Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Hồ Xuân Mãn không tham nhũng


Bí thư tỉnh nộp lại 3.000 USD

Từ góc độ của người lãnh đạo, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, Hồ Xuân Mãn nêu lên việc học tập Bác ở quan niệm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” và người lãnh đạo phải dám làm, dám chịu trách nhiệm, khó khăn phải đi đầu. “Những nơi khó khăn nhất, bản thân người đứng đầu phải có mặt, cũng như trong chiến tranh, người chỉ huy phải luôn đi đầu”, ông Mãn nhấn mạnh.
Dẫn ra vụ bắt cóc con tin tại Huế vừa qua, ông Mãn cho rằng, vụ việc không phải lớn, nhưng ông là người có mặt tại sở chỉ huy “nóng” ở hiện trường và kết quả chung, đã giải thoát được con tin, giữ được an toàn cho người dân.
Cũng theo ông Mãn, học tập Bác về “cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”, ông quan niệm đồng tiền rất quan trọng, nhưng nếu coi đó là mục đích, sẽ biến mình thành nô lệ. Ông cho biết, một lần phát hiện ra khoản tiền 3.000 đô la hối lộ mình, ông đã lập tức báo cáo Tỉnh uỷ, công an tỉnh.
Về xây dựng đoàn kết trong Đảng, ông Mãn nhìn nhận, trước hết phải bắt đầu từ Bí thư, Chỉ tịch. “Nếu Bí thư, Chủ tịch không đoàn kết, Đảng bộ cũng mất đoàn kết”, ông Mãn nhấn mạnh.
------------------------------------------------------------------------

CHỦ NHÂN CỦA 3.000 USD THƯA CHUYỆN VỚI ANH MÃN

Từ lâu tôi im lặng, không phải tôi sợ ông tố cáo tôi tội hối lộ, tôi là người có đạo đức và biết luật pháp, cơ quan chức năng không tìm thấy dấu hiệu tội đưa hối lộ khoản tiền 3.000 USD của tôi đâu...Cha tôi dạy "miệng quan, trôn trẻ", "miệng nhà quan có gang có thép, nói ngang cũng được, nói ngược cũng xong", tôi chưa muốn phiền phức...
Ông không nên nói: "3.000 USD không có chủ nên sáng hôm sau đến cơ quan, tôi mời Thường vụ, mời cơ quan Công an đến nói sự việc và giao tài liệu cho công an điều tra.".
Ông là người mau quên, ông từng đến nhà tôi chơi và quên cả cặp tài liệu, sáng hôm sau tôi vội vàng mang đến tận nhà cho ông, ông còn có lời cảm ơn...tôi có báo cho công an điều tra đâu? mà giả sử có đi báo công an họ cũng không cần điều tra, vì họ thừa biết ngay là của ông, họ còn chê tôi là "hâm".
Việc 3.000 USD trong tay ông là của ông, ông cho ai hoặc mua sắm cái gì là quyền của ông. Cặp tài liệu trong đó có tiền, ông đã thừa nhận có 3.000 USD (tôi cũng chấp nhận chỉ có 3.000 USD, tôi không cãi vì không có bằng chứng) là tiền của tôi quên tại nhà ông...
Bây giờ ông hết quyền can thiệp vào cơ quan chức năng, nếu ông vu khống tôi tội hối lộ thì thời hiệu xử lý đã hết, ông phải nói được tôi hối lộ về việc gì?
Để tránh phiền phức cho ông về pháp lý, trước hết tôi đề nghị ông: CHO TÔI XIN LẠI khoản tiền ông đã thừa nhận tôi bỏ quên tại nhà ông,đó là khoản tiền của vợ tôi sai tôi đi đổi tiền Việt để chồng tiền mua nhà, tôi bận chưa thực hiện thì bị quên tại nhà ông...tôi đến nhà ông bị quên tài liệu + tiền hoặc tôi đến để đưa hối lộ là hai việc khác nhau, đã đưa hối lộ thì đội ngũ lobby ở tỉnh ta không thiếu, tôi không dại gì mà đưa trực tiếp cho vợ ông...đã biết hối lộ thì phải biết thỏa thuận, tránh trường hợp bị lật kèo, tiền mất tật mang...việc ngày mai ông vội vàng báo cáo...tôi không hiểu được ông là người như thế nào...trong xếp tài liệu không chỉ có tên tôi, mà còn có sơ yếu lí lịch và cả gia phả nhà tôi nữa...
Tôi vô tâm bị quên, ông cho tôi xin lại, đối với gia đình tôi đó là khoản tiền không nhỏ.

