Câu chuyện về AHLLVTND của xã đội trưởng xã Phong An Hồ Xuân Mãn đã kết thúc. Còn việc Hồ Xuân Mãn chun vào Đảng cũng cần phải làm rõ ai là người tiếp tay...? Đây là bài học về "mất cảnh giác", ai cố tình bao che việc hệ trọng này là có tội...khoá 14 không kết luận thì khoá 15 cũng phải làm. Vấn đề thuộc lịch sử không ai che đậy được...anh Nguyễn Ngọc Thiện cần lưu ý điều ấy.
Ông Hoàng Phước Sum đã tiếp tục có ĐƠN TRÌNH BÀY vấn đề này gởi đến tổ chức của Đảng các cấp nhưng vẫn chưa có phản hồi, bài báo này thêm một lần nữa nêu vấn đề khó tin...để tổ chức của Đảng nghiên cứu và trả lời cho công luận.
Ông Hồ Xuân Mãn không kết nạp mà trở thành đảng viên, là Ủy viên Trung ương hai khóa
Việc ông Hồ Xuân Mãn cựu
Ủy viên Trung ương, cựu Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế khai man là đảng
viên đang làm đông đảo cựu chiến binh và nhân dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế
hết sức bức xúc. Trong lí lịch, ông Mãn khai được kết nạp Đảng là ngày
11/1/1974 nhưng ông Hoàng Phước Sum, Trung tá Công an, ông Nguyễn Văn
Tam, ông Trần Văn Việt khẳng định thời gian ấy họ đang cùng ông Hồ Xuân
Mãn học lớp Xã đội trưởng tại Trường Hạ sĩ quan do Khu Trị Thiên Huế mở
từ tháng 10/1973 đến tháng 3/1974 rồi cùng nhau về quê hoạt động. Vậy
thì ngày đó họ có thấy ông Mãn được kết nạp Đảng đâu? Nếu chứng thực của
ông Sum, ông Việt, ông Tam là đúng thì ông Mãn đã khai man việc mình
vào Đảng.
Trong lí lịch ông Mãn khai có 2 người
giới thiệu ông vào Đảng. Một là người đồng chí đã hi sinh, người thứ hai
còn sống là bà Nguyễn Thị Quyện. Bà Quyện quả quyết rằng bà không hề
biết chuyện ấy, do vậy bà không phải là người giới thiệu ông Hồ Xuân Mãn
vào Đảng.
Không có người giới thiệu, ông Mãn làm sao mà vào Đảng được?
Ông Trần Văn Minh, cựu Bí thư Đảng ủy xã
Phong An, quê hương của ông Mãn, nơi ông Mãn hoạt động du kích, trong
thời gian từ năm 1973 – 1974, cho biết: “Tôi không hề giới thiệu ông Mãn
vào Đảng, không biết ông Mãn kết nạp Đảng ở đâu, khi nào? Tôi cũng biết
có thời gian ông Mãn sinh hoạt ở Đảng bộ xã Phong An. Tôi mong các cơ
quan nhanh chóng xác minh, có kết luận ông Mãn kết nạp ở Chi bộ nào?
Thời gian nào và những ai chứng kiến?”.
Ông Lê Văn Uyên, cựu Trưởng ban Tổ chức
Huyện ủy Phong Điền cũng xác nhận rất rõ ràng rằng: “Riêng tôi từ năm
1972 vẫn là Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Phong Điền, là người chịu trách
nhiệm tập hợp hồ sơ lí lịch đề nghị kết nạp Đảng trong toàn huyện để báo
cáo cho Thường vụ Huyện ủy chuẩn y. Việc vào Đảng của ông Hồ Xuân Mãn
ngày 11/1/1974 theo ông Hồ Xuân Mãn, tự khai thì cả năm 1974 hoặc cuối
năm 1973, tôi chưa hề biết hồ sơ đề nghị kết nạp ông Hồ Xuân Mãn lần nào
đó để báo cáo cho Thường vụ chuẩn y. Vậy tôi xin phản ảnh để các cấp
xem xét lại”.
Như vậy là việc kết nạp Đảng của ông Hồ
Xuân Mãn đầy ẩn số. Không có người giới thiệu vào Đảng, ngày ông Mãn
khai kết nạp trong lí lịch lại là ngày ông Mãn đang đi học lớp xã Đội
trưởng ở Quân khu, những người cùng học đều nói rõ không có việc kết nạp
ông Mãn vào Đảng. Vậy ông Mãn được kết nạp ở đâu? Tổ chức Huyện ủy
không biết chuyện này; Bí thư Đảng bộ xã không hề biết. Nhất là trong
thời kì kháng chiến thì việc kết nạp Đảng hết sức chặt chẽ.
