Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

VÕ NGUYÊN GIÁP là người của lịch sử, lịch sử không tha thứ cho dã tâm, dù họ là ai...

Nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải hợp ý nguyện lòng dân

Ngô Minh 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Anh hùng Dân tộc, là Đại tướng của lòng dân Việt Nam và thế giới. Mấy ngày hôm nay ở hai địa điểm :Nhà riêng 30-Hoàng Diệu Hà Nội và Ngôi nhà đại tướng ở làng An Xá, Lệ Thủy, vàng chục vạn người dân, cựu chiến binh đến khóc viếng Đại tướng. Ý nguyện của nhân dân sau khi Đại tướng qua đời phải mai táng ở một nơi hợp lý nhất. Đó là quê cha đất tổ, mạch đất thiêng đã sinh ra thiên tài lỗi lạc năm châu. Đồng thời vừa tiện đường cái quan đi lại, để nhân dân hàng ngày đến thăm viếng, tưởng niệm, nhất là dịp giỗ Đại tướng , dịp Tết Nguyên Đán, lễ Độc Lập 2-9, ngày thương binhliệt sĩ 27/7…. Chứ không thể lợi dụng uy danh cao vời của Đại tướng để kinh doanh du lịch !

Từ cả ngày hôm qua (6-10) đến sáng nay, có hàng ngàn cuộc điện thoại hỏi tôi :”Ngô Minh có biết Đại tướng sẽ an táng ở nơi đâu để đi viếng”. Sáng nay hàng chục cuộc điện thoại của các trí thức, thầy giáo từ Lệ Thủy, Quảng Trị điện vào bày tỏ sự phẫn nộ khi nghe tin Đại tướng sẽ được an táng tại khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, H.Quảng Trạch, Quảng Bình) được chọn làm nơi an táng cho Đại tướng (Thanh Niên online ngày hôm nay (6/10). 
Chiều 6/10, các nhà báo phỏng vấn ông Võ Điện Biên– con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, địa điểm cụ thể an táng chưa thể công bố. “Nhưng chắc chắn sẽ không phải là huyện Lệ Thủy, chỉ biết rằng sẽ ở một địa điểm thuộc tỉnh Quảng Bình”, ông Võ Điện Biên cho biết. Vì thế mà nhân dân Lệ Thủy phẫn nộ là quá đúng. Và họ sẽ phẫn nộ lâu dài nữa.

Ngày 5-10, chúng tôi tìm cách điện thoại cho ông Lương Ngọc Bính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình, thành viên BAN TANG LỄ về nơi an Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói là ở Quảng Bình, cụ thể là ở đâu. Ông Lương Ngọc Bính cho biết nơi an táng là huyện Lệ Thủy, quê Đại tướng. Nhà văn Nguyễn Thế Tường ở Đồng Hới email cho tôi bảo có thể địa điểm là tại xã Mai Thủy, gần đường Hồ Chí Minh, nơi đó đã có mộ bố mà mẹ của Đại tướng. Sẽ dành một diện tích đất khoảng hơn 2 ha để xây lăng mộ và làm Nhà lưu niệm Đại tướng cho đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm viếng vị tướng thiên tài của thế giới mọi thời đại về. Chúng tôi đã đưa thông tin này lên mạng kèm theo Danh sách Ban lễ tang Trung ương. Sáng nay, báo chí đưa tin, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình sẽ cùng với ông Võ Điện Biên - con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn chọn địa điểm an táng Đại tướng chính thức. Hiện nay anh Võ Điện Biên đang ở Quảng Bình.

