Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Mãn "ĐI" làm anh hùng chứ không có "CHẠY"...

Hôm dự Đại hội XI của Đảng, khi nghe đoạn nói về tình trạng "chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương" mà cười ra nước mắt, lòng đau như cắt.
Tôi cứ băn khoăn, day dứt, không biết vì sao lại nên nông nỗi này? Nghĩ đi nghĩ lại thì những chuyện như vậy đều liên quan đến hai chuyện: một là có gì đó bất ổn trong cơ chế (và có lẽ những điều bất ổn ấy không ít và không nhỏ tý nào) và con người bị tha hóa, mất lòng tự trọng mà tôi hay nói đùa rằng không có "gien ngượng".
Hai chuyện đó gắn kết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau: cơ chế chuẩn sẽ góp phần tạo nên con người tử tế và ngược lại.
Nhưng cơ chế là cái gì? Tròn, vuông méo ra sao thì rất khó nắm bắt vì cơ chế là một khái niệm rất rộng, vả lại mỗi việc lại vận hành theo một cơ chế riêng. Ví dụ như chuyện "chạy công chức" mà Đại hội XI gọi là "chạy chỗ".
Muốn hạn chế hiện tượng này thì đương nhiên phải rà soát kỹ lưỡng lại cơ chế tuyển chọn xem có lỗ hổng nào không để bịt lại. Nhưng nếu con người không tử tế thì người ta vẫn có trăm phương nghìn kế để lách qua.
Ví dụ, theo cơ chế thì muốn kiếm được chỗ làm việc, nhất là những chỗ "ngon" thì phải có bằng nọ, cấp kia, phải qua thi tuyển này nọ. Nhưng có biết bao nhiêu chuyện đáng buồn xung quanh chuyện bằng thật, bằng giả? Biết bao tiêu cực về chuyện thi tuyển?
Nhiều lần đối thoại với các cháu thanh niên tôi rất ngượng, nói đúng hơn là rất đau lòng khi bị các cháu chất vấn về những chuyện như vậy vì chúng làm mất lòng tin của thanh niên ngay từ khi mới vào đời!
Xem như vậy cái gốc vẫn là con người, những người đánh mất "gien ngượng" hạ mình đi "chạy" và nhất là những người vô liêm sỉ lợi dụng nhu cầu "chạy chỗ" để mưu cầu lợi ích cho mình.
Theo lô-gíc như vậy thì muốn hạn chế (chứ chưa dám nói đến việc triệt tiêu) tình trạng đáng xấu hổ này thì trước hết cần phát hiện, trừng trị thích đáng đám người đó!
Nhưng tiếc rằng cho đến nay hầu như chưa phát hiện ra trường hợp nào như vậy cho dù ai cũng biết, ngay trong đợt kiểm điểm theo Nghị quyết TW 4 lần này cũng chưa nghe thấy ở đâu chỉ mặt gọi tên ra trường hợp nào "có máu mặt" cả?
Hay như chuyện sử dụng nhân tài. Có lẽ không thể đếm xuể các cuộc hội thảo, bàn tròn về đề tài này, cá nhân tôi cũng được mời dự hàng chục cuộc, ở đâu người ta cũng trích câu "nhân tài là nguyên khí của quốc gia" ghi trên bia đá dựng trong Văn miếu Quốc tử giám song cho tới nay vẫn chưa thấy ra đời cơ chế gì cụ thể để phát hiện, sử dụng nhân tài cả.
Nhìn ra các nước khác như Xinh-ga-po, Hoa kỳ, Ô-xtrây-lia…và cả Trung Quốc người ta đều có cơ chế chính sách rõ ràng thu hút nhân tài và thật không vui tí nào khi thấy rất nhiều con em chúng ta học xong đã ở lại, đem lại lợi ích cho những nước đó chứ không phải cho nước nhà!
Xem ra nguyên nhân của những biểu hiện tha hóa trong việc dùng người là do ta chứ không nên đổ lỗi cho thể chế kinh tế thị trường hay hội nhập! Xinh-ga-po kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng hơn ta nhiều nhưng sao họ lại ít mắc những chuyện như ở ta?
Tóm lại cần rà soát rất cụ thể từng khâu trong các cơ chế dùng người để khuyến khích người tử tế, chặn đường những người không tử tế chứ không chỉ nêu lên hiện trạng rồi đổ lỗi cho cơ chế chung chung, và nhất là cần làm thật, làm ráo riết chứ không chỉ hô hào, nói suông.