Theo nguyên tắc quy định trong Điều lệ
Đảng, thì ông Mãn chưa có chuyện kết nạp đảng viên. Vậy mà ông Mãn leo
lên từ Bí thư Huyện ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, rồi Bí thư Tỉnh ủy
và Ủy viên Trung ương Đảng hai khóa (Khóa IX và Khóa X) thì quả là điều
gian dối không thể tưởng tượng nổi. Để nhân dân tin vào Đảng, để Đảng
trong sạch, đề nghị các cơ quan có trách nhiệm hãy làm rõ việc này.
Không thể để một kẻ thiếu trung thực, dối trá làm xấu Đảng như vậy được.
Những nhân chứng sống đang còn đó, cơ
quan trách nhiệm cần làm sáng rõ việc này. Nhân dân Huế, đặc biệt là
đông đảo anh em cựu chiến binh, người cao tuổi đang mong đợi
Nhà văn Nguyễn Quang Hà
(Cựu chiến binh tỉnh Thừa Thiên Huế)
Người dân Đà Nẵng cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh
Nhiều
người dân Đà Nẵng đã đến Tịnh thất Bửu Sơn, thành tâm dự lễ cầu an cho
ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính trung ương, sớm qua cơn bạo
bệnh.
Chiều 31/12, nhiều người dân Đà Nẵng từ già đến trẻ đã tìm về Tịnh thất
Bửu Sơn nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Đà Sơn (quận Liên Chiểu), để
tham dự lễ cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh. Không quá đông đúc nhưng mọi
người đều trang nghiêm, thành kính.
![]() |
Người dân và phật tử đến dự lễ cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Nguyễn Đông.
|
Thượng tọa Thích Quảng Tâm (chùa Pháp Lâm) chủ trì buổi lễ, đọc sớ cầu
an nêu rõ: "Cầu cho ông Nguyễn Bá Thanh, sinh năm Quý Tỵ, 62 tuổi, pháp
danh Chúc Phước, hiện lâm trọng bệnh, đang chữa trị tại Hoa Kỳ được thân
tâm an lạc, tật bệnh tiêu trừ".
Theo Thượng tọa Thích Quảng Tâm, khi biết tin ông Nguyễn Bá Thanh lâm
bệnh, nhiều người dân lo lắng và mong có lễ cầu an cho vị nguyên Bí thư
Thành ủy Đà Nẵng nhưng chưa có dịp phù hợp. Hôm nay buổi lễ mới được
tiến hành kết hợp với lễ cầu siêu cho thân phụ của Thượng tọa Tâm là
liệt sĩ.
"Lễ cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh xuất phát từ tâm của những người đến
đây chứ không có ai rủ rê hay kêu gọi. Nói đến ông Thanh thì người dân
Đà Nẵng ai cũng cảm mến vì những việc ông ấy đã làm để thành phố được
như bây giờ", vị Thượng tọa nói.
![]() |
Mọi người tham dự lễ cầu an đều thành tâm mong ông sớm khỏi bệnh. Ảnh: Nguyễn Đông.
|
Thượng tọa Tâm nhận xét ông Nguyễn Bá Thanh là người lãnh đạo tốt, biết
lo cho đời sống dân nghèo nên rất được lòng dân. "Tôi đã đi nhiều nơi
và thấy nhiều người ở nơi khác cũng ngưỡng mộ Đà Nẵng. Mà nhắc đến Đà
Nẵng là nhắc đến ông Nguyễn Bá Thanh", Thượng tọa Tâm nói thêm.
Ông Nguyễn Bá Thanh sang Mỹ điều trị bệnh từ ngày 16/8. Ông Thanh bị
bệnh suy tủy. Sau lần điều trị thuốc đợt 3, do liều mạnh nên ông Thanh
mệt, hiện sức khỏe đã khá hơn, tuy nhiên thời gian ông về Việt Nam chưa
được xác định.
Nguyễn Đông


Các cựu chiến binh cho rằng việc hủy quyết định phong tặng danh hiệu AHLLVT đối với ông Hồ Xuân Mãn là việc làm đúng

"Chuyện ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế vào đảng là chuyện khó tin, không có thật nên Trung ương cần truy lại quá trình vào đảng của ông Mãn”, một cựu chiến binh nói.
Sau khi
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký quyết định hủy danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang (AHLLVT) đối với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên UVTW Đảng, Bí
thư tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế, nhiều cựu chiến binh dũng cảm tố giác về sự
gian dối của ông Mãn hết sức vui mừng.
Tuy nhiên, họ vẫn chưa thỏa mãn, khi nội dung tố cáo ông Mãn không chỉ dừng tại đây.