8 nhận xét:

  1. Vụ 100 triệu đồng liên quan đến Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Võ Thanh Bình được chính thức đưa ra công luận ngày 14/4/2008. Lúc đầu gọi là tiền “chạy chức” nhưng đến nay xem ra còn phức tạp hơn nhiều.

    Ông Võ Thanh Bình trong 1 lần tiếp phóng viên
    Gọi là tiền “chạy chức” bởi theo lời của ông Võ Thanh Bình tại cuộc họp Ban thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau ngày 8/4 khi ông kêu lái xe mang 100 triệu đồng đến ngay cuộc họp.
    Ngày 8/5, trả lời PV báo Tiền phong, ông Bình lại nói: “Tiền đó không phải là tiền chạy chức chạy quyền. Người ta mang tiền đến nhà đưa cho vợ tôi và nói là giúp tôi cất nhà cho thằng nhỏ ở riêng”.
    Như thế, trong hai lời nói của ông Bình, có một lời nói không đúng sự thật. Các cơ quan chức năng sẽ kết luận lời nói nào là đúng, lời nói nào không đúng và lý do nói ra.
    Còn dư luận, đến đây có quyền đặt ra vấn đề trung thực của ông Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Võ Thanh Bình – Một Ủy viên Trung ương Đảng. Bởi rõ ràng trong “vụ 100 triệu đồng” này, ông đã chứng tỏ thiếu nhất quán, thiếu trung thực.
    Khi đặt vấn đề về sự thiếu trung thực của ông Bình thì lại có thể đặt ra khả năng: Cả hai lời nói trên của ông Bình vẫn chưa phải là sự thật. Theo lô-gíc của tư duy, còn có thể nghi ngờ một số việc làm và lời nói khác của ông.
    Chẳng hạn khu “đất vàng” giữa thành phố Cà Mau rộng 2.520 m2 ông đang sử dụng mà một gia đình có 3 liệt sỹ đã nhiều năm khiếu nại cho là đất của gia đình liệt sỹ này. Ông Bình nói, ông được cấp đúng nhưng có thực đúng hay không? Cả việc thu hồi đất của một gia đình liệt sỹ mà không bồi hoàn, không tạo cho gia đình liệt sỹ chỗ ở tối thiểu cũng cần xem lại.
    “Vụ Camimex” nay đã rõ dấu hiệu để lọt tội do sự tham gia sai quy định của ông Bình. Vụ “lọt tội” này có trách nhiệm trực tiếp của ông Viện trưởng VKSND tỉnh Cà Mau Trần Công Lộc, mà ông Lộc cũng đã bộc lộ nhiều dấu hiệu thiếu trung thực.
    Dường như sự thiếu trung thực gặp nhau thường dẫn tới sai phạm. Mới đây “vụ Camimex” được xem xét lại, một số người trước kia lọt lưới pháp luật đã bị bắt tạm giam thì xảy ra “vụ 100 triệu đồng”, liệu còn có sự liên quan nào đó chăng?
    Trong trả lời phỏng vấn của PV Tiền phong ngày 7/5/2008, ông Võ Thanh Bình nói về “vụ 100 triệu đồng”: “Thông tin vụ việc này đã làm mất đoàn kết trong Ban Thường vụ”.
    Đây là Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau. Rõ ràng, với những phát biểu có khi ngược chiều nhau của một số vị Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau vừa qua cho thấy tập thể này chưa thật đoàn kết.
    Tuy nhiên, sự thiếu đoàn kết ấy đã diễn ra trước khi có “vụ 100 triệu đồng”, nghĩa là trước khi báo chí thông tin về vụ này. Sự thiếu đoàn kết ở đây cũng như trong đa số trường hợp, một phần cũng do sự thiếu trung thực của một số người gây ra.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì ra Bình Mãn na ná giống nhau, thăng nào cũng đem tiền đi nộp lạ, Ông Trương Đình Tuyển nộp lại cả tỉ tiền lì xì tết.

