PV: Ông nghĩ sao về chủ đề năm nay của cuộc vận động là xây dựng Đảng
thực sự trong sạch, vững mạnh, "Đảng là đạo đức, là văn minh"?
HXM: Tôi nghĩ đơn giản rằng đạo đức và văn minh là Đảng viên phải luôn
gương mẫu đi trước, chống cho được suy thoái trong Đảng, ngày càng nâng
cao sức chiến đấu của Đảng để lãnh đạo đất nước phát triển mạnh giàu.
Mỗi đảng viên không rèn luyện, không có ý thức cảnh giác thì đồng tiền sẽ làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên của chúng ta.
Cuộc vận động chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định.
Trách nhiệm của Đảng, theo tôi, là phải làm cho đảng viên nhận thức được rằng nếu không có cuộc vận động thì cũng phải làm tốt.
Tôi cũng nghĩ muốn việc “làm theo” gương Bác lan tỏa trong xã hội thì
người đảng viên, cán bộ chủ chốt phải gương mẫu đi trước, làm trước,
như thế thì nhân dân mới tin và theo Đảng.
"Dĩ hòa vi quý" với cái xấu
PV: Ông là người đề xuất “5 chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên",
trong đó có yêu cầu phải gần dân, hiểu dân, học dân, tôn trọng nhân
dân. Vì sao ông đưa ra đề xuất đó?
HXM: Tôi luôn nghĩ rằng nguy cơ của một Đảng cầm quyền là xa dân.
Bác Hồ từng ví nếu Đảng mà không có dân thì cũng như cây không có
gốc. Một khi Đảng cầm quyền đã xa dân, khi Đảng đã mất gốc thì Đảng sẽ
không thể tồn tại.
Bí thư TU Thừa Thiên - Huế: Nếu tổ chức Đảng không vì lợi ích chung thì đảng viên rất dễ "dĩ hòa vi quý" với cái xấu. Ảnh: Lê Anh Dũng
Cán bộ phải lấy dân làm gốc, trong 11 năm chiến đấu ở chiến trường,
nhất là sau năm 1968, thường xuyên tôi ở đồng bằng, sống trong hầm bí
mật, được nhân dân đùm bọc. Nếu không được sự che chở của dân thì không
có ngày hôm nay.
Tâm nguyện của tôi bây giờ là làm việc thật tốt để xứng đáng với bao
đồng chí, đồng đội đã ngã xuống, xứng đáng với sự chăm sóc của nhân dân,
của tổ chức.
Hơn nữa, lương của đảng viên chúng ta hiện nay cũng là từ tiền thuế của người dân cả mà.
Nếu tổ chức Đảng không mạnh, không dám đấu tranh với cái xấu, không
vì lợi ích chung thì đảng viên chúng ta rất dễ có thái độ dĩ hòa vi quý
với cái xấu.
Đặc biệt khi đại hội Đảng đến gần, nếu đồng chí nào không hành động,
co mình lại, sợ va chạm thì không chỉ là “dĩ hòa vi quý” mà còn “nín thở
qua sông”.
Chưa điều tra ra ai hối lộ 3.000 USD
PV: Phát biểu ở Hội nghị, ông có nhắc đến sự việc từng trả lại 3.000 USD tiền hối lộ?
HXM: Hôm đó tôi đi công tác về, vợ tôi đưa một tập tài liệu, trong đó có một phong bì, tôi tưởng là đơn thư, mở ra thì thấy có 3.000 USD.
Sáng hôm sau đến cơ quan tôi phải mời Thường vụ, mời công an đến và giao cho công an điều tra. Số tiền đó tôi quyết định sung vào công quỹ để xóa nhà tạm cho đồng bào dân tộc.
Tuy nhiên, đến nay, công an vẫn chưa tìm ra đối tượng hối lộ.
HXM: Hôm đó tôi đi công tác về, vợ tôi đưa một tập tài liệu, trong đó có một phong bì, tôi tưởng là đơn thư, mở ra thì thấy có 3.000 USD.
Sáng hôm sau đến cơ quan tôi phải mời Thường vụ, mời công an đến và giao cho công an điều tra. Số tiền đó tôi quyết định sung vào công quỹ để xóa nhà tạm cho đồng bào dân tộc.
Tuy nhiên, đến nay, công an vẫn chưa tìm ra đối tượng hối lộ.
Gả dối, láo toét, bốc phét, đáng ghét...
