Nhân dân - 26/07/2010 02:48
ND - Ngày 19-7-2010, Ban Bí thư đã ra Quyết định số 1718 QĐNS/T.Ư thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Trường Tô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.
Quyết định nêu rõ: Căn cứ Điều lệ Đảng; Xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tự kiểm điểm của đồng chí Nguyễn Trường Tô, Ban Bí thư nhận thấy:
Với cương vị là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, đồng chí Nguyễn Trường Tô đã thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh với gái mại dâm, vi phạm tư cách đảng viên, cấp ủy viên, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây bất bình trong Đảng và xã hội, khi kiểm điểm thiếu thành khẩn. Vi phạm trên của đồng chí Nguyễn Trường Tô là rất nghiêm trọng.
Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng đối với đồng chí Nguyễn Trường Tô.
>>>>>> So sánh Hồ Xuân Mãn và Nguyễn Trường Tô:
Giống nhau:
-Tô, Mãn đều là cán bộ TƯ quản lý.-Tô, Mãn ồn ào trên báo chí, dư luận trong cả nước, lưu cửu trên mạng Xã hội toàn cầu.
-Tô, Mãn ai cũng có hun.
-Tô, Mãn đều có nhà lầu, ô tô.
Khác nhau:
-Tô bị chụp ảnh, Mãn bị khiếu tố.-Tô thì sướng, Mãn bị bạt tai.
-Tô bị khai trừ ra khỏi Đảng, Mãn đang chờ...
-Tô ham chơi, Mãn cướp...
-Tô mất hết, Mãn còn nguyên UVTƯ Đảng, nguyên BTTU, cá nhân tiêu biểu học tập và làm theo đạo đức HCM, là AHLLVTND.
- Tránh đi theo vết xe đổ của Hồ Xuân Mãn
- Chân lý trước mắt ta thôi
- Cán bộ và luân chuyển cán bộ sau 10 năm thực hiện
- Đôi điều suy nghĩ về Huế (tt)
- Đôi điều suy nghĩ về Huế
- Hồ Xuân Mãn Cuộc
- Chỉ có một khả năng...
- Tâm tư người lính già
- Lý Thông đời mới
- Báo chí viết về AHLLVTND HỒ XUÂN MÃN
- Buổi gặp gỡ của chiến sĩ an ninh
- Tường thuật buổi làm việc của UBKTTW với CCB Phong...
- Ngày kị lần thứ 40 ở thôn Phò Ninh
- Bàn tay không che được bầu trời
- Việt Cộng viếng đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ H...
- HỒ VIẾT BÁ & BẢN THÀNH TÍCH CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN
- Gặp người biệt động thành Huế từng lên truyền hình...
- Thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ ch...
- Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn
- Ủy ban KTTƯ: 30/6/2012 giải quyết xong danh hiệu A...
- "Vua"Huế đi săn thời nay
- Mãn "ĐI" làm anh hùng chứ không có "CHẠY"...
- Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 ...
- Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn tự kể về nhiều cái nhất...
- Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông...
- Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo ...
- Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An...
- Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đ...
- Nhân Dân Tự Vệ VNCH
- Đơn khiếu nại về thành tích khai man của Bí thư tỉ...
- Một bài bình luận về "anh hùng" trên Báo Lao Động
- Xào xáo làm báo kiểu Phan Bùi Bảo Thy
- Hữu Thu...tự bán rẻ nhân cách với một giá bèo
- Mãn lên chức bí thư tỉnh ủy ở phút 89...
- Trung tá Hồ Xuân Phương
- Chủ nhân của 3.000 USD thưa chuyện với anh Mãn
- Từ bài báo "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN"
- Đất cố đô có "vua"!
- XIN HỎI ÔNG BÍ THƯ TỈNH UỶ
- BÍ THƯ TỈNH UỶ THỪA THIÊN HUẾ, HỒ XUÂN MÃN
Rứa là hết! Chiều ni em đi mãi
Trả lờiXóaCòn mong chi ngày trở lại Phước ơi!
