Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Ông Thanh bị bệnh mất nhiều người tiếc thương, Ông Mãn nhờ bị bệnh nan y để thoát kỷ luật DÂN CƯỜI...

Hàng nghìn người tiễn đưa ông Bá Thanh lần cuối
9h15 sáng 16/2 (28 Tết), lễ truy điệu ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban nội chính Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, được tổ chức tại nhà riêng ở số 189 đường Cách Mạng Tháng Tám (phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng). Hàng ngàn người chen chân từ ngoài đường đến kín khoảng sân rộng trước nhà để tham dự.

Vĩnh biệt ông Nguyễn Bá Thanh: Đời người đâu phải như gió qua!

Dân trí Ông Nguyễn Bá Thanh đã qua đời. Nhạc sĩ họ Trịnh từng thở nhẹ triết lý “đời người như gió qua”. Nhưng với vị Trưởng Ban Nội chính Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng ấy, ngẫm lại đời người không như gió qua!

Con người tướng tá “như vâm”, phát biểu không nhìn văn tự, nói thì tưng tửng đúng kiểu Quảng - Đà mà nói tới đâu là “bắt đúng mạch, rà trúng đài”, dân nghe thấy “đã” tới đó, làm thì nhiều việc giải quyết “cái roẹt” ngay ấy... sẽ còn sống mãi trong lòng người dân Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Bá Thanh Thanh thăm hỏi sức khỏe các cán bộ cách mạng lão thành của Đà Nẵng

Nhiều việc giải quyết “cái roẹt”!

Chuyện ông Thanh Đà Nẵng - cái tên người ta vẫn gọi khi nói tới ông Nguyễn Bá Thanh - nói một lần khó hết. Có những câu chuyện “nho nhỏ” thôi nhưng cứ khiến người dân nhớ mãi.

Ông Thanh thăm đường hoa xuân Đà Nẵng trong dịp Tết Quý Tỵ 2013

Cách đây không lâu, chủ nhiệm một cơ sở dạy nghề thêu cho trẻ khuyết tật ở Sơn Trà, Đà Nẵng “bật mí” chữ Thanh trong tên cơ sở chính là cách mà chị nhắc nhở “ơn nghĩa” của ông Thanh với cơ sở. Năm này tháng nọ “trần ai” xin mở cơ sở không được, chị “đánh liều” tới gặp ông Thanh đề xuất ý tưởng, “rứa là ảnh duyệt ngay”. “Vì cô hỏi cái tên cơ sở có ý nghĩa gì thì tôi mới nói cô nghe. Chứ ảnh không có muốn chúng tôi kể lể chuyện ơn nghĩa của ảnh với cơ sở như vậy đâu” - chị nói.

Hay như cái lần có cô giáo ở Đà Nẵng chuyển tôi gửi về Dân trí một bài viết về ông Thanh. Cô nói: “Cô gửi em bài này, em nói cô nịnh lãnh đạo cô cũng chịu mang tiếng. Nhưng cô phải viết ra, không phải để cảm ơn ổng không, mà là nói cái mong muốn làm sao có được nhiều ông “quan” như ông Thanh”.

Bài viết “Món quà niềm tin ngày khai giảng” của cô giáo Phạm Thị Phong đăng trên Dân trí viết: “Tôi sững người, không tin nổi vào tai mình. Trời ơi, tôi – một cô giáo bình thường ở một trường phổ thông bình thường, mà cũng được thành phố hỗ trợ cho số tiền không nhỏ là ba mươi triệu đồng để mua máy quay phim phục vụ việc hướng dẫn học sinh làm phim ư?” khi nghe điện thoại từ Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố gọi cô đến nhận máy quay phim.

“Món quà” đến chỉ vài ngày sau khi cô trò gửi một lá đơn xin gửi thẳng nhà ông Thanh với niềm tin của cô học trò nhỏ: “Nhà em ở gần ngay nhà ông Thanh, nên hàng ngày vào lúc sáng sớm hay chập tối em vẫn thấy nhiều người dân đến nhà ông để xin giải quyết kiến nghị mà. Họ thường vẫn được ông tiếp đón và “giải quyết cái một” đấy cô”

Từ những việc nho nhỏ như thế, ông Thanh ghi dấu ấn trong lòng người Đà Nẵng khi ông đương chức “quan lớn” ở Đà thành. Có thể nói không ngoa, nhiều dân Đà Nẵng có thể “nở mày nở mặt” tự hào với “thành phố đáng sống” năng động, thay da đổi thịt, trở mình phát triển từng ngày ở miền Trung này một phần có công ông Thanh. Từ những công trình trọng điểm, cho đến những quyết sách xây dựng văn hóa, văn minh đô thị “bản sắc” Đà Nẵng phấn đấu “5 không, 3 có”: không hộ đói, không mù chữ, không lang thang xin ăn, không ma túy, không giết người cướp của - có nhà ở, có việc làm, có lối sống văn minh đô thị.

Nói tới đâu “bắt đúng mạch, rà trúng đài” tới đó

Cánh phóng viên báo, đài chúng tôi nhiều lần nói với nhau, làm tin hội họp mà có ông Thanh phát biểu là bài báo sinh động, bạn đọc quan tâm. “Độc” ở chỗ, nhiều khi ông chỉ cầm mảnh giấy con con gạch ý đầu dòng lên phát biểu hàng giờ liền không nhìn văn tự, mà nói tới đâu là bắt đúng mạch, rà trúng đài. Dân nghe thấy “đã” với cái giọng tưng tửng dân dã đúng kiểu Quảng - Đà của ông.

Ông Thanh phát biểu chủ trì trong một cuộc họp tiếp xúc cử tri ở Đà Nẵng

Ông Thanh trong một chuyến thăm khu dân cư ở Đà Nẵng

Tại Hội nghị về xây dựng cơ bản hồi tháng 1/2013 ở Đà Nẵng, lĩnh vực mà ông Thanh cho là “tham nhũng nặng nề nhất”, ông Thanh “bắt mạch” đúng bệnh: “Ông móc nối với nhà thầu thi công rồi rủ nhau lấy tiền của Nhà nước ra tiêu. Nâng khống khối lượng, nói láo số lượng. Ít thì nói lên cho nhiều… Mấy con đường làm xong chưa được mấy bữa đã hỏng có lỗi của mấy ông giám sát thi công “ăn” vô rồi nhắm mắt làm ngơ…”. Rồi ông rút ruột rút gan “tiêm thuốc đề kháng” tham nhũng: “Tôi không mong muốn phải xử lý ai, nhưng có sai phạm thì tôi phải xử lý. Lúc đó có quen biết nhau thì cũng chịu. Đó là công vụ. Tôi tin ai cũng biết sợ luật pháp thì không xảy ra tiêu cực. Đừng có tham lam quá, đừng có liều mạng, làm gì cũng phải nghĩ tới gia đình, bà con chòm xóm… người ta nhìn vào”. 