Trả lờiXóamiệng ông mãn,
Trả lờiXóatrôn mụ Vĩnh
Hâu,hâu,hâu;.... "Tâm nguyện của tôi bây giờ là làm việc thật tốt để xứng đáng với bao đồng chí, đồng đội đã ngã xuống, xứng đáng với sự chăm sóc của nhân dân, của tổ chức" Ôôn ơi! nghe ma muốn nôn quá.
Trả lờiXóaKính các bác,
Trả lờiXóaVài ngày qua, theo dõi tin tức trên hệ thống truyền thông nước nhà về vụ ông Phạm Qúy Ngọ, Thượng tướng, Thứ trưởng Công an, tôi hoang mang tợn.
Nghe bên này, ngóng bên kia, dẫu thiên hạ đã lý giải đủ kiểu nhưng tôi vẫn không hết băn khoăn.
Căn cứ vào vô số các quyền mà theo lệnh các bác, Quốc hội, Chính phủ đã liệt kê trong vô số văn bản quy phạm pháp luật, tôi viết thư này, nhờ các bác giải thích để tôi và nhân dân trong nước không bị dư luận xấu bên ngoài kích động, niềm tin vào Đảng, Nhà nước vốn đã chẳng còn bao nhiêu lại thêm phần suy giảm.
Chẳng là theo tờ Thanh Niên thì ông Trương Việt Toàn, Thẩm phán Tòa án Hà Nội, người công bố quyết định khởi tố vụ án “làm lộ bí mật nhà nước”, khi ngồi xử sơ thẩm Dương Tự Trọng và đồng bọn “tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, vừa mới tuyên bố các bác sẽ cho đình chỉ vụ án “làm lộ bí mật nhà nước”, do ông Ngọ đã mệnh một.
Cho đến giờ, từ lời khai của ông Dương Chí Dũng, hệ thống bảo vệ pháp luật của chúng ta chỉ mới khởi tố vụ án vừa kể, chứ chưa khởi tố bị can nào.
Tuy đúng là ông Ngọ đã chết nhưng khoản 7 điều 107 của Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định, chuyện đình chỉ vụ án chỉ có thể thực hiện nếu người chết là “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội”. Vậy thì căn cứ vào đâu để xác định ông Ngọ là “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội” mà dự tính đình chỉ vụ án?
Chuyện nhận tiền hối lộ, bao che, che không xong thì mật báo cho bi can trốn, rõ ràng là những “hành vi nguy hiểm cho xã hội” nhưng vì sao ông Ngọ biết “quyết định của Bộ Chính trị” để mật báo thì chưa được làm rõ.
Chưa được làm rõ chứ không phải là không thể làm rõ. Theo tôi, vấn đề là các bác có muốn làm rõ hay không mà thôi.
Trong phiên xử Dương Tự Trọng, Dương Chí Dũng không chỉ khai về ông Ngọ. Các lời khai còn có một số chi tiết liên quan đến ông Trần Đại Quang, Đại tướng, Bộ trưởng Công an. Ông Quang đồng thời còn là Ủy viên Bộ Chính trị. Vậy thì càng cần phải làm rõ để bảo vệ uy tín của Bộ chính trị cũng như khẳng định quyết tâm chấn chỉnh, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh của các bác là thật, không phải nói chỉ vì… cần tuyên bố.
Ông Ngọ tuy đã chết nhưng các điều tra viên điều tra vụ ông Dương Chí Dũng chưa kịp… chết! Chẳng phải ông Dũng đã khai với Tòa là ông ta đã từng khai những điều tương tự với các điều tra viên nhưng ngay sau đó bị “ép” phải viết thư xin lỗi vì đã vu cáo ông Ngọ đó sao? Ông Quang, người trực tiếp theo dõi, chỉ đạo chẳng lẽ “thiếu trách nhiệm” tới mức không biết những tình tiết này? Gọi, hỏi các điều tra viên xem họ đã báo cáo tiến trình điều tra với những ai và đã làm theo lệnh ai chắc ra ối chuyện hay?..
