Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Cũng chỉ là chuyện CHUỘT...


...oooOOO...
                                       ...Mền cũng có "hậu duệ"...
Công nhân Cảng Thuận An
Phó giám đốc Sở GT&VT
Chủ tịch huyện Hương Trà
Giám đốc Sở KH&ĐT
Đã quy hoạch Bí thư Tỉnh uỷ TTH

Chuyện xưa, chuyện nay - chuyện Bờm, chuyện Cuội

Xuân Dương 04/12/14 09:37
(GDVN) - Thế đấy, ngày xưa việc cắt cỏ ngoài đồng là việc của phụ nữ, còn cưỡi ngựa là của đàn ông nhưng đằng này thì cha đi cắt cỏ, mẹ lại cưỡi ngựa đi gặp quan viên!
 

>>Con người ba chân và câu hỏi dành cho hậu thế
>>Quan thời nào cũng có lộc, nhưng không thể “ăn chặn” của dân
>>Binh pháp quan trường - Kế thứ năm “Đa ngân đắc tước”
>>Chín diệu kế của “Binh pháp quan trường”

 

Kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam có một loại hình câu đố mà người ta gọi là “đố tục, giảng thanh”, lại còn một loại hình tạm gọi là “nói ngược, hiểu xuôi” chẳng hạn:
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng…
Hay
Sinh con rồi mới sinh cha
Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.

….
Ngày nay, sự “nói ngược” phổ biến nhất, được cả xã hội “hiểu xuôi”, được cả lãnh đạo Đảng và nhà nước quan tâm là chuyện “con ông, cháu cha”. Người viết cứ nghĩ mãi, sao không phải “cháu ông, con cha” mà lại là “con ông, cháu cha”? Hóa ra các cụ ngày xưa không “ngược dòng lịch sử” như lẽ thông thường mà lại “ngược tới” tương lai, ấy là các cụ nói về hàng trăm, hàng nghìn năm sau chứ không phải thời các cụ.
Chuyện “tứ ệ” hay “ngũ ệ” (ngoại lệ, hậu duệ, quan hệ, tiền tệ, trí tuệ) đã được nhắc đến trong bài “Binh pháp quan trường" – kế thứ ba “bắt quàng làm họ” [1]. Đây là câu chuyện của “một bộ phận không nhỏ” người làm tổ chức nhân sự, như ông nguyên Tổng Thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền hay ông nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Thành Rum ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mới đầu đó chỉ là chuyện nội bộ với nhau, không ngờ mấy bác nhà báo “nghe lỏm” được lại đem công khai lên các phương tiện thông tin đại chúng, thế nên nó mới khiến thiên hạ có chuyện mà đàm, mà tiếu.
“Con ông, cháu cha” tưởng ngược mà hóa ra không ngược, đúng ra phải hiểu là “con của ông” hoặc cháu của “cha nào đó”, những người đang cần cái “công-viên chức” hoặc là cái “ghế mới”. Đồng liêu với nhau, “con ông” thì không nói làm gì, “trú khi nay, hay khi khác” (trú ở đây là trú ẩn, lưu trú chứ không phải là chú gì, chú bác), nhưng mà cháu “cha nào đó” thì chúng mình phải cùng xem xét! Nếu cái “bi phòng” (lạị ngược ấy mà) của nó mà gọn nhẹ chui lọt khe ATM thì nên thương, còn to như cái thẻ chơi sân golf hàng chục lỗ thì “quê một cục” hơi đâu mà để ý!