Nói chuyện với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của thành phố Đà Nẵng, ông Thanh có câu nói "để đời" nói về bệnh không dám nhận trách nhiệm cá nhân: “Không biết sợi dây kinh nghiệm nó dài bao nhiêu mà rút hoài không thấy hết”. Ông khuyên cán bộ một câu, lấy hình ảnh ví von nghe thì cười mà ngẫm ra thấy đâu là đừng có như con cá heo làm xiếc, người ta cho ăn thì mới làm.

Nói chuyện với mấy ông chồng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với vợ, ông Bí thư Thành ủy đọc bài thơ “Đôi dép” nói lên tình nghĩa vợ chồng: “Cùng bước mòn, không kẻ thấp người cao/ Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp/ Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác/ Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia/ (…)/Hai mảnh đời thầm lặng bước song song/ Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc/ Chỉ còn một là không còn gì hết/ Nếu không tìm được chiếc thứ hai”. Rồi ông đưa ra con số thống kê 80% trẻ bỏ nhà đi lang thang, hoặc phạm pháp có hoàn cảnh gia đình bố mẹ mâu thuẫn. Sau buổi đó, gần 100 “vũ phu” tự nguyện viết đơn cam kết không tái phạm hành vi bạo hành với vợ.

Nói chuyện với thanh thiếu niên “chậm tiến”, ông Thanh nói đạo lý: “Gặp nhau thì chào, làm gì sai thì xin lỗi, cho cái gì thì phải cảm ơn. Có ba cái chuyện bé tí mà nói miết làm cũng không được hỏi làm chi nên chuyện lớn”. Rồi ông răn: “Mình là con người, con người khác con vật ở chỗ có lý trí. Các em có lòng tự ái rất cao, điều đó tốt, nhưng cũng phải có lòng tự trọng, phải biết sống bằng đồng tiền mồ hôi, nước mắt của mình”. Rồi ông nói viễn cảnh nếu thanh thiếu niên hư tái phạm: “Rồi các em sẽ thành cha, mẹ. Có con cái lớn lên ra đường bị bạn bè dè bỉu: Hui, cha mi là thằng cha ở tù. Nhục lắm. Hối hận thì đã muộn rồi”. Nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng còn tổ chức cho các thanh thiếu niên đi “tham quan” trại 05-06, trại giam Hòa Sơn “cho biết”.

Ông Nguyễn Bá Thanh đã trút hơi thở cuối cùng nhưng những câu nói của ông, những việc làm của ông sẽ còn mãi trong lòng người dân. “Không phải cái chi ông Thanh cũng tốt nhưng ổng nói được làm được là được” - nhân dân thừa nhận.

Đời người đâu phải như gió qua! Xin mượn chính câu dẫn của ông khi nói chuyện với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thành phố Đà Nẵng làm nén tâm nhang: 

“Sinh ra vốn dĩ là dân
Phấn đấu dần dần cũng được thành quan
Hết quan rồi lại hoàn dân
Hoàn dân rồi lại dần dần vào quan…”.

Tâm An

62 nhận xét:

  1. ANH ĐÃ ĐI THANH THOÁT
    Anh đã ra đi! Anh ra đi nhẹ nhàng, thanh thoát, nợ tang bồng đã trả, chí nam nhi đã thành. Dẫu rằng, rất nhiều người mong có phép màu đề anh khoẻ lại. Nhưng số trời đã định, tiếc nuối phỏng ích gì.
    Nói thế để nhẹ lòng trước cái chết của anh, còn ai mà không tiếc một người con như anh, một ông quan như anh. Một người con hết lòng vì quê hương, một ông quan hết lòng vì nhân dân. Tiếc lắm vì thanh kiếm chống tham nhũng của anh đang còn sáng loáng, vừa vung lên chưa được bao lâu...
    Anh Thanh ơi! Mãi nhớ câu:
    Mộng Nam Kha chưa tỉnh giấc tàn canh
    Mà anh đã vội về miền tịnh thổ!

    Trả lờiXóa
  2. CHỰ TRÂU PHONG ĐIỀNlúc 00:04 14 tháng 2, 2015

    Nghe mà đau quá Hồ Cao Tặc ơi. Bí thư tỉnh bạn chết mà dân than khóc, cựu bí thư tỉnh mình sống mà dân chửi như chó. Chết mẹ đi cho dân nhờ ( Mà chết luôn quy hoạch cán bộ của mày luôn nhé thằng chó)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu còn chút liêm sĩ Hồ Cao Tặc nên tự xử như 5 tướng NGỤY Sài gòn. Không nên SỐNG MÀ XEM NHƯ ĐÃ CHẾT.

      Xóa
    2. PHAN THẾ PHƯƠNG ở TTHuế đã chết mà người dân XEM NHƯ ANH PHƯƠNG ĐANG SỐNG, họ lập miếu thờ và đặt tên trường học.

      Xóa
  3. Thằng Mãn để lại gì cho HUẾ?
    -Một thằng đần độn làm giấm đốc sở TT&TT
    -Một thằng phò mã Giám đốc sở KH&ĐT đã quy hoạch nguồn đến bí thư tỉnh ủy…
    -Một thằng Trưởng phòng CSGT CA tỉnh…
    Và một đám lâu la…công thần ngụy tặc.
    Bệnh nan y tránh được kỷ luật của Đảng…nhưng không tránh được tiếng đời…
    Một Nguyễn Bá Thanh làm cho Đà Nẵng thăng hoa…
    Một Hồ Xuân Mãn đem về cho Thừa Thiên Huế sự ô nhục…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chưa chắc đã theo ý "ANH HÙNG" tuy là quy hoạch "ngu-ồn" nhưng là Phò mã ăn đất bẩn, GĐ KH& ĐT nhiều tai tiếng, ông BÍ TTHuế có thể là anh PCT-CTHĐND. Bởi vậy, Dân Huế đề nghị anh trả lời sớm đảng tịch "anh hùng" hay là đã chìm xuồng "tịt luôn" ANH NÊN NÓI RÕ để mọi người yên tâm công tác..

      Xóa
    2. Không phải người ta làm khó nhau nhưng rất đúng anh Lưu ạ.

      Xóa
    3. Hồ Xuân Mãn để lại cho TT Huế một đám cẩu đệ học tập theo tấm gương tiêu biểu bất tài thiếu đức, bằng thật học rởm, tham lam, độc tài gian ác, dâm ô đồi trụy chỉ biết vàng, gái, gôn nên bị người đẹp bớp tai Mãn là đúng.

      Xóa
    4. "BỐP"
      -Đồ mất dạy!...
      Hồ Xuân Mãn:
      -"Đuổi, đuổi ngay con bé không biết làm việc kia!"..."Cho đóng cửa hết, không chỉ nhà hàng này mà còn cả...các nhà hàng bên cạnh!

      Xóa
  4. Không chỉ là di sản trong lòng người dân Đà Nẵng, mà ngay cả tôi là người Hà Nội và hiện ở Sài Gòn nhưng vẫn luôn trân trọng với những gì bác Thanh đã làm cho Đà Nẵng và cả Việt Nam mình nữa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cả 2 anh đều rất nỗi tiếng NGUYỄN BÁ THANH và HỒ XUÂN MÃN. Một anh về cõi vĩnh hằng nhưng dân ĐN tri ân và một anh thoát kỷ luật vì bệnh...LIỆT THẦN KINH XẤU HỖ dân TTHuế ngao ngán muốn héo luôn.

