Diệt máy bay Mỹ bằng mìn tự tạo
Ngày cập nhật 01/04/2015 05:56
(TTH) - Từ đầu năm cho đến tháng 7/1970, Hương Mai (tức xã Hương Hồ, Hương Trà ngày nay) là tuyến hành lang rất quan trọng cho việc qua lại bí mật của quân - dân ta, đã bị Mỹ, ngụy phát hiện và kiên quyết ngăn chặn. Do vậy các lực lượng của ta ở đây gồm đơn vị K10; lực lượng trinh sát vũ trang thuộc Ban cán sự Hương Mai và các đội công tác khác ở nhiều khu vực không về được với dân và TP Huế hoạt động, nên không nắm được tình hình và không triển khai được các nhiệm vụ theo yêu cầu công tác.
Với quyết tâm phải tiêu diệt các chốt chặn của địch, khai thông tuyến hành lang quan trọng này, Ban Chỉ huy Thành đội và Ban An ninh TP Huế quyết định điều động đội trinh sát vũ trang có tên gọi đơn vị H3 (thuộc lực lượng CAND vũ trang, tức Bộ đội Biên phòng ngày nay) do ông Hoàng Thức Bảo (Bí thư chi bộ, đội trưởng, kiêm chính trị viên) chỉ huy cùng các đội viên: Huy, Tô, Chương, Dũng, Nam... từ khu vực Hương Thạnh (tức Hương Văn), chi viện sang. Yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho đội H3 lúc này thật hết sức khó khăn, phải đánh tiêu diệt và đuổi được địch đi nhưng không được bộc lộ lực lượng của ta, không để lộ hậu cứ và phải bảo vệ được hậu cứ Hương Mai trong mọi tình huống....
![]() |
Ông Hoàng Thức Bảo (bên phải) trò chuyện cùng tác giả
|
Trước yêu cầu ngặt nghèo như vậy, ông Hoàng Thức Bảo đã suy nghĩ trăn trở với nhiều phương án. Trong đó, ông đã tính tới phương án nếukhi bị ta tấn công gây thiệt hại thì chắc chắn địch sẽ dùng máy bay yểm trợ, càn quét, nên cũng phải làm thế nào tiêu diệt được cả máy bay mới bảo vệ được hậu cứ và các lực lượng của ta. Sau đó ông đã họp đơn vị để bàn và quyết định các phương án đánh địch sao cho hiệu quả, nhưng phải đảm bảo yêu cầu của trên. Cuối cùng phương án đánh địch bằng hệ thống mìn tự tạo được đơn vị nhất trí là phương án tối ưu nhất. Trong đó, sáng kiến táo bạo nhất là quyết định diệt máy bay địch cũng bằng mìn tự tạo là một việc làm chưa hề có trong tiền lệ ở tất cả các chiến trường trên toàn miền Nam.
Với phương án đã được bàn tính kỹ lưỡng như vậy, ông Hoàng Thức Bảo cùng anh em khẩn trương bắt tay ngay vào việc. Họ đã thu thập các loại đạn pháo chưa nổ của địch và các đầu đạn B40, B41, ĐKB của ta để tháo ra đặt kíp nổ vào đó, nối bằng dây kéo vướng nổ, bí mật bố trí ở các đường đi trên tuyến hành lang Khe Điên và đem 1 quả đạn pháo 105mm đã cải tạo thành mìn tự tạo lên cài tại sân bay dã chiến của địch trên đỉnh đồi Động Đá ở Hương Mai để vừa đánh bộ binh, vừa có thể tiêu diệt được máy bay địch đổ bộ.