Chẳng thế mà Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng lại bảo: “Sở dĩ nguồn nhân lực của Hàng không Việt Nam chất lượng kém là do các tổng công ty quản lý cảng, quản lý bay… nhận vào toàn con cháu nên không nói được”. [2]
Có một “kiểu ngược” khác lúc mới nghe thì thấy vô lý đùng đùng như kiểu “thằng Bờm”:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu…
Về chuyện “thằng Bờm”, có người bảo sao lại có lão phú ông ngược đời đến thế, ngu đến thế, đổi ba bò chín trâu để lấy mỗi cái quạt mo. Lại có người bảo lão phú ông này chỉ được cái thói hợm hĩnh khoe của, giàu có ở xó nhà quê có gì mà vội nhìn thiên hạ bằng nửa con mắt. Người khác thì bảo sao lão phú ông này đối xử với trẻ con mà vừa thâm vừa hiểm thế, biết Bờm là đứa trẻ tóc còn để chỏm, còn mải mút tay, gãi ngứa thì biết gì trâu, bò với chả gỗ lim, cá mè. Lão ấy sĩ với thiên hạ rằng mình giàu những mong sẽ được người đời khen là sởi lởi, thương người nghèo khó!
Ấy vậy mà chuyện thằng Bờm lại thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu. Có một nghiên cứu sinh ở Viện Hàn lâm “Chí thức” (Chí ở đây là ý chí, xin đừng liên tưởng đến Chí phèo) đem lý thuyết hình sin vào chuyện thằng Bờm rồi kết luận: lão trọc phú này vừa giỏi tâm lý vừa giỏi toán, đồ thị hình sin về giá trị vật chất lão mang gạ gẫm Bờm là một dao động tắt dần, bắt đầu từ “Ba bò-chín trâu” giảm xuống thành “xâu cá mè” rồi tăng thành “bè gỗ lim” rồi lại giảm thành “chim đồi mồi” và kết thúc bằng “nắm xôi”. Luận án tiến sĩ này đã được các Viện sĩ viện “Chí thức” cho điểm tuyệt đối, chàng nghiên cứu sinh nọ chẳng những trở thành tiến sĩ mà còn ngay lập tức được Viện Hàn lâm “Chí thức” phong làm phó giáo sư, nghe nói sắp tới còn được phong giáo sư nữa.
Có người tặc lưỡi bảo chuyện thằng Bờm cũng na ná như kiểu “thanh bác, thanh em”, to biến thành nhỏ, nhỏ biến thành không ấy mà, dẫu sao thì Bờm cũng được nắm xôi, không còn khóc nhè, vòi vĩnh nữa. Nếu có bác nào không biết “thanh bác, thanh em” là gì thì nên học thuộc câu thơ này:
Thanh cha, thanh mẹ, thanh dì
Hễ thấy phong bì lập tức thanh em (thank you).

Đến cái chuyện “sinh con rồi mới sinh cha” thì ngược hết chỗ nói, chẳng lẽ các cụ ngày xưa lại lẩm cẩm đến thế? Nhưng mà nghĩ kỹ thì phải vỗ đùi đánh đét mà khen “sao các cụ tài thế”. Chuyện là thế này, ở cái xóm nghèo chân núi Ngoáo có ông lão tuổi đã khá cao nhưng ngày ngày vẫn lên đồi vun sắn, cắt cỏ. Bỗng một hôm trước nhà có hàng loạt xe bốn bánh mới coóng xếp hàng chật hết cả đường khiến cho trâu bò hàng xóm đành phải nhịn đói trong chuồng. Hóa ra anh con trai làm gì ấy rất nhớn ở trên tỉnh, tổ chức lễ mừng thọ cho bố, bạn bè các nơi cùng về chia vui. Bấy giờ mấy vị cao niên trong họ và bà con xóm Ngoáo mới biết là sinh nhật ông lão. Nếu không có ông con thì nào ai biết ông bố sinh vào lúc nào! Thế thì chẳng phải “sinh con rồi mới sinh cha” thì là gì?
Còn chuyện chú Cuội thì quả thật không còn biết các cụ nhà ta có còn “ngược” hơn được nữa hay không. Bài đồng dao chú Cuội chắc ít người không biết:
Chú Cuội ngồi gốc cây đa,
Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời.
Cha còn cắt cỏ trên trời,
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.
Ông thì cầm bút cầm nghiên,

Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa Thế đấy, ngày xưa việc cắt cỏ ngoài đồng là việc của phụ nữ, còn cưỡi ngựa là của đàn ông nhưng đằng này thì cha đi cắt cỏ, mẹ lại cưỡi ngựa đi gặp quan viên! Nút thắt của vấn đề là ở chỗ các quan viên đang làm gì?
Cầm bút để viết, để phê vào công văn, giấy tờ là chuyện bình thường của quan, nhưng mà “cầm nghiên” thì hoặc là nghiên hết mực hoặc là quan chẳng biết làm gì, ngồi chán thì cầm nghiên ngắm nghía chơi? Có người lại bảo nghiên của quan không dùng để đựng mực mà là để chứa mấy “đồng xèng” những người có việc cần nhờ cậy quan tự ý bỏ vào, chứ quan rất thanh tịnh, không “ăn bửn” bao giờ (“bửn” là chữ cổ-NV).
Còn đến câu “cầm tiền đi chuộc lá đa” thì rất, rất khó mà giải thích chiều sâu ẩn chứa bên trong câu đồng dao này nếu không biết đến một bài thơ lục bát khuyết danh có tên là “Sự đời”, bài thơ này ngôn từ hơi “dân dã” nhưng xin phép được viết nguyên văn để mọi người cùng tham khảo:
Sáng giăng em tưởng tối giời
Ngồi buồn em giở sự đời em ra
Sự đời như cái lá đa
Đen như mõm chó, chém cha sự đời.

Nếu đã hình dung ra được “cái lá đa” trong bài thơ “Sự đời” thì chắc hẳn sẽ hiểu quan viên đem tiền đi “chuộc lá đa” nghĩa là gì. Có điều phải hiểu thêm là giữa thanh thiên bạch nhật (mà người thời nay gọi là “giờ hành chính”) khi mà người dân có việc phải đến công đường, có quan ngồi ngáp dài ngắm cái nghiên rỗng lại có quan khác đang mang tiền đi “chuộc lá đa” thì mới thấy sao nó giông giống cái thời hiện đại đến thế?
Thực ra thì câu thơ này vẫn nằm trong mạch “văn hóa ngược” mà các cụ để dành cho thế hệ mai sau, chẳng hạn dành cho Nguyễn Trường Tô ở Hà Giang hay vị Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định mà Vietnamnet.vn ngày 11/5/2013 viết “ Phó chánh Văn phòng tỉnh bị đánh ghen tơi tả”
Ngày nay, câu ngạn ngữ “con hơn cha, nhà có phúc” có lẽ không hoàn toàn đúng, ít nhất là trong trường hợp “nói ngược, hiểu xuôi”, chiến thuật “ngược xuôi” mà người ta áp dụng bây giờ “còn xơi” mới đạt đến cái thâm thúy của các cụ. Không ít người lại không dùng chiêu “nói ngược”, họ toàn “nói xuôi” nhưng mà dân thì lại cứ “hiểu ngược”, đấy là lỗi của dân không chịu học tập để nâng cao văn hóa, để lĩnh hội các “lời vàng ý ngọc” của họ.
Chẳng hạn trước Quốc hội người ta khẳng định quan viên thời nay chỉ có cỡ 0.5% là không làm được việc thì dân lại nhăn mặt bảo ít ra phải là gấp con số đó cỡ 60 lần (30%). Hay là đọc những ý kiến mà ông Trần Văn Truyền phát biểu với tư cách người từng nắm “Thượng phương bảo kiếm" của Chính phủ (được Motthegioi.vn thu thập) thì người dân lại phải nhắc nhau, rằng đừng tin những gì ông Truyền nói, hãy nhìn vào việc ông ấy làm…
Nhưng mà thật khó khi nói về ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, chẳng lẽ lại bảo “đừng tin việc ông ấy làm, hãy tin lời ông ấy nói”?
Với ba cái tên “Tô Mãn Truyền” không hiểu ông Trời sợ cái gì mà cũng lại “ngược” thế, lại chỉ chọn ba địa danh là Hà Giang phía Bắc, Thừa Thiên Huế miền Trung và Bến Tre Nam Bộ.
Cái “văn hóa ngược” của các cụ nhà ta kể ra thì nhiều lắm, nhưng mà lý giải sao cho mọi người thấy vui trước khi thấy đúng thì lại mất rất nhiều công sức, lắm lúc đau đầu nhức óc, chẳng hạn như chuyện “cái lá đa”. Bạn đọc có lòng xin cung cấp thêm những “cái ngược” khác để cùng nhau đàm luận, vừa tiêu diệt thời gian, vừa là liều thuốc bổ thượng, bổ hạ, bổ… lung tung./.

