Trong 3 bộ hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu anh hùng LLVTND của tỉnh Thừa Thiên Huế:
+ Vũ Thắng: UVBCHTƯ Đảng khóa V, VI, VII, Bí thư tỉnh ủy BTT, TTH.
+ Đại tá Huỳnh An: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 6 Phú Xuân anh hùng.
+ Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn
+ Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn
Vũ Thắng, Huỳnh An chỉ là 2 hồ sơ làm đệm để Hồ Xuân Mãn nhận danh hiệu AHLLVTND thời chống Mỹ thêm vẻ vang.
Mùa xuân năm 1975 Mãn đứng ở đâu để "phá toang cánh cửa phía Bắc, tạo điều kiện cho Quân đoàn II tiến quân vào giải phóng Huế''?
Đồng chí Vũ Thắng
Tên gọi khác: Võ Phi Trắng
Năm sinh: 10-1926
Quê quán: Xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa V, VI, VII
|
Đồng chí Vũ Thắng:
Năm 1975, theo hồ sơ của Hồ xuân Mãn là đúng thì HXM mới được chi bộ (nào?) xem xét chuyển sinh hoạt Đảng chính thức, tháng 12/1975 huyện đội Phong Điền biên chế Hồ Xuân Mãn làm đại đội phó Đại đội thanh niên, du kích làm nghĩa vụ đột xuất tháo gỡ bom mìn phục vụ sản xuất...
Thời điểm ấy, đồng chí Vũ Thắng đã kinh qua các chức vụ:
- Ngày 15/4/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định giải thể Khu ủy Trị Thiên Huế, kiện toàn Tỉnh ủy và các đơn vị bộ đội. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế gồm 25 đồng chí. Đồng chí Lê Tự Đồng, Bí thư Khu ủy được cử làm Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Nguyễn Húng làm Phó Bí thư và các đồng chí Vũ Thắng, Hoàng Phương Thảo, Nguyễn Vạn, Trần Anh Liên, Lê Sáu, Hoàng Lanh, Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Văn Đàm là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy.
- Ngày 27/01/1983, tại thành phố Huế, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ III (vòng 2) chính thức khai mạc. Đại hội đã bầu Tỉnh ủy mới gồm 45 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Vũ Thắng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
- Ngày 5/11/1986, Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ nhất (khóa IV) tiến hành bầu Ban Thường vụ gồm 15 đồng chí. Đồng chí Vũ Thắng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Hai đồng chí Thái Bá Nhiệm và Nguyễn Văn Lương được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
- Ngày 23/9/1991 Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế họp phiên đầu tiên bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 8 đồng chí: Vũ Thắng, Nguyễn Khoa Điềm, Võ Nguyên Quảng, Phạm Bá Diễn, Phan Văn Đường, Ngô Yên Thi, Nguyễn Đình Ngộ, Lê Văn Hoàng. Đồng chí Vũ Thắng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Các đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, Võ Nguyên Quảng được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Đến ngày 10/5/1996 Đồng chí Ngô Yên Thi được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
Đ/c Vũ Thắng nghỉ hưu.
Đại tá Huỳnh An |
Đại tá Huỳnh An, đang minh mẫn ở tuổi 88
Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 6 Phú Xuân thuộc Quân khu Trị Thiên ra đời ngày 10/10/1965.
Trong 10 năm từ 1965 đến 1975, Trung đoàn đã đánh địch hàng ngàn trận; trong đó có nhiều trận thắng vang dội.
Trung đoàn cũng là đơn vị duy nhất hai lần hoàn thành nhiệm vụ tiến vào thành phố Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 và kéo cờ Mặt trận giải phóng trên Kỳ đài Ngọ Môn Huế vào ngày 26/3/1975.