Để khách quan và rộng đường dư luận, phóng viên đã gặp người bị tố cáo. Ông Mãn cho biết: “Hôm nay (28/2/2013), tôi mới đọc và biết được đơn tố cáo mình. Thường vụ Tỉnh ủy cũng chưa mời tôi làm việc. Ai tố cáo thì có quyền tố cáo, tôi không thể đánh giá là đúng hay sai vì tôi là người bị tố cáo, tôi nói sẽ không khách quan. Vấn đề này để Thường vụ Tỉnh ủy trả lời, làm việc theo quy trình, khách quan”.
Ông cho biết thêm: “Nguyên tắc phong anh hùng phải có ý kiến, gợi ý của cấp trên. Thứ hai là phải làm theo quy trình, từ cơ sở lên cấp trên. Thứ ba là báo cáo thành tích thì phải có vật chứng: huân, huy chương, bằng khen...”.
Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: "Thường vụ Tỉnh ủy đã nhận được đơn khiếu nại ngày 5/2/2013 và tôi đã giao cho bộ phận thường trực nghiên cứu."
Khai man để được phong anh hùng? Thêm nhiều bằng chứng
Về xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế là quê ông Mãn, chúng tôi gặp những người đã làm đơn khiếu nại “về thành tích của Hồ Xuân Mãn kê khai để được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ không đúng với sự thật”. Họ là 17 đảng viên, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh và khẳng định thành tích cá nhân của ông Mãn là bịa đặt, cướp công đồng đội.

Thưa anh Vũ Khoan, anh phát biểu: "Nhưng tiếc rằng cho đến nay hầu như chưa phát hiện ra trường hợp nào như vậy cho dù ai cũng biết, ngay trong đợt kiểm điểm theo Nghị quyết TW 4 lần này cũng chưa nghe thấy ở đâu chỉ mặt gọi tên ra trường hợp nào "có máu mặt" cả?"

Thì đây, Cựu chiến binh Thừa Thiên Huế cử đại diện chỉ mặt, gọi tên: Hồ Xuân Mãn, nguyên Ủy viên trung ương Đảng Cọng Sản Việt Nam dối trá, khai man thành tích, cướp công đồng đội, để được phong anh hùng.
Hồ Xuân Mãn thừa nhận để được phong anh hùng trước hết phải từ cấp trên "Nguyên tắc phong anh hùng phải có ý kiến, gợi ý của cấp trên. Thứ hai..."