“Ông mãn không phải là đảng viên”
Cựu chiến
binh Hoàng Phước Sum, một trong 4 người đứng đơn tố giác nói: “Việc hủy
quyết định phong tặng danh hiệu AHLLVT đối với ông Hồ Xuân Mãn là việc
làm đúng, mang lại niềm vui hết sức to lớn đối với các cựu chiến binh
như chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa thỏa mãn khi vẫn còn nhiều
điều chưa được làm rõ”.

Cựu chiến binh Hoàng Phước Sum: Chúng tôi vẫn chưa thỏa mãn khi vẫn còn nhiều điều chưa được làm rõ
Cụ thể, như
việc ông Hồ Xuân Mãn khai man ngày vào đảng là 11.01.1974, trong khi
thời kỳ đó tôi là Đội trưởng đội an ninh huyện Phong Điền, và trong suốt
khoảng thời gian này (1974-1975) tôi ở với ông Mãn. Trong thời điểm
này, ông Mãn đang đi học quân sự tại khu ủy, không có chi bộ nào kết nạp
đảng cho ông Mãn cả. Thời điểm đó, cả nước đang tập trung cho chiến
dịch năm 1975, thời gian này ông Mãn chỉ là trợ lý ở Huyện đội Phong
Điền.
“Ông Lê Văn
Uyên (người đứng đơn tố giác), nguyên huyện ủy viên, Trưởng ban tổ chức
huyện ủy (1968-1975) xác nhận không hề kí cho ông Mãn kết nạp Đảng. Cho
nên chuyện ông Mãn vào đảng là chuyện khó tin, không có thật nên Trung
ương cần truy lại quá trình vào đảng của ông Mãn”, ông Sum đề nghị.
Cựu chiến
binh Hoàng Văn Phận nói: “Tôi vừa nhận được tin hủy quyết định phong
tặng danh hiệu AHLLVT đối với ông Hồ Xuân Mãn hôm qua. Đây là một tin
vui đối với các cựu chiến binh dám đứng lên đấu tranh cho sự thật.

Cựu chiến binh Hoàng Văn Phận: Trong quá trình tố cáo, thì các cựu chiến binh bị xã hội đen đến đánh đập, dọa dẫm bằng tin nhắn.
Cuối đời rồi,
mình tố cáo là vì mình là người lính cụ Hồ, mình là người chứng kiến
lịch sử, nên phải có nhiệm vụ phản ánh với đảng để làm trong sạch bộ
máy. Ông Mãn là một du kích bình thường nhưng đã gian dối làm nên chuyện
động trời, gây chấn động cả nước.
Nhưng nếu chỉ
hủy danh hiệu AHLLVT thôi là chưa đủ, mà phải xem xét lại chuyện ông Mãn
khai khống là đã kết nạp đảng vào ngày 11.01.1974 và phải xem lại ông
Hồ Xuân Mãn có xứng đáng là 1 trong 3 bí thư tiêu biểu được tuyên dương
trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương của Bác hay không”.
Theo ông Phận,
ông Mãn đã có mưu đồ “chui sâu leo cao” từ trước. Lừa trên, dối dưới.
Việc hủy quyết định danh hiệu AHLLVT với ông Mãn là chính đáng, dù có
muộn. Có lúc làm cho các cựu chiến binh nản chí, đáng ra phải ra quyết
định sớm vì chúng tôi đã tố cáo quá lâu (năm 2003), mạnh nhất là năm
2005.
Chính việc
chậm trễ đã làm cho ông Mãn dám thách thức, trắng trợn, lộng hành tuyên
bố với chúng tôi “quân tử trả thù mười năm chưa muộn”, làm gì được tao.
Trong quá trình tố cáo, thì các cựu chiến binh bị xã hội đen đến đánh
đập, dọa dẫm bằng tin nhắn. Ai cũng biết, ông Mãn không phải là đảng
viên, chưa kết nạp đảng nhưng không ai trả lời cho cựu chiến binh biết”.
Còn cựu chiến
binh Nguyễn Văn Phong thì tuyên bố khẳng khái: “Có những lúc bắt con
chuột đừng đập vỡ bình, nhưng với ông Mãn thì cần thiết phải đập vỡ bình
để bắt con chuột. Anh em chúng tôi vẫn chưa thỏa mãn với việc chỉ hủy
quyết định phong tặng danh hiệu AHLLVT với ông Mãn, lẽ ra phải thu hồi
và trả lại tiền thưởng cho nhà nước mà ông Mãn đã nhận từ năm 2010 đến
nay.