Với những chiến công đặc biệt xuất sắc, Trung đoàn 6 Phú Xuân đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Tiến vào Thành Nội năm 1975 |
Viết theo lời kể của Hồ Xuân Mãn:
"Trong những năm chiến tranh, từ một chiến sĩ an ninh vũ trang tỉnh Thừa Thiên, ông làm Đội trưởng Trinh sát an ninh vũ trang Ban An ninh huyện Phong Điền. Từ năm 1973 cho đến ngày quê hương Thừa Thiên - Huế giải phóng (26-3-1975), ông Hồ Xuân Mãn là Trưởng ban An ninh kiêm Xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền. Suốt thời gian 5 năm (1970 -1975) bám dân, bám đất và kề vai sát cánh cùng đồng chí, đồng đội, ông Hồ Xuân Mãn đã lập nhiều chiến công xuất sắc và góp phần tạo nên vành đai Sơn - An - Nguyên diệt Mỹ nổi tiếng."
...
"Từ đó, cùng với anh em an ninh, du kích, ông Hồ Xuân Mãn gây dựng lại phong trào. Chi bộ mật, Chi đoàn mật, 5 tổ du kích mật được khôi phục và hoạt động trở lại. Tháng 3-1975, mặc dù không có lực lượng chủ lực hỗ trợ nhưng ông Hồ Xuân Mãn đã cùng lực lượng tại chỗ tổ chức nhân dân 2 xã Phong An - Phong Sơn nổi dậy, phá toang cánh cửa phía Bắc, tạo điều kiện cho Quân đoàn II tiến quân vào giải phóng Huế."
HXM nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân |
>>Giải phóng Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn đứng ở đâu?
17 Tháng Ba, 2009
GÓP BÀN VỀ NGÀY GIẢI PHÓNG THỪA THIÊN HUẾ XUÂN 1975
Trần Vĩnh Tường
Hàng năm, cứ đến dịp ngày 26 tháng 3, nhân dân Thừa Thiên-Huế nô nức tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm như một sinh hoạt tinh thần đầy ý nghĩa. Đây không chỉ là hoại động kỷ niệm mang tính chính trị mà đã trở thành nét văn hóa của người dân xứ Huế. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là, trong thực tế, Thừa Thiên-Huế được giải phóng vào ngày nào, ngày 26 hay ngày 25 tháng 3 năm 1975? Thiết nghĩ, với lịch sử 1 cần phải khách quan và công bằng. Trên tinh thần đó, tôi xin có đôi điều mong góp phần xác định thêm cho rõ ngày giải phóng Thừa Thiên-Huế.
Trong cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, có ghi: “Ngày 26-3-1975, sư đoàn 1 ngụy bị tiêu diệt, thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên được giải phóng. Thắng lợi đó đã tạo thế uy hiếp từ hướng Bắc đối với quân địch ở Đà Nẵng". Trong thực tế, sư đoàn 1 ngụy không phải đến ngày 26 tháng 3 mới bị tiêu diệt.
Trong cuốn Thừa Thiên-Huế kháng chiên chống Mỹ cứu nước (1954-1975), viết: “Trong khi 2 cánh quân Nam và Bắc của ta đã tiến vào Huế, thì ở cánh phía Tây, Trung đoàn 6 trung đoàn Phú Xuân) - con đẻ của Quân khu Trị-thiên, trước khi bước vào chiến dịch được Quân khu giao nhiệm vụ cắm cờ chiến thắng ở thành phố Huế, nhưng trên đường về Huế gặp khó khăn. Đến 6 giờ sáng ngày 26 tháng 3 năm 1975, Trung đoàn 6 mới chính thức kéo lá cờ lớn dài 12m, rộng 8m lên đỉnh cột cờ Phu Văn Lâu, đánh dấu mốc lịch sử thành phố Huế và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên-Huế hoàn toàn được giải phóng”. Cũng trong cuốn sách này, các tác giả khẳng định: "Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25 tháng 3 năm 1975, lá cờ chiến thắng được các chiến sĩ giải phóng cắm trên đỉnh Phu Văn Lâu, phần phật bay báo tin vui với nhân dân Cố đô Huế: thành phố Huế được giải phóng".
Trong cuốn Thừa Thiên-Huế xuân 1975, Trung tướng Lê Tự Đồng - nguyên Bí thư Khu ủy Trị Thiên-Huế, viết: "Các đơn vị từ phía Nam đánh lên vừa lùa địch bên ngoài thành phố, vừa cho những đơn vị nhỏ thọc vào thành phố. Từ 8 giờ sáng đến khoảng 13-14 giờ ngày 25-3 các đơn vị không hẹn mà gặp nhau tại thành phố giải phóng đang nồng nặc mùi thuốc súng".