Theo tuyên bố của anh Võ Điện Biên trước báo giới: ”Nhưng chắc chắn sẽ không phải là huyện Lệ Thủy” thì địa điểm Đảo Yến, Vũng Chùa ở Quảng Trạch gần như đã được chọn, vì anh không biết vị trí nào khác. 
Việc đó trái với đạo lý và nhân cách Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Về mặt đạo lý. Cha ông ta xưa nay đều nói rằng: ”Lá rụng về cội”. Cội rễ của Võ Nguyên Giáp là mảnh đất linh kiệt Lệ Thủy đã sinh ra ông và bao nhiêu người tài giỏi trên đời này. Thứ hai lá “rụng về cội” còn có nghĩa con về với cha mẹ, bà con làng xóm, để sớm hôm lúc nào cũng có người qua lại viếng thăm. 
Tôi biết anh Võ Điện Biện có mấy chục héc-ta đất ở Hòn La (vùng Đảo Yến, Vũng Chùa ấy) được tỉnh Quảng Bình cấp cho gần chục năm nay với lý do là trồng rừng, nhưng thực chất là dể xây dựng Khu du lịch. Tỉnh Quảng Bình đang xây dựng Hòn La thành một khu công nghiệp–cảng biển lớn. Nên ý định anh Võ Điện Biên định đưa bố mình về nằm ở đây rõ ràng là nhắm mục tiêu :”Lợi dung Danh tiếng Võ Nguyên Giáp để kinh doanh du lịch, làm giàu“! 
Đó là việc trái với đạo lý và không phù hợp với nhân cách, đức độ của Đại tướng. Hơn nữa vùng Đèo Ngang (Vũng Áng- Hòn La) là một tử huyệt về quân sự mà bao lâu nay Trung Quốc đã dòm ngó. Nếu chúng xâm lăng Việt Nam thì đây là vị trí bị tấn công đầu tiên để cắt đôi nước Việt Nam. Nên tuyệt đối không nên an táng Đại tướng ở đó. Đừng để ông phải chịu đựng hòn tên mũi đạn một lần nữa. Đời ông khổ với quân thù và khổ với “đồng chí” nhiều rồi.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Đại tướng của lòng dân. Nhân dân còn sống với đại tướng của mình hàng ngàn năm sau nữa. Hãy để cho nhân dân vẫn được đến với Đại tướng hàng ngày sau khi ông qua đời. Mai táng ông ở Hòn Yến- Vũng Chùa ấy thì chỉ có các đại gia, khách du lịch xịn mới có điều kiện ghé được. Còn cán bộ lãnh đạo thì chỉ một năm một lần viếng ông vào Ngày thương binh liệt sĩ (27-7). Còn nhân dân cả nước, nhân dân Quảng Bình và đặc biệt bà con thân thuộc của Đại tướng, bà con nông dân Lệ Thủy nghèo thì không bao giờ đến được để thăm viếng, thắp nhang trong những ngày Tết nhất, giỗ chạp. 
Đó là sự phi lý không thể chấp nhận được.

Với tư cách là một người lính của Tướng Giáp, tư cách một nhà văn Việt Nam sinh ra ở Lệ Thủy, tôi đề nghị Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình phải kiên quyết bàn với ông Võ Điện Biên để đưa Đại tướng về an táng ở Lệ Thủy (có thể lại Mai Thủy hay An Mã đều là những địa điểm tốt, thuận tiện giao thông). Đó là địa điểm thích hợp nhất. Đại tướng Võ Nguyên Giáp về nằm với quê hương sinh ra mình, nhưng nhân dân cả nước Việt Nam, cả tỉnh Quảng Bình, nhân dân và bạn vè quốc tế kính yêu, ngưỡng mộ Đại tướng có điều kiện để viếng thăm bất cứ lúc nào. Khách du lịch đến với tỉnh Quảng Bình hàng năm nhờ uy danh của Đại tướng chắc chắn sẽ cao hơn , đông hơn ở Vũng Chùa - Đảo Yến.

Chuyện mai táng một vĩ nhân không được phép thiển cẩn. 
Thiển cận rồi sẽ ân hận suốt đời, bị nhân dân lên án suốt đời.

Ai đang lèo lái để có một quyết định khủng khiếp như vậy?

Nhà văn Tô Nhuận Vĩ

Suốt từ sáng cho đến chiều nay (07/9) tại tất cả các cuộc tụ hội, gặp nhau của nhiều anh chị em trí thức, văn nghệ sĩ, tu sĩ Phật giáo ở Huế mà tôi có mặt, cũng như nhiều cuộc điện thoại đến tôi để hỏi, để la làng lên, là vì sao lại có dự tính động trời là đưa thi hài Bác Giáp không về Lệ Thủy mà ra một nơi “khỉ ho cò gáy” như vậy?!