Ông Mãn chỉ
là con sâu đã làm rầu nồi canh. Mình không ghét bỏ gì ông Mãn, chúng tôi
luôn là anh em, nhưng cướp công đồng đội để được anh hùng thì không
được”.

Còn cựu chiến binh Nguyễn Văn
Phong: Sao không thương đồng chí, đồng đội đã âm thầm ngã xuống, nhường
cho ta sự sống/Lại đem lòng tráo trở cướp công nhau....
Vì tôi sống tình cảm với ông Mãn nên mới làm bài thơ tặng ông Mãn. Bài thơ có tựa đề: Ngậm ngùi.
“Vẫn còn đó bao người còn sống/Cùng một thời lăn lộn chiến trường xưa/Trang sử chép chiến công chưa ráo mực/Sao
vội vàng để quá khứ thương đau/Sao không nhớ một thời thanh xuân hăm hở
sống quên mình/Đêm từng đêm chân đất, đầu trần băng rừng lội suối/Cùng
đồng đội chia nhau từng khói thuốc/Từng bát cơm, ngụm nước dưới hầm
sâu/Sao không thương đồng chí, đồng đội đã âm thầm ngã xuống, nhường cho
ta sự sống/Lại đem lòng tráo trở cướp công nhau/....
Thắp nén
hương thơm vái tạ những linh hồn/Bao chiến sỹ đã anh dũng hy sinh quên
mình vì dân vì nước/ Đất nước hết chiến tranh bao người đi không trở
lại/Lặng lẽ âm thầm với những nhớ thương/Thương nhớ các anh trách kẻ láo
lường/Trời cho sống sao đem lòng tham tranh công đồng đội/Xây lâu đài
bằng tiền, của nhân dân/ Bằng cóp nhặt chiến công xương máu từng đồng
chí/Từng một thời lặn lội sống bên nhau
Thôi đành vậy kiếp này xin tạm biệt/Hẹn kiếp sau làm bạn với anh hùng”- Trường Sơn (bút danh cựu chiến binh Nguyễn Văn Phong).
“Lâu đài” cửa đóng then cài
Trước đó, trả
lời phỏng vấn báo chí, ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên
-Huế nói, tỉnh sẽ triển khai những phần việc thuộc về trách nhiệm của
tỉnh. Trong đó, tỉnh sẽ xem xét trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho
tỉnh trong việc xác nhận hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng
của ông Mãn. Việc xem xét và xử lý cụ thể sẽ có thông báo sau. Tuy
nhiên, đến nay vẫn chưa có thông báo nào cho cựu chiến binh được biết.
Theo tìm hiểu
của phóng viên, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân của ông Mãn do UBND tỉnh lập tờ trình. Hồ sơ đề nghị gồm
có: Tờ trình của Chủ tịch UBND tỉnh, có ý kiến nhất trí đề nghị bằng văn
bản của tỉnh ủy, báo cáo thành tích của ông Mãn có xác nhận của tỉnh
ủy, biên bản đề nghị tặng danh hiệu anh hùng của hội đồng thi đua – khen
thưởng tỉnh.
Huyện ủy
Phong Điền, UBND huyện Phong Điền (nơi hoạt động của ông Mãn thời kháng
chiến) cũng có văn bản đề nghị. Hồ sơ này còn được xác nhận bởi hệ thống
cơ quan quân sự gồm: Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền, Bộ chỉ huy
quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế, Bộ tư lệnh Quân khu 4 và Bộ Quốc phòng.
Ban thi đua – khen thưởng trung ương thẩm định hồ sơ trên cơ sở đề nghị
của tỉnh, ý kiến của các cơ quan quân sự và đề nghị của Hội đồng thi đua
– khen thưởng trung ương.

Các cựu chiến binh bức xúc về việc nguyên bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế khai man thành tích.
Chúng tôi đã
có gắng liên lạc với ông Hồ Xuân Mãn, nhưng thuê bao không liên lạc
được, ghé “lâu đài” nhà ở 66 Thạch Hãn, TP- Huế thì cửa đóng, then cài.
Nguyễn Phương
TIN LIÊN QUAN
- >> Sao người ta lại có thể say danh vọng đến mức ấy?
- >> Chủ tịch nước quyết định hủy danh hiệu Anh hùng của ông Hồ Xuân Mãn
- >> Đề nghị hủy danh hiệu AHLLVT với nguyên Bí thư Thừa Thiên-Huế
- >> Kiến nghị xử lý quyết liệt vụ khai man hồ sơ anh hùng ở Huế
- >> Truy đến cùng những người bảo vệ “anh hùng khai man”
- >> Vụ “Anh hùng khai man thành tích”: Tố cáo đúng sự thật