Đồng chí Vũ Thắng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế viết: "Ngày 25-3-1975, từ hai hướng Nam và Bắc Huế, các lực lượng đi đầu của Tiểu đoàn 8, bộ đội địa phương Quảng Trì, được tự vệ dẫn đường tiến vào nội thành Huế. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25 tháng 3 năm 1975, lá cờ giải phóng được cắm trên đỉnh Phu Văn Lâu. Thành phố Huế đã được giải phóng".
Đồng chí Nguyễn Vạn - nguyên Bí thư Tinh ủy Thừa Thiên-Huế, người đã từng chiến đấu lâu năm ở chiến trường này kể: “Ngày 23 tháng 3 đến ngày 25 tháng 3, đồng chí Hoàng Lanh - Bí thư Thành ủy chỉ huy lực lượng bí mật bên trong cùng lực lượng biệt động đặc công thành phố ở ngoài vào huy động cơ sở cách mạng và quần chúng nổi dậy chiếm các nhà máy điện, nước, bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình và những cơ quan công sở quan trọng, bảo vệ an toàn thiết bị, vật tư tài liệu... tạo thuận lợi cho việc tiếp quản thành phố nhanh gọn, sớm ổn định. Một số cốt cán thành phố do đồng chí Nguyễn Huy Ngọc chỉ huyđã ra tận cửa An Hòa đón Tiểu đoàn 8 Quảng Trị vào thành, cùng vào có một đơn vị của Quân đoàn 2, hai đơn vị này đã treo cờ ở Phu Văn Lâu và Ngọ Môn. Ngày 26 tháng 3 năm 1975, Trung đoàn 6 vào tiếp quản nội thành Huế, treo cờ giải phóng rộng 8m, dài 12m lên Kỳ đài Thừa Thiên-Huế đã hoàn toàn giải phóng".
Thượng tướng Nguyễn Hữu An - nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2, viết: "Sau khi giải phóng Phú Bài và Hương Thủy, Trung đoàn 101 , tiếp theo là Trung đoàn 3 bộ binh có xe tăng đi cùng, được nhân dân địa phương giúp phương tiện... vận chuyển tiến rất nhanh vào nội đô Huế. Đúng 13 giờ ngày 25 tháng 3, Tiểu đội phó Tiểu đội trinh sát Nguyễn Văn Phương đã cắm cờ chiến thắng lên Phu Văn Lâu.
Một bộ phận của Trung đoàn 3 (Sư đoàn 324) cùng xe tăng, chiều ngày 25 tháng 3 đã tiến vào sở chỉ huy Quân đoàn 1 ở Mang Cá và tới giải phóng cho hơn 2.000 tù chính trị ở nhà lao Thừa Phủ.
Cùng chiều hôm đó, các lực lượng của Quân khu Trị -Thiên từ hướng Bắc cũng tràn vào đánh chiếm các mục tiêu trong thành phố".
Từ những mô tả trên của các vị lãnh đạo và chỉ huy chiến trường lúc bấy giờ có thể nhận thấy rằng có một điều chưa thống nhất là thời điểm cắm cờ giải phóng trên Phu Văn Lâu. Nhiều người cho là cờ được cắm vào 10 giờ 30 phút ngày 25-3, có người nói là 13 giờ cùng ngày. Nhưng tất cả các ý kiến đó đều thống nhất ở những điểm sau.
- Lá cờ giải phóng được cắm trên đỉnh Phu Văn Lâu vào trưa ngày 25 tháng 3 năm 1975.
- Đơn vị cắm cờ là Tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương Quảng Trị.
- Sở chỉ huy Quân đoàn 1 ngụy ở Mang Cá bị quân ta đánh chiếm vào ngày 25-3.
- Thành phố Huế được giải phóng ngày 25 tháng 3 năm 1975.
Vậy tại sao lấy ngày 26 tháng 3 làm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế? phải chăng đây là ngày cả tỉnh được giải phóng? Chúng tôi xin dẫn ra đây ý kiến của các đồng chí chỉ huy chiến trường, tham gia giải phóng Thừa Thiên-Huế.
