Đêm phố cổ Hội An
Chùa Cầu, một trong những biểu tượng của Hội An trên con sông Hoài thơ mộng. Buổi chiều khi mặt trời sắp lặn, dãy đèn lồng được thắp sáng, khiến con người có cảm giác ấm áp lạ.
Hai cậu bé đang chăm chú học bài khi bên ngoài khách du lịch vẫn nườm nượp qua lại. Những cửa hàng ở đây hầu hết là các ngôi nhà cổ, hàng trưng bày cũng thêm lung linh khi được đặt trong không gian như vậy.
Sự chăm chú của một em bé khi xem nghệ thuật quần chúng được biểu diễn hằng đêm bên Chùa Cầu. Níu chân du khách, Hội An không chỉ nổi tiếng với cao lầu, cơm gà hay hến trộn, mà những hoạt động mang đậm nét văn hóa vùng miền ở đây cũng rất đặc sắc.
Con đường vào Hội An trong một đêm 14 Âm lịch. Đèn lồng được thay cho đèn điện, thêm vẻ thơ mộng và cổ kính cho phố vốn đã rất rêu phong và đẹp.
Sông Hoài - con sông gắn với sự phát triển của Hội An. Nhờ con sông này mà Hội An trở thành thương cảng sầm uất, và bây giờ Hội An vẫn còn lưu giữ những dấu tích của sự giao lưu văn hóa xưa.
Bà cụ ngồi bán hàng dưới ánh sáng đèn lồng.
Tự cho mình đặc sệt "người nhà quê", suốt 30 năm qua ông Nguyễn Sự gắn đời mình với Hội An, quyết gìn giữ hồn phố cổ. Nhiều quyết sách "lạ" của ông đã mang đến thành công bất ngờ.
Sinh ra và lớn lên ở Hội An, ngay từ nhỏ, cậu bé Nguyễn Sự đã sớm chịu cảnh nhọc nhằn. Một buổi cắp sách đến trường, một buổi Sự đỡ đần cha mẹ trên cánh đồng ngập phèn chua xứ Cẩm Thanh. Hơn ai hết người đàn ông sinh năm 1957 cảm thấu sâu sắc cái tình, cái nghĩa của bà con nông dân quê ưu ái giành cho mình.
Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự mặc áo thun, đội mũ vải say sưa vào vai hướng dẫn viên cho khách du lịch tham quan đảo Cù Lao Chàm. Ảnh: Trí Tín.
Tốt nghiệp cao đẳng Sư phạm Toán Lý, Nguyễn Sự ra trường về làm giáo viên tại trường cấp II xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Dạy học chưa được một năm thì chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, Nguyễn Sự đăng ký đi bộ đội, lăn lộn ở chiến trường Campuchia gần 3 năm. Năm 1980, người lính quay về quê hương mang theo bầu nhiệt huyết tuổi trẻ, cá tính quyết liệt và trải qua nhiều công việc từ cán bộ đoàn, chủ tịch xã, trưởng phòng tài chính. Ông Sự có hai nhiệm kỳ Chủ tịch UBND Thị xã Hội An và đến nay là nhiệm kỳ thứ hai đảm nhiệm Bí thư Thành ủy Hội An.
Giữa xu hướng đô thị hóa, trong khi một số địa phương biến ruộng lúa thành đô thị thì ở Hội An, ông Sự quyết giữ không gian làng quê yên bình, làm du lịch từ nền nông nghiệp, tạo nét quyến rũ riêng cho phố cổ thu hút khách du lịch.
"Quyết sách của tôi là giúp người dân có thu nhập một cách văn hóa. Đến với Hội An du khách trong nước và quốc tế không chỉ lắng lòng sống chậm trong không gian phố cổ, mà làm sao để lại ấn tượng về hồn bình dị, mến khách", Bí thư Thành ủy Hội An bộc bạch.
Ông áp dụng chính sách giao thêm đất, hỗ trợ tiền trồng rau, làm gốm. Đến nay, Hội An đã phục hồi được làng rau Trà Quế, gốm Thanh Hà... hấp dẫn du khách quốc tế. Nhiều tour du lịch độc đáo mở ra như về làng rau Trà Quế làm nông dân, đến Thanh Hà làm gốm, tạo thích thú cho du khách, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Ông Trần Văn Trà, một nông dân ở làng rau Trà Quế cho biết: "Từ ngày làng rau được phục hồi, nhiều gia đình xây biệt thự, thu nhập cao. Ông Sự có công trong chuyện này rất lớn, dân làng rau Trà Quế đều ghi nhận".
Bí thư Sự ao ước: "Mỗi người dân Hội An sẽ trở thành sứ giả văn hóa giới thiệu hình ảnh Việt Nam tươi đẹp đến với bạn bè quốc tế". Ảnh: Trí Tín.
Suốt nhiều năm đảm trách cương vị lãnh đạo, lúc nào ông Sự cũng trăn trở làm sao giữ được "nếp nhà" của Hội An, vừa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội vừa duy trì được nét văn hóa độc đáo, riêng biệt cho mảnh đất này. Ông ao ước, mỗi người nông dân Hội An trở thành một "sứ giả văn hóa" thông qua con đường kinh tế du lịch, biết giữ cho môi trường sạch hơn.
Theo ông Sự, điều tạo nên Hội An đặc sắc không chỉ ở vấn đề di tích, kiến trúc cổ xưa mà chính là người dân. Họ vừa dân dã, quê mùa, bình dị nhưng lại rất sang trọng, quý phái. Chính điều ấy tạo nên hồn người Hội An gần gũi mà rất đỗi văn minh.
