Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Đọc lại bài báo: Anh hùng khai man thành tích?

M.TỰ - TH.LỘC | 06/03/2013 08:12 (GMT + 7)
TT - Ngày 5-3, sau khi báo Tuổi Trẻ thông tin về việc các cựu chiến binh gửi đơn đến Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế khiếu nại ông Hồ Xuân Mãn - nguyên bí thư Tỉnh ủy - khai man thành tích để nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, ông Nguyễn Ngọc Thiện, bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, cho biết: “Tôi nhận đơn này hôm 29 tết (ngày 9-2), gửi thẳng cho tôi.
Còn đơn gửi cho Thường vụ Tỉnh ủy thì đồng chí phó bí thư thường trực nói chưa nhận được. Chúng tôi có kiểm tra lại ở văn phòng nhưng cũng không thấy. Sau khi tôi nhận đơn, các đồng chí trong thường trực và thường vụ có trách nhiệm liên quan đã hội ý và hiện đang tập trung chỉ đạo giải quyết vụ việc này theo quy định của pháp luật. Cụ thể là giao cho Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy rà soát lại toàn bộ sự việc và tham mưu cho thường vụ để giải quyết. Khi nào giải quyết xong sẽ thông tin cho những người có đơn khiếu nại và cho báo chí theo quy định”.
"Phải đợi kiểm tra lại những tài liệu liên quan đến bộ hồ sơ của ông Hồ Xuân Mãn mới trả lời được. Có thể thời gian ngắn nhưng thành tích nhiều, cũng có thể thời gian dài mà thành tích ít. Như tôi nói, phải đợi kiểm tra"
Ông Nguyễn Ngọc Thiện (bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế)
Giao cho Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy xem xét
Theo ông Nguyễn Ngọc Thiện, Tỉnh ủy đang giao Ủy ban kiểm tra xem xét, nghiên cứu đơn, rồi tiến hành gặp những người có ký tên trong đơn để trao đổi, sau này sẽ có cuộc làm việc với ông Hồ Xuân Mãn và nhiều người khác nữa.
Ông Nguyễn Ngọc Thiện cũng khẳng định quy trình xây dựng bộ hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu anh hùng của ông Mãn được thực hiện chặt chẽ và đầy đủ theo các quy định. “Nếu quy trình không đầy đủ thì cấp trên cũng sẽ không thẩm định đâu. Thường vụ Tỉnh ủy không phải là cấp quyết định cuối cùng. Cấp quyết định cuối cùng là Chủ tịch nước. Dưới Chủ tịch nước có Hội đồng thi đua - khen thưởng trung ương, rồi phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Quân khu 4. Dưới nữa thì có huyện, văn phòng (tỉnh ủy), thường vụ (tỉnh ủy)” - ông Thiện nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi Thường vụ Tỉnh ủy dựa trên cơ sở nào để có ý kiến chấp thuận hồ sơ, ông Thiện nói: “Thường vụ phải dựa trên tất cả hồ sơ thủ tục liên quan theo quy định. Trên cơ sở thẩm tra các quy trình đầy đủ thì thường vụ mới thông qua. Tuy nhiên, bây giờ phải kiểm tra lại toàn bộ. Sau khi có kết luận sẽ trả lời. Quan điểm của thường vụ sẽ giải quyết thấu đáo và trả lời thấu đáo, những gì thuộc thẩm quyền của thường vụ”.
Quan trọng là người khai
Trong một diễn biến liên quan, một vị lãnh đạo của Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế cho biết bộ hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Hồ Xuân Mãn là do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế chủ trì lập, bởi thành tích này vào thời kỳ ông Mãn tham gia du kích và làm xã đội trưởng, thuộc quản lý của quân sự địa phương. Trao đổi về vấn đề này, đại tá Đặng Ngọc Nghĩa - nguyên là chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2005-2011 (hiện là phó tham mưu trưởng Quân khu 4) - nói: “Tôi không ký vào hồ sơ đề nghị phong anh hùng của ông Hồ Xuân Mãn. Có thể tôi ký tờ trình thôi, tờ trình gửi Quân khu 4 đề nghị phong anh hùng, còn bản khai (thành tích) thì tôi không biết. Tờ trình này là theo ý kiến của Thường vụ Tỉnh ủy. Còn quyền quyết là của Quân khu 4, Bộ Quốc phòng và của Nhà nước. Mà bản khai thành tích thì quan trọng là người khai thôi. Người ký chỉ ký xác nhận nội dung đó chứ đâu sống cùng thời với họ mà biết”.
Theo ông Nghĩa, lúc đó đề nghị phong tặng cho ba người, ngoài ông Mãn còn có ông Vũ Thắng (nguyên bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên) và ông Huỳnh An (trung đoàn trưởng trung đoàn 6), nhưng chỉ mình ông Mãn được phong. Giai đoạn xét tặng anh hùng (cho ông Mãn) thì cả tỉnh Thừa Thiên - Huế đều biết. Quá trình đề nghị xét gần một năm nhưng không ai có ý kiến gì cả, trong thường vụ lại nhất trí cao.
Theo thượng tá Nguyễn Văn Lương - nguyên chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền giai đoạn 1995, ông là người ký vào hồ sơ đề nghị xét thưởng danh hiệu anh hùng của ông Mãn, sau khi xem xét hồ sơ cán bộ, hồ sơ Đảng, bản báo cáo thành tích và giấy chứng nhận các huy chương, huân chương, danh hiệu dũng sĩ... “Hồ sơ này từ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chuyển về. Tôi cũng đã ký nhiều hồ sơ đề nghị xét thưởng danh hiệu anh hùng, trong đó có nhiều người ở huyện Phong Điền” - ông Lương nói.