Thượng tướng Nguyễn Hữu An viết: "Rạng sáng ngày 23, Trung đoàn 101 đã phá vỡ căn cứ Lương Điền, mở được cửa phía Nam về Huế, đồng thời hỗ trợ cho Trung đoàn 3 Sư đoàn 324 tiêu diệt địch ở 303, núi Bông, núi Nghệ, Mỏ Tàu. Trung đoàn 18 tiến công vào căn cứ mũi Né... Nắm thời cơ địch đang hoảng hốt, Trung đoàn trưởng Phạm Hồng Lẫm cho Tiểu đoàn 3 truy theo và đánh thẳng vào chi khu Phú Lộc. Tới 19 giờ ngày 23, Trung đoàn 18 diệt xong chi khu và đánh tan tiểu đoàn 128 bảo an, rồi đưa tiếp Đại đội 7 phối bợp với Tiểu đoàn 21 bộ đội địa phương chiếm cửa Tư Hiền... chiều 23 tháng 3, các trung đoàn 1 và 2 (Sư đoàn 324) đã chiếm cửa Thuận An, Trung đoàn 18 (Sư đoàn 325) cùng bộ dội địa phương đã áp sát cửa Tư Hiền.
Phía Bắc Huế, từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 3, bộ đội địa phương Quảng Trị có Đại đội 7 xe tăng (Lữ đoàn 203) yểm hộ đã quét một loạt căn cứ, quận lỵ như Thanh Hương, Đại Lộc, Hương Điền rồi vượt sông Mỹ Chánh tấn công Phò Trạch, Lương Mai, tiếp đó hình thành hai mũi; một mũi đánh chiếm Bao Vinh, một mũi đánh chiếm bờ Bắc Thuận An.
Tảng sáng ngày 25 tháng 3, Tiểu đoàn 3 đã nổ súng đánh chiếm quận lỵ Hương Thủy, cùng lúc, Trung đoàn 101 đánh vào Phú Bài. Địch bị bất ngờ tháo chạy hỗn độn, bỏ lại toàn bộ vũ khí trang bị kỹ thuật, trong đó có một đoàn xe cơ giới đang nổ máy".
Đồng chí Nguyễn Vạn viết: "Chiến trường Bắc Thừa Thiên có khó khăn mới, nhưng trong tình thế địch bị hoảng loạn, tinh thần rêu rã, dù co cụm đông đặc cũng không giữ được sẽ bị quân ta đánh tan. Chấp hành lệnh của Bộ Tư lệnh chiến dịch không để địch co cụm vào Huế, không để địch xúc dân, tối 23-3- 1975, toàn bộ mặt trận đồng bằng phát động cao trào tấn công nổi dậy...
Như vậy là 3 huyện Bắc Thừa Thiên-Huế đã hoàn toàn được giải phóng trong 2 ngày 24 - 25-3-1975".
Theo đồng chí Vũ Thắng: "Phối hợp với đòn tiến công quân sự, Đảng bộ và nhân dân các huyện và thành phố Huế đã nổi dậy giải phóng quê hương. Ngày 24 tháng 3, giải phóng các huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy. Ngày 25 tháng 3, tiếp tục giải phóng Phú Vang, Quảng Điền, thành phố Huế và huyện Phú Lộc”.
Từ những trình bày trên có thể nhận thấy rằng, các huyện của Thừa Thiên Huế đều được giải phóng trong các ngày 24 và 25 tháng 3 năm 1975. Để cụ thể hơn, chúng tôi dẫn ra đây ý kiến về ngày giải phóng các huyện. Đồng chí Võ Nguyên Quảng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: "Đến ngày 25-3, nhân dân 18 xã trong huyện đồng loạt nổi dậy cướp chính quyền. Huyện Hương Thủy hoàn toàn giải phóng”.
Đồng chí Nguyễn Hữu Hường - nguyên Bí thư Huyện ủy Hương Trà kể lại:"Đồng chí Lành và đơn vị xuất phát từ 5 giờ sáng ngày 25-3-1975 vào tới thành phố lúc 6 giờ sáng... thì được biết Hương Trà không còn địch . . . Gặp tôi đồng chí Dương Bá Nuôi bắt tay, ôm hôn tôi rất chặt: Hoan hô Hương Trà đã giải phóng sớm...".