      Xóa
    2. MÃN hoàn dân chưa chết nhưng đã vào... quan tưởng còn sống nên vác mặt mo đến Nhà Văn hóa Trung tâm Huế.

      Xóa
  5. Thế mà cung đem mặt mo đi dự 85 năm ngày thành lập Đảng...
    Chị Nguyễn Thị Quyện nói: Hắn khai tầm bậy, tui có giới thiệu hắn khi mô mô?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu Mãn thông minh không được chự trâu thì eng đã khai 2 người giới thiệu eng vào đảng đó là đ/c Nguyễn Thị Minh Khai và đ/c Hoàng Thị Loan không nên khai chị Quyện.

      Xóa
  6. Trần Quang Thoạilúc 03:11 14 tháng 2, 2015

    Tôi ủng hộ ý kiến của ông Mai Liêm Trực. Cần định hướng dòng thông tin nhưng không áp đặt quy chụp. Thông tin cần minh bạch và nhiều chiều. Nhà quản lý tỉnh táo tiếp nhận thông tin mang tính phản biện, đặc biệt là những thông tin trái chiều. Bây giờ là thời đại xử lý thông tin chứ không thể ngăn chặn, bưng bít thông tin. Biết nghe những lời nói thẳng, nói thật của dân là một nhà nước dân chủ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhạc sĩ-Nhà thơ tài hoa Trịnh Công Sơn từng thở nhẹ triết lý “đời người như gió qua; đê gió cuôn đi ” thât đúng là chân lý. Tuy nhiên trong cõi Ta Bà làm ngươì (đúng nghĩa) như anh NGUYÊN BÁ THANH đã hoàn thành nhiêm vụ vê vơí đât mẹ chúng ta có thê liên hê thực tiên vơí anh bên kia đèo HV đê thâý nét tương phản, khâp khiêng nhưng cả 2 anh đêù rât nôĩ tiêng. Chia buôn cùng gia đình côs TB Nôị chính , xin đươc thăp nén hương lòng tiên đưa anh Bá Thanh vê cõi Vĩnh hăng.
      NGƯƠÌ HUÊ mơí vê quê ăn TÊT.

      Xóa
    2. Năm Dê em xin chúc anh hèn Hồ Cao Tặc bắt được nhiều bướm, từ bướm thiếu niên đến bướm bà, lên đời dối trá có nhiều nỗi nhục nhã, đứt nhiều dây thần kinh xấu hổ để sống cho thiên hạ đái lên đầu, ỉa vào mõm cho vui anh hèn Hồ Cao Tặc nhé. Em xin chân thành chúc đó.

      Xóa
    3. Cẩu đệ Mãn và DLV uống rượu Chivas 38 có chêm thêm mật bò tót tê hết rồi sao mà chưa thấy sủa ?

      Xóa
    4. Chắc tham ăn tham uống bị ngộ độc Chivas dõm đang cấp cứu!

      Xóa
    5. Chỉ 3.000 USD thôi ư? tao vứt cho mi thấy, tao tha cho mi khỏi ở tù vì tội đưa hối lộ...mi mất tiền tao được tiếng quan thanh liêm, dù sao tao cũng là một trong ba Bí thư Tỉnh ủy được Ban chỉ đạo vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tuyên dương là cá nhân tiêu biểu tại hội nghị toàn quốc. Vinh dự lắm chứ? Mi nghĩ tao là người thế nào mà phong bì chỉ có 3.000 USD?
      Chạy như tao mấy thằng làm được? chạy cở như tao không xứng đáng anh hùng thì là gì? thành tích đ. gì...vớ vẫn...bọn bây không thấy tao đã đuổi con bé "không biết làm việc kia"...liệu thần hồn...

      Xóa
    6. Hồ Thị PVân thi đại học hỏng, Mãn chơi đường cử tuyển, nhờ có họ Hồ, dân tộc Pa cô miền núi hầu hết mang Họ Hồ, Hồ Thị PVân nghiểm nhiên trở thành sinh viên ĐHSP chỉ cần phù phép thành con cháu Pa cô, khi công chúa ra trường chỉ vì muốn bố trí công bằng như con em nhân dân “pháp bất vị thân” mà giám đốc sở Giáo Dục Âu Thanh Minh lao đao lận đận, ức chế quá xin thôi giữ chức giám đốc sở trong nổi niềm, con rễ anh Minh là Cái Vĩnh Tuấn nay là giám đốc sở Nội Vụ Thừa Thiên Huế có lẽ có biết sự tình chán chê này, sau đó Vân về làm giáo viên trường PTTH Gia Hội, Hiệu trưởng Nguyễn Phước Bửu Tuấn phải dàn xếp ngay cái Bí thư Đoàn trường…Tuấn khôn thật. Chỉ có Âu Thanh Minh còn lí tưởng, còn nghĩ rằng Mãn là cán bộ cấp cao, hiển nhiên tính gương mẫu phải rất cao, là tấm gương sáng chói vì lí tưởng cách mạng, là đạo đức, là văn minh, là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư như hằng ngày Mãn vẫn giáo dục cán bộ, đảng viên học và làm theo Bác, làm theo tấm gương tiêu biểu, làm theo anh hùng...cho đến bây giờ Âu Thanh Minh mới nhận ra rằng "vì lòng tự trọng vội vàng làm đơn xin thôi giám đốc sở là dại"...người ta còn đem vợ đi thế chấp để chạy chức, chạy tuổi, chạy anh hùng...mới vinh thân phì gia...Dại...chỉ được chữ "sĩ" thôi.

      Công chúa Hồ Thị PDung được Mãn sắp xếp còn tài tình hơn. Một Đại học Huế lớn với hàng trăm Giáo sư, Tiến sĩ,...trở thành viên chức của Đại học Huế là khao khát của sinh viên giỏi, đối với Dung đường vào Đại Học Huế rộng như đường Lê Lợi...Dung chỉ mới hết tập sự đã được Giám đốc Đại Học Huế GS.TS Nguyễn Văn Toàn bố trí ngay lên làm Phó ban khảo thí thuộc Đại Học Huế. Với chức vụ ấy đã là cán bộ quản lý của các thầy. Giáo sư, Tiến sĩ cứ ngồi chơi, chấp nhận sự quản lý điều hành của cô sinh viên mới ra trường. Chuyện đời thế mới hay...anh Toàn nhỉ? Nói khắc khe cho có công bằng với thiên hạ, Anh Toàn bố trí như thế là có tầm nhìn 20 năm sau, là quan tâm cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Anh Mãn còn làm được AHLLVTND, thì chức phó ban của Dung là cái đinh gì? Dung cũng có bằng Đại học, thạc sĩ hẳn hoi, cũng đạt chuẩn...
      Câu chuyện nhắc nhở nhau phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập...xưa rồi Diễm ơi. Thời buổi này chỉ cần đi chợ, tiền nào của ấy, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư, huy chương, huân chương...có tất, riêng AHLLVTND thì khó hơn, vì anh hùng đang sống còn nhiều, họ còn so sánh hơn thua, qua ải ấy cá gáy mới hóa rồng...