Tài liệu tham khảo:
[1] http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Binh-phap-quan-truong--Ke-thu-ba-Bat-quang-lam-ho-post150686.gd
[2]http://www.anninhthudo.vn/xa-hoi/kiem-soat-vien-khong-luu-chat-luong-kem-vi-toan-con-chau/581470.antd

26 nhận xét:

  1. ...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết...

    Trả lờiXóa
  2. Con vua thì lại làm vua,
    Con sãi ở chùa lại quét lá đa.
    Bao giờ dân nổi can qua,
    Con vua thất thế lại ra quét chùa.
    Con ơi nhớ lấy câu này:
    Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng công nhân bốc vác cảng Thuận an đại học tại chức này mà làm Bí thư Tỉnh uỷ TTH còn phá hơn Thái thượng hoàng chự trâu của nó nữa! ngao ngán một chế độ Mãn Truyền con nối !

      Xóa
  3. Trong vòng 5 năm tính từ 2010 đến tháng 10/2014, thống kê chưa đầy đủ các thông tin đã công bố và kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương [*] cho thấy, đã có mười Chủ tịch tỉnh (Điện Biên, Hà Giang, Đắc Lắk, Bình Phước, Bình Thuận, Sóc Trăng,Trà Vinh, Ninh Bình, Thái Bình, Cà Mau) và sáu Bí thư tỉnh ủy (Hà Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Cà Mau) mắc khuyết điểm bị nhắc nhở hoặc kỷ luật từ các hình thức “nghiêm khắc viết kiểm điểm”, khiển trách đến cách chức, khai trừ khỏi Đảng, tước danh hiệu thi đua hoặc nghỉ công tác chờ nghỉ hưu (chưa kể các cấp hàm tương đương như bộ trưởng, tướng lĩnh…).

    Trả lờiXóa
  4. Lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối...lúc 18:08 22 tháng 12, 2014

    Lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối...

    Trả lờiXóa
  5. bổ thượng, bổ hạ, bổ… lung tunglúc 18:16 22 tháng 12, 2014

    Nhưng mà thật khó khi nói về ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, chẳng lẽ lại bảo “đừng tin việc ông ấy làm, hãy tin lời ông ấy nói”?
    Với ba cái tên “Tô Mãn Truyền” không hiểu ông Trời sợ cái gì mà cũng lại “ngược” thế, lại chỉ chọn ba địa danh là Hà Giang phía Bắc, Thừa Thiên Huế miền Trung và Bến Tre Nam Bộ.
    Cái “văn hóa ngược” của các cụ nhà ta kể ra thì nhiều lắm, nhưng mà lý giải sao cho mọi người thấy vui trước khi thấy đúng thì lại mất rất nhiều công sức, lắm lúc đau đầu nhức óc, chẳng hạn như chuyện “cái lá đa”. Bạn đọc có lòng xin cung cấp thêm những “cái ngược” khác để cùng nhau đàm luận, vừa tiêu diệt thời gian, vừa là liều thuốc bổ thượng, bổ hạ, bổ… lung tung./.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiếng dân được biết Họ hàng nhà chuột mới tổng kết cuối năm bình bầu là TÔ MÃN TRYỀN bởi Mãn chưa Mãn cuộc còn truyền y bát cho các "Tổ" chuột khác như Thừa Thiên Tam Tổ Hô Him Méo, năm nay Mãn vẫn là Chiến sĩ thi đua cấp... quốc tế, và tiêu biểu học tập làm theo tấm gương lũ chuột lớn !

      Xóa
  6. """Đã nói bữa nớ mền chỉ huy đ/c này mà không ai tin: """"
    Báo Dân trí: Ký ức người lính bảo vệ Chủ tịch Cuba thăm vùng giải phóng. Siết chặt bàn tay Chủ tịch Fidel Castro, Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định“Tôi sẽ đón đồng chí ở Sài Gòn, sau ngày giải phóng”. Tiếng vỗ tay vang dội, hưởng ứng lời hứa của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, quyết tâm giải phóng miền Nam để đón Chủ tịch Cuba sang thăm Việt Nam lần nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bựa nớ có chú Mãn "sĩ quan an ninh" đi đón đó tề

      Xóa
  7. Với tư cách của một phó thường dân từng tham gia các diễn đàn, đọc các bài báo và được tiếp xúc trực tiếp với một số người tôi nhận thấy một đặc điểm chung của các bạn khi nhìn nhận về COCC như sau. COCC thường là những người được sống trong những gia đình khá giả, có tiền, có quan hệ rộng, thường học vấn và kiến thức không giỏi là mấy, chỉ ngang tầm mình thôi, hay huênh hoang khoác lác và lười làm việc. Trên nhiều diễn đàn, có những bạn viết rằng, cái thằng này con nọ, ngày trước học cùng với nó dốt đặc cán mai mà bây giờ lại thấy nó ngồi chiễm trệ ở Hội sở chính của một ngân hàng tầm cỡ.

    Về thực trạng COCC hiện nay, chưa có một con số nào có thể thống kê được hết, nhưng theo cách nhìn của đa số mọi người, con số này là rất nhiều. Tôi cũng được nghe một câu nói vui của mọi người là "Khi tuyển dụng và bổ nhiệm hiện nay, cần phải có 4 vần Ệ đó là HẬU DUỆ, QUAN HỆ, TIỀN TỆ cuối cùng mới là TRÍ TUỆ, nếu không có ba chữ Ệ ở đầu thì chữ Ệ thứ tư cũng chỉ là một cái gì đó rất mong manh và khi đó chúng ta chỉ biết MẶC KỆ.

    Trả lờiXóa
  8. Một chế độ công thần làm lụn bại đất nước: thứ nhất HẬU DUỆ, thứ hai QUAN HỆ, thứ ba TIỀN TỆ cuối cùng mới là TRÍ TUỆ
    “Phò mã” sáng rực tựa sao mai
    “Nhạc phụ” ngắm sao ước mơ hoài
    Mai mốt ta về, con yêu nhé
    Thay thế chân ta - đâu dám sai !
    Hồ Xuân Mãn đứng ra lo cho thông gia là Giám đốc cảng Thuận An thoát tội khi cho chiếc tàu 06 sang Trung Quốc buôn lậu, tàu chìm gần 10 người chết…làm dư luận bức xúc. Con rể Mãn tên là Phương tốt nghiệp đại học dan lập không xin được việc làm, được cha cho xuống cảng làm việc. Trở thành con rể, ông Mãn cho Phương về Phòng Kế hoạch Tài vụ Sở giao thông Vận tải, từ công nhân lên phó phòng, trưởng phòng rồi Phó giám đốc Sở… bằng những “thủ thuật” tinh vi. Có quyền trong tay, lại có ô dù, Phương trở nên cao ngạo không coi ai ra gì. Mất uy tín ở Sở giao thông Vận tải, Mãn dùng quyền “điều” con rể ra làm chủ tịch huyện Hương Trà. Thời gian làm chủ tịch huyện ở đây, con rể “ông Bí thư” vi phạm nhiều vụ việc về đất đai gây hậu quả nghiêm trọng đến nay giải quyết chưa xong. Đã không bị kỉ luật, Phương được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị cho bước tiến cao hơn. Trước khi về hưu, Hồ Xuân Mãn tổ chức quy hoạch và cơ cấu cán bộ, đưa con rể vào diện quy hoạch cán bộ nguồn, hiện đang học lớp đào tạo cán bộ nguồn chiến lược ở Trung.
    Nhìn cái mặt lợn thằng tổ chức đánh bạc, nhìn thằng Hòa đại nhân có chân tướng dáng mềm mại như rắn lục đuôi đỏ, nhìn thằng phò mã não ngắn ăn đất được Hồ Xuân Mãn quy hoạch bí thư tỉnh ủy TTHuế tương lai và thằng D ba phải vô tài bất tướng mà thấy lợm lợm tởm tởm ! Buồn buồn ! Ôi quê hương nước mặn đồng chua…sẽ thành TTHéo. Dạ thưa xứ Huế bây chừ / Chỉ còn núi ngự bên bờ sông hương !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng ăn đất huyện Hương Trà sẽ là Bí thư Tỉnh ủy TTHuế tương lai ? bác nói đùa chứ !