Ở Phong Điền, "Ngày 24-3 một tiểu đoàn của Quảng Trị đánh chiếm Mỹ Chánh rồi tiến thẳng vào Phò Trạch, An Lỗ hướng về Huế. Các lực lượng Phong Điền chớp thời cơ giải phóng ngay quận lỵ. Cùng lúc ấy Tiểu đoàn 812 từ Hải Lăng tràn sang. Các xã Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương đồng loạt nổi dậy giành chính quyền làm chủ huyện. Huyện Phong Điền được hoàn toàn giải phóng”.
Tại Quảng Điền, đồng chí Nguyễn Trung Chính - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, kể: "Ngay đêm ấy (24-3), anh Hoàng Điền liên lạc được với bộ đội ở Phong Chương rồi chỉ đạo ngay mũi công tác của huyện và các đội công tác xã phát động quần chúng nổi dậy tiến công giải phóng các xã Quảng Thái, Quảng Hưng (nay là Quảng Lợi, Quảng Phước - TVT) và quận lỵ Quảng Điền. Đúng 15 giờ ngày 25, cờ giải phóng phấp phới tung bay trên nóc tòa quận trưởng, chi khu quân sự Quảng Điền".
Đồng chí Lê Viết Phong - nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Phú Vang viết: "Thừa thắng xông lên, lực lượng vũ trang của huyện... lấy xe và lái xe của địch (GMC)... tổ chức tiến lên vùng trên (Ân - Tài - Thiện) hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy, bao vây tiêu diệt quận lỵ Phú Vang... Ngày 25-3- 1975, toàn huyện Phú Vang được giải phóng, một số xã tiến hành mít tinh mừng giải phóng và ra mắt ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời".
Từ thực tế chiến trường mà các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp đã phản ánh trong bài viết của mình gần đây nhất, có thể nhận thấy toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế được giải phóng ngày 24 và 25 tháng 3 năm 1975. Như đã dẫn ở trên, đồng chí Vũ Thắng viết: "Ngày 24-3, giải phóng các huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy. Ngày 25-3, tiếp tục giải phóng Phú Vang, Quảng Điền, thành phố Huế và huyện Phú Lộc".
Có thực tế là "Trung đoàn 6 bộ binh Quân khu là đơn vị con đẻ của Trị-thiên, được Quân khu giao nhiệm vụ cắm cờ chiến thắng ở thành phố Huế, thì đúng 6 giờ 30 phút ngày 26-3- 1975 mới chính thức kéo cờ lớn (dài 12 m, rộng 8 m) lên cột cờ phu Văn Lâu...". Theo đồng chí Nguyễn Vạn thì “Ngày 26-3-1975, Trung đoàn 6 vào tiếp quản nội thành, treo cờ giải phóng". Nói tiếp quản, bởi vì thành phố Huế đã được giải phóng và cờ giải phóng đã được Tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương Quảng Trị và một đơn vị của Quân đoàn 2 cắm trên Phu Văn Lâu trước đó một ngày (25-3-1975).
Từ những trình bày trên, mà chủ yếu là dẫn ý kiến từ các bài viết của chính các nhân chứng lịch sử, những vị lãnh đạo và chỉ huy chiến đấu trực tiếp ở chiến trường Trị-Thiên-Huế trong chiến dịch Xuân 1975, theo chúng tôi có thể khẳng định, thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được giải phóng ngày 25 tháng 3 năm 1975.
01 Tháng Mười, 2008
THÀNH PHỐ HUẾ ĐƯỢC GIẢI PHÓNG
Năm học 2008-2009 này học sinh lớp 12 được học sách giáo khoa Lịch sử 12 mới. Sách Lịch sử 12 mới có nhiều sửa chữa và bổ sung phù hợp nên đã khắc phục được một số hạn chế của cuốn Lịch sử 12 trước đó. Xem tiếp>>.