      Xóa
    7. Cũng quy trình, cũng quy hoạch, cũng thăm dò...nhưng với quyền lực vô biên và để thị uy cho thiên hạ cong mình quy phục là trò luân chuyển, trò này giúp Phương phò mã đi từ công nhân cảng Thuận An lên sở Giao Thông qua Hương Trà ăn đất bẩn để tai tiếng nhưng rồi vô Kế Hoạch... một "tài năng trẻ" mà cái ghế phó chủ tịch và bí thư đang chờ Phương.
      Chỉ vì cái ghế của Phương phò mã, để có vẻ khách quan, vì cái chung, Mãn luân chuyển cả hệ thống, Trần Dũng Cảm đi "lên", Võ Hàng mới lên...như vậy mới khuyết ghế Chủ tịch UBND huyện Hương Trà cho phò mã...
      Vô Sở KH&ĐT thì chịu khó ngồi chờ Tôn Thất Bá về hưu, để cho Phương dễ điều hành thì luân chuyển Phan Mãn qua sở KH&CN, Lê Đình Khánh ấm ớ cho đi luôn...
      Cảm lên ban Tổ chức...Bình "lên" ban Tuyên giáo...Hinh "lên" ban tổ chức...Dũng lên ban Dân vận...đi lên nhưng ai cũng cảm thấy đường về không vui...chỉ vì cái ghế của phò mã mà luân chuyển các chức danh chủ chốt của cả tỉnh, chỉ vì con tép mà "Tướng" thí luôn cả bầy "Tượng", "Sĩ"..
      Tương tự kiểu đi ấy, cũng bài vở ấy là cái ghế của Hồ Xuân Phương bào đệ...ngạc nhiên chưa? Mãn quyết tâm để những cái ghế bỡ ăn cho con em mình...người ngu chự trâu ngồi lên những ghế ấy cũng lượm được khối bạc...thế Mãn mới đáng tài của chế độ công thần Anh hùng làm lụn bại đất nước...

      Xóa
    8. Nhưng đoạn cuối cuộc đời Mãn phải thúc thủ quy hàng thân bại danh liệt còn mất tiền thuê các nhà báo rỡm Hữu Thu, Bảo Thy... về đảng tịch tuy thoát kỷ luật vì bệnh...liệt thần kinh xấu hỗ nhưng dân TTHuế xem Mãn như con chó ghẻ do Hòa đại nhân (Ngô Hòa) và Trần Thanh Bình nó biết Mãn tham lam háo sắc thì rồi nhưng còn mỗi...háo danh nên cho Mãn cuộc.

      Xóa
    9. Cẩu đệ và DLV của Mãn nuôi giải độc Chivas 38 có chêm thêm mật bò tót tỉnh lại thấy có gì chưa đủ thì cứ bổ sung sủa tiếp nhé.

      Xóa
    10. Cả 2 anh đều rất nỗi tiếng NGUYỄN BÁ THANH và HỒ XUÂN MÃN

      Xóa
  7. Đúng là tâm thần hoang tưởng.
    Một bầy chó hoang thất cơ lỡ vận. Buồn nên SỦA , CẮN càn trên mạng.
    Một lũ thất học, vô văn hóa.

    Trả lờiXóa
  8. Tết đến rồi, đúng là rỗi hơi, thối mồm.
    Chuyện có ĐÉO gì mới. Toàn GÀO như bầy chó dại.
    Đọc thấy TỞM dân Huế, không ngờ mãnh đất văn hóa này lại có quá nhiều kẻ thất học, mất liêm sĩ.

    Trả lờiXóa
  9. Bọn nó học hành chi. Uống vài ba xị, sai chi làm nấy.
    Đúng là lũ đầu trâu mặt ngựa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CHỰ TRÂU PHONG ĐIỀNlúc 07:11 17 tháng 2, 2015

      Mày đang say chivas 38 hả

      Xóa
  10. Tứ hình xung THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI
    Anh Mãn tuổi SỬU, năm ni năm MÙI…
    Đi đâu thì đi…nhưng xin anh đừng đến nhà tui…Tai bay vạ gió, tui sợ lắm…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mãn đợi 86 năm ngày thành lập đảng mới đi tự sướng được. Dân Huế nói thật không sai bây giờ Mãn không làm cặt gì được ai chỉ xua lủ CHÓ DẠI và LỦ CHỰ TRÂU kiếm rượu Chivas 38 để ra sủa.

      Xóa
  11. Cả 2 anh đều rất nỗi tiếng NGUYỄN BÁ THANH và HỒ XUÂN MÃN: một tiếng tốt dân ĐN nhờ và một CON CHÓ GHẺ làm dân Huế nhục nhã!

    Trả lờiXóa
  12. Mãn tuổi trâu mới chự được một lần 6 con nhưng cốt nó là con DÊ , yên tâm không xung đâu Mãn đến quán đông khách, Mãn đi ĐĨ ế quán đóng cửa.

    Trả lờiXóa
  13. Mãnh đất văn hóa này từ khi MÊ MAN cai trị thì không còn văn hóa nữa, Một lũ thất học, chự trâu chỉ biết vàng, gái, gôn chúng phá nát bét làm sao mà lên được TƯ.

    Trả lờiXóa
  14. Chuyện Mãn đọc mãi để răn dạy con cháu không thể cũ, dân TTHuế xem Mãn như con chó ghẻ do Hòa đại nhân (Ngô Hòa) và Trần Thanh Bình nó biết Mãn tham lam háo sắc thì rồi nhưng còn mỗi...háo danh nên cho Mãn cuộc, nhưng người đời vẫn chưởi mãi.