  1. Tránh đi theo vết xe đổ của Hồ Xuân Mãn
  2. Chân lý trước mắt ta thôi
  3. Cán bộ và luân chuyển cán bộ sau 10 năm thực hiện 
  4. Đôi điều suy nghĩ về Huế (tt)
  5. Đôi điều suy nghĩ về Huế
  6. Hồ Xuân Mãn Cuộc
  7. Chỉ có một khả năng...
  8. Tâm tư người lính già
  9. Lý Thông đời mới
  10. Báo chí viết về AHLLVTND HỒ XUÂN MÃN
  11. Buổi gặp gỡ của chiến sĩ an ninh
  12. Tường thuật buổi làm việc của UBKTTW với CCB Phong...
  13. Ngày kị lần thứ 40 ở thôn Phò Ninh
  14. Bàn tay không che được bầu trời
  15. Việt Cộng viếng đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ H...
  16. HỒ VIẾT BÁ & BẢN THÀNH TÍCH CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN
  17. Gặp người biệt động thành Huế từng lên truyền hình...
  18. Thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ ch...
  19. Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?
  20. Thượng bất chính, hạ tắc loạn
  21. Ủy ban KTTƯ: 30/6/2012 giải quyết xong danh hiệu A...
  22. "Vua"Huế đi săn thời nay
  23. Mãn "ĐI" làm anh hùng chứ không có "CHẠY"...
  24. Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 ...
  25. Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn tự kể về nhiều cái nhất...
  26. Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông...
  27. Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo ...
  28. Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An...
  29. Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đ...
  30. Nhân Dân Tự Vệ VNCH
  31. Đơn khiếu nại về thành tích khai man của Bí thư tỉ...
  32. Một bài bình luận về "anh hùng" trên Báo Lao Động
  33. Xào xáo làm báo kiểu Phan Bùi Bảo Thy
  34. Hữu Thu...tự bán rẻ nhân cách với một giá bèo
  35. Mãn lên chức bí thư tỉnh ủy ở phút 89...
  36. Trung tá Hồ Xuân Phương
  37. Chủ nhân của 3.000 USD thưa chuyện với anh Mãn
  38. Từ bài báo "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN"
  39. Đất cố đô có "vua"!
  40. XIN HỎI ÔNG BÍ THƯ TỈNH UỶ
  41. BÍ THƯ TỈNH UỶ THỪA THIÊN HUẾ, HỒ XUÂN MÃN

22 nhận xét:

  1. Tôi có theo dõi việc này và dư luận có nói là vừa mừng, vừa buồn. Là một cán bộ về hưu, tôi chia sẻ với ý kiến đó. Mừng vì thứ nhất đó là một người có chức có quyền như ông Dực phát biểu một cách công khai giữa kỳ họp của HĐND được báo chí hoan nghênh. Có người nói là mừng hụt vì khi điều tra thì không phát hiện được trường hợp nào vi phạm như ông Dực đã nói. Có người nói buồn là bởi vì người ta không quyết tâm tìm ra như tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 và Trung ương 6.
    Câu hỏi cần đặt ra là: Tại sao không có gì hết? Có nguyên nhân đấy.
    Bình thường, ở các địa phương, có vấn đề gì thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Người đứng đầu là người đầy quyền lực, có thể chỉ cần gọi điện thoại nói nhỏ là “không nên tìm ra, nếu tìm ra, bọn bây chết hết, tao cũng chết theo” thì ngay lập tức việc điều tra tiêu cực sẽ chẳng đi đến đâu. Đó là một sự thoả thuận ngầm với nhau.

    Trả lờiXóa
  2. Đọc bài viết này mà lòng tôi càng đau... Không chỉ từng đó đâu mà còn hơn thế nữa, nhưng chắc bao giờ phải có... Bao Công VN mới xử được.
    Thực tế trong các doanh nghiệp nhà nước đầy rẫy người như thế, nhưng mà nói ra thì thì không ai bảo vệ mình. Có lẽ đành phải nhìn những con sâu mọt làm nghèo đất nước này thôi. Nhưng tôi vẫn nghĩ phải tin tưởng rằng sẽ có nơi điều tra làm rõ để xóa bỏ, chứ cái tệ nạn chạy chức, chạy quyền, chạy các kiểu... nhiều lắm và gây nhiều hệ lụy lắm rồi... Chức càng to càng hư...càng khó sửa chữa...