"Từ đó, cùng với anh em an ninh, du kích, ông Hồ Xuân Mãn gây dựng lại phong trào. Chi bộ mật, Chi đoàn mật, 5 tổ du kích mật được khôi phục và hoạt động trở lại. Tháng 3-1975, mặc dù không có lực lượng chủ lực hỗ trợ nhưng ông Hồ Xuân Mãn đã cùng lực lượng tại chỗ tổ chức nhân dân 2 xã Phong An - Phong Sơn nổi dậy, phá toang cánh cửa phía Bắc, tạo điều kiện cho Quân đoàn II tiến quân vào giải phóng Huế."
Trả lờiXóaThiếu tướng Nguyễn Công Trang, nguyên Phó chính uỷ Quân đoàn II (Quân đoàn II có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng Quân khu Trị - Thiên mở chiến dịch Trị - Thiên Huế): Sáng ngày 25-3 chiếm xong Phú Bài và quận lỵ Hương Thuỷ, Trung đoàn 101 phát triển lên An Cựu. Trung đoàn 3 (có xe tăng đi kèm) theo sát phía sau Trung đoàn 101. Được nhân đân địa phương đưa xe lam, xe máy tới giúp chuyên chở lực lượng, Trung đoàn 101 tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân - đứa con chủ lực đầu lòng của nhân dân Thừa Thiên Huế, vinh dự là đơn vị tiến vào Thành Nội, góp phần giải phóng quê hương thân yêu. Ngày 25-3-1975, từ đỉnh Phu Văn Lâu, lá cờ chiến thắng tung bay trên bầu trời Huế, chính thức báo tin vui thành phố đã hoàn toàn giải phóng. (...) Ngày 26-3-1975, các lực lượng vũ trang Quân khu và Quân đoàn cùng nhân dân địa phương quét sạch mọi tên địch còn ẩn náu ở các hang cùng ngõ hẻm. Ta giành toàn thắng trên chiến trường Trị Thiên vô cùng anh dũng. (Tr.175)
Trả lờiXóaHồ Xuân Mãn ngồi ở đâu…?
Trả lờiXóa- Man chưa lành bệnh hiểm nghèo, Nguyễn Ngọc Thiện chưa kết luận Hồ Xuân Mãn có phải là đảng viên hay không…thì Nguyễn Văn Cao phải mời Hồ Xuân Man ngôi ở hàng danh dự cao nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế…nhưng không mời phát biểu…
- VÀ CHẮC CHẮN NẾU ĐƯỢC GIỚI THIỆU THÌ KHÔNG AI VỖ TAY NHƯ DỊP KỈ NIỆM LẦN THỨ 85 NGÀY 3/02 THÀNH LẬP ĐẢNG CSVN.
Tui vô thăm Mãn, cố nhìn "bằng ANH HÙNG" nhưng không còn treo ở vị trí cũ...
Trả lờiXóaThế là được rồi...chỉ cần Mãn tự giác đến vậy...còn có là đảng viên hay không tôi không cần quan tâm...
Tui đọc lịch sử đảng bộ TTH ở giai đoạn trước 1975, giai đoạn mà HXM kể thành tích để làm anh hùng…tui không thấy bóng dáng HXM…
Trả lờiXóaAi thấy chỉ dùm…
Sau khi làm “cách mạng” cướp chính quyền, họ bắt đầu thanh lọc người qua chiến tranh.
Trả lờiXóaNgười dân sợ họ vô cùng và gọi họ là những con cọp.
Nắm quyền lực và thống trị tuyệt đối nhân dân rồi, họ bắt đầu ăn không từ một thứ gì để vơ vét và làm giàu.
Người dân nguyền rủa họ không tiếc lời và gọi họ là những con lợn.
Tích lũy của cải khổng lồ xong, họ bắt đầu khoe nhà vàng, lầu ngọc một cách kệch cỡm của những kẻ vô học.
Người dân ghê tởm họ và gọi họ là những con cóc.
Họ bắt đầu no cơm ấm cật rồi sướng quá hóa cuồng, tối ngày chỉ mơ chuyện chăn gối.
Người dân cười họ và gọi họ là những con dê.