Bất cứ nơi nào trên dải đất Việt nam này cũng muốn, cũng có lý do để mong thi hài Bác được an táng trên chính quê hương mình, Huế càng có lý do vì biết bao kỷ niệm của Bác còn ghi dấu ở trường Quốc học, ở không ít gia đình. Nhưng nơi duy nhất xứng đáng đón nhận trọng trách và vinh dự này, trừ Thủ đô, là Lệ Thủy, nơi chôn nhau cắt rốn của Bác, nơi ba mạ Bác đang yên nghỉ.

Bạn bè tôi bức xúc, có người tức điên lên hỏi mà như quát tôi “Chi lạ rứa mi?”. Tôi chỉ biết điện thoại cho Ngô Minh, Mai Văn Hoan ở Huế, Hữu Phương ở Quảng Bình, Nguyễn Quang Lập ở Sài gòn, Phạm Xuân Nguyên ở Hà nội…để truyền lại câu hỏi như quát của bạn bè tôi ở Huế: “Chi lạ rứa? Ai là chủ mưu của chuyện động trời ni?” để nhận được những câu trả lời tức giận càng ghê khiếp từ các anh.

Một Phật tử trong nhóm bạn tôi đang bàn cách ra Quảng bình dự lễ an táng Bác, sau khi làm lễ cúng chay cho Bác, sững ra nhìn tôi rồi lo lắng: Hay là… Tôi rùng mình chợt hiểu cái Hay là… của anh. 

Hay là ma đang đưa lối quỷ đang dẫn đường cho một ai đó là người nhà cụ Võ đi ngược lại tất cả những gì tốt đẹp mà cả dân tộc này đang dành cho Bác?! Cuộc đời của Bác đã gặp quá nhiều đau đớn, ngang trái do kẻ thù và cả “đồng chí” dành cho mình - như Ngô Minh đã viết - nay chúng đang tìm cách lèo lái người thân của Bác theo một quyết định khủng khiếp, bất chấp hàng triệu con tim lúc này đang rỉ máu vì sự ra đi của Bác?

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của các tác giả. 


An táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa - đảo Yến
07/10/2013 18:14 (GMT + 7) 

TTO- 16g45 chiều 7-10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài cho biết cuộc họp giữa Trung ương, tỉnh và đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa xong.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trưởng ban tổ chức lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình đã chính thức quyết định địa điểm an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu vực biển Vũng Chùa - đảo Yến, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. 

Đây cũng là địa điểm lúc còn sống Đại tướng đã đồng ý với gia đình để Đại tướng yên nghỉ vĩnh hằng.

Vũng Chùa - đảo Yến cách đèo Ngang 10km về phía Nam, cách quốc lộ 1 về phía biển khoảng 2-3km. Đây là một vũng biển nhỏ, đảo Yến nằm cách Vũng Chùa 2km ngoài biển. Địa thế là vùng đất đồi núi xanh ngát cây cỏ, rất hữu tình.

LAM GIANG
Nguồn: Tuổi trẻ.



26 nhận xét:

  1. Mọi người không rõ Vũng Chùa là ở đâu. Xin thưa Vũng Chùa ở Xã Quảng Đông- Quảng Trạch, thuộc vùng Đèo Ngang- Roòn, cách Lệ Thủy gần bảy chục cây. Đó là nơi không có dân. Đảo Yến cách bờ chừng cây số hoàn toàn không có dân, Móng Rồng là mỏm núi đất cằn sát biển, cũng không có dân nốt.