    Trả lờiXóa
  3. (Cadn.com.vn) - TT-HUẾ - Ngày 26- 3, ông Bùi Thanh Hà- Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy cho biết, vụ việc nguyên Bí thư Tỉnh ủy TT- Huế Hồ Xuân Mãn bị “tố” khai man thành tích đang được thụ lý và giải quyết theo đúng trình tự. “Theo đánh giá cảm quan ban đầu của tôi, vụ việc này có tính chất phức tạp, liên quan đến quá trình lịch sử dài mấy chục năm qua, nên cần có thời gian thẩm định, kiểm chứng. Một số nhân chứng liên quan nay người còn, người mất nên khó trong việc tiếp cận, thẩm tra” – ông Hà nói.
    Theo ông Hà, hiện Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy TT- Huế chưa gặp ông Hồ Xuân Mãn, nhưng thời gian tới sẽ gặp khi đến giai đoạn cần phải gặp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói phét , 20 CBCS đảng viên ĐCS H. Phong điền đang trông chờ TVTU TTH mở cuộc họp đối chất với thằng HỒ... SUNG MÃN tổ chức tại H.phong điền mãi đến chừ vẫn chưa dám trả lời , làm gì mà khó trong việc tiếp cân , thẩm tra . Ông Bùi thanh Hà này chỉ là tay sai của Hồ Sung Mãn mà thôi . Chỉ nói phét là giỏi

      Xóa
  4. Bùi Thanh Hà này cũng do Mãn dựng nên cũng không dám quá lời với sư phụ của mình không thì các đệ tự khác cũa Mãn sau này sẽ không tha đâu nhé!

    Trả lờiXóa
  5. Cũng nhờ vụ này của Mãn mà đất Thừa Thiên lại được dịp nổi như cồn trong cả nước. Đất thần kinh, địa linh nhân kiệt mà. Thời trước mảnh đất này sinh ra nhiều danh sĩ, trí thức, tướng tài nổi tiếng. Còn bây giờ long mạch khô rồi nên chỉ sinh ra toàn quái kiệt, quái gở mà điển hình là Hồ Xuân Mãn. Bộ tứ hiện tài gồm Thiện "hô", Cao "méo", Bình "mắt lươn", Bá "mặt rỗ" không có gì nổi bật, họp hành, phát biểu trên truyền hình còn thấy thua Chủ tịch xã miền cao phía Bắc.

    Trả lờiXóa
  6. Đảng nói "xử lý nghiêm minh, kịp thời những cán bộ tham nhũng, xử lý nghiêm những người bao che..." hay "có chế tài xử lý nghiêm các loại chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy huân chương…" là không khả thi "bởi ít người "lộ" lắm".
    "Có bắt được đâu mà xử. Cơ chế như hiện nay chỉ béo bở cho những người biết chạy, tích cực chạy. Phải thay đổi cơ chế, áp dụng cách thức bầu chọn dân chủ thì mới có được cán bộ đủ năng lực, phẩm chất"
    Bắt được rồi, nhưng phải là những người coi đời như chẳng có mới dám có ý kiến, phải cả trung đội đồng tình, phải 5-6 người đủ tính Đảng của thời chiến tranh...mới dám...

    Trả lờiXóa
  7. Tham sân si là sản phẩm của con người và xã hội và chính chúng là nguyên nhân làm hư hại cuộc sống an lành của loài người giống như bông tre nở từ cây tre và là biểu tượng suy tàn của cây tre; nghĩa là khi tre trổ bông là lúc tre tàn lụi.
    Chúng hiện hữu và phát triển nơi những con người không giác ngộ giải thoát:
    1. Qua hành động xấu ác của thân (như giết hại, trộm cướp, tà hạnh)
    2. Trong lời nói xấu ác của miệng (như nói dối, nói thêu dệt, nói hai lưỡi, nói thô ác)
    3. Trong tư tưởng xấu ác của ý (tham muốn, tàn bạo, hiểu sai).
    Hồ Xuân Mãn nếu biết mình chỉ là "tre" thì phải biết cách tu thân thì hoa tre không nở, Cái anh hùng kia chỉ là chùm hoa tre...dấu hiệu của lụi tàn...