Quên làm sao, em hỡi, lúc chia phôi
Bởi khác cảnh, hai đứa mình nghẹn nói.
Em len lén, cúi đầu, tay xách gói
Áo quần dơ, cắp chiếc nón le te
Vẫn chưa thôi, lời day dứt nặng nề
Hàng dây tiếng rủa nguyền trên miệng chủ!
Biết không em, nỗi lòng anh khi đó?
Nó tơi bời, đau đớn lắm em ơi!
Bàn chân em còn luyến tiếc không rời
Nơi em đã cùng anh vui phút chốc.
Những đêm tối, anh viết bài em học
Cho em quên bớt nỗi nhọc ban ngày
Nơi bao nhiêu âu yếm tuổi thơ ngây
Anh đã trút cho lòng em tất cả!
Em ngoái cổ nhìn anh: ta chỉ trả
Thầm cho nhau đôi mắt ướt li sầu!
Biết làm sao, em hỡi, nói cùng nhau?
Tiếng chưởi mắng vẫn phun hoài, nhục nhã!
Thì em hỡi! Đi đi, đừng tiếc nữa!
Ngại ngùng chi? Nấn ná chỉ thêm phiền!
Đi đi em, can đảm bước chân lên
Ừ đói khổ phải đâu là tội lỗi!
Anh mới hiểu: càng ngậm ngùi khổ tủi
Càng dày thêm uất hận của lòng ta
Nuôi đi em, cho đến lớn, đến già
Mầm hận ấy, trong lồng xương ống máu
Để đêm nóng mai kia hồn chiến đấu
Mà hôm nay anh đã nhóm trong lòng!
Huế, tháng 2 - 1938
- TỐ HỮU -
Gặp người biệt động thành từng lên truyền hình Mỹ - Mãn núp ở đâu ?
Trả lờiXóa> Cựu binh Mỹ đúc tượng sống mẹ Việt Nam Anh hùng
> Cướp giật lộng hành, nhớ về đội SBC huyền thoại Sài Gòn
Tiền Phong (30/4/2013) - Trong bộ phim tài liệu dài tập nổi tiếng Việt Nam, thiên lịch sử truyền hình, do hãng NBC-Mỹ sản xuất, có cảnh quay ngắn về một thanh niên dáng dấp thư sinh, đeo kính râm, chạy xe máy chở bộ đội cầm cờ giải phóng, dẫn đường đưa quân Cách mạng tiến vào nội thành giải phóng Huế mùa xuân 1975. Sau 38 năm, phóng viên Tiền Phong có dịp gặp lại nhân vật này giữa đời thật.
Ông Nguyễn Huy Ngọc chạy xe máy chở bộ đội tiến vào giải phóng thành phố Huế năm 1975 - ảnh chụp lại từ phim “Việt Nam, thiên lịch sử truyền hình”.
Trả lờiXóaNgồi trước tôi là người đàn ông ngoại lục tuần, khuôn mặt phúc hậu, giọng nói điềm đạm. Ông là Nguyễn Huy Ngọc, cựu chính trị viên Biệt động Thành cánh Bắc Huế, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy TT-Huế thời bình, quê Hương Chữ (thị xã Hương Trà).
Biết lý do chúng tôi tìm gặp, ông lắc đầu: “Các anh nên kể về những đồng chí, đồng đội, người dân đã cống hiến máu xương cho đất nước. Đóng góp của tôi chỉ là hạt cát mà thôi”. Thuyết phục mãi, cuối cùng ông mới chịu vào chuyện.
Trưa 25/3/1975, sau những trận đánh quyết định của biệt động thành và các lực lượng chiến đấu, đối phương lần lượt tan rã. Nhận lệnh cấp trên, ông quay lại Hương Trà cùng hai cơ sở cách mạng khác dẫn đường đón những đơn vị bộ đội chủ lực tiến quân vào tiếp quản nội đô. Ông không ngờ, hình ảnh trên được các phóng viên chiến trường ghi lại.