    Trả lờiXóa
  2. Rất nhiều người Việt đã tự hào trước câu nói sắc sảo với hàm lượng trí tuệ cao của Tướng Giáp rằng “Nhưng người Việt đã thắng cả cuộc chiến tranh” để đáp lại giọng điệu có phần kiêu ngạo của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara trong một cuộc gặp với ông rằng “quân đội Mỹ đã thắng tất cả các trận trên chiến trường”.
    Nhưng niềm tự hào ấy cũng chỉ tồn tại một lúc nào đó. Còn bao nhiêu nỗi lo vẫn còn nằm ở phía trước.
    Có những dân tộc không thắng trong cuộc chiến tranh nào cả, thậm chí là những kẻ bại trận, nhưng lại được cả thế giới nể sợ trong hòa bình vì đã thành công trong việc xây dựng đất nước họ trở thành những cường quốc hùng mạnh về kinh tế và đầy tính nhân bản.
    Có gì để so sánh Việt Nam với nước Nhật ở thời điểm hiện tại – một nước được coi là thắng trận năm 1975 và một nước thực sự bại trận năm 1945?
    Khi còn sống, một trong những nỗi lo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là lo đất nước bị tụt hậu.
    Không biết có bao nhiêu người trong số hàng chục ngàn người đi viếng ông hôm nay thực sự chia sẻ nỗi lo ấy của ông?
    Nhưng mà thôi…
    Trong giờ phút ngập tràn không khí tang lễ này, thiết tưởng nói thêm những chuyện này sẽ là không thích hợp.
    Mọi vinh quang, trách nhiệm, cũng như đời người đều không phải là vô hạn.
    Xin được thắp nén nhang thơm cầu mong linh hồn Đại tướng được siêu thoát nơi Cõi Phật!

    Trả lờiXóa
  3. Lúc đầu mình cũng ngỡ ngàng, là vì sao không an táng Đại tướng tại chính làng quê của Đại tướng mà lại chọn Vũng Chùa- Đảo Yến thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch ( huyện của mình) để an táng Người. Nhưng cần phải tôn trọng sự lựa chọn của gia đình. Hơn thế, mình hiểu, có thể lúc còn sống Đại tướng cũng đã lựa chọn. Mình càng hiểu hơn, với Đại tướng, quê hương ruột rà của Đại tướng được người coi không chỉ là làng Tuy Lộc, huyện Lệ Thủy, mà là cả Quảng Bình. Vũng Chùa- Đảo Yến nằm trong khu vực Khu Công nghiệp Cảng biển Hòn La, dưới chân Đèo Ngang, là nơi mà với tầm phát triển của mươi năm nữa thôi, sẽ là một Khu kinh tế biển, du lịch cực lớn và đầy tiềm năng. Hòn La còn là cảng biển được coi là sâu và lý tưởng nhất nước ta.
    Đại tướng đã chọn nơi an nghỉ thật tuyệt vời.
    Từ đây, đêm ngày Người làm bạn với tiếng sóng biển khơi, với cát trắng, với tiếng vi vu của rừng cây phi lao già, với cả những tiếng hót líu lo của ngàn vạn đàn chim yến mùa làm tổ.
    Nơi đây, Người thanh thản yên giấc ngàn thu, giữa thiên nhiên, trong đất đai Quảng Bình quê hương.
    Và chắc chắn, khu mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cảnh quan lý tưởng của Khu du lịch Vũng Chùa, Đảo Yến ở Hòn La này sẽ trở thành một Khu du lịch vừa tâm linh ngưỡng vọng Đại tướng, vừa là nơi nghỉ dưỡng của khách du lịch trong và ngoài nước.
    Và hình như, ngay cả khi nghĩ tới ngày ra đi, Đại tướng của chúng con cũng nghĩ về một vùng quê nghèo Quảng Bình, và Người muốn khi mình nằm xuống, danh thế của Người sẽ góp sức làm cho Khu du lịch Vũng Chùa- Đảo Yến và cả khu kinh tế biển Hòn La- Quảng Bình có sức vươn dậy.
    Đại tướng của chúng con là như thế, luôn bên cạnh nhân dân, luôn nằm trong quê hương Quảng Bình yêu dấu.
    Và huyện Lệ Thủy, có vinh dự là nơi sinh thành ra Đại tướng thì huyện Quảng Trạch của mình là nơi ôm ấp giấc ngủ ngàn thu của Người.
    Xin đợi ngày đón Người về với Vũng Chùa- Đảo Yến

    Trả lờiXóa
  4. Tuấn Hà, Phò Ninhlúc 18:35 7 tháng 10, 2013

    Ôi, không thể nào tin nổi đó lại là nguyện vọng của đại tướng! Không thể tin!
    Nếu đại tướng đã không có nguyện vọng như vậy thì tất thảy những kẻ có "nguyện vọng" này đều là loại người táng tận lương tâm, sẽ bị nhân dân và trời tru đất diệt!