    Trả lờiXóa
  8. "Sanh ra ở đời, con người dầu muốn hay dầu không, cũng phải chịu dưới sự chi phối của định luật thiên nhiên. Định luật ấy gồm vào một chữ Đạo, đạo của con người kêu bằng "Đạo Nhân", và nó là một con đường đi trúng thì sống, bước trật tất chết.
    Muốn làm tròn Nhân Đạo, phải giữ vẹn Tứ Ân. Nhưng trước hết hãy tránh Tam Nghiệp và chừa Thập Ác, cũng như muốn làm giàu phải tránh đừng cho thiếu nợ.
    Mỗi người đều có ba nghiệp chướng sau đây:
    Thân nghiệp: tội lỗi do thân xác gây nên.
    Khẩu nghiệp: tội lỗi do miệng lưỡi gây nên.
    Ý nghiệp: tội lỗi do ý tưởng gây nên.
    Ba nghiệp chướng ấy khiến con người phạm mười điều ác kể ra dưới đây:
    Thân nghiệp sanh 3 điều ác:
    1/ Sát sanh
    2/ Đạo tặc
    3/ Tà dâm
    Khẩu nghiệp sanh 4 điều ác:
    1/ Lưỡng thiệt
    2/ Ỷ ngôn
    3/ Ác khẩu
    4/ Vọng ngữ
    Ý nghiệp sanh 3 điều ác:
    1/ Tham lam
    2/ Sân nộ
    3/ Si mê

    Trả lờiXóa
  9. Thời đánh Mỹ,
    Ai cũng là chiến sĩ.
    Chiến trường xưa,
    Cơm vắt muối vừng.

    Đêm quên rét,
    Ngày quên ánh sáng.
    Mặt trời lên,
    Những tưởng ánh trăng lên!

    Súng nổ quanh năm,
    Ai tính trước anh hùng?
    Chỉ muốn...
    Ngày mai...
    Đất trời giải phóng...

    Răng chừ?
    Răng ri?
    Anh hùng lồng lộng...
    Cờ giăng, kèn, trống...
    Tiền ủng, hậu hô...

    Hai tay gom cả cơ đồ:
    Cả chức,
    Cả đô,
    Cả biển hồ lai láng...

    Ai cũng có, một thời gian khó...
    Trần ai, ai cũng như ai...
    ...thì ra... đêm ngắn ngày dài,
    Gom công đồng đội một ngài vơ vô...

    Trả lờiXóa
  10. 1- Hay ồn ào nơi công cộng, chưa có ý thức tôn trọng người khác.
    2- Không có phong thái lịch sự khi giao tiếp, điệu bộ cử chỉ “quê mùa”.
    3- Không kiềm chế tốt nên hơi cãi vã là có thể dẫn đến đánh nhau.
    4- Lúng túng, không tự nhiên trong ứng xử.
    5- Bừa bãi, bạ đâu vứt đó mà ít tuân thủ nguyên tắc, quy định của cộng đồng.
    6- Hay cậy thế nhờ vả họ hàng là quan chức, “thấy kẻ sang bắt quàng làm họ”. Sẵn sàng đút lót để đạt mục đích, không chú tâm rèn luyện chuyên môn mà tìm mọi cách chạy vòng vo mang tính khôn lỏi. Sẵn sàng chà đạp lên người khác để đạt mục đích nên rất nhiều quan có chức to nhưng bất tài.
    Cả xã hội lao vào con đường chạy chọt: Chạy vào trường điểm, thuê thi hộ, chạy vào cơ quan Nhà nước nhiều lộc, chạy quyền chạy chức, chạy dự án, chạy quy hoạch… Người Việt rất khéo trong việc đút lót nên thường đã “đút” là “thành công”.
    7- Hay nói nước đôi lập lờ nên nhiều khi không biết đâu mà lần.
    8- Ưa nịnh, khi bị phê bình hoặc tố cáo thường tấn công lại chính người đã tố cáo phê bình mình mà ít khi tự xem sai lầm ở chỗ nào. Hay tìm cách đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm…
    9- Thụ động, sức sáng tạo kém khi ra bên ngoài do bị giáo dục một chiều, quen vâng lời.
    10- Thích đủ thứ nhưng không muốn phải mất tiền.