Nhân chuyện này, xin nhắc thêm một chuyện mà tôi tin, chính các bác cũng chẳng lạ gì. Đó là những tố cáo kèm bằng chứng về việc ông Quang làm giả hồ sơ, khai giảm tuổi để ngồi lại lâu hơn, trèo lên cao hơn. Qua Internet, dân đã biết hết nhưng vẫn không thấy các bác kết luận. Tôi nghĩ để càng lâu, càng nguy hiểm. Những chuyện như vậy, không cần các thế lực thù địch, phản động, kích động, lôi kéo, dân vẫn nghi lãnh đạo Đảng bao che cho nhau từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn. Muốn bao là một chuyện nhưng che được hay không lại là chuyện khác. Chẳng phải tự nhiên mà dân gian thường bảo: “Dĩ dzãng dơ dáy dễ dầu gì giấu diếm”.
Cũng trong vụ ông Ngọ, một ngày trước khi có tin ông ấy chết, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Ban Nội chính của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tuyên bố: “Có một số ý kiến đề xuất tạm đình chỉ công tác của ông Ngọ”.
XóaSau hơn một tháng mà tiến trình của vụ án “làm lộ bí mật nhà nước”, vốn nằm trong chuỗi “đại án”, nhằm chứng tỏ quyết tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, chỉ đạt được mức “có một số ý kiến đề xuất tạm đình chỉ công tác của ông Ngọ” khiến tôi tự hỏi quyết tâm chấn chỉnh, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh của các bác lớn tới cỡ nào? Chưa kể cũng theo lời ông Tuấn thì Bộ Chính trị các bác chưa quyết định gì cả (?).
Dẫu ông Tuấn có nói đến nguyên tắc mà theo đó “phải tạm đình chỉ công tác” ông Ngọ nhưng ông Tuấn lại nói thêm là ông Ngọ “đang bệnh nặng” thành ra chuyện “tạm đình chỉ công tác” trở thành “nhạy cảm”.
Hai chữ “nhạy cảm” gợi cho tôi nhớ tới ông Trần Văn Thanh.
Ông Thiếu tướng, Chánh Thanh tra Bộ Công an này từng là bị cáo trong một vụ án mà các bị can bị cáo buộc là đã vu cáo ông Nguyễn Bá Thanh tham nhũng (1).
Hồi tháng 7 năm 2009, tuy ông Trần Văn Thanh vừa bị tai biến, xuất huyết não nhưng Tòa án Đà Nẵng vẫn ra lệnh đưa ông Thanh tới Nhà hát Trưng Vương để xử ông Thanh cho dân chúng xem.
Vì sao lúc đó, chuyện một Thiếu tướng, Chánh Thanh tra Bộ Công an phải ra tòa bằng xe cứu thương, vào tòa bằng băng ca, mũi úp bộ trợ thở, tay ghim đủ loại ống truyền dịch không bị xem là “nhạy cảm”?
So hai ông tướng công an với nhau, tôi tự hỏi, lúc nào, với ai thì việc áp dụng pháp luật hình sự trở thành “nhạy cảm”?
Không lẽ luật pháp nước nhà cũng giống như cơ thể các bác, có chỗ nhạy, chỗ không. Đảng cho thuốc mới cương, không cho thuốc thì nhược?
Tôi không rõ Quốc hội đã bỏ phiếu đưa hai chữ “nhạy cảm” vào Bộ Luật Tố tụng Hình sự hay chưa (?) để mỗi khi các bác cảm thấy “nhạy cảm” thì hệ thống bảo vệ pháp luật phải tạm ngưng hoạt động để chờ ý kiến các bác.
Tôi cũng không rõ Quốc hội đã bổ sung hai chữ “nhạy cảm” vào Hiến pháp mới để định nghĩa lại những yếu tố hiến định như mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, chưa?
Tôi mong là Quốc hội đã kịp làm tất cả những điều đó mà tôi và nhiều người chưa kịp biết. Bằng không thì chẳng lẽ các bác, vốn chỉ có một nhúm người lại ngồi xổm lên cả hiến pháp lẫn luật pháp ư?
đạo đức con cờ hó
Trả lờiXóamãn mà chết như PQN thì bia Huda cháy hàng.............
Trả lờiXóaHXM: Tôi luôn nghĩ rằng nguy cơ của một Đảng cầm quyền là xa dân.
Trả lờiXóaBác Hồ từng ví nếu Đảng mà không có dân thì cũng như cây không có gốc.
Một khi Đảng cầm quyền đã xa dân, khi Đảng đã mất gốc thì Đảng sẽ không thể tồn tại.
Mãn nói ĐÚNG, Hãy xem cái nhà KÍN CỔNG CAO TƯỜNG của Mãn, có DÂN nào dám gần? Chổ ấy chỉ còn là địa chỉ giao lưu của bọn THỐI THA.