Đi khắp các ngõ phố, làng quê vùng ven ở Hội An, đi đến đâu hỏi người dân về ông Nguyễn Sự, ai cũng gật gù, tỏ lòng quý trọng. Ông Nguyễn Văn Lý ở đường Trần Phú, TP Hội An nhớ lại: "Mấy năm trước, nghe ông Sự ra lệnh cấm xe cộ vào phố, vào đêm rằm thì phải tắt điện, dân chúng tôi phản đối vì cho rằng doanh thu buôn bán sẽ giảm. Những năm gần đây chúng tôi mới vỡ lẽ, phố đi bộ và đêm rằm phố cổ đã tạo sức hấp dẫn, cuốn hút khách du lịch nườm nợp, mang lại thu nhập khá cao cho người dân phố hội".
Kể về chuyện này, ông bí thư bảo rằng còn nhớ như in tình cờ vào một đêm rằm khoảng năm 1998, bỗng dưng phố cổ lung linh, huyền hoặc dưới ánh trăng đẹp lạ thường. Ông nảy ra ý định tạo những đêm trăng rằm đặc biệt trên phố cổ Hội An. Quyết là làm, ông bắt đầu triển khai thí điểm tắt điện vào đêm rằm phố cổ. Những ngày đầu người dân phản ứng dữ dội, đến lần thứ tư thì bắt đầu ủng hộ. Nhờ thế doanh thu du lịch Hội An tăng vọt theo từng năm, đến nay trung bình lên 40 tỷ đồng mỗi năm.
Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự trò chuyện cùng các bạn trẻ đến từ Hà Nội về bí quyết gìn giữ môi trường, thu hút khách du lịch đến đảo Cù Lao Chàm. Ảnh: Trí Tín.
Nói về vị Bí thư chân quê này, Nhà văn Nguyên Ngọc ghi nhận: “Nếu không có Nguyễn Sự sẽ chẳng giữ được Hội An. Nguyễn Sự là tập trung tinh túy của người Hội An: trí tuệ, năng nổ nhưng thật bình dị, chân thật. Sở dĩ ông làm được nhiều điều cho phố cổ vì được dân thương. Quan chức ít ai giống anh, liêm khiết, thương dân, biết văn hóa bao giờ cũng mong manh, luôn lo lắng, suy nghĩ, gìn giữ, không chủ quan”.
Với nhiều đóng góp mang dấu ấn cá nhân suốt nhiều năm qua trong công cuộc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới Hội An, ngày 24/3, Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự được vinh danh, trao giải thưởng " Văn hóa Phan Chu Trinh" tại Hà Nội.
Năm 2005, Nguyễn Sự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động vì đã có nhiều thành tích trong việc giữ gìn và bảo tồn Hội An. Những nỗ lực của ông đã được ghi nhận. UNESCO quyết định công nhận Hội An là di sản văn hóa thế giới vào tháng 12/1999 và sau đó là giải thưởng về trùng tu, bảo tồn di tích của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh được Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh trao hằng năm cho các cá nhân có cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu văn hóa, Việt Nam học và dịch thuật. Giải thưởng được trao lần đầu tiên vào năm 2007, từ năm 2010 trở đi được trao vào ngày 24/3 hằng năm, đúng vào ngày giỗ của Phan Châu Trinh.
Trí Tín
Hết Bá Thanh đến ông Sự ... đúng là cái đám hết thuốc chữa. Chuyên đứng núi này trông núi nj. Nhân cách của chính mình thì chẳng bao giờ đoái hoài quan tâm.
Trả lờiXóaDân Huế không có loại dân kiểu này. Vì dân Huế còn biết xấu hổ. Dân này là dân nào mà khởi tố Mãn xong rồi giờ muốn phá là chính chứ không phải muốn Huế phát triển. Nếu muốn Huế phát triển thì người ta đã nêu ra những ý kiến kiểu khác.
Dân này là dân Quảng Bình chắc chắn. Muốn quay lại nắm quyền như thời trước thôi.
Việc phá phải phá, việc xây phải xây. Người có tầm, có tâm thì nghĩ ra mà làm, học người khác chắc chi học nổi. Muốn vậy, phải loại bỏ những cán bộ lãnh đạo có "tầm cỡ" tư duy nhiệm kỳ.
Trả lờiXóaNói cho có vẻ thanh tao, khữa khữa. Nhìn vào đây tớ chả thấy các bác các chú xây cái gì cả.
Trả lờiXóaHôm trước chửi Thiện, hôm sau đã có hơn cả chục cái ý kiến khen Thiện đáo để. Ôi trời. Mần một hồi thành cái quận của Đà Nẵng bất rõ ra rứa mà cứ hít rắm khen thơm cho bằng được.
Nghe đồn, vợ Thiện là Q.Bình, Thiện nhờ vợ, xưa Thiện cũng Quảng Bình dây dưa. Đoán ngay là cái đoàn bè lũ trong này ở đâu ra.
Một thất bại của Thừa Thiên Huế đến hôm này mà không ai dám nói, chính là các vị trí chủ chốt ở đất này, giao cho dân ngoại tỉnh thích cấu xé và ăn chực quá nhiều. Thích an thân an phận chứ không muốn mần cho nó phát triển.
Gốc là như vậy, đành phải chịu thôi. Trời số nó đày thì phải chịu...
bọn bay rảnh quá phải không? hết nói xấu người này đến người khác rứa? có thời gian thì hãy suy nghĩ làm gì cho gia đình và xã hội tề. đừng có kích động, lôi kéo làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân. lũ chúng bay đem ra mà chém trước đi.
Trả lờiXóa