Tuệ Nghi
Một số " ngôi sao" trong làng giải trí tạo nên thông điệp "ngồi mát vẫn có thể ăn bát vàng" khiến nhiều người ngày càng mất lòng tin vào cuộc sống.
Thời gian qua, dư luận ầm ĩ về "nỗi đau
đố kỵ của người Việt". Truyền thông lên án gay gắt sự khắc nghiệt của
người Việt dành cho thành quả của chính những người con Việt Nam.
Thiết nghĩ, ý kiến của mỗi người giống như một cây đinh, càng đập vào
nó càng lún sâu hơn. Lắng lòng mà nhìn lại vì sao một bộ phận con rồng
cháu tiên lại đổi thay như thế trong khi nền tảng trong văn hoá của
chúng ta từ xưa đến nay là hào khí dân tộc, tinh thần dân tộc. Lòng tự tôn của Việt Nam chưa bao giờ thua kém bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Liệu có ai trả lời được câu hỏi tại sao?
Lên án là điều cần thiết để thức tỉnh con người trước một sự việc,
nhưng nếu chỉ lên án mà không đưa ra được nguyên nhân cũng như hướng
giải quyết triệt để thì chỉ làm tình hình thêm tệ hơn, sâu xa hơn có thể
làm hỏng cả một thế hệ.
Điều ấy giống như việc giáng những đòn đau đớn vào đứa con của mình
nhưng không nói cho nó biết nó đã sai ở đâu và làm cách nào để khắc phục
cái sai của nó, hành động này chỉ khiến nó trở nên "lì đòn" hơn mà
thôi.
Một trong những nguyên nhân khiến người Việt ngày càng khắt
khe, cay cú với sự thành công của người khác là bởi vì trong cuộc sống
của họ ít nhiều cũng đã đôi lần đối diện với sự bất công.
Thế giới giải trí phản ánh ít nhiều sự phát triển về văn hoá của một
đất nước, nó tác động không nhỏ đến người dân của đất nước đó. Ví dụ một
điển hình nhỏ là nhiều nhân tố trong làng giải trí tạo nên thông điệp
"ngồi mát vẫn có thể ăn bát vàng" khiến con người ngày càng mất lòng tin
vào cuộc sống.
Giá trị xã hội bị đảo lộn, những điều băng hoại lại lên ngôi, nhiều sự
cố gắng và nỗ lực không được đền đáp bằng những thành quả xứng đáng, quá
nhiều những vấn đề được thổi phồng xa với giá trị thực tế cũng là một
phần khiến công chúng mất lòng tin vào những sự kiện được đưa ra.
Sự khoe khoang vô tội vạ cũng là một phần tạo ra khoảng cách và sự khác biệt giữa con người với con người, góp phần đẩy mạnh sự phân biệt giai tầng trong xã hội. Một người cật lực làm việc chỉ mong gia đình họ có một bữa cơm no, con cái họ không phải bỏ học trong khi ngày ngày họ nhìn thấy sự xa xỉ từ tầng lớp được cho là "trên" họ.
Sự khoe khoang vô tội vạ cũng là một phần tạo ra khoảng cách và sự khác biệt giữa con người với con người, góp phần đẩy mạnh sự phân biệt giai tầng trong xã hội. Một người cật lực làm việc chỉ mong gia đình họ có một bữa cơm no, con cái họ không phải bỏ học trong khi ngày ngày họ nhìn thấy sự xa xỉ từ tầng lớp được cho là "trên" họ.
Yếu tố bất công hình thành rõ rệt vì thế những hiện tượng thành công bị
ném đá thì âu cũng chỉ là "vạ lây" mà thôi, lúc này thái độ đố kỵ chỉ
là tấm gương phản chiếu sự bất mãn và hoảng loạn của họ đối với cuộc
sống. Người ta thường gọi đó là hành động “giận cá chém thớt”
Bạn có tiền, điều kiện hưởng thụ cuộc sống, tạo ra nhiều giá trị thặng dư cho xã hội. Đó là một điều rất tốt nhưng tận hưởng và khoe khoang là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Nó giống như việc bạn có tiền mua bò beefsteak cùng rượu vang thượng hạng rồi ngồi ăn nó trước mặt một người vô gia cư, bạn nghĩ hình ảnh đó có phản cảm hay không?
Cuộc sống vốn không công bằng, sự không công bằng tạo ra mâu thuẫn và đấu tranh. Có đấu tranh thì mới có phát triển, đó là quy luật chung của xã hội. Nhưng hãy tạo ra sự đấu tranh, sự ganh đua tích cực để đưa đất nước đi lên. Đừng cố tạo ra sự mặc cảm, nhen lên sự ghen tỵ bằng những điều chỉ có ý nghĩa cho riêng bạn nhưng vô nghĩa đối với người khác.
Suy cho cùng tất cả đều là định hướng của giáo dục, của truyền thông. Đừng cố thể hiện và tuyên truyền những điều mà dễ khiến con người lầm tưởng rằng "kẻ ăn không hết người lần chẳng ra".
Bạn có tiền, điều kiện hưởng thụ cuộc sống, tạo ra nhiều giá trị thặng dư cho xã hội. Đó là một điều rất tốt nhưng tận hưởng và khoe khoang là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Nó giống như việc bạn có tiền mua bò beefsteak cùng rượu vang thượng hạng rồi ngồi ăn nó trước mặt một người vô gia cư, bạn nghĩ hình ảnh đó có phản cảm hay không?
Cuộc sống vốn không công bằng, sự không công bằng tạo ra mâu thuẫn và đấu tranh. Có đấu tranh thì mới có phát triển, đó là quy luật chung của xã hội. Nhưng hãy tạo ra sự đấu tranh, sự ganh đua tích cực để đưa đất nước đi lên. Đừng cố tạo ra sự mặc cảm, nhen lên sự ghen tỵ bằng những điều chỉ có ý nghĩa cho riêng bạn nhưng vô nghĩa đối với người khác.
Suy cho cùng tất cả đều là định hướng của giáo dục, của truyền thông. Đừng cố thể hiện và tuyên truyền những điều mà dễ khiến con người lầm tưởng rằng "kẻ ăn không hết người lần chẳng ra".
Hãy để cho công chúng được nhìn thấy sự khó khăn đằng sau những thành
công, hãy công khai điều đó để mọi người hiểu rằng cái gì đạt được cũng
phải trải qua khó khăn, vất vả, ai cũng phải nỗ lực, cũng phải cố gắng.
Không ai có được thành công hay những điều họ muốn một cách dễ dàng mà
không mất một giọt mồ hôi nào.
Khi nhìn thấy được những mặt trái của thành công và hiểu được người thành công đã phải đánh đổi và trải qua những gì để có được thành quả đó, tự khắc công chúng sẽ đón nhận một cách tự nhiên nhất vì họ hiểu rằng cơ hội để đạt được thành công là ngang nhau. Vậy tại sao họ phải đố kỵ với điều mà chỉ cần nỗ lực thật sự họ cũng có thể đạt được, thậm chí họ còn có thể làm tốt hơn như thế?
Nếu không cho họ thấy một con đường mà bất cứ ai cố gắng đi thì cũng sẽ đến mà chỉ tập trung vẽ những con đường viển vông chỉ có số ít mới được đặt chân đến đó, khác nào đang tự phân chia ranh giới của một xã hội không công bằng? Mà đã bất công thì đừng trách vì sao xuất phát sự đố kỵ.
Đừng chỉ trích, hãy hiểu, cảm thông và thay đổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét