(Dân trí) - Sẽ rất nguy hiểm khi ai cũng vì nghĩa tình
riêng tư mà đứng trên luật pháp. Anh em, con cháu, họ hàng hay bạn bè
thân thiết tham nhũng, thay vì xử lý theo pháp luật thì tìm cách bao
che, chạy tội.
Cựu Phó GĐ Công an Dương Tự Trọng
từng là ''khắc tinh số một'' của giới tội phạm Hải Phòng
Có một số lời bình luận ca ngợi
Dương Tự Trọng là người xứng đáng với cái hai chữ tự trọng. Vị cựu đại tá công
an này đã vì tình thâm mà hy sinh bản thân mình.Nhưng đó là cái nhìn theo
quan hệ cá nhân, giữa một con người với bạn bè hay người thân của họ.Luật pháp hoàn toàn khác, có chuẩn mực và văn minh. Nếu như ai cũng nhân danh tình cảm cá nhân riêng tư để phạm pháp thì xã hội sẽ loạn, đất nước sẽ trỏ thành vô chính phủ. Khi một người sẵn sàng phạm pháp vì anh em, vì người thân, vì chiến hữu, vì đồng đội và cho đó là việc nghĩa hiệp thì xã hội phải trả giá cho sự “nghĩa hiệp” đó.
Trên thực tế, đã có bao nhiêu sự trả giá cho quan hệ riêng tư của những người có quyền chắc không khó để nhận ra. Dùng quan hệ họ hàng để tạo điều kiện cho người thân trong gia đình thăng quan tiến chức, chiến hữu chia cho nhau quyền lực và quyền lợi. Cái riêng xen vào cái chung thường chỉ mang lại điều không tốt, chưa nói là gây hại.
Còn vì quan hệ riêng mà phạm pháp thì đương nhiên phải xử. Pháp luật đặt ra quy định về hành vi che giấu tội phạm để điều chỉnh ngay cả quan hệ cha con. Con phạm pháp, cha cũng không được che giấu. Ai cũng biết rằng, cha mẹ khó có thể không che chở con mình. Nhưng sự văn minh của pháp luật chính là chỗ bảo vệ sự công bằng cho toàn xã hội, cho tất cả mọi công dân. Nếu như tội phạm được che giấu mà không đưa ra xét xử thì không thể có sự công bằng.
Cũng từ chuyện nghĩa tình anh em của Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng để nhìn rộng ra, sẽ rất nguy hiểm khi ai cũng vì nghĩa tình riêng tư mà đứng trên luật pháp. Anh em, con cháu, họ hàng hay bạn bè thân thiết tham nhũng, thay vì xử lý theo pháp luật thì tìm cách bao che, chạy tội. Nhiều hành vi phạm tội khác nữa, rất dễ bị cái tình riêng lợi dụng, nhất là khi kẻ lợi dụng có quyền lực trong tay.
Một đất nước mà công dân tôn trọng pháp luật cao thì đất nước đó phát triển nhanh, người dân được sống trong một xã hội an toàn, lành mạnh.
Để Việt Nam là một nước như thế thì phải tuyên truyền cho mọi công dân về nhận thức chấp hành pháp luật.
Lê Chân Nhân
Việt Nam muốn được như các nước phát triển thì phải thấm nhuần tinh thần: Thượng Tôn Pháp Luật.
Trả lờiXóa