Khi còn thiếu cái gì nữa…họ nghĩ: Cần để nhân dân muôn đời nhớ ơn bằng thành tích tưởng tượng.
Người dân khinh bỉ gọi họ là những con chuột.
Còn họ coi nhân dân là những con cừu gọi dạ bảo vâng.
Và họ nghĩ những con cừu này là tầng lớp trâu bò nai sức ra cày để nuôi béo họ và gia đình.
Họ từng tuyên bố: “Không con bò hay con lừa nào có thể ngăn cản tiến bộ của chủ nghĩa xã hội.”
Dưới mắt ta họ là những người hóa thú.
Dưới mắt họ ta cũng là người thành thú.
Cho nên xã hội ngày nay trở thành rừng rú nơi những con thú quyền thế cai trị và bóc lột những con thú nô lệ, và những con thú nô lệ cùng quẩn quay ra cắn xé lẫn nhau.
Thời gian lộ nguyên hình hết…
Trả lờiXóaBọn cán bộ thời nay đang cỡi trên đầu nhân dân…biến tài sản tổ quốc thành tài sản riêng của chúng nó…
Hồ Xuân Mãn ngồi ở đâu…?
Trả lờiXóa- Man chưa lành bệnh hiểm nghèo, Nguyễn Ngọc Thiện chưa kết luận Hồ Xuân Mãn có phải là đảng viên hay không…thì Nguyễn Văn Cao phải mời Hồ Xuân Man ngôi ở hàng danh dự cao nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế…nhưng không mời phát biểu…
- VÀ CHẮC CHẮN NẾU ĐƯỢC GIỚI THIỆU THÌ KHÔNG AI VỖ TAY NHƯ DỊP KỈ NIỆM LẦN THỨ 85 NGÀY 3/02 THÀNH LẬP ĐẢNG CSVN.
Ngoi o dau la quyen cua on, chung may can co gi ma thac mac. Con cat.
Trả lờiXóaÔn ngồi nơi cái lằn đó thằng chó chết.
XóaHOÀNG,có tin nhắn đến lunglinh
Trả lờiXóaChúng tôi đã nhận được:
XóaTHƯ NGÕ
Của CCB huyện Phong Điền do Bác Võ Sĩ Đài, sđt 01645697009 viết ngày 27/01/2015.
Kính gởi: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
Đồng kính gởi: Đ/c Nguyễn Ngọc Thiện, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủyThừa Thiên Huế.
Nội dung thư yêu cầu công khai thông báo:
1. Kỷ luật Hồ Xuân Mãn và cá nhân có liên quan về vụ khai man để làm AHLLVTND.
2. Thu hồi danh hiệu “Cá nhân tiêu biểu trong cuộc vận động và học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà Hồ Xuân Mãn được tôn vinh năm 2008.
3. Thông báo kết quả thẩm tra đảng tịch của Hồ Xuân Mãn.
Ba vấn đề của thư ngõ không mới, chúng tôi đã chuyển email đến cổng thông tin của tỉnh ủy Thừa Thiên Huế dù biết rằng Ban Thường vụ tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện đã nhận được thư qua đường công văn của các Bác.
Vậy thông tin lại để các Bác và Bác Võ Sĩ Đài biết và chờ đợi thông tin phản hồi từ Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện.
Trân trọng.
Vớ vẫn, toàn nói sai lạc vấn đề.
Trả lờiXóaBài Về lại Phong Điền Nguyễn Quang Hà viết bậy nhằm kích động "các cụ", thế thôi.
Không tin thì cứ đọc lại.
Rỏ ràng trong kê khai thành tích ông Mãn không hề phịa chuyện "lãnh đạo 3 huyện" như Nguyễn Quang Hà đã phịa trong bài viết của mình.
Trả lờiXóaĐoàn Kiểm tra của UBKTTW đã kết luận rồi...không cần tranh luận nữa.
XóaBác nào có dự lễ kết nạp Đảng của Hồ Xuân Mãn vào Đảng thì giơ tay, Bà Nguyễn Thị Quyện nói "ông ấy mạo danh tôi hoặc là Nguyễn Thị Quyện nào đó chứ không phải tui..."
