Trung đoàn 9 dừng chân ở khu vực A Vao (Cửa khẩu Hồng Vân) để chuẩn bị ra Bắc thì quân lực kiểm tra quân số và thấy ông Điềm không có tên trong danh sách quân lực nên trả ông Điềm lại cho Khu ủy.
    Ông Mãn kể, đây là giai đoạn ông Nguyễn Khoa Điềm (sau này là Ủy viên Bộ Chính Trị-NV) viết được rất nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng như: “Mặt đường khát vọng”, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”…
    Sau khi dẫn đường cho đơn vị của ông Lê Khả Phiêu lên đến vùng biên giới giữa A Lưới với tỉnh Xà Muồi của nước bạn Lào để ra Bắc. Đơn vị của ông Mãn quay trở lại Hương Trà để bảo vệ cho Tỉnh ủy ở khu vực Khe Trái. Thời kỳ này, ở Khe Trái máy bay của địch oanh kích một ngày không biết bao nhiêu lần, đạn từ máy bay rót xuống dày đặc một cách “tàn canh gió lạnh”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mãn đưa tên anh Điềm, Lê Khả Phiêu vào bài báo này để tâng mình lên cho oai, Năm 1968 Mãn chỉ là chú du kích nhỏ ở xó rừng mà thôi...làm chi có cơ hội đứng bên những cây đa, cây đề...đành rằng là du kích nhưng cha là toán trưởng NDTV thì ta vẫn đầy cảnh giác...Mãn nổ quá.

      Xóa
  4. Trần Mạnh Hảolúc 19:44 24 tháng 4, 2013

    ĐẤT NƯỚC CÓ BAO GIỜ BUỒN THẾ NÀY CHĂNG ?
    Thơ Trần Mạnh Hảo
    Đêm trường ma giáo mặt trời đỏ
    Những dòng sông là đất nước thở dài
    Chó sủa trăng nhà ai ?
    Không phải vầng trăng đất nước
    Tôi ngồi ngót bảy mươi năm
    Chờ một lời nói thật
    Bầy sói tru ý thức hệ lang băm
    Người nông dân bị cướp đất phải hát bài dân chủ
    Đêm đêm thạch sùng tắc lưỡi bỏ đi
    Đất nước đang treo trên sợi chỉ mành
    Sợi chỉ mành 16 chữ vàng và dối lừa 4 tốt
    Có kẻ rước giặc lên bàn thờ
    Xì sụp lạy khấn tàn nhang chủ nghĩa
    Những giáo điều làm cơm nguội bơ vơ
    Xin cứ tự do bán lương tâm cho chó
    Vãi linh hồn vào thùng rác nhân dân
    Mối mọt ăn rào rào lòng rường cột
    Ôi thương thay giẻ rách cũng tâm thần
    Anh sẩm bạc đầu dẫn đường dân tộc
    Đám gà què bàn hiến pháp cối xay
    Đất nước có bao giờ buồn như hôm nay
    Những thiên đường vỡ chợ
    Những học thuyết đứng đường
    Hoàn lương tượng đài
    Hoàn lương chân lý
    Nghị quyết còn trinh bạch cũng hoàn lương
    Không ai đuổi cũng giật mình bỏ chạy
    Nhốt hết mây trời vào hiến pháp tự do
    Mơ được đứng bên lề đường
    Nói một câu gan ruột
    Đất nước buồn
    Đất nước bị ruồi bu
    Đất nước bị cầm tù trong ngực trái
    Chưa kịp nghĩ một điều gì
    Sao đã toát mồ hôi ?
    Có nơi nào buồn hơn đất nước tôi ?
    Lý tưởng của loài dơi là muỗi
    Dơi bay đêm cho đất nước đỡ buồn
    Không ai tin vào hoa hồng nữa
    Không ai tin vào dơi nữa
    Dơi trở về làm chuột khoét quê hương

    Sài gòn 24-4-2013

    Trả lờiXóa
  5. Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng [1], gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng) [2]. Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
    Lúc nhỏ Nguyễn Khoa Điềm học ở quê. Năm 1955 ông ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân [3].
    Sau đó, ông vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; tham gia quân đội, xây dựng cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, viết báo, làm thơ... cho đến năm 1975. Nguyễn Khoa Điềm từng bị giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục trở lại hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm mới bắt đầu làm thơ [3].
    Nguyễn Khoa Điềm trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1975. Sau giải phóng ông tham gia công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản; Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế. Ông có trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III. Năm 1994 Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội, làm thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin. Năm 1995, ông được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.[1][4]
    Năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nguyễn Khoa Điềm bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Ông là đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và từ tháng 11 năm 1996 là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin [5]. Năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, Nguyễn Khoa Điềm trở thành ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001-2006).[1][6].
    Hiện nay, ông nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hiền nhân có nói:không ai có thể sống mãi với quá khứ vinh quang nếu hiện tại mình sống không xứng đáng!