    Trả lờiXóa
  15. THƯƠNG TIẾC NGUYỄN BÁ THANH!
    Giá như biết chối từ thì sẽ tốt hơn chăng?
    Nhưng nếu chối từ anh không còn anh nữa
    Vừa phanh phui những nghi án động trời, chưa kịp thở
    Thì căn bệnh "nan y" đã quật ngã anh rồi!
    Huế, 14-2-2015
    Mai Văn Hoan

    Trả lờiXóa
  16. Đồng cấp… nhưng “cái tâm”, “cái tầm”, “cái đức”, “cái chơi” kể cả chơi đá bóng “lùn” so với người ta nhưng ngông ngênh ngạo mạn…kiểu thích làm thầy, thích chơi trội…
    Người ta nổi tiếng thơm, Huế ta nổi tiếng ĂN CƯỚP…
    Không biết xấu hỗ còn đem cái “bệnh án” ra làm bùa hộ mệnh…
    Sắp tới 26/3
    Mừng 40 năm giải phóng Huế, nếu chưa công bố là đảng viên CHUI…Hồ Xuân Mãn lại được mời ngồi ở hàng danh dự…nhưng không ai vỗ tay…
    Trong diễn văn, Nguyễn Ngọc Thiện lại có dịp ca ngợi người anh hùng năm xưa mở toang cánh cửa phía Bắc thành Huế…

    Trả lờiXóa
  17. Xuân Mãn, Xuân Phán, Xuân Phương
    Trong ba Xuân ấy, dân thương Xuân nào?
    Xuân Mãn thiên hạ xôn xao
    Xuân Phương ấm cật hầu bao đã đầy
    Xuân Phán lông lá đầy tay
    Chữ nghĩa nỏ có mặt mày u mê
    Mặc cho thiên hạ cười chê…
    Sờ sờ giám đốc hê…hê…Phán cười

    Trả lờiXóa
  18. Đúng thế, bọn bây chỉ là lũ thối mồm. SỦA cả ngày rồi cũng quẹp đuôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CHỰ TRÂU PHONG ĐIỀNlúc 07:09 17 tháng 2, 2015

      Sủa là động từ nên gán vào mồm lũ chó bọn mạy đấy.

      Xóa
  19. Cứ tưởng tượng HXM là cái cối xay gió, để cho những tên Đông-Ki- Sốt chém cả ngày, thiên thu bất tận.
    Mà đã chém GIÓ thì chết ai!

    Trả lờiXóa
  20. XUÂN NÀY VẮNG BÁC
    Xuân này, vắng Bác rồi Bác ơi!
    Lặng im không nói, lệ tuôn trào
    Sông Hàn xa Bác, buồn vời vợi
    Non Nước bần thần, hỏi trời mây...
    Hoa Xuân thơm ngát, xin kết tràng
    Sáu mươi hai - mùa Nắng yêu thương
    Vấn vương, một kiếp đời lãnh đạo
    Hết lòng vì nước, vì nhân dân.
    Bác đi rồi, tấm lòng ở lại
    Trải khắp Đà Thành - đất anh hùng
    Cùng chung xây, mà cùng dốc sức
    Không phụ công đức của Bác Thanh
    Linh Ứng chiều nay, buồn thăm thẳm
    Lặng nhìn thành phố, đượm nỗi niềm
    Nay Bác xa rồi, về Đất Mẹ
    Đất của quê hương, đất tình người...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hàn giang lạnh chiều cuối năm vắng vẻ
      Đà nẵng buồn vì sắp tiển anh đi
      Kính phục anh chúng tôi chẳng biết nói gì
      Mắt ngấn lệ tiếc thương người trung nghĩa
      Lòng bùi ngùi xúc động mãi khôn nguôi

      Xóa
    2. Người đã đi rồi trong khói sương
      Xa xôi mây trắng tựa thiên đường
      Phiêu diêu hồn nhẹ như hương nắng
      Mãi để bao đời sau tiếc thương

      Xóa
  21. Điếu văn khẳng định công lao đóng góp của ông Nguyễn Bá Thanh đối với Đà Nẵng nói riêng và đất nước nói chung: “Suốt cuộc đời ông Thanh đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân thành phố Đà Nẵng. Sự ra đi của ông Thanh để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với Đảng, Nhà nước và các đồng chí, đồng nghiệp".

    "Nhân dân Đà Nẵng mất đi người cán bộ tận tụy, chăm lo cho nhân dân", ông Tô Huy Rứa nói.

    "Ông Bá Thanh là người dám nghĩ, dám làm. Bất kỳ ở cương vị nào, ông Nguyễn Bá Thanh đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng và nhà nước phân công, được nhân dân tin yêu và đồng đội, đồng chí yêu mến".

    "Nhớ lời ông Bá Thanh nói - 'Hãy khát vọng, nhưng đừng tham vọng, vì tham vọng sẽ dẫn đến cái riêng. Còn khát vọng là vì cái chung' - đó là khát vọng cả đời của đồng chí trước khi ra Hà Nội nhận chức Trưởng Ban phòng chống tham nhũng TƯ. Đó cũng là khí chất của người Quảng Nam đã được hun đúc và truyền lửa qua nhiều thế hệ mà đồng chí Bá Thanh là một điển hình", ông Tô Huy Rứa đã bật khóc sau khi đọc điếu văn.

    Trả lờiXóa
  22. Hồ Tịnh Văn
    VĨNH BIỆT ANH NGUYỄN BÁ THANH

    Lạ kì thay mùa này
    Trời miền Nam mưa vẫn tuôn từng đợt
    Gió lạnh căm căm xao xác tủi hờn
    Trời đẫm lệ cô đơn, mây ngơ ngác u buồn
    Lo lắng cho người con xứ Quảng!

    Nguyễn Bá Thanh! Tên Anh sáng lạng.
    Như ngôi sao sáng giữa bầu trời
    Đà Nẵng quê mình đang thầm gọi anh ơi
    Lo lắng cho anh với muôn vàn hy vọng

    Giữa bộn bề cuộc sống
    Ai ai người đang nhắc tên anh
    Từ bác xích lô, đến cô lao công quyét rác
    Đến các bậc trí thức khắp chốn thị thành

    Nguyễn Bá Thanh!
    Người người gọi tên anh vọng vang thân thuộc.
    Những niềm tin cho sức khoẻ anh hồi phục
    Những tiếng kinh cầu vọng cả núi sông

    Nhân dân biết phân định rõ hoa hồng
    Nhân dân sẽ là người tìm ra chân lý
    Đừng nghĩ rằng nước mắt là uỷ mị
    Mà là nỗi đau thương chia sẻ giống nòi

    Nguyễn Bá Thanh em thầm gọi anh ơi
    Anh là đầy tớ trung thành của nhân dân
    Người là Đảng Viên ưu tú
    Người thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí minh

    Anh hãy sống chứng kiến đất nước đi lên
    hãy vượt qua cơn bạo bệnh
    hãy truyền cho chúng em niềm tin và sức mạnh
    Cho thế hệ sau dựng xây đất nước mạnh giàu
    hãy vì nhân dân bây giờ và đất nước mai sau...

    Nhưng rồi niềm tin sụp đổ
    Nguyễn Bá Thanh đã đi rồi
    Vĩnh biệt anh rồi!
    Vĩnh biệt nhé, anh ơi!!!

    Trả lờiXóa
  23. Người ta thơ, tui cũng có thơ...lúc 03:50 16 tháng 2, 2015

    CHÂN DUNG GIA ĐÌNH MÃN TRUYỀN CHƯA MÃN CUỘC

    Nghe nói quan “đệ nhất” tỉnh nhà
    Cướp công đồng đội để thăng hoa
    Đủ chuẩn anh hùng ngôi sao sáng
    Sánh vai dũng sĩ dám xông pha !

    Ông bảo chỉ huy ba trận liền
    Trận đầu tiên diệt ác ôn Triêm
    Sau đó giết Thuần, bắt gián điệp
    Cuối cùng Hoàng Sớm tội phải đền.