      Xóa
    2. Thằng biết đánh bạc, bẩy chim, săn thú mà chê tiền mới lạ, nó cảnh cáo nhau vì chung chưa đủ...

      Xóa
  2. Trong phiên họp Ban thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Cà Mau vừa qua, ông Võ Thanh Bình đã cho lái xe riêng mang vào phòng họp 100 triệu đồng được gói bằng giấy báo.

    Ông Dương Việt Thắng, Ủy viên thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau vừa cho biết thông tin trên.

    Ông Võ Thanh Bình cho biết, đây là tiền chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, tuy nhiên, ông không công khai cán bộ nào đưa tiền đó, ông nhận ở đâu.

    Ngay sau đó, số tiền 100 triệu đồng được Văn phòng Tỉnh ủy Cà Mau thu giữ.

    Được biết, trong 2 ngày 8 và 9/4/2008, BTV Tỉnh ủy Cà Mau họp sắp xếp tổ chức và bố trí nhân sự lãnh đạo các cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố Cà Mau và phân công cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý.

    Một Ủy viên BTV Tỉnh ủy Cà Mau cho biết, ông Võ Thanh Bình nói trong cuộc họp Ban thường vụ rằng “Nếu trong 2 tuần qua (tức 2 tuần trước khi họp BTV Tỉnh ủy để sắp xếp cán bộ), tôi nhận tiền chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ thì khoảng hơn 1 tỷ đồng”.

    Nhiều cán bộ tham gia cuộc họp BTV yêu cầu Bí thư nêu rõ ai chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ hoặc phải loại những ai chạy chức… ra khỏi danh sách bố trí cán bộ đợt này nhưng ông Bí thư chưa tiết lộ.

    Dù có chuyện chạy chức, chạy chuyền, song đội ngũ cán bộ được sắp xếp, bố trí đợt này vẫn như dự kiến.

    Một Ủy viên BTV tham dự cuộc họp nhận định: “Đây là vấn đề không bình thường, lẽ ra phải công bố rõ trước khi sắp xếp cán bộ nhưng Bí thư vẫn làm ngơ…”

    Dư luận trong cán bộ ở Cà Mau rất khác nhau trong việc Bí thư Tỉnh ủy nộp lại 100 triệu đồng chạy chức của cấp dưới. “Cán bộ nào mang tiền đi chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ cần phải công khai và loại khỏi danh sách cán bộ lãnh đạo”- một cán bộ hưu trí đề nghị.

    Trả lờiXóa
  3. Ngày 6-7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị thi hành kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô (phó bí thư Tỉnh ủy, bí thư Ban Cán sự Đảng, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang) bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng, bãi nhiệm đại biểu HĐND và cách chức chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

    Kết quả kiểm tra cho thấy từ năm 2005 đến nay, ông Nguyễn Trường Tô đã thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo... Theo nguồn tin riêng, ngày 22-11-2006, Công an thị xã Hà Giang bắt quả tang Nguyễn Thị Dung (Nguyễn Thị Trang) đang bán dâm tại một khách sạn ở thị xã Hà Giang. Kiểm tra điện thoại di động của Dung, công an phát hiện có lưu một số ảnh của ông Nguyễn Trường Tô trong tư thế khoả thân trên giường. Sự việc sau đó được báo cáo với lãnh đạo Công an tỉnh Hà Giang và Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang. Tuy nhiên, đã không có động tĩnh gì cho tới khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc.