Ông Hồ Xuân Mãn:
“Khó thể nặn ra được”
Chiều 5-3, phóng viên Tuổi Trẻ tại Hà Nội đã liên lạc với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế. Ông Mãn cho biết hiện đang điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội và cho hay nếu ông ở nhà (tại Huế) thì sẽ mời phóng viên qua nhà để “mang bộ hồ sơ ra chứng minh”.
Ông Hồ Xuân Mãn cho rằng vì đơn khiếu nại gửi Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế thì để Thường vụ Tỉnh ủy trả lời là khách quan nhất. “Mình sống có tổ chức, cứ để tổ chức làm việc. Một là có thành tích không, hai là nếu có thành tích thì chứng minh như thế nào, có hiện vật không, có giấy tờ gì không, có bằng khen hay danh hiệu dũng sĩ thế nào, huân chương thì chứng minh có bao nhiêu huân chương và loại gì, chiến sĩ thi đua phải chứng minh là chiến sĩ thi đua” - ông Mãn nói.
Cũng theo ông Mãn, hồ sơ phong tặng danh hiệu anh hùng đã làm 4-5 năm nay rồi, theo luật là phải công bố trên báo, làm từ cơ sở làm lên, phải qua cấp quản lý cán bộ, qua hội đồng thi đua khen thưởng. “Từ cái đó tập thể suy tôn, chứ mình không thể nặn ra được”.
Trong bản báo cáo thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng, ông Hồ Xuân Mãn khai sau 11 năm chiến đấu (1964-1975), được tặng hai Huân chương Chiến công (hạng nhất (?) và hạng ba), ba Huân chương Giải phóng, một Huân chương Kháng chiến hạng nhì, hai danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp quân khu và một danh hiệu toàn miền Nam, 33 danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, ngụy, xe cơ giới...
Cùng ngày, một phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương cho biết cá nhân ông chưa nhận được đơn khiếu nại mà chỉ biết một số thông tin qua báo chí. Vị phó chủ nhiệm này giải thích: “Đây là thắc mắc về vấn đề phong danh hiệu nên có thể sự việc sẽ được chuyển đến Bộ Nội vụ, Ban Thi đua khen thưởng trung ương”. Phóng viên báo Tuổi Trẻ đã liên lạc với lãnh đạo Ban Thi đua khen thưởng trung ương nhưng chưa nhận được trả lời.
V.V.THÀNH - NG.LINH

45 nhận xét:

  1. Trong bản báo cáo thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng, ông Hồ Xuân Mãn khai sau 11 năm chiến đấu (1964-1975), được tặng hai Huân chương Chiến công (hạng nhất (?) và hạng ba), ba Huân chương Giải phóng, một Huân chương Kháng chiến hạng nhì, hai danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp quân khu và một danh hiệu toàn miền Nam, 33 danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, ngụy, xe cơ giới...
    Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An Ninh Thế Giới: Anh hùng LLVTND Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh, Viết " Chàng trai lớn lên từ đất làng Phò Ninh ấy tên là Hồ Xuân Mãn - một người đã đi qua chiến tranh với 33 lần được phong dũng sĩ, 3 Huân chương Chiến công hạng Ba, 3 Huân chương Giải phóng các hạng và 1 Huân chương Quyết thắng, 3 huy hiệu Chiến sĩ thi đua, nhiều bằng khen và cả giấy chứng nhận danh hiệu "Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường"."
    Không khớp ở chi tiết quan trọng nhất là có hay không có Huân chương Chiến công hạng nhất...

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chiều 5-3, phóng viên Tuổi Trẻ tại Hà Nội đã liên lạc với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế. Ông Mãn cho biết hiện đang điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội và cho hay nếu ông ở nhà (tại Huế) thì sẽ mời phóng viên qua nhà để “mang bộ hồ sơ ra chứng minh”.

      Xóa
    2. PV Dân trí đã điện thoại liên lạc với nguyên Bí thư tỉnh ủy TT-Huế, ông Hồ Xuân Mãn chiều 20/3. Ông Mãn cho hay, chưa biết thông tin về buổi làm việc của đoàn công tác UB kiểm tra TƯ vào Huế. Đến nay, ông cũng chưa nhận được thông tin gì về kế hoạch làm việc của tỉnh ủy với mình.
      “Tôi đang đau nhiều, tuổi già rồi, sức khỏe yếu. Tôi hiện mệt lắm” – ông Mãn nói về tình trạng sức khỏe của mình.
      Về phía Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, ông Bùi Thanh Hà, Chủ nhiệm Ủy ban cho biết, đoàn công tác của Vụ 5 đang làm việc tại địa phương.