      Xóa
  6. Viết tiếp bài thơ Lập tríchlúc 17:18 25 tháng 4, 2013

    Lời chào
    Nguyễn Khoa Điềm

    Ta đi qua những năm tháng không ngờ
    Vô tư quá để bây giờ xao xuyến
    Bỡo lục bình mênh mang màu lục tím
    Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông
    Ta lớn lên bối rối một sắc hồng
    Phượng cứ nở hoài hoài như đến tuổi
    Nhưng chiều nay, một buổi chiều dữ dội
    Ta nhận ra mình đang lớn khôn.
    Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng
    Rút những cọng rơm vàng về kết tổ
    Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ
    Biết kéo về cả một sắc trời xanh
    Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành
    "Tuổi của mụ" con nằm tròn bụng mẹ
    Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ
    Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi
    Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly
    "chuyền chuyền một.." miệng, tay buông bắt
    Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoặn thoắt
    Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga..
    Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xa
    Những dấu chân trần, bùn nặng vết
    Ta đi học quen dẫm vào, không biết
    Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi
    Biết ơn dòng sông dựng dáng kiếm uy nghi
    Trong tâm trí một nhà thơ khởi nghĩa
    Cao Bá Quát ngã mình trên chiến địa
    Trăm năm rồi sông vẫn sáng màu gươm
    Trăm năm rồi ra đến trước sông Hương
    Vẫn soi thấy niềm đau và nỗi giận
    Khuôn mặt trẻ bỗng già trên lớp sóng
    Ngẩng đầu lên, ta thấy mặt quân thù!

    Trả lờiXóa
  7. Taam trang Bac DDiemlúc 02:00 26 tháng 4, 2013

    Tâm trạng bác Điềm cũng là tâm trạng dân

    Bao giọt nước mắt rơi trên má
    Nhưng độ mặn của chúng đều như nhau
    Nhưng biết bao nỗi buồn trên mắt
    Mà ngăn không cho nước mắt trào ra

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trên có anh Nông, dưới có anh Mãn...thằng nào cũng gái gú...thằng nào cũng hư...

      Xóa
  8. Cứ Cương lĩnh của Đảng để tự soi mình, không tin thằng nào hết...chúng nó chỉ là loài dơi = nửa chim, nửa chuột...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. người Cộng Sản dám xả thân vì đồng đội,vì DÂN,vì ĐẢNG chớ có mô chuyên rắp tâm cướp công đồng đội,cướp đất ăn của DÂN nghèo,cướp luôn uy tín chính trị của ĐẢNG như ông ọ Mãn !

      Xóa
  9. (Gửi tặng anh NKĐiềm)
    Thang ba sao Hue vẫn còn mưa!
    Gió về se lạnh đông hết chưa( ?)
    Về thăm chốn cũ thương đồng đội
    Nằm xuống nơi này với nắng mưa...
    Thắp nén hương trầm...chiến trường xưa
    Nhớ thương thương nhớ biết mấy vừa
    Nhẹ nhàng lau vội đôi bờ mắt
    Tháng ba sao Huế vẫn còn mưa!

    Trả lờiXóa
  10. Bài thơ trên của ai hay quá! Hãy vì những nguoi đã ngã xuỗng để làm mọi điều tốt đẹp nhất cho hôm nay và ngày mai. Học sinh chúng cháu rất mưng và tự hào vì thâyy dân tộc ta đang ổn định và phát triển. Bài thơ của bác NKĐ đọc bi quan quá

    Trả lờiXóa
  11. Toàn là gián cả. Tại sao trước đay không dám nói ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ nói cũng chưa muộn, có còn hơn không...Như với Mãn chưa có bản thành tích 17 điểm của hắn...ai biết thực hư mà nói...nói bậy nó ném lựu đạn ngay...
      Miện hắn là miệng nhà quan có gang, có thép...

      Xóa
  12. Đã nói là phải làm tới nơi tới chốn, trắng-đen rõ ràng. Đừng "đánh trống bỏ dùi" nếu không sẽ trở thành "chó sủa bụi tre". tốn công, vô ích.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vạch tráng chỉ tên thằng chạy mua hư danh ahllvtnd khó một thì với mấy thằng đem bán danh hiệu ấy vạn lần khó hơn;Nên chi đành chịu mang tiếng "mèo cào phên đất";Lắm lúc còn chịu nạn bụi tuôn đầy cả mặt ấy chứ;Vận nước mà đã rứa thời bó tay!