    Ông bảo ông là một sĩ quan
    An ninh Khu ủy - đã phong hàm
    Được Đảng phân công ra Cam Lộ
    Bảo vệ Phi đen thăm Việt Nam

    Ông bảo ông chỉ huy tài ba
    Ba huyện Quảng - Phong với Hương Trà
    Mùa Xuân Bảy lăm cùng nổi dậy
    Cướp lấy chính quyền về tay ta . . .

    “Công chúa” P Vân mang họ Hồ
    Bà con cô bác người Pakô
    Cơ hội ghi tên vào cử tuyển
    Bốn năm Đại học - thỏa ước mơ !

    Tốt nghiệp được về Sở ông Minh
    Phân công về huyện không vì tình
    Nổi cơn thịnh nộ ông o ép
    Mất ghế Giám đốc thật là kinh !

    “Công chúa” P Dung quả hơn người
    Thời gian tập sự mới hết thôi
    Bố trí Phó Ban Đại học Huế
    Giáo sư, Tiến sĩ tủm tỉm cười !

    Em ông, Giám đốc một cơ quan
    Trí tuệ tất nhiên cũng phải bàn
    Truyền thông - Thông tin Thừa Thiên Huế
    “Lá lông” cai quản các học hàm !

    Đại úy chính danh H X Phương
    Đã là Trung tá khá “can trường”
    Cậy thế thần ngông nghênh ngạo mạn
    Phương đến rồi đi vốn bất thường.

    “Phò mã” sáng rực tựa sao mai
    “Nhạc phụ” ngắm sao ước mơ hoài
    Mai mốt ta về, con yêu nhé
    Thay thế chân ta - đâu dám sai !

    Nghe nói ông mưu mẹo lắm mà
    Sắp ghế hơn thua hộ người ta
    Ông Minh, Nguyên, Thi đều khiếp đảm
    Cái ghế đang ngồi phải lìa xa!

    Một hôm vào quán ở ven đô
    Thấy cô tiếp viên mắt mở to
    Rạo rực ông ôm hôn đánh “chụt”
    Một cái bạt tai thiệt ra trò.

    Lặng lẽ ông vào nhà vệ sinh
    Trở ra lớn tiếng quát cô mình
    Không biết chiều khách, không biết việc
    Cút ngay ! ai thấu hết sự tình ?

    Ông là “tấm gương ấn tượng nhất”
    Làm theo gương Bác giống như thật
    Trả lại ba ngàn “đô” hối lộ
    Thanh liêm như thế sao khuất tất ?

    Tốp ba Bí thư được nêu gương
    Tổng kết ba năm ở Trung ương
    Học tập và làm theo lời Bác
    Ông diễn rất hay “một vở tuồng”.

    Trả lờiXóa
  24. Thanh âm độc nhất đã tắt rồi…

    Trong cuộc đời dạy sử – làm báo của tôi (dạy sử từ 1978, làm báo từ 1986), tôi đã tìm hiểu, “gặp”, phân tích rất nhiều nhân vật lịch sử từ thời xa xưa cho đến tận… bây giờ; nhưng, có lẽ, con người – Nhân Vật Lịch Sử đặc biệt nhất, độc đáo nhất, thu hút sự ‘theo dõi’ của tôi nhiều nhất là Nguyễn Bá Thanh.

    Một điều đáng buồn là bởi những ngại ngần sự hiểu sai của người đời nên đã bao lần tôi muốn viết về ông mà không thể… Mãi cho đến lúc này, con người chính trị đặc biệt của Đà Nẵng nói riêng, cả nước nói chung đã vĩnh viễn ra đi thì tôi mới có thể nói một vài điều…

    Trong lịch sử 63 tỉnh – thành của nước ta, ông Nguyễn Bá Thanh là người giữ chức vụ cao nhất của một địa phương với thời gian lâu nhất: Từ khi Đà Nẵng tách ra thành thành phố trực thuộc Trung ương (1996), ông Nguyễn Bá Thanh là Chủ tịch UBND và sau này, ông vừa là Chủ tịch HĐND vừa là Bí thư Thành ủy cho đến ngày 28/12/2012, ông được điều ra công tác ở Ban Nội chính Trung ương.

    Suốt 16 năm bất chấp mọi khen, chê, vô số những lời thị phi,ông vẫn đứng vững ở cương vị đầu sóng ngọn gió để lãnh đạo Đà Nẵng, đưa một thành phố từ chỗ nghèo nàn, lạc hậu, “nhếch nhác” (từ ông Nguyễn Bá Thanh vẫn dùng), trở thành một thành phố nổi tiếng về sự đáng sống, đẹp, quyến rũ với mọi du khách xa gần, quả là điều chưa thấy ở bất kỳ địa phương nào.

    Chúng ta hay nói về các nguyên nhân làm cho một cuộc cách mạng hay một đất nước thành công, vai trò cá nhân luôn chỉ được xếp ở mức độ thứ yếu, nếu không muốn nói là bị mờ hóa. Trong khi đó, thực tiễn lịch sử chỉ ra rằng, phải có Park Chung Hee mới có Hàn Quốc đáng ngưỡng mộ; phải có Lý Quang Diệu mới có Singapore thần kỳ như thế; phải có một Meiji, tuy mới chỉ 16 tuổi, đã biết cách để đưa Nhật Bản trở thành cường quốc bằng cuộc cách mạng vĩ đại năm 1868…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất nhiên, để đánh giá đúng, đủ về một nhân vật lịch sử thì cần phải có thời gian để kiểm định từ tất cả mọi nguồn. Nhưng, có một điều mà ai cũng buộc phải thừa nhận: Lòng dân, người dân chẳng bao giờ sai khi đánh giá người lãnh đạo của họ.

      Từ khi ông Nguyễn Bá Thanh lâm trọng bệnh, tôi đã gặp, chuyện trò với không ít người về ông. Không có một người Đà Nẵng nào không buồn (nhiều người nói mà dường như sắp khóc), không một ai không ghi nhớ công lao của ông.

      Hình ảnh hàng ngàn người chờ ở sân bay, trước cổng bệnh viện để đón ông khi ông được đưa về quê nhà để chờ đến cái thời khắc đớn đau 12 giờ 12 phút ngày 13/02/2015; chắc hẳn, lịch sử đương đại nước nhà trong suốt mấy chục năm qua, chỉ chứng kiến một, hai lần(!)

      Ông Nguyễn Bá Thanh là người có vô số các huyền thoại. Thật và gần như thật đều có. Không ít những người quý yêu ông thêu dệt thêm cho huyền thoại về ông ngày một lung linh, rực rỡ. Có một trong những huyền thoại mà người viết bài này đã hỏi và ông chỉ cười cười: Chuyện kể rằng khi có một Đoàn cán bộ cao cấp – ở cấp độ gần như cao nhất của nước ngoài đến thăm, ông bố trí cho họ ở khách sạn Hoàng Sa(!) Đoàn nước ngoài không chịu, đi tìm thuê khách sạn khác. Đến đâu cũng nhận được trả lời là hết phòng và, họ phải ở đúng khách sạn mà ông muốn cho họ phải ở, để biết, để hiểu.