      Xóa
    3. Khó thể nặn ra được

      Con gái nhà ai bập bập bồng,
      Làm ông xao động nghĩ mông lông...
      Vẫn biết rằng không, không vẫn nặn,
      Năn hoài nặn mãi, không hoàn không !

      Xóa
  3. “Chúng tôi vì hàng triệu bà mẹ Việt Nam anh hùng mất con, hàng triệu chiến sĩ đã hy sinh cho tổ quốc, vì bảo vệ uy tín của Đảng, Nhà nước, chế độ, bảo vệ danh hiệu trong sạch của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân mà làm việc này để cảnh báo thêm những người có chức có quyền trong cả nước không được tham lam, làm bậy, làm trái với người đã hy sinh cho chúng ta có được độc lập hôm nay”

    Trả lờiXóa
  4. Cũng theo ông Mãn, hồ sơ phong tặng danh hiệu anh hùng đã làm 4-5 năm nay rồi, theo luật là phải công bố trên báo, làm từ cơ sở làm lên, phải qua cấp quản lý cán bộ, qua hội đồng thi đua khen thưởng. “Từ cái đó tập thể suy tôn, chứ mình không thể nặn ra được”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vị cựu chiến binh huyện Phong Điền yêu cầu đối chất với những người ở Huế trước kia đã ký vào bộ hồ sơ của ông Mãn trước khi đưa lên TƯ về cơ sở, nguyên tắc, lý do ký vào hồ sơ đó.

      Xóa
  5. “Vì tôi là người đứng ra phản ánh tiêu cực nên có một số phần tử đe dọa, dùng mọi thủ đoạn. Nhưng tôi không ngại việc đó. Tính mạng anh em tôi kể ra không có giá trị chi vì tuổi đời đã lớn rồi. Sự hy sinh, cái chết trong chiến tranh chúng tôi không lúc nào tính toán một mảy may", ông Phận thổ lộ.
    Dẫu vậy, ông Phận cũng lo ngại, nếu có chuyện chẳng may với ai đó, bằng chứng cung cấp sẽ giảm.
    Khi phóng viên hỏi ông Phận đã báo cáo lên chính quyền địa phương hay chưa sau khi bị đe dọa, ông Phận nói: “Bác nghĩ báo với chính quyền họ không bằng lòng nên bác không báo cáo nữa.”

    Trả lờiXóa
  6. Nhớ đêm về xóm Bồ
    Năm 1973,...Lúc đó tôi là Trưởng Công an, cùng với lực lượng xã đội Phong An (Phong Điền) nhận nhiệm vụ phối hợp với du kích xã Phong Sơn tổ chức, nghiên cứu địa bàn dẫn đường đưa Trung đoàn 1 Sư 324 do anh Phan Thỏa làm Trung đoàn trưởng (nay đã nghỉ hưu sống ở Đông Hà - Quảng Trị) về địa bàn hoạt động của mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong những năm chiến tranh, từ một chiến sĩ an ninh vũ trang tỉnh Thừa Thiên, ông làm Đội trưởng Trinh sát an ninh vũ trang Ban An ninh huyện Phong Điền. Từ năm 1973 cho đến ngày quê hương Thừa Thiên - Huế giải phóng (26-3-1975), ông Hồ Xuân Mãn là Trưởng ban An ninh kiêm Xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền. Suốt thời gian 5 năm (1970 -1975) bám dân, bám đất và kề vai sát cánh cùng đồng chí, đồng đội, ông Hồ Xuân Mãn đã lập nhiều chiến công xuất sắc và góp phần tạo nên vành đai Sơn - An - Nguyên diệt Mỹ nổi tiếng.

      Xóa
    2. … tìm đường lên chiến khu tham gia kháng chiến, gia nhập vào Đại đội An ninh vũ trang đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên. Trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc trên mặt trận Thừa Thiên, anh đã cùng với những đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh "xuất quỷ nhập thần" làm cho quân lực Hoa Kỳ và binh sĩ quân đội Sài Gòn nhiều phen kinh hồn, bạt vía…
      Kẻ thù từng xem anh là "tên an ninh Việt Cộng đặc biệt nguy hiểm" và đã nhiều lần đưa ảnh chân dung của anh lên mục cáo thị để treo giá trọng thưởng...

      Xóa
  7. Đêm 9/9/1964, có một chàng trai mới tròn 16 tuổi, từ biệt cha mẹ cùng ông nội kính yêu và làng Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, để cùng những người bạn đồng liêu là các anh Hoàng Xê, Hồ A… tìm đường lên chiến khu tham gia kháng chiến, gia nhập vào Đại đội An ninh vũ trang đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên. Trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc trên mặt trận Thừa Thiên, anh đã đồng đội tổ chức nhiều trận đánh “xuất quỷ nhập thần” làm cho quân lực Hoa Kỳ và quân đội Sài Gòn nhiều phen kinh hồn, bạt vía…
    Kẻ thù từng xem anh là “tên Việt Cộng nguy hiểm số 1” và đã nhiều lần đưa ảnh chân dung anh lên mục cáo thị, treo giá trọng thưởng bằng tiền cho bất cứ ai bắt sống hoặc tiêu diệt được anh.

    Trả lờiXóa
  8. Cũng là một nhà báo...Phan Bùi Bảo Thy dùng văn phong sặc mùi kiếm hiệp ảnh hưởng từ: Anh Hùng Xạ Điêu, Cô Gái Đồ Long, Bạch Mã Khiếu Tây Phong, Bích Huyết Kiếm...không ngượng để áp những cụm từ "viết thành một cuốn truyện ký", "tàn canh gió lạnh", "xuất quỉ nhập thần", "thần sầu quỉ khốc", “vô tiền khoáng hậu”, "chiến đấu can trường", "kinh hồn, bạt vía"…...để lăng xê cho cái thành tích nặng mùi tiểu thuyết của Mãn... chỉ cùng một bài báo, người viết dùng tới 4 bút danh, chế thành 2 bài báo, đăng trên 2 tờ báo lớn và có uy tín: Bài 1 đăng 2 kì: Anh hùng LLVTND Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh trên Báo An Ninh Thế Giới; bài 2 đăng 1 kì: Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh trên Báo Cảnh Sát Toàn Cầu - Số Xuân 2013, theo lời kể của Hồ Xuân Mãn, Phan Bùi Bảo Thy kết luận một cách xấc xược như sau:
    "Giờ đây, ông nghỉ ngơi sau nhiều thập niên đã cống hiến sức mình và kể cả một phần máu thịt cho quê hương, đất nước… ngày ngày ông vui vầy bên bè bạn, cháu con. Đôi ba bữa ông lại trở về ngôi nhà cũ ở làng Phò Ninh để hương khói cho tổ tiên, ông bà, chăm sóc cây kiểng, hàn huyên với bạn bè, đồng đội cũ. Ông bảo rằng, ở đời làm người có danh phận cũng lắm thị phi, nhưng mình phải rộng lòng hỉ xả, bởi vì với những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách…"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Biết thế cần chi cậy Hữu Thu,
      Cho hay thiên hạ chẳng ai đù!
      Thiên hạ trăm người trăm tai mắt,
      Hóa ra mình dại chẳng ai ngu...

      Biết thế cần chi gọi Bảo Thy,
      Thì ra hắn cũng chẳng đếch gì...
      Ba hoa xích đế bao hoang tưởng,
      Mần răng? Chừ biết nói năng chi...

      Ta nghĩ ta là "Vua" đó thôi,
      Ngờ đâu sấm sét cú vu hồi...
      Lộn cổ tầng trời rơi xuống đất,
      Từ nay vĩnh viễn Mãn xin thôi...

      Xóa
  9. Hồ Xuân Mãn có tham gia 2 trận đánh:
    Ông Thái Bình Dương (66 tuổi), nguyên bí thư Đảng ủy xã Phong An từ năm 1968-1969, chánh Văn phòng Huyện ủy Phong Điền từ năm 1970-1975, hiện là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Phú Hòa - TP Huế, cho biết ông và ông Hồ Xuân Mãn là người cùng quê ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, nhà gần nhau và đã cùng sống, chiến đấu với nhau nhiều năm trong chiến tranh nên ông biết rất rõ về ông Mãn.
    “Tháng 5-1965, tôi là bí thư xã đoàn Phong An. Lúc này, ông Hồ Xuân Mãn đang ở nhà đi học, đến năm 1967 mới thoát ly theo kháng chiến”
    - ông Dương kể và khẳng định từ tháng 2-1968 đến tháng 9-1969, ông là bí thư Đảng ủy, chính trị viên xã đội Phong An nên biết rất rõ trong thời gian này có những trận đánh nào xảy ra trên địa bàn và không thấy ông Mãn tham gia kháng chiến tại xã Phong An. Trong thời gian này, vì chưa phải là đảng viên nên ông Mãn không thể được giao chức vụ xã đội trưởng Phong An.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm 1970-1975 ông Thái Bình Dương ở tận trên huyện, làm sao mà biết được dưới Phong An người ta làm gì, hứng lên anh em du kích còn phong cho nhau làm đến Đại Tướng nữa, có sao đâu?
      Tổ chức của Hoàng Cơ Minh còn có cả Thủ tướng...không ai phong thì tự phong cho sướng cái...miệng.

      Xóa
  10. Hạng người vô tâm hèn hạ!
    Ông bảo rằng, ở đời làm người có danh phận cũng lắm thị phi, nhưng mình phải rộng lòng hỉ xả, bởi vì với những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách…"

    Trả lờiXóa
  11. 5 suy thoái về đạo đức, lối sống của Đảng viên
    “Sự suy thoái về đạo đức, lối sống dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân của một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên vẫn diễn ra rất nghiêm trọng”- Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng nhấn mạnh trong bản tham luận của ông trước Đại hội Đảng X.

    Thứ nhất, suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, Đảng viên có xu hướng tăng cả về số lượng và phạm vi. Khi bước vào thời kỳ đổi mới, mới chỉ là một lời cảnh báo tại Đại hội VI: “Trong xã hội ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của mình, có ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, chăm lo lợi ích của tập thể, của nhà nước, với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền".

    Đến nay, tình trạng đó đã, đang diễn ra ngay trong Đảng. Từ chỗ chỉ có ở “một bộ phận” thì nay đã diễn ra ở “một bộ phận không nhỏ”. Trong đó có cả cán bộ Đảng viên có chức, có quyền.
    Suy thoái về đạo đức, lối sống làm nảy sinh lãng phí, tham nhũng, nhũng nhiều dân, trước kia diễn ra ở một số cán bộ, Đảng viên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, thì nay xảy ra tất cả các ngành, các lĩnh vực: y tế, giáo dục, văn hóa, thực hiện chính sách xã hội, tổ chức cán bộ, công tác tham mưu, hoạch địch chính sách cụ thể… Mức độ này ngày càng tăng, nếu trước kia chủ yếu là “ăn cắp vặt”, “bớt xén” mang tính chất cá nhân đơn lẻ thì nay chặt chẽ, móc nối chằng chịt trên dưới, trong ngoài để trục lợi như: thông đồng, chia chác giữa các bên trong đầu tư xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng, mua sắm vật tư, đấu thầu và chỉ định thầu, phân phối dự án, hoàn thuế giá trị gia tăng, trong cấp phát vốn, nhận hối lộ, trong điều tra truy tố xét xử; “ra giá” trong việc cung cấp thông tin bí mật…

    Thứ hai, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân có chiều hướng gia tăng. Việc này không chỉ có ở Đảng viên trẻ mà còn biểu hiện cả trong một bộ phận cán bộ, Đảng viên nói chung, nhất là những cán bộ nắm quyền, tiền, và tài sản công. Lối sống này trái với đạo đức, phẩm chất của người cộng sản “cần kiệm liên chính, chí công vô tư” như sinh thời Bác Hồ đã dạy.

    Bác Hồ đã cảnh báo: “Một dân tộc, một Đảng, mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến, ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.
    Báo cáo của Bộ Chính trị trình Hội nghị trung ương VI (lần 2) khóa VIII đã đề cập đến 5 kiểu “chạy”. Đó là “chạy chức”, trước khi bầu cử; “chạy quyền” trước khi bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác cán bộ; “chạy chỗ”, tìm “chỗ thơm”, “chỗ ngon”, chỗ kiếm được nhiều lợi (chẳng những cho bản thân mà còn cho cả người thân, người nhà); “chạy lợi” khi phân chia ngân sách, xét duyệt dự án đầu tư, giao thầu, tính thuế, xét duyệt đề tài nghiên cứu….; “chạy tội” cho bản thân cho người thân, có trường hợp cho cả những tên tội phạm.
    Trong báo cáo xây dựng Đảng tại đại hội lần này, trung ương cũng nhận định, nơi này nơi khác vẫn còn tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”, “chạy bằng cấp”. Trong xã hội còn có dư luận “chạy tuổi” để được đề bạt, được vào cấp ủy, kéo dài thời gian công tác để hưởng bổng lộc.

    Trả lờiXóa

  12. Thứ ba, nói nhiều làm ít; nói nhưng không làm. Tình trạng này còn xảy ra ở không ít cán bộ, Đảng viên, trái với lời dạy của Bác Hồ là “nói phải đi đôi với làm”, “dù khó khăn đến mấy cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng” đúng như báo cáo chính trị trình đại hội đã nêu: “Tình trạng nói nhiều, làm ít, làm không đến nơi đến chốn hoặc không làm còn diễn ra ở nhiều nơi”.

    Thứ tư, quan liêu, xa dân, thích nghe thành tích, ngại nghe sự thật. Trong Đảng ta hiện nay còn không ít cấp ủy, người lãnh đạo… còn xa dân, không sát cơ sở, không hiểu thực tiễn, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới, không nắm được hoạt động, lối sống của cán bộ dưới quyền, nên có trường hợp đề ra chủ trương chính sách không phù hợp với thực tế, người dân không đồng tình. Việc nhận xét cán bộ chung chung, thậm chí sai lệch với mức “vô trách nhiệm”. Vụ tham nhũng và tha hóa đạo đức, lối sống của một số cán bộ Đảng viên ở PMU 18 nghiêm trọng vậy mà Phó bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ vẫn khẳng định: “Trước khi bị khởi tố, họ đều là Đảng viên tốt”. Khẳng định như vậy thì “thật là quan liêu, vô chính trị, vô trách nhiệm, có thể nói là vô cảm, không thể chấp nhận được”.

    Thứ năm, tham nhũng, nhũng nhiễu dân gây hậu quả nặng nề trên nhiều mặt, làm thất thoát tài sản, tiền vốn của nhà nước, của nhân dân và sự hư hỏng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên.
    Sự hư hỏng cán bộ đã dẫn đến 40.000 Đảng viên bị kỷ luật trong một nhiệm kỳ đại hội, trong đó số cán bộ do Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư đã kỷ luật là 114, có 12 ủy viên trung ương Đảng. Chỉ riêng vụ án Năm Cam đã có 17 Đảng viên bị phạt tù, trong đó có người từng giữ những cương vị quan trọng trong bộ máy công quyền. Vụ xảy ra ở PMU 18 dẫn đến Bộ trưởng phải từ chức và thứ trưởng bị khởi tố điều tra.
    Tình trạng “nhũng nhiễu”, “vòi vĩnh” dân ở nhiều cán bộ, Đảng viên, công chức khi thực thi công vụ, chưa tới mức phải truy tố trước pháp luật diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, làm nhiều cán bộ Đảng viên và nhân dân băn khoăn, chưa thật sự tin tưởng đối với cuộc đấu tranh phòng chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân.
    Tóm lại, có thể nói tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, về phẩm chất đạo đức, lối sống dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, Đảng viên diễn ra nghiêm trọng làm cho nhân dân bất bình, lo lắng, giảm lòng tin đối với Đảng, nhà nước, là nhân tố kìm hãm bước tiến của công cuộc đổi mới và vẫn là nguy cơ, hiểm họa lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng, chế độ ta.