      Xóa
  13. Tôi biết anh Điềm vì chị Lơi vợ anh là người cùng quê Quảng Phú và là đồng nghiệp của tôi. Tính anh Điềm hiền lành và ít nói , anh ấy là người cộng sản ( Việt cọng ) mà tôi rất ngưỡng mộ. Đọc bài thơ này tôi không tin là thơ của anh, bởi vì tôi biết anh Điềm không thể dễ dãi với bản thân anh ấy được ,vì anh ấy là một nhà thơ lớn , một nhà tư tưởng lớn. Tôi tin là như vậy , không phải là thơ của anh Điềm.

    Trả lờiXóa
  14. Anh Mãn chừ răng rồi sao êm hơi lặng tiếng vậy. Có ai biết blog của anh Mãn chỉ giùm cho đọc với , cám ơn|

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hồ xuân mãn đang luyện hàm mô công để lấy hơi cho miếng đà đao đó mấy eng ơi!

      Xóa
  15. Chó sủa sáng trăng chứ?
    Các bác Việt cọng Phong Điền ơi, hậu sanh quá kính nể các bác vì đã dám đứng lên nói ra sự thật. May mà các bác đấy nhé, nếu như hậu bối mà nói vậy , thì chừ đã bị công an bắt mất rồi, cái mát phản động được gắn trên trán là cái chắc. Có bác mô giỏi về chính trị giải thích giúp hậu sanh phản động là gì với , 50 tuổi rồi mà nỏ hiểu ? Học trò sinh bái phục.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. những ai không chịu theo đóm ăn tàn,không hùa nói leo theo hồ xuân mãn ắt đích thị là phản động!

      Xóa
  16. Diễn đàn này quá hay, chúng ta nói quá nhiều về cái xấu sa của anh Mãn rồi, nay cần đi sâu phân tích cho anh ấy biết những nguyên nhân sai lầm của anh ấy, của những đồng chí trực tiếp làm việc với anh ấy như anh Ngọc, anh Lý , chị Hòa...Nói về những hệ lụy mà quê nhà phải gánh chịu từ những sai lầm ấy (Cảng Chân mây vắng tanh như chùa bà Đanh, bệnh viên chân Mây xây ở nơi quá chỏe, nhà máy bia Huế bán tống cho nước ngoài...). Rút ra bài học xương máu để mấy anh lãnh đạo bây chừ rút kinh nghiệm. Nay anh Thiện , anh Cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn thì tốt rồi nhưng trình độ lãnh đạo thì hơi non, bởi vì đám trợ lý của các anh yếu kém qua. Các anh hãy mạnh dạn tuyển người tài vào những khâu then chốt , thay những cán bộ như Phương rể anh Mãn, vì cậu ta là tay ngang nhờ bố vợ mà lên chứ có được học hành đến nơi đến chốn như anh Thiện anh Cao đâu mà lãnh đạo. Dân đen vẫn còn hi vọng vào anh Thiện , dù sao trong số lãnh đạo tỉnh anh cũng là người được học hành tử tế nhất. Hãy lắng nghe dân mà làm cho đúng, anh làm gì người dân đều biết cả, cái đầu của các anh nghĩ tốt về dân một chut, đừng hở ra là nghĩ người ta phản động. Các anh không phải bỏ ra xu nào mà được có cả một rừng người phải biện cho các anh là tuyệt qua rồi , nói ngược ý của các anh các anh mới biết mình sai mình đúng chỗ nào, chứ ăn theo , nói thuội theo các anh thì chẳng cần nói làm chi cho rác lỗ tai các anh. Như anh Mãn lãnh đạo ai cũng sợ anh ấy, đến như anh Nguyễn Huy Ngọc một nhân cách lớn như vậy cũng bị lu mờ thì còn gì để nói nữa.Xây cảng chân mây là đúng cho 100 năn sau, chừ dân còn đói rách mấy anh nờ, lo cho đân đủ ăn đủ mặc đã rồi mới nghĩ đến chuyện tào lao chứ, dân còn đói mà nghĩ chi xa rứa?

    Trả lờiXóa
  17. Xin đừng phân biệt chế độ xã hội làm chi ,cứ về cứ vô Đà Nẳng mà coi ! Cùng một cơ chế ! một chế độ xã hội mà Đà Nẵng làm được Huế thì không ! Qua khỏi đèo Hải Vân vô địa phận Phú Lộc Huế , ngậm ngùi quá ! Không trách , không chê ! Xa quê mà mở miệng người ta lại bảo: Giỏi ! Sao không về Huế mà làm? Người Huế cũng giỏi , cũng tốt mà sao sao ấy ! So với các nơi Huế không bằng ! buồn thật Phải bình tâm, phân tích....để có hướng phát triển đẹp cho Huế..

    Trả lờiXóa