Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Huda có còn là… thôi rồi còn chi đâu em ơi...

Nguyễn Văn Toàn


(QHNN) - Việc Tỉnh Thừa Thiên Huế bán toàn bộ phần vốn của mình tại Công ty TNHH Bia Huế cho Tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch) với giá 1.875 tỉ đồng khiến dư luận người dân Huế có nhiều băn khoăn suy nghĩ…

Mất nhiều thứ !


Theo Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thì việc mua bán nhằm “nhằm giữ vững thương hiệu và góp phần đẩy mạnh đầu tư để Bia Huế phát triển thêm”. Nhưng nhiều người dân Huế lại cho rằng, Thừa Thiên - Huế đã tự đánh mất một thương hiệu vàng của người Việt với giá rẻ.
Trước đây, theo hình thức liên doanh Huế - Đan Mạch là 50 – 50% vốn thì thương hiệu Huda là minh chứng cho tinh thần hợp tác cùng có lợi này. Nhưng khi tỉnh Thừa Thiên Huế bán hết số cổ phần của mình cho Tập đoàn Carlsberg mọi việc đã hoàn toàn đổi khác. Theo luật định, Công ty TNHH Bia Huế đã thuộc về Tập đoàn Carlsberg chứ không còn là tài sản của tỉnh Thừa Thiên Huế. Như vậy, sự hoán đổi này khác hẳn về chất so với năm 1994, khi nhà máy bia Huế liên doanh với Tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch) hình thành Công ty TNHH Bia Huế.
Hệ quả của điều đó là gì? Huda sẽ trở thành một thương hiệu có nội hàm hoàn toàn khác hẳn: Một “Công ty TNHH Bia Huế của Tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch)”.
Việc bán thương hiệu với 1.100 tỉ đồng được các chuyên gia đánh giá là “quá rẻ”. Công ty TNHH Bia Huế chiếm 8% thị phần bia cả nước, đã trở thành một trong bốn “đại gia” bia của Việt Nam (với tỉ suất/lợi nhuận cao nhất). Vậy mà thương hiệu vàng khi mua bán lại chỉ ngang với giá… đồng. Điều này khiến dư luận không khỏi băn khoăn?
Bên cạnh đó, sự thể này cũng khiến tỉnh Thừa Thiên Huế tự đánh mất nỗ lực của chính mình sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển Công ty TNHH Bia Huế.
So với Vinasin làm ăn thua lỗ hay EVN hay… “than lỗ” thì Công ty TNHH Bia Huế thực tế là đã phát triển bền vững hơn nhiều. Ngày 22/11/2011 (tức là cách chỉ… 10 ngày), Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam đăng bài Công ty Bia Huế (Huda): Hơn 20 năm phát triển bền vững trên Kênh Thông tin Đối ngoại của mình.
Khi đọc bài báo, Giám đốc Nguyễn Mậu Chi và tập thể công nhân viên chức Công ty TNHH Bia Huế chắc hẳn sẽ rất vui khi họ được báo chí rầm rộ “mừng công” sau 20 năm đầy nỗ lực.
Vậy mà, sự đổi chủ lại diễn ra chóng vánh, khiến mọi người rất choáng...