    Trả lờiXóa
  13. Chiều 4-3, phóng viên Tuổi Trẻ đã gặp ông Lê Sáu, nguyên bí thư Huyện ủy Phong Điền giai đoạn 1969-1971. Ông Sáu xác nhận không có chuyện ông Mãn bỏ ông giữa rừng mà về Phong An.
    Ông Sáu nói rằng cuối năm 1971 ông được rút lên Tỉnh ủy, ông Mãn lúc này còn trẻ, thấy chưa phù hợp để đưa đi theo nên khuyên ông Mãn trở về địa phương tiếp tục chiến đấu. Về thành tích ông Mãn khai đã “giết ấp trưởng ác ôn” Hoàng Sớm làm quần chúng nức lòng, ông Sáu cho rằng đây không thể nói là thành tích, bởi dù giết chết được Hoàng Sớm nhưng trận đánh này đã làm chín người dân thường chết, trong đó có cả trẻ em. “Tôi đã phê bình anh em đánh trận đó cần nghiêm khắc rút kinh nghiệm” - ông Sáu nói.

    Trả lờiXóa
  14. Chiều 4-3, phóng viên Tuổi Trẻ đã liên lạc với ông Hồ Xuân Mãn để trao đổi, ông Mãn cho biết ông đang ở Hà Nội và không trả lời về việc này. Ông Mãn nói: “Vì đơn khiếu nại gửi cho Thường vụ Tỉnh ủy thì thường vụ sẽ trả lời. Không gửi cho tôi nên tôi không trả lời”. Chúng tôi liền gọi cho ông Nguyễn Ngọc Thiện, bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, song ông Thiện cho hay đang bận họp, không thể trả lời. Đến cuối ngày 4-3, điện thoại đổ chuông nhưng ông Thiện không nghe máy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đ/c X...
      - Tui cũng đang mệt lắm, anh Tư không vui, anh Tổng bực mình, chú nớ mới ra thì hăng hái lắm...thôi về khéo sắp xếp cho nó yên...chủ yếu là từ cơ sở...cơ sở phản ứng thì TƯ cũng chịu thôi...rõ khổ...

      Xóa
  15. Đ/c X
    - Tui cũng đang mệt lắm, anh Tư không vui, anh Tổng bực mình, chú nớ mới ra thì hăng hái lắm...thôi về khéo sắp xếp cho nó yên...chủ yếu là từ cơ sở...cơ sở phản ứng thì TƯ cũng chịu thôi...rõ khổ...

    Trả lờiXóa
  16. Ông Hồ Nghĩa, nguyên Trưởng ban An ninh huyện Phong Điền đang sống trong sợ hãi khi bị hành hung. Ông bức xúc kể: “Sáng 8-3-2013, Mãn và Hồ Bê (Bí thư huyện Phong Điền) đến nhà tôi. Tôi là tộc trưởng, chúng nó là cháu trong họ. Mãn đưa tờ giấy trắng nói là cần di dời cột điện ra khỏi nhà thờ họ và nếu tôi đồng ý thì ký vào. Tôi tưởng là việc tốt cho dòng họ nên ký. Sau đó tôi biết tin ở trước nhà thờ họ treo tờ giấy có chữ ký của tôi với nội dung là tôi không kiện ông Mãn nữa. Tôi không ngờ chúng nó lừa tôi. Vậy ông Mãn lôi kéo Hồ Bê hay Bê cũng “đồng lõa” làm cái việc bẩn thỉu này? Buổi tối, có hai kẻ lạ mặt đến nhà hỏi tôi rồi dùng gậy đánh vào lưng, vai tôi sau đó bỏ chạy”.
    Ông Hồ Bê cho biết: “Tôi có đến nhà ông Nghĩa. Đó là chú tôi, tôi chỉ đến chơi hỏi thăm chứ không làm gì”. Ông Hồ Nghĩa nói: “Tôi xin khẳng định là Mãn khai báo gian dối, bịa đặt thành tích và tôi vẫn kiện Mãn. Nó làm xấu mặt cả họ hàng và dân làng, giờ không dám về quê nhìn đồng đội, bà con, họ hàng”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. trưởng họ nhà hắn hắn còn nện ngang xương nên chi bọn hắn nõ trừa ai !

      Xóa
  17. Ông Hoàng Quốc Pháp, thượng tá, nguyên cán bộ tình báo của Bộ Công an cho biết: “Chúng tôi về hưu là nghỉ việc Nhà nước, chứ việc Đảng thì không bao giờ dừng nên sẽ tiếp tục chiến đấu, góp phần bảo vệ Đảng và nhân dân”. Còn ông Phận thì lo lắng: “Tôi không lo sợ trước những đe dọa vì tuổi đã cao, sức yếu rồi. Cái chết không màng, nhưng nếu chết sẽ bớt đi nhân chứng, bằng chứng vạch trần sự gian dối của ông Mãn”.