Ngoài khoảnh khắc được ghi vào ống kính truyền hình, ông Ngọc còn lưu giữ nhiều những thước phim tư liệu bằng ký ức. Về những trận đánh mà ông và đồng đội tham gia góp phần làm nên chiến thắng. Cải trang làm lính dù của đối phương để tiếp cận mục tiêu. Trận đánh thắng lợi giòn giã chỉ trong 10 phút, địch không thể chống trả, đơn vị không có thương vong.
Theo ông Ngọc, căng thẳng nhất là ngày 23 và 24/3/1975, một trung đoàn địch bỏ tuyến Khe Trái về phòng thủ từ Hòn Vượn qua dốc Dẽ về đồi 365. Đội biệt động thành được giao nhiệm vụ đánh đồi 365. Cuộc giao tranh ác liệt diễn ra, thương vong rất lớn, nhưng đội của ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Bảo lãnh cho người “chiêu hồi” ... có công
Cựu chỉ huy biệt động thành giữa đời thường. Ảnh: Ngọc Văn.
“Đóng góp của tôi chỉ là hạt cát thôi. Tôi thấy còn nợ dân nhiều lắm”.
Ông Nguyễn Huy Ngọc
Mới đây, khi về phường Hương Chữ - Hương Trà nắm thông tin nhiều hài cốt liệt sĩ vừa được tìm thấy, tôi lại gặp ông Ngọc. Ông về nơi đã từng nuôi giấu mình trong kháng chiến để dự lễ truy điệu, thắp nén nhang tưởng niệm đồng đội sau mấy chục năm giờ mới tìm thấy thân xác. Đi tìm đồng đội cũng là việc làm thường xuyên của ông từ sau giải phóng đến nay.
Một lần khác công tác tại xã Phong Bình (huyện Phong Điền), tôi tình cờ nghe cán bộ địa phương nhắc về ngôi nhà tình nghĩa mà ông Nguyễn Huy Ngọc vận động xây tặng cựu chiến sĩ thuộc tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương lẫy lừng một thời.
Sau này, ông Ngọc kể: “Đó là chị Nguyễn Thị Cúc, một trong 11 cô gái sông Hương năm xưa. Sau giải phóng, chị Cúc về sinh sống tại Phong Bình, gia cảnh rất khó khăn, không có chồng, sức khỏe yếu, lại bị bệnh lẫn. Hôm đó, tình cờ đi kiểm tra khắc phục hậu quả bão lụt tại Phong Điền, tôi gặp hai mẹ con chị Cúc lay lắt ngồi thuyền nhỏ thả lưới bắt cá kiếm tiền đong gạo. Biết chuyện, tôi bàn anh em cùng nghĩ cách giúp đỡ”.
Có lần đi cơ sở, tôi nghe dân kể việc giải quyết chế độ chính sách của ông Ngọc. Đó là chuyện về nhiều người thuộc đối tượng có công từng nằm trong danh sách đen “chiêu hồi” của Mỹ ngụy.
Hồi chiến tranh, hàng chục người dân tham gia tiếp tế lương thực cho cách mạng bị địch phát hiện, bắt về đồn buộc ký tên, điểm chỉ vào giấy xin chiêu hồi.
Tương kế tựu kế, ông Ngọc ngầm chỉ đạo dân cứ chấp nhận tình thế “chiêu hồi” để được thả về, nhằm duy trì cơ sở nuôi dưỡng cán bộ. Sau này, xét đối tượng có công, nhiều trường hợp vướng “án oan” chiêu hồi, hồ sơ còn lưu giữ rõ ràng, nên rất khó giải quyết. Nghe chuyện, ông Ngọc đích thân về làng quê tìm hiểu, rồi đứng ra bảo lãnh để cơ quan chức năng giải quyết đãi ngộ cho những người “chiêu hồi” có công này.