Ngày 2/8/1970, Hoàng Thức Bảo bố trí một số chiến sĩ H3 canh gác, yểm trợ, rồi tự mình đem các quả mìn tự tạo lên cài ở các đường mòn địch thường qua lại trong khu vực và cài trên sân bay dã chiến của địch ở đồi Động Đá, Hương Mai. Sau khi cài xong các bãi mìn được khoảng vài giờ, 1 đội thám báo địch 14 tên tiến hành sục sạo liền bị vướng dây mìn nổ, thương vong nhiều. Bọn địch hốt hoảng bắn vung vãi khắp vùng vì tưởng bị quân ta tập kích; đồng thời gọi về Huế yêu cầu chi viện và cấp cứu. Một lúc sau vẫn không thấy đối phương đâu cả, bọn địch nhốn nháo, hò hét chửi bới, dắt kéo nhau lên sân bay trực thăng trên đồi Động Đá, gọi 2 máy bay HU 1A từ Huế lên bắn loạn xạ khắp vùng yểm trợ. Sau đó một chiếc tiếp tục bay soi mói, bắn yểm trợ liên tục, còn chiếc kia có 3 tên Mỹ và 2 súng đại liên hạ cánh xuống sân bay dã chiến để cứu số lính kia. Ngay khi hạ cánh xuống đất máy bay vướng phải mìn tự tạo bật nổ vang rền. Xác bọn địch và máy bay bật tung lên, máy bay bùng cháy thành một cột khói đen cao ngất trời rồi lăn xuống chân đồi.
Ngay sau đó 1 ngày, đêm 3/8/1970, ông Hoàng Thức Bảo và đơn vị H3 lại tiếp tục phối hợp với bộ phận hỏa lực K10 luồn sâu về đánh ấp Giảng Hạ (Hương Mai) tập kích vào bộ phận địch thuộc lực lượng bình định nông thôn, buộc địch phải tháo chạy co về Huế, từ đó không dám ngủ lại đêm ở Hương Mai nữa.
Trận đánh ấy đã làm cho tinh thần địch khủng hoảng hoang mang, khiếp sợ về cách đánh mới lạ cùng một loại vũ khí mới nào đó đầy ma lực của Việt Cộng mà chúng chưa biết để đối phó. Đồng thời, khai thông được tuyến hành lang quan trọng ở bờ bắc TP Huế để các lực lượng của ta lên, về được với dân, bám dân, bám địa bàn đánh địch. Nhân dân ta thì hết sức phấn khởi, hân hoan; tinh thần và niềm tin chiến thắng càng được cổ vũ mạnh mẽ cho quần chúng. Trận đánh đó đã được Báo Giải phóng đăng tin biểu dương kịp thời và phổ biến kinh nghiệm toàn miền Nam. Quân khu Trị Thiên trao Huân chương Chiến công giải phóng cho ông Hoàng Thức Bảo và toàn đội; cuối năm 1970, ông Hoàng Thức Bảo được chọn đi dự Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quân khu..
Trung tá Hoàng Thức Bảo
(Anh hùng LLVTND) kể
Mai Trí (ghi)
Thành tích DỖM chống Mỹ của Anh hùng LLVTND Hồ Xuân Mãn
-“1964, 16 tuổi, giác ngộ cách mạng, thoát ly ra vùng giải phóng, tham gia vào lực lượng an ninh vũ trang tỉnh TTH. Thời gian này cùng với đơn vị bảo vệ an toàn Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo, điển hình năm 1966, đã cùng đơn vị tiêu diệt gọn một tiểu đội biệt kích Mỹ ( 6 tên), bảo vệ an toàn hậu cứ”. Từ cuối năm 1964, được phân công đưa đón, trinh sát, bảo vệ các đồng chí lãnh đạo về đồng bằng chỉ đạo phá ấp chiến lược.
- Đầu năm 1968, ở Tiểu đoàn trinh sát vũ trang làm nhiệm vụ đặc biệt giải phóng Huế….Được phân công trinh sát các mục tiêu trọng điểm Ty cảnh sát Ngụy, Lao Thừa Phủ, Tỉnh Trưởng … Ngay trong đêm 30 Tết đã tiêu diệt toàn bộ Dinh tỉnh trưởng, Ty cảnh sát,…Cùng lượng đặc công giải phóng lao Thừa Phủ…Được phong tặng “Dũng sĩ diệt Mỹ, diệt ác ôn” và huy hiệu "Tấn công nổi dậy, anh dũng, kiên cường”
- Tháng 4/1968: chỉ huy tổ 3 người , phục kích diệt gọn 6 tên Mỹ ở Tà Lương, 5/1968, tiêu diệt 9 tên Mỹ, thu vũ khí.