    Trả lờiXóa
  5. Toàn - Đặng Huy Chú - Huếlúc 18:37 7 tháng 10, 2013

    Xin cảm ơn những lời tâm huyết thể hiện qua bài viết của Ngô Minh ! Nhân đây ,tôi xin phép các quý vị để thưa rằng : Nếu Việc an táng Đức Thánh VÕ NGUYÊN GIÁP là thể theo nguyện vọng của Ngài thì toàn thể dân tộc Việt Nam nên thuận theo Ngài ! Giả sử đây là cách bày đặt của một số vị khoác áo thầy chùa, một số vị nghiên cứu phong thủy nửa vời đã góp ý cho anh Võ Điện Biên rồi thông qua gia đình để có quyết định này thì : Rất mong anh Võ Điện Biên suy xét thật kỹ để tránh làm tổn thương đến Đức Thánh; đến sự kính phục,mến yêu, biết ơn cùng với niềm tiếc thương vô hạn của toàn thể Dân tộc Việt Nam , của bạn bè quốc tế dành cho Ngài ! Mong anh Võ Điện Biên lượng thứ cho lời nói thật và thẳng thắn này ! Xin cảm ơn Anh Ngô Minh, Tô Nhuận Vỹ.

    Trả lờiXóa
  6. SỰ LỪA DỐI ĐÃ THÀNH TẬTlúc 18:38 7 tháng 10, 2013

    Như cái di chúc ông Hồ viết tay mà còn sửa tới sửa lui trước khi công bố, ngày chết ông Hồ cũng công bố sai. Vậy cái gọi là " ý nguyện" của cụ Võ có đáng tin không? Nếu đã là ý nguyện thì đã công bố từ trước khi cụ vào BV sống đời sống thực vật. Đến lúc chết rồi mà 2 ngày sau cũng chưa chắc chôn ở đâu. Vậy sao dám khẳng định đó là ý nguyện của cụ.Có công bố được văn bản cụ viết tay hay ghi âm lời cụ nói hay không ?

    Trả lờiXóa
  7. Tôi lo rằng đây có bàn tay của người Tàu nhằm yểm cho nước ta không còn anh hùng và người vĩ đại nữa. Giờ đây tôi chỉ tin vào di chúc của đại tướng, lời của đại tá Huyên và xác nhận của vài người trong gia đình Đại tướng. Người Tàu đã có mặt ở khắp đất nước ta, len lỏi vào mọi công việc của ta. Mới hôm qua, tôi đọc trên báo đất Việt, thấy cây cầu lớn nhất đang xây dựng ở Đồng bằng Sông Cửu long cũng lại người Tàu trúng thầu mặc dù vốn là do Úc viện trợ. Sau một loạt những rắc rối với các nhà thầu Tàu ở Tây nguyên, các nhà máy nhiệt điện, thuê đất trồng rừng... giờ đây họ vẫn trúng!

    Trả lờiXóa
  8. Dư luận rất khắc khe nhưng cũng độ lượnglúc 18:42 7 tháng 10, 2013

    Khác gì đi đầy đâu nhỉ...Người dân có muốn thăm nom cũng hết cơ hội.
    Điều này không bình thường.

    Trả lờiXóa
  9. NGUYỄN QUANG LẬP NÓI VỚI ĐỖ QUÝ DOÃNlúc 20:35 7 tháng 10, 2013

    Thưa bác Doãn, vẫn biết cụ Võ là " là mênh mông vũ trụ rồi, là người của nhân loại rồi ", vẫn biết " vùng đất nào ở Quảng Bình đều là quê hương" nhưng một khi đã đưa cụ về quê hương thì phải đưa cụ về đúng nơi cụ đã sinh ra, nơi ông bà tổ tiên, bà con cô bác của cụ đã và đang sinh sống. Đó mới đích thị là quê hương. Việt Nam là quê hương, Quảng Bình là quê hương nhưng quê hương đích thị của cụ Võ nơi chôn rau cắt rốn của cụ, ấy là làng An Xá xã Lộc Thủy huyện Lệ Thủy. Mỗi khi cụ Võ về quê không phải cụ về đến chân Đèo Ngang, tới Vũng Chùa rồi quay lui mà cụ phải về tận làng An Xá, ấy mới gọi là về quê. Đứa con nít cũng biết rõ điều đó.