    Ngày 6-7, ông Nguyễn Huy Nạp, nguyên trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Giang, cho biết từ khi ông còn làm việc (năm 2005) đến khi nghỉ hưu (năm 2009), Thường vụ Tỉnh ủy cũng như Ban tổ chức Tỉnh ủy không hề được nghe thông tin gì về những việc trên. “Mấy hôm nay tôi mới được nghe thông tin về những tấm ảnh của ông Tô khiến tôi cũng giật mình” - ông Nạp nói. Theo ông Nạp, khi còn làm việc thì bí thư Tỉnh ủy chưa bao giờ giao cho ông làm kiểm điểm hay nhắc nhở về các bức ảnh thiếu lành mạnh của ông Tô. “Cũng có thể họ không muốn giao cho tôi, vì nếu giao cho tôi thì mọi chuyện sẽ bị vỡ lở. Theo tôi, chỉ có anh Nhất (ông Hoàng Minh Nhất, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang) và anh Vận (ông Nguyễn Bình Vận, Giám đốc Công an Hà Giang) biết nhưng họ không đưa ra tập thể. Nếu đưa ra tập thể thì mọi việc đã được xử lý từ thời điểm đó chứ không phải đến bây giờ...” - ông Nạp nói.

    Trả lờiXóa
  4. TS (Huế) - Theo báo Thừa Thiên - Huế ra ngày 9-12-2004, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa V, ông Hồ Xuân Mãn (bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế) thông báo công khai chuyện có một đối tượng đã hối lộ ông 3.000 USD.

    Ông cho biết vừa mới trao UBND tỉnh (Thừa Thiên - Huế) 3.000 USD và đề nghị chuyển cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh sung vào quĩ hỗ trợ xóa nhà tạm bợ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Số tiền này ước gần 50 triệu đồng, và ông nói số tiền này gần bằng hai năm lương của bí thư tỉnh ủy.

    Chuyện đã được dư luận, nhất là tại Thừa Thiên - Huế, đặc biệt quan tâm (phiên khai mạc do Trung tâm Truyền hình VN tại Huế tường thuật trực tiếp) và đặt ra rất nhiều câu hỏi với báo TS.

    Chiều qua 9-12, nói chuyện qua điện thoại với TS, ông Nguyễn Thanh Toàn, phó giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho hay: “Hôm ấy thường vụ tỉnh ủy làm việc với công an (tỉnh) về kiểm tra công tác năm, đồng chí bí thư (tỉnh ủy) có đưa (việc này) ra và sau đó có nói sẽ giao cho chủ tịch (UBND tỉnh)!”.

    MINH TỰ - THÁI LỘC

    Trả lờiXóa
  5. Có người mang tài liệu đến nhà nhưng khi Mãn về nhà, vợ “chuyển cho” thì không biết tài liệu do ai đưa! Nhà của bí thư tỉnh ủy chứ đâu phải là cái chùa mà ai vào ra không biết! Không lẽ xấp tài liệu do một thằng gián điệp Tầu hay một tên CIA ném vào? Giả thử trong tập hồ sơ có giấu quả bom, chỉ cần 24 tiếng đồng hồ là chủ nhân tập tài liệu kia đã ngồi đồn. Không có đứa ngu nào bỏ tiền cho quan mà không lưu địa chỉ, không có mục đích! Có thể Hồ Xuân Mãn chưa ưa ý,thí bớt vừa cảnh vừa mua danh liêm khiết!
    Đưa tài liệu cho công an điều tra, còn số tiền thì tự ý “sung vào công quỹ!” Vậy là quyền hạn vô biên rồi còn gì! Đâu cần báo cáo lên cấp trên chờ quyết định! Rồi mãi đến nay công an cũng chưa điều tra ra tập tài liệu kia là của ai?

    Trả lờiXóa
  6. Ko co tham nhung ma mo ra cai benh vien da khoa phong dien ak

    Trả lờiXóa