    Trả lờiXóa
  18. Sự việc này không thể bưng bít được. Đề nghị cơ quan chức năng thẩm định lại thông tin này và trước hết phải chú ý đến sự an toàn của các đồng chí cựu chiến binh liên quan đến sự việc trên. Nếu sự đe dọa là có thật và xẩy ra những hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng những người bị đe dọa nói trên thì không ai lường được hậu quả của nó. Tỉnh ủy TTH giải quyết chậm trễ quá. Phải rõ ràng, minh bạch để dân tin. Theo tôi sự việc có tầm quốc gia rồi đấy, đừng chủ quan các đồng chí Thường vụ tỉnh ủy ơi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. qua vụ hồ xuân mãn đã cho DÂN TA chộ rõ HUẾ mơ HUẾ mộng HUẾ tộn bộn hai đầu ;Bớ tỉnh oải thừa thiên huế ơi!

      Xóa
  19. Chắc phải nhờ anh Thanh - Trưởng ban Nội chính TW vào xử thôi. Anh ấy nói là dứt khoát làm liền. Anh ấy quá biết rõ về Hồ Xuân Mãn.

    Trả lờiXóa
  20. Hết quan trường, ai cũng muỗn trở lại sống hoặc thường xuyên về quê hương nơi sinh ra mình với biết bao kỷ niệm. Mãn cũng thế, nhưng vì đã dính chàm rồi nên không còn mặt mũi nào mà về nữa.

    Trả lờiXóa
  21. Ông Nguyễn Trường Tô mới làm Phó bí thư, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang từ năm 2005, nghĩa là mới có 5 năm lĩnh lương tương đương bộ trưởng, mà xây dựng một cơ ngơi trị giá gấp chục lần căn nhà diện thu nhập thấp thì quả là thần kỳ! Nhưng đó mới chỉ là những “tảng băng nổi”. Khôn ngoan, tài giấu giếm như ông Tô, chắc chắn phần chìm còn lớn hơn nhiều!
    Nguyễn Trường Tô sinh năm 1953, tuổi Qúy Tỵ, cầm tinh con rắn. “Con rắn Trường Tô” bị gẫy đuôi chốn quan trường, giờ lột xác thành một đại gia phố núi! Không biết có cơ quan nào để ý đến những điều dân dị nghị về ông ta?
    Tôi chắc là không, bởi cái dinh cơ của Nguyễn Trường Tô chả thấm tháp gì với cơ ngơi của nhiều quan chức cỡ bự khác, những đầy tớ của dân đã “về vườn” hoặc vẫn yên vị ngon lành. Những dinh cơ ấy trị giá hàng trăm tỉ, chứ đâu chỉ khoảng chục tỉ như dinh cơ của Nguyễn Trường Tô.
    “Mỗi cán bộ đảng viên phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải là những người đày tớ trung thành của nhân dân!” – Hồ Chủ tịch dạy như vậy, nhưng sao bây giờ nhìn những khuôn mặt mỡ màng của nhiều cán bộ lãnh đạo quá tương phản với những khuôn mặt héo hon của dân, nhìn dinh cơ của nhiều nhà lãnh đạo quá tương phản với những căn nhà chính sách dành cho các Mẹ Việt Nam anh hùng, càng tương phản với những túp lều của dân. Ứơc gì người dân được lột xác để trở thành những tên đầy tớ như vậy nhỉ?

    Trả lờiXóa
  22. Lũ chúng ta lạc loài, dăm bảy đứa,
    Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh,
    Bể vô tận xá gì phương hướng nữa,
    Thuyền ơi thuyền! theo gió hãy lênh đênh.

    Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ.
    Một đôi người u uất nỗi chơ vơ,
    Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
    Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang sơ.

    Trả lờiXóa
  23. Thói đời
    Nguyễn Bỉnh Khiêm

    Thế gian biến đổi vũng nên đồi
    Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi
    Còn bạc, còn tiền còn đệ tử
    Hết cơm, hết rượu hết ông tôi
    Xưa nay đều trọng người chân thực
    Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi
    Ở thế mới hay người bạc ác
    Giàu thì tìm đến khó tìm lui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế thái nhân tình
      Nguyễn Công Trứ

      Thế thái nhân tình gớm chết thay
      Lạt nồng trông chiếc túi vơi đầy
      Hễ không điều lợi, khôn thành dại
      Ðã có đồng tiền dở cũng hay
      Khôn khéo chẳng qua ba tấc lưỡi
      Hẳn hoi không hết một bàn tay
      Suy ra cho kỹ chi hơn nữa
      Bạc quá vôi mà mỏng quá mây.

      Xóa
  24. ...............................................................................................................................................................

    Trả lờiXóa
  25. Đương đi hay tối,
    Nói dối hay cùng.
    So sánh 17 thành tích của Mãn và 6 bài viết lăng xê Mãn, đã bao nhiêu điều mâu thuẩn, dối trá...

    Trả lờiXóa
  26. Tin mới nhất: ủy ban kiểm tra Trung ương yêu cầu người tố cáo cung cấp bằng chứng.