NGỌC VĂN
Trả lờiXóahttp://www.tienphong.vn/xa-hoi/624526/Gap-nguoi-biet-dong-thanh-tung-len-truyen-hinh-My-tpp.html
Đường về quê mạ
Trả lờiXóa7:55, 13/04/2005
Bài báo trên ANTG, đường link:
http://antgct.cand.com.vn/vi-vn/nhanvat/2008/9/49895.cand
Huế, tháng 3/1975.
Lưu để đọc sau
Email bài này
In trang này
In bài này
Ý kiến của bạn
Liên hệ đăng lại bài
10 bài được đọc nhiều nhất
Trong bộ phim tài liệu "Việt Nam, thiên lịch sử truyền hình", có một thanh niên cưỡi xe honda chở bộ đội, dẫn đầu đoàn quân tiến vào cửa An Hòa trong ngày giải phóng Huế cách đây 30 năm (26/3/1975 – 26/3/2005). Đó là Nguyễn Huy Ngọc, chiến sỹ biệt động thành Huế, nay là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Thường vụ Đảng ủy Công an Thừa Thiên - Huế.
Nguyễn Huy Ngọc sinh ra và lớn lên ở xã Hương Thái nay là xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, theo cách mạng năm lên 18 tuổi. Năm 20 tuổi, ông đã là xã đội trưởng xã Hương Thái, chỉ huy hơn 100 anh em du kích đánh địch ở vùng ven thành phố Huế.
Vào cuối năm 1971, ông được cấp trên rút về làm chính trị viên đội biệt động trực thuộc Thành đội Huế. Ngày ấy, Huế có 3 đội biệt động quận tả, quận hữu và quận Thành Nội được gọi theo 3 mật danh là "cô Mai", "cô Bé", "cô Bình". Ông Ngọc được phân công làm chính trị viên đội biệt động "cô Bình", chuyên phụ trách quận Thành Nội nay là các phường Thuận Thành, Thuận Hòa, Thuận Lộc và Tây Lộc, thành phố Huế.
Để lọt vào thành Huế đánh địch, có những lần ông Ngọc và đồng đội phải nằm phục giữa đồng lúa, dưới đất là bùn nước dầm mình, trên trời là nắng cháy gay gắt mà nếu không có lòng kiên trì và quả cảm thì khó lòng sống sót với thời tiết chứ đừng nói đến việc đọ súng với kẻ thù.
- Những ngày đó thật là ác liệt - ông Ngọc kể với tôi - Đội biệt động của chú khi mới thành lập có 15 người, sau nhiều trận là phải bổ sung thêm quân số cho đến ngày giải phóng, điểm mặt anh em còn sống sót chưa tới 10 người. Số anh em hy sinh lớn gấp 3 lần quân số của toàn đơn vị lúc đông nhất!
- Đối mặt thường trực với cái chết hàng ngày hàng đêm, chú có sợ không?
- Nói tới chết chóc ai mà chẳng gợn lòng. Nhưng nhờ tinh thần... lãng mạn, rất lãng mạn của tuổi thanh xuân, của người cách mạng mới vượt qua tất cả!..
Chiến đấu trong vòng vây kẻ thù
Đường về quê mạ (tt):
Trả lờiXóaMùa hè năm 1972, khi chiến trường Quảng Trị ngút trời lửa đạn, cấp trên ra lệnh cho các đơn vị đóng quân trên địa bàn Hương Trà tìm mọi cách cắt đứt quốc lộ, đánh xe của địch tiếp viện ra Quảng Trị. Sau nhiều lần không thành, đội biệt động được lệnh phải tìm ra cách đánh cho bằng được xe tăng của địch.
Ông Ngọc cùng 6 đồng đội chia thành 2 tổ, cơm nắm cơm vắt lên đường, náu mình ngoài lùm cây ruộng lúa đợi lúc chập choạng tối mới tiếp cận mặt đường đón xe địch. Vừa nhìn thấy 3 xe quân sự của địch chạy từ Huế ra Tứ Hạ, ông Ngọc hô to: Bỏ chiếc thứ nhất bắn chiếc thứ hai! Trong tích tắc, ông Ngọc giật lấy khẩu B40 của người đồng đội đang lúng túng nằm bên cạnh để bấm cò. Không ngờ, do xe chạy quá nhanh nên thay vì bắn chiếc thứ hai lại trúng chiếc thứ ba.
