Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

NẾU NHƯ...

 
CHÚNG TÔI KHÔNG MUỐN LÀM TO CHUYỆN, CHỈ CẦN ĐÓNG CỬA DẠY NHAU...
Là những đảng viên, là cựu chiến binh qua hai cuộc kháng chiến, là cán bộ hưu trí thôn Phò Ninh, xã Phong An, Xã Phong Sơn, Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chúng tôi chỉ có: 

Đơn khiếu nại

Kính gửi:  Ban thường vụ tỉnh ủy & Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

 

Trong đơn chúng tôi chỉ có hai đề nghị:

  1. Hồ Xuân Mãn tự nguyện rút "danh hiệu AHLLVTND".
  2. Nếu Hồ Xuân Mãn không tự nguyện rút "danh hiệu AHLLVTND" thì căn cứ luật Thi đua & Khen thưởng để nói chuyện với nhau bằng ĐIỀU LỆ ĐẢNG. 


.......

8 nhận xét:

  1. Anh Mãn à
    Tôi không thân thiết gì với anh, tôi chỉ biết anh và anh cũng chỉ biết tôi từ khi anh vào Huế làm Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy…
    Với anh tôi không thương, không ghét…

    Thói thường “giàu thì bị ghét, đói rét bị khinh, thông minh không sử dụng”, hầu như ai cũng bị cái quy luật nghiệt ngã của xã hội ấy chi phối…không ngoại trừ ai.
    Tôi có vài lần đánh bài với anh, trong các loại bài, “xì tẩy” là món chơi của người có “trí”, chỉ số IQ, EQ thấp thì không nên chơi, chơi đến “nước 5” càng không nên…

    Xin lỗi anh cho tôi nói rất thật…anh chơi bài “xì tẩy” không cao…có nghĩa là…thấp, khi anh đang ở vị trí thấp anh có “ăn” được ai bao giờ…bạn bè chơi của anh “ăn” của anh hơi bị nhiều, cho lại anh cũng nhiều…

    Khi anh lên chức cao, trí tuệ anh cũng thế thôi…nhưng anh bắt đầu được “chơi” cao, ai cũng khen anh “chơi” rất cao, những “con bạc” theo anh đến cùng trời cuối đất để được thua, nhỡ gặp “kì phùng địch thủ” hoặc “cao thủ võ lâm” thì anh có một lợi thế là chơi “xì tẩy” nhưng không lo hết tiền…”, “đệ” của anh sẵn sàng đưa “vô tư” không mong ngày trả lại…họ không tốt với anh đến vậy…họ đầu tư vào “cuộc chơi” không phải để “ăn tiền”, mà chủ yếu để “ăn anh”.

    Từ đó, anh có một “kênh” lấy tiền của thiên hạ một cách nhẹ nhàng, “bách chiến bách thắng”…anh có cách chơi của anh, những “con bạc”, “phục vụ đánh bạc” với anh cũng có cách chơi của họ, hơn thua “tiền” không quan trọng, quan trọng là ở chổ ai cũng vui, ai cũng thắng…

    Từng “ván bài” thì anh ĂN tuyệt đối…nhưng cả cuộc “chơi” thì anh THUA TUYỆT ĐỐI.

    Trả lờiXóa
  2. Đi đêm lâu ngày gặp ma
    Hơn ai hết, Mãn hiểu mình là ai, dòng dõi của mình, học lực của mình, tính cách của mình…quá trình hoạt động của mình.
    Bằng xão thuật, Mãn đạt được những thành quả trên sức lực…
    Mãn không học nhưng lại làm thầy của những người có học, Mãn không có đạo đức nhưng lại thường xuyên rao giảng đạo đức cho người khác…và dưới mắt Mãn, thiên hạ như bầy cừu…luôn luôn tung hô, vâng dạ…
    Mãn mất lòng tự trọng khi nào chính Mãn cũng không biết…
    Người có lòng tự trọng, có liêm sỉ thì không bao giờ làm những việc sai, việc xấu… cho dù không ai biết, không làm vì trước hết biết tự hổ thẹn với lương tâm.
    Chính lòng tự trọng, liêm sỉ, lương tâm đã là rào cản có vững chắc ngăn ta không làm từ việc nhỏ như cắp vặc đến chuyện lớn như không nhận hối lộ, không ăn cắp của công…
    Đây là cái nền văn hóa, nhân cách cá nhân vững chắc tạo nên giá trị con người.
    Mãn mất hết, đơn giản vì Mãn chỉ thích nghe lời vâng dạ…
    Một canh bạc tàn với kết cục không vui…