    Trả lờiXóa
  11. Qua vụ này, một người không có thành tích chiến đấu gì đáng kể, khai man, cướp công đồng đội để được xét phong anh hùng, nay rất nhiều người phản đối thì khâu vào cuộc thanh tra lại rất chậm trễ khó hiểu. Ngược lại, tôi liên tưởng tới vụ bà Trần Ngọc Sương( nguyên Giám đốc nông trường Sông Hậu , Cần Thơ) Anh hùng thời đổi mới thành tích quá rõ ràng, điển hình phụ nữ châu Á sáng tạo.., một thời lại bị điều tra, lập án xét xử, ngưng sinh hoạt Đảng... May mà công luận kiên trì lên tiếng, cơ quan TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lên tiếng, lẽ phải đã thắng, bà Sương vô can được phục hồi sinh hoạt Đảng... Vụ này, cũng mong cái hợp đạo lý, lẽ phải chiến thắng, người không xứng đáng phải bị tước danh anh hùng.

    Trả lờiXóa
  12. Đảng CSVN không nên có những đảng viên dối trá.lúc 23:08 4 tháng 4, 2013

    Khai man thành tích trong chiến đấu để nhận danh hiệu anh hùng là xem thường xương máu của đồng đội. Người nhận danh hiệu cũng chẳng còn khiêm tốn, tự răn mình sống xứng đáng hơn mà xem danh hiệu như là một loại “bằng cấp” để tiến thân trong xã hội.

    Trả lờiXóa
  13. Chán cái chế độ này quá. Biết sai mà cứ bao che không chịu sửa.

    Trả lờiXóa
  14. Trong quá khứ, Lance Armstrong từng có sự nghiệp đua xe đạp lẫy lừng với 7 chức vô địch Tour de France. Tuy nhiên, sau khi bị phát hiện sử dụng doping, anh đã bị thu hồi tất cả. Thậm chí, mới đây, cảnh sát Tây Ban Nha còn nghi ngờ cựu cua-rơ này từng buôn bán chất kích thích trong quãng thời gian dài sinh sống ở đất nước này.
    Cướp công để nhận danh hiệu cao quý thì phải chịu hình phạt cao hơn...

    Trả lờiXóa
  15. Trọng chữ “tín là một phẩm chất cao quý. Người thiếu chữ “tín” sẽ không có thể tạo dựng cho mình tình bạn hay bất cứ mối quan hệ bền vững nào trong cuộc sống. Sự bội tín dù có khi thu được món lợi nào đó, nhưng cái giá phải trả có khi kéo dài trong cả cuộc đời. Ngạn ngữ có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Mất tiền còn có thể tìm lại được, nhưng mất chữ “tín” rất khó lấy lại được lòng tin. Giữ chữ “tin” là nguyên tắc hàng đầu, là chuẩn mực đạo đức trong tất cả các mối quan hệ, dù là trong gia đình hay ngoài xã hội, trong quan hệ bạn bè hay trong kinh doanh. Không ai muốn kết giao với người bất tín. Không ít doanh nghiệp xuất khẩu đã thất bại vì không giữ được chữ tín với khách hàng về chất lượng sản phẩm hay thời hạn giao hàng. Đừng để khách hàng “một đi không trỏ lại” vì không giữ chữ “tín”.
    Từ câu chuyện của Hồ Xuân Mãn, bí thư TTH, tôi từ lâu đã ngờ người Huế...bây giờ càng không tin người Huế...