NHƯNG LÀ CHƯA ĐẢNG VIÊN CHA MÃN LẠI PHỊA CHUYỆN THÀNH LẬP 3 CHI BỘ MẬT...?
XóaToàn hỏi chuyện vớ vẫn. Dơ tay, ai kiểm đây, lũ ngốc?
Trả lờiXóaĐọc bài này 26/3/1975 không thấy bóng dáng Mãn đứng ở đâu cả…
Trả lờiXóaChờ tới 26/3/2015 xem hắn ngồi ở đâu…
Con CÁO này đã cáo bệnh…không nên đến nếu có được mời…
Mà lại…
Nó đang bị bệnh sắp chết mời nó làm gì, nó đi có được đâu…hay là nó giả vờ…như cái thành tích của nó?
Ngồi ở đâu là quyền của ta. mắc chi mà xỏ mỏ?
Trả lờiXóaMãn đang ngồi trong hang chuột số 66 nhìn ra đường Thạch Hãn...
XóaĐang ngồi ôn lại cái lằn hả thằng chó
XóaTrò con nít, thô thiển.
Trả lờiXóaTụi bây chỉ ở mức hạ đẳng ấy.
Nguy hiểm nhất là con người dối trá, không biết nhục nhã...
Trả lờiXóaTại nhà văn hóa Trung tâm vào dịp kỉ niêm 85 năm ngày thành lập Đảng, tôi nghĩ rằng Mãn sẽ cáo bệnh và không đi dự...
Nhưng hắn đi với vẽ mặt thách thức...như ta đây xứng đáng anh hùng nhưng bị OAN...
Tôi có bắt tay hắn, nhìn vào mắt hắn và hỏi:
-Anh có khỏe không?
Hắn không lúng túng mà trả lời ngay:
-Khỏe!
Cuộc đời hắn...
Cuộc đời bắt hắn trả giá...
Chỉ tội cho Ban tổ chức...không mời không được...
Thôi đành bị chửi vậy...
Đã bắt tay là chào nhau, đưa lên đây làm gì...ngày xưa không chỉ bắt tay mà còn gập người xuống nữa kia...
XóaHắn chủ động hay ông chủ động bắt tay?
Trả lờiXóaDù thế nào, như lời kể , ông mới là trơ trẽn.
Ông hỏi người ta khỏe không, có sao người ta trả lời vậy, mắc gì phải giả cáo bệnh như ông tưởng tượng.
Dúng là đồ dở hơi!
1-Tâm mà lệch lạc, thì cuộc sống nghiêng ngả đảo điên.
Trả lờiXóa2-Tâm mà gian dối, thì cuộc sống bất an.
3-Tâm mà ghen ghét thì cuộc sống hận thù..
4-Tâm mà đố kỵ, thì cuộc sống mất vui.
5-Tâm mà tham lam, thì cuộc sống dối trá.
1/. Ông Hồ Xuân Mãn có phải đảng viên Đảng CSVN không ?
Trả lờiXóa2/.Theo yêu cầu của Ban bí thư phải kỷ luật những cá nhân, tổ chức đã tiếp tay cho Hồ Xuân Mãn man khai để trở thành AHLLVTND.
Tại sao chưa thực hiện ?
fine pure collagen tot khongCollagen chiếm 70% cấu trúc của da và được phân bố chủ yếu ở lớp hạ bì. Loại protein này đảm nhận việc tạo ra sức mạnh kích hoạt và đóng vai trò quyết định cho làn da khỏe đẹp. uống collagen vào lúc nào trong ngàyCollagen ở dạng sợi dài, chủ yếu được tìm thấy trong các mô xơ như dây chằn, gân và da và cũng có nhiều trong giác mạc sụn, xương, ruột và đĩa đệm. Chức năng chính của Collagen là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau, nếu không có nó, cơ thể người ta sẽ chỉ là các phần rời rạc. viên uống nice pure collagenChondroitin: Được chiết xuất từ sụn vi cá mập được chứng minh có tác dụng bảo vệ sụn khớp, bôi trơn các khớp xương đồng thời tăng cường thị lực, bảo vệ đôi mắt. nên uống collagen trong bao lâu đẻ mổ ăn được rau gì
Trả lờiXóa