      Xóa
    2. Không đùa đâu...chuyện thật 100% như cái AHLLVTND của Hồ Xuân Mãn vậy.lúc 20:53 22 tháng 12, 2014

      Không đùa đâu...chuyện thật 100% như cái AHLLVTND của Hồ Xuân Mãn vậy.

      Xóa
    3. Con chuột chù Mãn có gì mà không làm được

      Xóa
    4. Nếu chuyện thật 100% hậu duệ là thằng ăn đất Hương Trà gốc công nhân cảng Thuận An là Bí thư TU TTHuế thì nguy cơ tụt dốc đứt phanh cho TT Huế nữa rồi , như thế Mãn đúng là tổ sư của họ hàng nhà chuột !

      Xóa
    5. Thằng hô, thằng méo, thằng him, Cả ba thằng ấy bú chim thằng TÀU…lúc 00:19 23 tháng 12, 2014

      Nó đang được đưa đi đào tạo cán bộ NGU-ỒN cấp chiến lược tạ HÀ NỘI đó...không tin...Điện thoại mà hỏi thằng HIM.

      Xóa
    6. Hồ Hèn Hào Hùng hụt , hẩm hiu hưởng hưu hận Hòa hại , Hòa hồi hộp hư hao hậu hưu. Hồ Hèn hăng hái hầu Hà, Him. Hà, Him hiểu Hèn hư hỏng, Hà Him ham hậu hỉ hùn hạp hại hư Huế. Huế hậm hực Hà Him ! hỏi Him Hậu hoàng Huế huyện Hương hay Hồ Hèn Hào Hùng hụt huênh hoang Him hỏng hiểu ! hầy hầy !

      Xóa
    7. “Phò mã” sáng rực tựa sao mai
      “Nhạc phụ” ngắm sao ước mơ hoài
      Mai mốt ta về, con yêu nhé
      Bán luôn xứ Huế - rồi chia hai !

      Xóa
    8. Ui chầu chầu ! chuột Huế nhiều quá...

      Xóa
  9. Chưa kịp mừng vui vì có được tấm bằng giỏi của các trường Đại học chính qui trong tay, các cử nhân lại phải đối mặt với gánh nặng thất nghiệp khi gia đình không có mối quan hệ trong ngành cũng như 300 triệu VNĐ để xếp vào loại thứ ba giúp sinh viên như vừa tốt nghiệp ĐHSP được đứng lớp ở một trường THCS với mức lương 2 triệu VNĐ một tháng. Họ, những người trẻ đầy nhiệt huyết trước ngưỡng cửa lập nghiệp quá tội nghiệp, đang trở thành “nạn nhân” hay “kẻ tiếp tay” cho một tệ nạn phổ biến trên thị trường lao động Việt Nam ? Nếu như gia đình họ không có 300 triệu VNĐ thì phải là COCC thứ nhất là Hậu duệ, thứ hai là Quan hệ, thứ ba là Tiền tệ, cuối cùng mới là TRÍ TUỆ !