    Haha. Chúng nó bảo vệ nhau đến cùng. Tôi đố các vị kiếm ra bằng chứng đó. Công cuộc chạy tội của Mãn và đồng bọn đã có hiệu quả. Khiếp thật!

    Không có hình ảnh. Không có văn bản xác thực trình ra trước trung ương thì các vị chuẩn bị quan tài sớm đi nhé.

    Đù mẹ. Đất nước coi như xong!

    Trả lờiXóa
  27. Trung ương xử thằng Đà Nẵng còn chưa nổi. Bao nhiêu quan chức lót nhót vào Đà Nẵng tậu đất đai vợ bé. Có cứt mà đi xử Mãn được. Nói nhanh cho vuông.

    Một thằng phó dốt nát như Hoàng Tuấn Anh ở Đà Nẵng bị Bá Thanh dìm hàng, còn bò ra được trung ương làm Bộ trưởng buôn lờ 2 nhiệm kì. Đú bẩn bao nhiêu vụ. Mặt như mặt thớt. Ngu lòi họng ra thế. Nói chó còn chưa nghe chứ kỉ luật ai.

    Bày đặt. Các ông cũng thôi mơ, bộ sậu Mãn dựng lên giờ chắc gạch rồi, mần chi nữa. Còn muốn cuộc đời của đất Huế này phát triển, chính các ông phải thay đổi trước, phải tư duy trước xong bắt mấy thằng quan đó làm theo ý mình, cho chúng tại vị đúng theo nghĩa là "công bộc của dân". Trung ương cũng ngán cái Huế này tận cổ rồi. Hà Nội, Sài Gòn nó chơi với Đà Nẵng chứ nó có chơi với Huế đâu. Nhìn thì biết.

    Chỉ tội nghiệp cho mấy thằng cu li nghèo xứ Huế, suốt ngày trạng mỏ, phá thối, luôn ao ước đứng trên đỉnh đèo mà nhìn về Đà Nẵng. Đuỵt mẹ, câu nói thể hiện sự thối rỗng về tư tưởng, nhân cách, về tự trọng và liêm sỉ.

    Nhục!

    Trả lờiXóa
  28. Đừng nên nói nhiều. Đó là thực trạng của xã hội Việt Nam hiện nay.

    Trả lờiXóa
  29. Đúng là thằng loser. Cái tật đéo bỏ đc của ng Huế. Nói nó nó lại quay ra bảo mấy thằng chung quanh đều thế cả.
    Không khá lên nổi.

    Trả lờiXóa
  30. Chào các bạn! Thong báo các bạn biết Blog Anhmanxx la blog phản động! Hiện Bộ Công an đang theo dõi hoạt động đăng tin tức của blog. Bạn nên cẩn thân khi vao blog nay!
    Hiện blog đang được các đối tượng phản động lợi dụng để hoạt động phá hoại chính quyền cách mạng việt nam! Nhưng người đọc blog được chúng lợi dụng để tuyên truyền chống Cách mạng Việt Nam.
    Mình mong các bạn cẩn thận, đừng để kẻ phản động lợi dụng!
    Một số kẻ phản động đã tuyên truyền biểu tình tại UBND tỉnh TT Huế vào ngày 15/4/2013. Sớm muộn gì chúng cũng sẽ bị bắt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đứa mô có chộ USD+rượu tây+xe tiền tỷ mới thích bọn phản động,diễn biến hòa bình tề!

      Xóa
    2. Nội dung của blog: anhmanxx.blogspot.com

      Khai man để được phong anh hùng? Thêm nhiều bằng chứng
      Về xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế là quê ông Mãn, chúng tôi gặp những người đã làm đơn khiếu nại “về thành tích của Hồ Xuân Mãn kê khai để được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ không đúng với sự thật”. Họ là 17 đảng viên, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh và khẳng định thành tích cá nhân của ông Mãn là bịa đặt, cướp công đồng đội.

      Thưa anh Vũ Khoan, anh phát biểu: "Nhưng tiếc rằng cho đến nay hầu như chưa phát hiện ra trường hợp nào như vậy cho dù ai cũng biết, ngay trong đợt kiểm điểm theo Nghị quyết TW 4 lần này cũng chưa nghe thấy ở đâu chỉ mặt gọi tên ra trường hợp nào "có máu mặt" cả?"

      Thì đây, Cựu chiến binh Thừa Thiên Huế cử đại diện chỉ mặt, gọi tên: Hồ Xuân Mãn, nguyên Ủy viên trung ương Đảng Cọng Sản Việt Nam dối trá, khai man thành tích, cướp công đồng đội, để được phong anh hùng.

      Hồ Xuân Mãn thừa nhận để được phong anh hùng trước hết phải từ cấp trên "Nguyên tắc phong anh hùng phải có ý kiến, gợi ý của cấp trên. Thứ hai..."

      Xóa
  31. Không biết cụ Nguyễn Thanh Địch ngày xưa, hai mươi mấy năm trước,làm ở Mặt Trận Tổ Quốc Phong Điền năm nay còn khỏe không bạn? Nếu cụ vẫn còn tại thế thì nay niên kỷ đã cao lắm rồi..

    Trả lờiXóa