-6/1968: đã chỉ huy tổ trinh sát 3 đ/c phục kích địch, diệt 1 tên quận phó và 2 cảnh sát Quận Phong Điền trên QL1A, cây số 26
-Từ 1969-1975: Tổ chức đơn vị đánh gần 100 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 150 tên Mỹ-Ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự...
Điển hình: 4/1970: Chế tạo quả mìn tự tạo bằng đầu đạn ĐKB, làm cháy tại chỗ một máy bay H34, tiêu diệt 34 tên Mỹ… được tặng Dũng sĩ cấp ưu tú, Huân chương chiến công hạng 2.
- Tháng 11/70: Chỉ huy đơn vị giải tán toàn bộ lực lượng phòng vệ dân sự Phong An, đưa 48 thanh niên ra vùng giải phóng.
- 5/1971: Chỉ huy du kích xã Phong An tiêu diệt 23 tên địa phương quân.
-1/1972: Dùng mìn tự tạo tiêu diệt 27/28 tên địa phương quân (Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 hay 11?).
-Năm 1972: Cải trang lính dù ngụy, tiêu diệt tên ấp trưởng Phò Ninh, xã Phong An , tên ác ôn khét tiếng Hoàng Sớm, 1 tên phó ty chiêu hồi, 1 ấp phó, 2 cảnh sát đặc biệt, 1 địa phương quân, làm quần chúng nức lòng.
Bằng mìn tự tạo , đã diệt tên Nguyễn Công Đáng một tên chiêu hồi chuyên chỉ điểm quật hầm cán bộ và 2 đồng bọn.
- Năm 1973: Tôi đã tổ chức lực lượng đánh giải vậy cho 1 trung đội thuộc Trung đoàn 1, Sư 324 bằng cách đánh thẳng vào đội hình xe tăng địch, sử dụng súng B40 bắn cháy tại chỗ 1 xe M113 và đơn vị tiêu diệt 12 tên biệt động quân, kịp thời giải vậy , đưa trung dội và 5 cáng thương binh ra vùng an toàn.
- 12/1974: Cùng 2 đồng chí du kích sử dụng mìn định hướng tiêu diệt 1 trung đột nghĩa quân ngụy, 27 tên chết tại chỗ
- Từ 8/3 đến 26/3/1975: Chỉ huy lực lượng du kích và an ninh xã đánh các chốt quân ngụy, dẫn đường cho lực lượng Quân đoàn 2 tác chiến các mục tiêu An Lỗ, Cầu An Hòa, chốt cột cờ Phu Văn Lâu, giải phóng Huế. (Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?).
-Sau 1975 : Tôi đã chỉ huy, chỉ đạo tháo gỡ bom mìn phá hủy hàng ngàn quả mìn địch gài lại. Tổ chức khai hoang đưa dân về làng cũ. Được Tỉnh đội đánh giá cao.
Bình khi làm anh hùng cho anh Mãn là Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy người sốt sắng nhất, là cái bóng của anh Mãn để đốc thúc hoàn tất thủ tục càng nhanh càng tốt để anh Mãn được phong anh hùng kịp thời trước đại hội tỉnh đảng bộ khóa 14…
Khi có đơn tố cáo đến văn phòng tỉnh ủy, Trần Thanh Bình, phó bí thư thường trực, thay vì xử lý đơn…Trần Thanh Bình lại "ém" đem về trình cho Anh hùng Hồ Xuân Mãn…
Đây là thông tin thật 100%
Cho đến nay, cũng là Trần Thanh Bình đã làm cho quá trình xử lý “hậu anh hùng” cứng đơ không vận hành được…
Bàn tay không che được bầu trời, càng kéo dài càng làm cho anh Mãn khổ sở, nhục nhã mà thôi, câu chuyện đã đi vào lịch sử, Trần Thanh Bình người dựng lên nhân vật “anh hùng Hồ Xuân Mãn” nên chủ động cắt sớm cái đuôi…khi còn có thể…
Thời gian dành cho Trần Thanh Bình không còn nhiều, Trần Thanh Bình không xử lý…lịch sử sẽ ghi Trần Thanh Bình là người có công đầu trong thành tích làm ô danh đất Huế…
Trần Thanh Bình không làm…khóa 15 sẽ đánh giá việc này…
Lịch sử đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ ghi công lao của Trần Thanh Bình bên cạnh công lao của Hồ Xuân Mãn…