    Nghe bác Quý Doãn nói:"Cần chọn vùng đất nào để người dân đi qua đều ghé thăm được" lại càng ngạc nhiên hơn.

    Tui không tin bác Quý Doãn lại nghĩ về Vũng Chùa - Quảng Đông lại thuận tiện hơn về An Xá- Lộc Thủy, nghe bác nói chợt cười phì, đúng là ông quan chính trị, quen mồm nói lấy được.

    Không biết bác Quý Doãn đã đến Vũng Chùa chưa. Đó là vùng đất cằn, không dân. Đảo Yến không dân, Móng Rồng không dân. Tui không biết còn ai có gan đem cha mình ra an táng vùng đất đá lạnh lẽo hoang sơ đó nữa hay không? Thật đáng sợ. ( Hỏi nhỏ bác Quý Doãn: nếu cha bác là"là mênh mông vũ trụ rồi, là người của nhân loại rồi" thì bác có cam tâm an táng cha bác nơi hoang sơ lạnh lẽo đó hay không?) Sẽ có người bảo đã có cách làm cho Vũng Chùa đông vui như đô hội. Dạ dạ em biết rồi, khoảng vài chục nghìn tỉ sẽ đô hội ngay, cơ hội cho bao nhiêu kẻ trúng thầu, sướng chưa!

    Trả lờiXóa
  10. Dân tộc VIỆT NAM coi trọng việc định Họ , lập Làng để dựng Nước rồi mở Nước.
    Còn Làng ắc còn Nước.
    Ơi Làng mới ới Nước.
    DÂN TA biết rào làng chiến đấu để giữ NƯỚC.
    Tháng Gióng vươn vai lớn lên từ làng rồi hùng dũng lao mình ra diệt giặc Ân để cứu lấy Nước.
    Võ Nguyên Giáp sinh ra từ Làng An Xá,trưởng thành với Tài Đức biết Đạo làm TƯỚNG ,Tổng tư lệnh cầm quân diệt bầy thực dân,phát xít,đế quốc xâm lăng để cứu NƯỚC,cứu DÂN .
    VÕ NGUYÊN GIÁP Đại công đã thành,Thiên tước cự phách .NHÂN DÂN xin trả NGÀI về đúng nơi chốn mà Ngài được sinh ra, nơi đã cắt rốn chôn nhau của NGÀI.

    Trả lờiXóa
  11. cụ Tôn trung Sơn quê Quảng đông,mất ở Bắc kinh,an tàng ở Nam kinh,nhà lưu niệm ở tp Quảng châu

    Trả lờiXóa
  12. Võ Điện Biên biến chổ nằm của tướng Giáp thành khu du lịch cao cấp?