    Trả lờiXóa
  16. Người Quảng Nam nói như rứa là chưa phải, ở mô cung có người tốt và chưa tốt, việc đúng sai của anh Mãn mức độ mô sẽ chờ cơ quan có thẩm quyền xử lí. Người Huế rất anh minh mới dám nói lên những điều cần phải nói. Người QN nên điều chỉnh lại sự suy nghĩ thiếu thân thiện đó.

    Trả lờiXóa
  17. Thông tin “3000 USD thu hút sự quan tâm của dư luận, xử lý kiểu anh Mãn làm người dân nghi ngờ về đạo đức và hiểu biết pháp luật của anh.
    Theo Bộ luật Hình sự, việc cán bộ công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ từ 2 triệu đồng trở lên đã đủ yếu tố cấu thành tội “nhận hối lộ”.
    Nếu có đủ cơ sở, đủ yếu tố cấu thành “tội đưa hối lộ” công an tỉnh Thừa Thiên Huế phải xử lý, công an tỉnh không ra quyết định điều tra là có lý, không phải tiền nào đưa tới nhà anh Mãn cũng là tiền hối lộ...thí nghiệm của Páp-lốp(?) khi con chó đã quen tiếng kẻng, chỉ cần một tiếng chuông nhỏ thôi là nó quẩy đuôi đòi ăn...(tiếng chuông-được ăn) đã trở thành tiềm thức.
    Trường hợp này cũng vậy: Anh Mãn thấy tiền đến nhà mình, không cần tìm hiểu mà kết luận ngay: Tiền hối lộ?
    Thường tình, món hàng chưa đúng giá, người bán hàng dí trả lại ngay nhưng không báo công an...
    Anh Mãn đem tiền đi trả...làm cho nhiều người bận tâm suy nghĩ nhiều chiều...

    Trả lờiXóa
  18. Vì sao bệnh "thành tích", lối sống dối trá lại có thể bám dai dẳng trong xã hội chúng ta như thế?
    Thiển ý của tôi, nguyên nhân chủ yếu là điều kiện, cơ chế xã hội đã tạo đất sống cho những thứ giả dối, kém chất lượng. Một thứ hàng hóa kém chất lượng có thể "lừa" khách hàng khi họ chưa bao giờ được dùng hàng thứ thiệt, hoặc không có biện pháp, trình độ đề kiểm tra, có khi đơn giản chỉ vì loại hàng giả ấy bày bán ở chỗ mờ mờ ảo ảo u u minh minh nên người mua không thể nhận biết! Không phải hoàn toàn giống thế, nhưng loại người "giả", kém chất lượng vẫn "sống", thậm chí nhiều khi chỉ huy cả người giỏi vì công việc chỉ yêu cầu trình độ thấp, hoặc là công việc có thể dựa đẫm, "hữu danh vô thực" chẳng có công cụ nào kiểm tra được, có khi họ được trọng dụng theo kiểu "cáo mượn oai hùm", nhờ núp bóng, dựa vào một thế lực nào đó.

    Trả lờiXóa
  19. AI BẢO CHĂN TRÂU LÀ KHỔ
    CHĂN TRÂU LÀM BÍ THƯ
    NGỒI MÌNH TRÂU CẦM TẬP 100 ĐÔ MỒM LA HÉT LUNG TUNG
    SẮP XẾP ANH EM BÀ CON LÀM QUYÊN CAO CHỨC LỚN
    ƯỚC MONG SAO XÂY ĐẮP QUÊ HƯƠNG MAU TRỞ THÀNH THẦN...KINH

    Trả lờiXóa
  20. viet nam minh chi la hi noi dan giau nuoc manh xa hoi cong bang van minh nhung thay can bo giau dan ngheo con chau ho quay pha khong ai lam gi hoc hanh ngu nhu bo ma lam to toan la di mua bang tai chuc lai lam lanh dao nhung nguoi giao su tien si chi la rua he

    Trả lờiXóa