      Khi nghe thấy vô số những tin đồn chuyện này, chuyện khác; trước khi nghe tin ông sắp sang Mỹ chữa bệnh, tôi hỏi ông có phải vậy không? Ông nhắn lại rằng chuyện đời có nhiều điều khó nói lắm, hy vọng một ngày nào đó, sau khi lành bệnh, tôi sẽ kể thầy nghe. Ông chẳng nghe tôi giảng bài bao giờ nhưng khi nào ông cũng gọi tôi là thầy. Cách gọi đó của người có cương vị, ít khi tôi được nghe…

      Cách đây mấy chục năm, tôi đã thuộc lòng bài thơ Khóc anh Nguyễn Chí Thanh của Tố Hữu. Thời đó, không ít đứa trẻ như tôi nghe kể về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà không khỏi rơm rớm nước mắt. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh mất đột ngột vì một cơn nhồi máu cơ tim khi mới 53 tuổi (1914-1967).

      Xóa
    2. Gần 40 năm sau, lại thêm một người tên Thanh nữa đột ngột ra đi. Dù đã mất, ta vẫn như thấy sự hiện hữu của ông như Tố Hữu đã thấy ở đại tướng: Tưởng lại đưa anh ra chiến trường/ Đường về vó ngựa thẳng giây cương/ Ngày mai ai biết chiều nay phải/ Vĩnh biệt anh nằm dưới bóng dương...

      Quả thật, chống tham nhũng chẳng khác gì chiến trường. Chỉ tiếc người lính của chiến trường mới mẻ và đầy rẫy hiểm nguy, chưa kịp làm những điều tốt đẹp nhất cho dân, cho nước, đã phải ra đi. Cuộc chiến dang dở ấy nhất định phải tiếp tục bởi vì đó không chỉ là tâm nguyện của ông mà còn là sự đồng cảm, khát khao của 90 triệu con người…

      Chữ thanh vừa có nghĩa là thanh âm, lại vừa là sự sáng trong. Dù là âm thanh hay màu của đất trời thì bao giờ cũng hàm nghĩa về cái đẹp, cái cao thượng, cái đáng để ngưỡng mộ. Rất nhiều, nhiều người đã khóc khi nghe tin ông Nguyễn Bá Thanh vĩnh viễn ra đi. Đó là ĐIỀU mà chỉ có những vĩ nhân mới có thể đạt được.

      Ai đó có thể không đồng ý với việc gọi ông Nguyễn Bá Thanh là vĩ nhân. Có thể họ đúng nhưng cũng rất có thể khi nói rằng, vĩ nhân là người mà khi mất đi đã để lại sự tiếc thương, quý mến, trân trọng cho hàng triệu con người…

      Huế, 13/02/2015
      Hà Văn Thịnh

      Xóa
  25. Hà Văn Thịnh hỏi Hồ Xuân Mãn nhưng chưa được trả lời...lúc 05:35 16 tháng 2, 2015

    Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy
    Tuần Việt Nam - 26/01/2010 07:00 15 Tin gốc

    Xin hoi ong Bi thu Tinh uy

    Sau phát biểu của bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn về những thành tích của địa phương được đăng tải trên một số tờ báo, một nhà Sử học muốn ông Mãn nói rõ hơn, cụ thể hơn về những thành tích đó.

    Để rộng đường dư luận cũng là tôn trọng tính đa chiều của truyền thông, Tuần Việt Nam đăng ý kiến thể hiện quan điểm riêng của ông Hà Văn Thịnh, giảng viên trường Đại học Huế.

    Trong mục Chào buổi sáng của báo Thanh Niên, số ra ngày 25.1.2010, có đăng tải những phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn. Ông Mãn cho rằng đầu nhiệm kỳ, người nghèo ở tỉnh TTH là 28%, nay còn 8%; tỉnh đã lo cho 31.000 đồng bào dân tộc có nhà "4 cứng" và; nhất là tỉnh TTH luôn "nói đi đôi với làm". Nếu đúng như thế thì thật là diệu tuyệt. Nhưng vì là một nhà sử học, nói cái gì cũng phải có sách, mách có chứng nên tôi muốn ông Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TTH cho biết rõ - cụ thể hơn những thành tích rất đáng trân trọng ấy.

    1. kỷ lục

    2. Chỉ cần ngồi ở một quán cóc trên đường Lê Hồng Phong - trung tâm thành phố, khoảng một giờ đồng hồ, bất kỳ ai cũng được "tiếp xúc" với 10-15 người ăn xin, bán vé số. Họ có phải là người nghèo hay không? Tại sao TTH có tỷ lệ ăn xin và bán vé số cao nhất nước trong khi người nghèo đã giảm nhanh đến như thế? Xin nhấn mạnh rằng cũng trong chừng ấy thời gian vào buổi chiều tối, sẽ "bị" không ít hơn 10 đứa trẻ chèo kéo mua đậu phụng rang, bánh phồng tôm. Những đứa trẻ đó chỉ khoảng 8-11 tuổi.

    3. Tiêu chuẩn "nghèo" mà ông Bí thư Tỉnh ủy "xếp hạng" là dựa trên căn cứ nào? Theo các công trình nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn trường Đại học Khoa học Huế thì tỉnh TTH là một trong những địa phương có tỷ lệ người nghèo cao nhất nước. Xin nhớ rằng nếu thu nhập bình quân dưới 1.000 USD/người/năm, thì vẫn thuộc dạng nghèo; còn dưới 500 USD thì chắc chắn là thuộc diện đói nghèo. Cũng xin nhấn mạnh rằng tiêu chuẩn nghèo mà tỉnh TTH đang cố tính là theo Thông tư số 170/TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 8.7.2005, trong đó quy định rằng mức nghèo là dưới 200.000 đồng/người/tháng ở nông thôn và 260.000 đồng/người/tháng ở thành phố. Cách tính đó đã lạc hậu vì ai cũng biết chẳng một ai (kể cả trẻ con) có thể sống nổi ở một thành phố với thu nhập nửa USD/ngày(!) Đó là chưa muốn nói rằng số liệu mà ông Bí thư Tỉnh ủy đã đưa ra là không chính xác (tuy vẫn theo cách tính để lấy thành tích của ông). Số liệu của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TTH cho biết năm 2009, TTH có 21.168 hộ nghèo với 75.945 nhân khẩu, chiếm 8,85% (ông Bí thư đã bớt đi 0,85%). Thế nhưng số người "cận nghèo" (một cách nói để giảm thiểu sự sút giảm của thành tích. Trên thực tế là chẳng khác gì nhau. Nghèo và không nghèo chứ không thể có chuyện "cận nghèo"), là 5,75%. Cộng lại, TTH, tuy tính toán khác rất xa với thực tế, vẫn có 14,6% người rất nghèo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 4. Các dân tộc ít người ở tỉnh TTH có gần 50.000 người. Ông Bí thư Tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn cho rằng "tỉnh đã lo cho 31.000 đồng bào dân tộc có nhà "bốn cứng" là chính xác hay không? Được biết, nhà của đồng bào được xây dựng theo Đề án 135 của Chính phủ và kinh phí để thực hiện là do nguồn từ Nhà nước và các cơ quan hợp tác quốc tế. Tại sao tỉnh TTH có thể nói là chính họ đã lo cho đồng bào? Mặt khác, 40% còn lại vẫn chưa có nhà "bốn cứng" là nghĩa làm sao khi chỉ có 8% người nghèo? Đó là chưa nói chuyện xây nhà xong nhưng trong đó chẳng có gì, thu nhập của người dân không thay đổi gì thì quả thật, chỉ mới đem cái áo khoác lên cho người nghèo bớt xấu một chút mà thôi!