    Trả lờiXóa
  13. Chi tiết “quên” trong tiểu sử tướng Giáp
    Báo Tuổi trẻ ngày 6-10-2013, trên trang 3 đăng tiểu sử đại tướng Võ Nguyên Giáp, bên dưới bài đăng có dẫn nguồn Thông tấn xã Việt Nam. Toàn văn tiểu sử khá tường tận, từ khi còn là cậu học sinh 14-15 tuổi, đến các chức vụ qua từng giai đoạn. Giai đoạn cuối cùng (tháng 4 năm1981 đến tháng 12 năm 1986) ghi: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên, có chi tiết trong giai đoạn này bị… “quên”. Đó là năm 1983, vị đại tướng lẫy lừng thế giới của Việt Nam còn “được” phân công kiêm nhiệm chức… “Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch”!
    Tương tự câu chuyện Tề Thiên Đại Thánh, 72 phép thần thống biến hóa, bị giao chức Bật Mã Ôn (quan coi ngựa) trong Tây Du Ký, việc tướng Giáp bị giao coi ngó cái vụ… đặt vòng sinh đẻ, gây bức xúc xã hội, trong ngoài đàm tiếu. Nhiều lão thành cách mạng và tướng lĩnh tên tuổi coi đây là việc cố tình hạ nhục đệ nhất công thần khai quốc đức tài hiếm có. Không ít kẻ chê tướng Giáp quá hèn cam chịu. Cũng chẳng ít người coi việc ông tuân thủ vụ giao “đểu” việc như vậy là ý thức chấp hành sự phân công của Đảng, đặt lợi ích đại cục trên hết. Nhiều người cho rằng, đây là biểu hiện cự thể và rõ nét thái độ ganh ghét tị hiềm của mấy chóp bu đối với vị tướng có uy danh quá lớn. Coi đây là một sai lầm tệ hại đáng xấu hổ trong công tác tổ chức của Đảng, họ thật sự lo ngại cho Đảng, cho nhân dân và đất nước, khi lãnh đạo cấp cao chỉ lo giữ miệng, chóp bu tiểu nhân lộng hành như Triệu Cao (*) xứ Tàu thời Tần Nhị Thế.
    Lịch sử là lịch sử. Sự thật là sự thật. Lẽ ra, chẳng nên “ém” chi tiết cực kỳ bi hài này như vậy, ngõ hầu họa chăng hậu thế có thể tránh được vết xe đổ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với tất cả sự kính trọng tài năng và công đức của Đại tướng với đất nước, trong giờ phút đau thương, li biệt, tiểu sử của Người không nên quá chi tiết, và đặc biệt những khúc quanh nào đó, nếu có, không có ý nghĩa tôn vinh, thì cần nên lược bỏ. Võ văn Tạo không nên đặt ra v/đ thiếu ý nhị, và có tính xúc phạm này. Lịch sử là cái luôn đặt trong sự nhận thức của hiện tại, và mang lại ý nghĩa cho hiện tại

      Xóa
  14. "Không ít kẻ chê tướng Giáp quá hèn cam chịu."
    Không;Tướng Giáp đã làm được :bách nhẫn thành kim.
    Và nay Ngài được về với thế giới Người Hiền để lại một KHỐI VÀNG RÒNG tài đức,thanh danh thơm đẹp cho NHÂN DÂN cùng NHÂN LOẠI.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người ra đi rồi vẫn còn sống mãi trong lòng những người ở lại! Chả bù cho những người còn sống sờ sờ ra đấy nhưng người ta mong mà "đi" cho nhanh ! Thế mới biết: Sống Như Chết mà làm gì !
      HXM, anh hùng LLVTND khi chết cũng được tổ chức rầm rang như khi đón nhận danh hiệu anh hùng...

      Xóa
  15. Tài năng luôn đi kèm theo sự đố kỵ. Pomonti cho rằng chiến thắng năm 1975 đã khiến ông bị gạt ra khỏi guồng máy lãnh đạo cũng như bao chiến lược gia lỗi lạc khác của Việt Nam, bị cho quá xuất sắc và có quá nhiều ảnh hưởng nếu không muốn nói là quá nguy hiểm.

    Tác giả so sánh trường hợp của Đại tướng với nhà quân sự lỗi lạc Nguyễn Trãi thế kỷ XV, một nhà nho uyên bác và cũng là một vị tướng tài giỏi, bị kết án lưu đày để không thể nào gây ảnh hưởng lên hoàng đế của mình là Lê Lợi.

    Kể từ năm 1976, tướng Giáp lần lượt mất các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội (1976), Bộ trưởng Quốc phòng (1980), Ủy viên Bộ Chính trị (1982), Ủy viên Trung ương Đảng và phó thủ tướng phụ trách kinh tế (1996). Dù không còn được trọng dụng như trước, nhưng Đại tướng vẫn rất tỉnh táo, biết chọn thời điểm để rồi thỉnh thoảng đưa ra những quan điểm của mình, mà ví dụ minh chứng là ông đã công khai phản đối vụ khai thác bô-xít tại Tây Nguyên của tập đoàn Trung Quốc Chinalco vào năm 2009. Theo Đại tướng, đây là một « sai lầm to lớn ».
    Có thể nói, cho đến giờ phút đó, ông cũng đã chứng tỏ « chưa bao giờ Đại tướng buông vũ khí ». Đối với ông, đó cũng có thể là một « trận chiến cuối cùng » như hàng tựa nhận định trên tờ Libération.