    Trả lờiXóa
  10. DÂN LẠY TRỜI
    Lạy trời mưa xuống
    Lấy nước tôi uống
    Lấy ruộng tôi cày
    Lấy đầy bát cơm
    Lấy rơm đun bếp
    Cho tôi đi cày
    TRÍCH XUẤT BỒI THƯỜNG DOANH NGHIỆP TỪ NGUỒN...DÂN ? AMEN ! TỘI DÂN CHỨ !

    Trả lờiXóa
  11. Như mấy ông Huế thì Dân xịt chó cắn...lúc 07:08 23 tháng 12, 2014

    Điều đáng nói và rất tệ hại là ông Hồ Xuân Mãn đã xây bè, kéo cánh tạo dựng phe nhóm thân hữu để dể bề thao túng trên chính trường ở Thừa Thiên Huế bằng thủ đoạn đơn giản, dẹp bỏ Nguyễn Văn Bòn, đưa Nguyễn Văn Cường còn chưa được 2 năm nghỉ hưu lên PBTTT “ngồi chơi xơi nước”, đẩy luôn đệ tử ruột Trần Thanh Bình lên TBTCTU, đây chính là điểm nghẽn mà Hồ Xuân Mãn phải bố trí bằng được nhằm thực hiện ý đồ thao túng trên lĩnh vực tổ chức và cán bộ. Bắt đầu từ đây xuất hiện những cán bộ, công chức thiếu năng lực chuyên môn, yếu kém về đạo đức lại cậy quyền, cậy thế của cha, anh, người thân được vào làm việc ở những vị trí quan trọng trong bộ máy Đảng, Nhà nước gây phương hại đến lợi ích công, thiếu trách nhiệm với nhân dân, sao nhãn công việc, bê bối, tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra nhan nhãn không một ai quan tâm xử lý, nhất là các dự án đầu tư xây dựng, giao thông, bất động sản...những ai quan tâm không cần mất thời gian, chi một vài câu hỏi thì sẽ thấy ngay ở đâu có dự án đổi đất lấy hạ tầng thì ở đó có bóng dáng của anh Mãn, anh Thiện, anh Cao, anh Bình, anh Lý, anh Toàn…đẹp mặt lãnh đạo tỉnh chưa các bạn (!)

    Ở trường hợp ông Hồ Xuân Mãn, có thể người ta tin con, em, cánh hẩu của ông có năng lực, được đào tạo nhưng thăng chức cho con, em mình từ 2 tới 5 lần trong 2 năm thì không thể không nói ở đây không có sự lạm dụng, chỉ nêu một vài trường hợp điển hình để chứng minh sự vận dụng quyền lực trong khâu đề bạt cán bộ như Nguyễn Văn Phương con rể GĐ sở KH&ĐT, Hồ Xuân Phán GĐ sở TT&TT, Hồ Xuân Phương TPCSGT em ruột, Dương Tiến Anh GĐ TRT anh con dì, Trần Công Phú em cô cậu PGĐ sở Ngoại vụ… Đối với phe nhóm thân hữu điển hình như Hà CNUBKTTU, Trân BQL các KCN, Sơn GĐ sở TC, Khanh CVPUBND tỉnh , Vang GĐ sở NN&PTNT, Hùng PGĐCA, Hồng GĐ Hải Quan, Thắng PVPUBND tỉnh… Chắc chắn, không một cán bộ, công chức nào không có dây mơ, rễ má mà lại được bổ nhiệm nhanh, ở vào toàn những vị trí đáng mơ ước như vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bọn chó đẻ

      Xóa
    2. ĐÚNG, BỌN ĐỘI LỐT CS, BỌN LÀM CHO CNCS LÀ NIỀM TIN CỦA NHÂN LOẠI, LÀ TƯƠNG LAI LOÀI NGƯỜI TRỞ THÀNH XẤU XA...

      Xóa
  12. Cu Hả một VIỆT CỘNG,khẳng định:
    hồ xuân mãn cùng đồng bọn đích thị là lũ cộng nô,cộng phỉ;Hoàn toàn không cộng sản!

    Trả lờiXóa