      5. Người viết bài này đã sống và làm việc ở tỉnh TTH 33 năm, đã chứng kiến sự thay đổi của nhiều lãnh đạo nhưng chưa hề thấy bất kỳ sự thay đổi thực sự nào từ ý tưởng, cách làm việc của những người lãnh đạo ấy. Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ vị lãnh đạo nào về đề tài này. Chỉ cần bước qua đèo Hải Vân là thấy xấu hổ vì mình là người Huế. Sự đủng đỉnh của Huế, tính bảo thủ muôn đời của nó là điều ai cũng biết. Thật là buồn khi mình gắn bó với một quê hương mà quê hương ấy chỉ thay đổi gọi là, phát triển gọi là...

      Là người dân, rất ước mong rằng các vị lãnh đạo hãy nói được sau khi đã làm được. Xin ông Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TTH trả lời những câu hỏi của tôi.

      Xóa
    2. Nhiêm kỳ 2 của cha Mãn thay đến 3 chủ tịch...4 p. chủ tịch
      Tha hồ mà hốt bạc...

      Xóa
  26. Ông Mãn một mình một chợ
    Suốt ngày toan tính sắp thằng này chỗ này, thằng kia chỗ kia…
    Bán chỗ này, chỗ nọ…
    Chạy “tiêu biểu”, chạy “anh hùng”…
    Thế thôi…

    Trả lờiXóa
  27. Những dòng chữ viết vội chẳng bao giờ là đủ với một con người vĩ tuyệt như Nguyễn Bá Thanh. Rồi, sau này lịch sử sẽ phán xét từ nhiều góc độ, nhưng tôi luôn tin rằng: ở cấp độ lãnh đạo địa phương, đã, đang và sẽ chẳng có thêm một người nào nữa như Nguyễn Bá Thanh, ít nhất là 10, 20 năm nữa. Tôi cũng hiểu rất rõ rằng nếu thực sự vì dân vì nước thì 'người ta' đã giao cho ông trọng trách lớn hơn, sớm hơn... Chỉ tiếc là cơ cấu quyền lực nhiêu khê đã làm tắt lụi một tài năng, một trái tim nhiệt huyết từ nhiều năm trước. Vậy mà ông vẫn cười, vẫn chiến đấu và chết tức tưởi, đớn đau. Đời tôi đã rơi nước mắt hai lần khi nghe tin một nhà lãnh đạo vĩnh viễn ra đi, năm 1969 và bây giờ...

    Trả lờiXóa
  28. Một tài năng của Huế: Nguyễn Ngọc Thiệnlúc 12:24 16 tháng 2, 2015

    Các gôn thủ tranh tài trên 18 lỗ. Giải thưởng đặc biệt của giải đấu là cơ hội sở hữu một trong những căn biệt thự liên kế Laguna Park đầu tiên tại khu dân cư cao cấp mới bên sân gôn ở khu nghỉ dưỡng.
    Vì ông ấy là quan đầu tỉnh, sang trọng, quyền uy, oai phong lẫm liệt, không đánh gôn cho xứng tầm thì đánh gì? Chả nhẽ lại đi đánh khăng, đánh đáo như trẻ quê à? Mà ông ấy có thời gian luyện tập nhiều, có tài năng xuất chúng, thì giành giải là đúng rồi, có gì mà báo phải làm tin nhỉ?
    Kết quả, ông Tôn Đức Sáu, nguyên vô địch Cúp CLB Gôn Laguna Lăng Cô tháng 5 vừa qua, đã giành chức vô địch giải gôn Laguna Park Classic đặc biệt này với tổng điểm 69 gậy. Ông Nguyễn Ngọc Thiện giành giải nhì. Ông Đỗ Duy Liên giành giải ba”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cố gắng cho bằng HXM...lúc 12:29 16 tháng 2, 2015

      Ông ấy là quan đầu tỉnh, sang trọng, quyền uy, oai phong lẫm liệt, không đánh gôn cho xứng tầm thì đánh gì? Chả nhẽ lại đi đánh khăng, đánh đáo như trẻ quê à? Mà ông ấy có thời gian luyện tập nhiều, có tài năng xuất chúng, thì giành giải là đúng rồi, không có gì là lạ cả?
      Sướng lên ông ta còn học tập làm được những điều trên cả thần kỳ như người tiền nhiệm Hồ Xuân Mãn...

      Xóa
    2. Ghen ăn tức ở...Thấy người ta chơi là GHÉT.lúc 12:31 16 tháng 2, 2015

      “Ông Bí thư Tỉnh ủy lấy đâu ra thời gian và tiền bạc mà đi đánh gôn? Lương tháng của ông ấy là bao nhiêu mà có tiền chơi gôn?”.
      Úi chao, đúng là những người chuyên thói “ghen ăn tức ở”.
      Các vị còn nhớ không, ông Trần Văn Truyền - cựu Tổng thanh tra Chính phủ, trước câu hỏi làm sao để có được dinh thự xa hoa, đã trả lời: “Tôi lao động đến thối cả móng tay” đó sao?
      Tất cả đều do lao động mà ra cả.

      Xóa
    3. Không phải vô tình, dân gọi anh Ngọc Thiện là NGHIỆN THỌC.lúc 12:54 16 tháng 2, 2015

      Dân Huế thâm trầm lắm, không chỉ khen anh Thiện giỏi chơi golf 18 lỗ, chơi golf một lỗ cũng rất giỏi, sân chời thì đã có để tử ruột Đinh Mạnh Thắng lo chu đáo…
      Không phải vô tình, dân gọi anh Ngọc Thiện là NGHIỆN THỌC.

      Xóa
  29. Trần Văn Thuyênlúc 13:32 16 tháng 2, 2015

    SỐNG MÃI
    (Vô cùng thương tiếc anh Nguyễn Bá Thanh.
    Thế là anh đã đi rồi.
    Nhân dân thương tiếc một người kiên trung.
    Trải qua sóng gió bão bùng.
    Anh còn sống mãi trong lòng nhân dân.

    Trả lờiXóa
  30. năm 1987 hồ xuân mãn làm ở ban mồm mép huyện HƯƠNG ĐIỀN mỗi lần gặp tui,mãn mở miệng:"cho tao lon BINO MI" rứa là ok.

    Trả lờiXóa