    Trả lờiXóa
  3. Ông Hồ Xuân Mãn kết nạp Đảng ở đâu?
    Thứ ba, 28/10/2014 08:19
    (CATP) Ngày 24-10-2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Quyết định số 2721/QĐ-CTN hủy bỏ Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đối với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, do kê khai không đúng thành tích.
    Tuy nhiên hiện nay một số cán bộ cự chiến binh còn quan tâm liệu ông Mãn có phải là đảng viên không? Ông Mãn khai man ngày vào Đảng là 11-1-1974. Ông Hoàng Phước (trung tá nguyên Chánh thanh tra công an tỉnh) nói: “Tôi là Đội trưởng Đội an ninh huyện Phong Điền từ năm 1970 - 1975 và ở với ông Mãn. Ông Mãn chỉ là trợ lý ở Huyện đội, không chi bộ nào kết nạp Đảng cho ông Mãn cả”. Ông Lê Văn Uyên (Trưởng ban tổ chức Huyện ủy giai đoạn 1968 - 1975) cũng xác nhận không hề ký cho ông Mãn kết nạp Đảng và chi bộ xã Phong An không thể kết nạp vì ông Mãn không thuộc quân số của xã. Những người xác nhận sự việc này vẫn còn sống, nguyên là Bí thư của xã Phong An từ năm 1967 - 1975 như Thái Bình Dương, Hoàng Chí Công, Trần Văn Minh.

    Trả lờiXóa
  4. Ông Liêm tiếp tục thông báo với các CCB: “Căn cứ quy định 181 ngày 30-3-2013 của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm và điều kiện sức khỏe hiện nay của đồng chí Hồ Xuân Mãn, theo tờ trình số 01 ngày 1-3-2013 của Hội đồng chuyên môn bệnh viện sức khỏe miền Trung, đồng ý chưa xem xét kỷ luật đối với ông Mãn do đang bị bệnh hiểm nghèo (theo điểm a, điều 4 Quy định 181)”.
    Ông Liêm đánh giá cao việc làm của các CCB đã góp phần giúp UBKT T.Ư làm sáng tỏ vụ việc. UBKT T.Ư kết luận, việc các CCB tố cáo 17 thành tích mà ông Mãn khai man là đúng, có cơ sở và trong 17 thành tích mà ông Mãn báo cáo chỉ có 2 thành tích là đúng thực tế. Ông Liêm cũng đề cập đến chuyện một số nhà báo “theo dòng nước chảy”, nghe ông Mãn nói rồi viết bài ca ngợi ông Mãn…

    Trả lờiXóa
  5. Chiều 16-6, khi phóng viên đặt câu hỏi về tiến độ vụ việc hiện giải quyết đến đâu, ông Bùi Thanh Hà nói: “Thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó giải quyết”, rồi hướng dẫn phóng viên đến làm việc với Ban Bí thư. Về thắc mắc, kiến nghị của các CCB gửi TVTU, ông Hà nói cứ đi gặp các CCB hỏi sẽ cụ thể hơn.

    Trả lờiXóa
  6. Thế hệ chúng tôi chỉ đọc để biết về chiến tranh…chúng tôi luôn tin tưởng, học tập và làm theo các bác để xây dựng và bảo vệ tổ quốc…cha mẹ chúng tôi cũng là lính.
    Tuổi 30 nhiều ước mơ, kỳ vọng…nhưng, những người đi trước mà nói và làm như Bác Mãn làm cho chúng tôi thất vọng…

    Bác Mãn…Đảng và Nhà đã tước danh hiệu AHLLVT đó là việc làm không ai muốn nhưng cần thiết để củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng.