Cái mất đi lớn nhất là chữ tình

Nhân vật chính phim “Thương Gia” (Hàn Quốc) đã nói một triết lý kinh doanh rất hay. Đó là “Làm thương nhân là kiếm ra thật nhiều tình người chứ không phải là nhiều tiền”. Câu nói đó nay xin vận vào trường hợp Công ty TNHH Bia Huế.
Theo Tổng kết của bài báo Công ty Bia Huế (Huda): Hơn 20 năm phát triển bền vững, Công ty TNHH Bia Huế luôn là đơn vị dẫn đầu các phong trào đền ơn đáp nghĩa, các chương trình từ thiện như: xây nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đồng bào nghèo; hỗ trợ học bổng “Niềm hi vọng” cho các em học sinh nghèo học giỏi vượt khó, hỗ trợ bệnh nhân nghèo mổ mắt, mổ tim, bị dị tật bẩm sinh; ủng hộ Quỹ vì người nghèo, ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa” do báo Tuổi trẻ phát động (750 triệu đồng), ủng hộ chương trình “1 triệu cuốn vở” do Báo Dân trí thực hiện, các chương trình xã hội ý nghĩa khác như: Khởi nghiệp, tiếp sức đến trường, Chinh phục, Những trái tim đồng cảm... Ngoài ra, hàng năm Huda cũng luôn là Doanh nghiệp tích cực nhất tham gia khắc phục những thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra.
Không chỉ tham gia các hoạt động từ thiện, Công ty Bia Huế còn tham gia tài trợ cho nhiều sự kiện văn hóa thể thao mang tầm cỡ khu vực, quốc gia và quốc tế như: Festival Huế, liên hoan ca múa nhạc 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia, chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á, Giờ Trái đất, kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hà Tĩnh, lễ hội cà phê Tây Nguyên, ca nhạc “Khát vọng trẻ” do báo Thanh Niên tổ chức hướng về biển đảo tổ quốc tại Đà Nẵng, các lễ hội ẩm thực, đua thuyền ở Quảng Bình, Quảng Nam…; giải bóng đá sinh viên miền Trung và Tây Nguyên tranh Cúp Huda, các giải thi đấu thể thao tại nhiều tỉnh thành; các lễ hội văn hóa địa phương...
Điều đau đáu là liệu khi đã trở thành công ty nước ngoài ban lãnh đạo Công ty TNHH Bia Huế (với nòng cốt là các nhà đầu tư Đan Mạch) có còn giữ được nhiệt huyết và nghĩa tình như trên không?
Câu hỏi này theo người viết là khó (và có lẽ cực khó) trong tính toán kinh doanh của các nhà đầu tư đến từ phương Tây, vốn được coi là rất… duy lý.

Tại sao không cổ phần hóa cho doanh nghiệp Việt ?

Đã gặp không ít khó khăn, không ít chông gai nhưng hơn 20 năm Huda Huế vẫn không đánh mất đi hình ảnh của chính mình.
Nếu tỉnh Thừa Thiên - Huế lựa chọn phương án cổ phần hóa để các doanh nghiệp Việt có tâm huyết (như Đoàn Nguyên Đức với tài sản 1 tỉ USD, chủ đảo Tuần Châu với gia sản 2 tỉ USD, hay nhiều doanh nhân tâm huyết khác của Việt Nam…) mua lại cổ phần tại Huda của tỉnh thì có lẽ mọi việc đã trở nên khác hẳn. Trong thương trường và hội nhập kinh tế, vì nhiều lý do, hoặc có thể là vì “lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ” mà nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã bị thua ngay cả trên sân nhà, không chỉ làm ăn thua lỗ, mà còn đánh mất cả thương hiệu, lòng tự hào dân tộc trong kinh doanh của doanh nhân Việt thời đại mới.
Chẳng lẽ chỉ vì cam kết của Tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch) là sẽ đẩy công suất lên 350 triệu lít/năm, để“góp phần làm tăng ngân sách và nền kinh tế của tỉnh” nên ban lãnh đạo tỉnh đã chấp nhận việc “bán rẻ” này.
Khó trách dư luận nghi ngờ về điều này như chính tác giả Thái Lộc đã viết trong bài báo của mình: “Phương án thứ nhất được lựa chọn song theo hình thức không công khai, “kín đáo” thỏa thuận bán cho đối tác là Tập đoàn Carlsberg”.

11 nhận xét:

  1. Chọn TGĐ của Cty Bia Huế, theo ngôn ngữ của HXM là bài toán “cân não”, ai ngồi vào vị trí này?
    Lobby để TTH bán hết Huda cho Carberg (ĐM) cũng là bài toán cân não của Mậu Chi.
    Đây là cách Mậu Chi thu hồi phí lót đường về TGĐ Cty Bia Huế một cách nhanh nhất, chóng vánh…
    HXM cũng cắt luôn cơ hội cho đàn em khỏi mất công ngồi chọn TGĐ sau này…một công việc béo bỡ…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói chí lý, nhưng vẫn chưa đủ ý :) Vì Mậu Chi đã lấy lại cả vốn lẫn lãi lâu rồi, lượm thêm cú này để qua mặt ông Minh TGĐ Bia Huế cũ và nhiều TGĐ về hưu khác trên toàn quốc cái khoản hưởng sướng khi về hưu già!