Tuy chỉ cháy được một xe nhưng từ trận đánh này, ông Ngọc đã rút ra một kinh nghiệm là muốn bắn cháy xe địch trên đường thì phải dũng cảm ép mình vào cạnh mặt đường mà bắn, còn nếu ở bên kia phía đường sắt bắn qua thì không thể nào trúng...
Đường về quê mạ
Cuối năm 1974, đơn vị biệt động thành ở cánh Bắc Huế được điều động về hậu cứ Sông Bồ để tập huấn. Dù chỉ trong 15 ngày nhưng toàn đơn vị rất phấn khởi vì họ đã hình dung ra một trận đánh lớn sắp sửa xảy ra là tấn công vào nội thành, vận động quần chúng nổi dậy như hồi Xuân 1968 và mùa hè năm 1972.
Đợt tập huấn kết thúc, đội biệt động của ông Ngọc lặng lẽ luồn sâu về địa bàn trú quân dưới chân đồi 365, cách Huế chừng 5km đường chim bay với nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng bạn chuẩn bị tuyến hành lang vào nội thành, nghiên cứu để đánh các phân chi khu, bảo vệ tuyến hành lang từ Khe Trái về Khe Điên qua chân đồi 365 về Hương Mai, Hương Thái, xuống Hương Sơ, Hương Bình về Huế.
Sáng 7/3/1975, đúng 9h, đồng chí Thái Long, Thành ủy viên, Thành đội phó triệu tập đơn vị và thông báo: Cấp trên cho biết chiến dịch toàn miền sẽ mở màn bắt đầu từ ngày 8-3. Nhiệm vụ của đội biệt động ở cánh Bắc là đánh cầu An Hòa, lực lượng vũ trang của Hương Trà gồm Tiểu đoàn 10 (K10), Đại đội 5 (C5) đánh chi khu Hương Trà, các đội công tác về phát động quần chúng nổi dậy ở các xã Hương Thái, Hương Thạnh, Hương Mai, Hương Bình.
Đội biệt động của ông Ngọc được giao nhiệm vụ đánh trận đột phá khẩu mở đường đưa bộ đội tiến vào thành phố Huế. Vào lúc 2h chiều 8/3, tất cả các cánh quân đều đổ ra cửa rừng tập kết ở Khe Nước với một khí thế rất hùng dũng và oai nghiêm hành quân về giải phóng Huế. Đúng 18h30' tối, đoàn quân do hai đơn vị C5 và K10 dẫn đầu xuống núi vượt cồn Bàu Đưng về phía An Lưu.
Đến An Lưu, một tổ trinh sát bí mật vượt qua con hói trong không khí yên lặng đến ngột thở thì một tiếng nổ của mìn định hướng vang lên. Đồng chí Tròn, trinh sát C5 bị thương nặng, cụt cả hai chân, đạn của địch từ trên cao và các hố cá nhân bắn ra như mưa cản bước tiến của đoàn quân. Trong tình thế ấy, ông Ngọc ra lệnh cho đơn vị biệt động xung phong nhanh chóng đánh chiếm phía Cồn Mã mở đường cho quân đi.
Văn Cầm Hải
Nguyễn Trường Tô chơi hoang bị đuổi ra khỏi Đảng, tước hết chức vụ cho về là cách hành xử của tổ chức Đảng.
Trả lờiXóaMãn cũng có chơi hoang, còn cướp công đồng đội, còn vu oan giáng họa cho dân...hành vi của Mãn là tội ác.
Rứa mà tạo hóa vẫn nặn ra được một ông vua Hồ Xuân Mãn mới xịn chứ.
Trả lờiXóaTrên NĐM,NTD, dưới HXM làm cho dân hết tin vào Đảng
Trả lờiXóa