    Thế giới và trong nước đã tước nhiều học vị tiến sĩ, xóa bổ học hàm giáo sư chỉ vì sử dụng một đoạn văn của người khác mà không nói rõ ràng nguồn gốc…chỉ cần vi phạm đạo đức công vụ là người làm chính trị các nước từ chức ngay, không từ chức là cơ quan dân cử tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm ngay…

    Cứ bao che, cứ nhập nhằng như cách giải quyết vi phạm của bác Mãn vừa kéo dài sự nhục nhã của bác Mãn vừa giảm uy tín của Đảng CSVN.
    BẤT LỢI.

    Trả lờiXóa
  7. “Anh hùng khai man” và nỗi buồn huynh đệ!
    (Dân trí) - Thế là vụ “người anh hùng khai man”, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn đã đến hồi… mãn cuộc. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đồng ý đề nghị Nhà nước hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đã trao cho ông Mãn.
    Lý do ông Mãn bị kỉ luật là bởi khai gian có… 15 thành tích trên tổng số 17 thành tích mà ông Mãn khai để nhận danh hiệu anh hùng. Song buồn thay là ngay cả trong số 2 thành tích thực sự đó thì lại có một thành tích gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề mà cụ thể là “diệt địch nhưng diệt nhầm luôn nhiều người của ta”.
    Có thể nói, hành động gian dối tới gần 90% thành tích của ông Mãn không chỉ hết sức nghiêm trọng bởi sự việc này đã bộc lộ rất rõ bản chất dối trá của người từng đứng đầu một địa phương lớn của cả nước mà nó còn như một sự “phỉ báng” danh hiệu cao quý mà Tổ quốc chỉ dành cho những người con ưu tú nhất của mình. Đó là những cá nhân có “thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có đạo đức, phẩm chất cách mạng”.
    Từ năm 1946 đến năm 1952, suốt chiều dài 7 năm của cuộc kháng chiến kiến quốc oanh liệt, chỉ có bảy cá nhân đầu tiên được tặng danh hiệu Anh hùng, trong đó 4 Anh hùng Quân đội: Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, La Văn Cầu và Cù Chính Lan và 3 Anh hùng Lao động: Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
    Trong khi đó, nếu xét sòng phẳng, ông Hồ Xuân Mãn chỉ có một thành tích không được đánh giá là xuất sắc lại được phong danh hiệu cao quý này là một điều hổ thẹn.
    Tuy nhiên, sự dối trá của ông Mãn thì đã rõ nhưng việc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang không phải là đơn giản mà phải qua một qui trình rất chặt chẽ, với sự xác nhận của nhiều người, nhiều cấp đặc biệt là cấp cơ sở.
    Vì thế, cùng với những hình thức kỉ luật ông Hồ Xuân Mãn, Ban bí thư cũng chỉ đạo kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan đến việc xét danh hiệu AHLLVTND của ông Mãn.
    Về pháp lý, chắc chắn sự việc sẽ được giải quyết triệt để. Song nghĩ về một chữ tình không thể không cảm thấy xót xa.
    Để đi đến việc ông Mãn được công nhận là Anh hùng lực lượng vũ trang không phải là một ngày, một tuần mà hàng tháng, hàng năm. Cũng không phải một người biết mà nhiều người biết. Nhất là những người gần gũi với ông Mãn, trực tiếp ký xác nhận cho ông Mãn.
    Hình như tất cả trong số họ không ai can ngăn người thủ trưởng, người đồng chí của mình. Thậm chí, chắc chắn trong đó không ít kẻ còn a dua, nịnh nọt đẩy tiếp thủ trưởng của mình vào con đường tội lỗi. Để rồi giờ đây, nhìn thủ trưởng của mình thân bại, danh liệt liệu họ có hả hê, vui thú?
    Và có lẽ đó cũng là mất mát lớn nữa trong vụ việc này.
    Bùi Hoàng Tám

    Trả lờiXóa
  8. mời các bạn đọc bài mới trên báo 1 thế giới

    Trả lờiXóa