      Xóa
  2. Những băn khoăn từ việc Bán HUDA ở trong nhiều tầng lớp cán bộ nhân dân TTH vẫn chưa kết thúc.lúc 19:53 7 tháng 9, 2013

    Thực tế hiện nay việc chuyển nhượng phần vốn phía Việt Nam ở Công ty bia Huế đã kết thúc; dây chuyền sản xuất 230 triệu lít/năm mà cả tỉnh lo cho công ty bia Huế bây giờ đã thuộc đối tác nước ngoài; từ Chủ tịch UBND tỉnh đến lãnh đạo các Sở ngành của địa phương gồm 18 người đã được phía đối tác Đan Mạch mời sang Đan Mạch… công du 10 ngày từ 18/11 đến 28/11/2011 cũng đã xong nhưng chắc chắn là những băn khoăn từ việc chuyển nhượng này ở trong nhiều tầng lớp cán bộ nhân dân của tỉnh TT Huế vẫn chưa kết thúc.

    Trả lờiXóa
  3. Không chỉ dừng lại ở con số 90 triệu USD như bây giờ!lúc 19:56 7 tháng 9, 2013

    Nói về vấn đề này, nhiều người có trách nhiệm của tỉnh TT- Huế và Công ty bia Huế cho rằng, đúng là phần vốn góp trong liên doanh của địa phương phải ưu tiên cho Carlsberg như đã thỏa thuận trong điều lệ liên doanh nhưng không phải vì ưu tiên mà không thông qua đấu giá quốc tế rộng rãi trái luật định. Nếu sau khi kiểm toán định giá xong, tỉnh TT- Huế tổ chức đấu thầu công khai, rộng rãi và khi chọn được giá bỏ thầu cao nhất mới ưu tiên cho phía đối tác, lúc đó mới thuyết phục hơn, nguồn thu của tỉnh TT- Huế về phần vốn của mình chắc chắn sẽ cao hơn nhiều chứ không chỉ dừng lại ở con số 90 triệu USD như bây giờ!

    Trả lờiXóa
  4. Bán đi thương hiệu HUDA là cách làm “tham bát bỏ mâm”lúc 20:17 7 tháng 9, 2013

    Lý giải cho việc bán vội vàng phần vốn góp của mình trong liên doanh của Công ty bia Huế, một số thành viên trong ban đàm phán cho biết nếu không chuyển nhượng sớm trong năm nay thì sang năm 2012 phần vốn góp trong liên doanh đó phải chuyển ra Tổng Công ty Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), lúc đó thì TT- Huế sẽ mất khoản vốn đầu tư vào liên doanh này. Việc chuyển nhượng này sẽ giúp cho tỉnh thu về được một khoản tiền lớn để đầu tư cho nhiều dự án trọng điểm khác trên địa bàn.
    Như vậy bán đi thương hiệu HUDA là cách làm “tham bát bỏ mâm”, sẳn sàng hy sinh quyền lợi Quốc Gia vì một tí lợi nhỏ nhoi của địa phương…?

    Trả lờiXóa
  5. Cách làm thì không minh bạchlúc 20:25 7 tháng 9, 2013

    Việc “bán” Công ty bia Huế đã được đặt ra từ trước nhưng cách thức bán như của UBND tỉnh TT- Huế đã tạo ra những luồng dư luận trái chiều ở địa phương.
    Cụ thể, theo lộ trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước của tỉnh TT H đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì việc chào bán vốn liên doanh ở Công ty bia Huế là điều bắt buộc, tỉnh TT-Huế không thể tiếp tục trực tiếp quản lý phần vốn của tỉnh đã đầu tư vào Bia Huế như lâu nay, mà chỉ được lựa chọn 1 trong 3 phương án là:
    1. Chuyển nhượng vốn,
    2. cổ phần hóa
    3. chuyển vốn về cho Tổng công ty Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
    Tỉnh TTH đã chọn phương án chuyển nhượng vốn. Cách làm thì không minh bạch.

    Trả lờiXóa
  6. Việc định giá bán như vậy là quá thấplúc 20:30 7 tháng 9, 2013

    Việc định giá chuyển nhượng như vậy là quá thấp, không đạt yêu cầu. Vì thực tế hiện nay, nếu một doanh nghiệp mới đầu tư để có thị trường, thương hiệu như Công ty bia Huế (HUDA) hiện nay thì với số vốn 200 triệu USD cũng không thể làm nổi, đằng này chỉ có 90 triệu USD, một con số khó tưởng tượng nổi. Đã vậy với số nộp ngân sách hằng năm của công ty bia Huế trên 800 tỷ đồng/năm ngoài ra còn nguồn thu từ lợi tức sau thuế mà phần vốn góp được chia cũng rất lớn thì con số hơn 1.875 tỷ đó chẳng đáng là bao, chỉ 2 năm là đã vượt.

    Trả lờiXóa
  7. Ý KIẾN CỦA NGUYỄN MẬU CHIlúc 20:33 7 tháng 9, 2013

    Ông Mậu Chi cho rằng tỉnh đầu tư cho Bia Huế 9 triệu USD, bây giờ bán 93 triệu USD là lãi cao hơn nhiều so với các công ty bia khác.

    Trả lờiXóa
  8. Đóng góp ngân sách lớn nhấtlúc 20:36 7 tháng 9, 2013

    Công ty Bia Huế thành lập năm 1990, đến năm 1994 liên doanh với Tập đoàn Carlsberg, mỗi bên góp 50% vốn (khoảng 9 triệu USD). Trong hơn 15 năm qua, Công ty Bia Huế luôn là đơn vị đóng góp ngân sách lớn nhất tỉnh Thừa Thiên - Huế, chiếm 1/3-1/2 tổng thu ngân sách. Trong năm 2010 nộp ngân sách 850 tỉ đồng và dự kiến năm 2011 là 900 tỉ đồng. Dù nằm ở Huế, song công ty này đang là một trong bốn “đại gia” trong làng bia Việt Nam (cùng các công ty Sabeco, Habeco và Bia Việt Nam).

    Trả lờiXóa
  9. Người nhà quêlúc 21:21 7 tháng 9, 2013

    Chắc chắn chả ai dại công bố số liệu rồi, dù chỉ là những con số thuần túy.
    Em thấy cỡ các bác như Cao thủ ra tay là chết chắc. Thưa bác, cái Việt Nam ta đang trong giai đoạn bán hết cho nước ngoài hòng cứu vãn tình thế - cho dù là không muốn tí nào bác ạ.
    Chu trình này sẽ thấy hàng loạt trong thời gian tới trong nỗ lực tư bản hóa các đơn vị có vốn nhà nước. Tiền cần chạy vào chỗ nào đó của các vị chưa kịp thu như các vị tiền nhiệm ăn nó quá béo. Không riêng gì Huda Beer đâu.
    Tin vui thị trường bất động sản đang phải trở về xuất phát điểm sau khi nỗ lực cứu vãn, bán hết cho dân có tiền. Bây giờ là giai đoạn câu kết thâu tóm về tay một số vị sau khi làm cho nó chết ngắc. Nếu Tây không cứu nó như cứu Huda Beer thì sẽ vào tay ai đó đã kiên trì làm cái "thập diện mai phục" 10 năm nay.

    Trả lờiXóa
  10. Biết rồi khổ lắm nói mãi.Quang Minh nên chuyển đúng chủ đề : Người cộng sản chân chính, người cách mạng không bao giờ khai man, gian dối. hxm không chỉ khai gian. gian dối ...mà hiện tượng hxm là một bệnh hoạn điển hình của mặt tráiphổ biến cầm quyền độc tôn của ĐCS- biết được để mà tránh - xin dừng Bia Hudda từ đây!

    Trả lờiXóa