    Trả lờiXóa
  16. Vĩnh biệt Đức Thánh Võ Nguyên Giáp !

    Trả lờiXóa
  17. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã có kế hoạch làm lễ truy điệu cho Đức Thánh, Đại Tướng Tổng Tư lệnh tối cao chưa Quang Minh?

    Trả lờiXóa
  18. Theo tôi, để tôn vinh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Thừa Thiên Huế đối với Đai Tướng Võ Nguyên Giáp, Nhân Dân Thừa Thiên Huế nên tìm chỗ xây đền thờ Ngài và suy tôn Ngài là vị Thánh.

    Trả lờiXóa
  19. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã có kế hoạch làm lễ truy điệu cho Đức Thánh, Đại Tướng Tổng Tư lệnh tối cao chưa Quang Minh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ lâu; Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân Thừa Thiên Huế đã từ chối Đại Tướng VÕ NGUYÊN GIẤP Người anh cả,Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Cách mạng,QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM.

      Cuốn sách THÔNG BÁO NỘI BỘ làm tài liệu phục vụ sinh hoạt chi bộ số 145 & 146 của các tháng 10 đến tháng 12 năm 1004 nhân dịp Kỷ niêm 60 năm ngày thành lập QĐNDVN - 15 năm ngày Quốc phòng toàn dân , Viết : " 1.Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944) :
      Chấp hành Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh,ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng. Đội gồm 34 chiến sĩ, trang bị 34 khẩu súng, chia thành ba tiểu đội, có chi bộ Đảng lãnh đạo, do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên. Ngày 22/12/1944 được xác định là Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội quốc phòng toàn dân. "

      cuốn sách THÔNG BÁO NỘI BỘ này có 88 trang ,Ấn hành bởi tỉnh ủy TT H do hồ xuân mãn làm bí thư, phan công tuyên làm trưởng ban tuyên giáo, Ban tuyên giáo trung ương thời kỳ này do nguyễn khoa điềm làm trưởng ban.
      Với 88 trang tài liệu nhằm kỷ niêm 60 năm thành lập QĐNDVN nhưng không một câu một chữ nhắc tới cái tên Người anh cả,Vị Tổng tư lệnh QĐNDVN VÕ NGUYÊN GIÁP.

      thì mần chi có chuyện như Eng nặc danh 05:54 Ngày 08 tháng 10 năm 2013 mong muốn.

      Xóa
    2. số 145 & 146 của các tháng 10 đến tháng 12 năm 2004 nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập QĐNDVN

      Xóa
  20. Đại tướng Võ Nguyên Giáp xứng đáng được vinh danh là Đức Thánh.
    Đức Thánh Võ Nguyên Giáp sẽ bất tử cùng Tổ Quốc. Chúng con nguyện theo bước chân Ngài làm rạng rỡ non sông.Thương tiếc vĩnh biệt Ngài.

    Trả lờiXóa
  21. Trong lịch sử Việt Nam, dòng họ Vũ (Võ) xưa nay không có ai lên làm vua, mặc dù Trí, Dũng, Liêm, Trung, đủ cả. Âu cũng là trời định. Người họ Võ (Vũ) làm quan cao nhất chỉ tới hàng tể tướng. Suy cho cùng thì Võ đại tướng của chúng ta là một vị “công thần khai quốc”, một trong “tứ trụ”(Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp), là người tổng chỉ huy đầu tiên của lực lượng vũ trang nước Việt Nam cộng sản, cũng chỉ là công cụ của đảng cầm quyền.
    Đảng cầm quyền lãnh trách nhiệm Tổ Quốc và Nhân Dân giao phó mà đưa ra chủ trương cụ thể cho quân đội.Quân đội mạnh hay yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song tài thao lược của người chỉ huy là tối quan trọng, có tính quyết định thành bại căn bản trong trận chiến. Công lao của Võ đại tướng đối với tổ quốc và nhân dân trong thời đại Việt Nam cộng sản thì dân chúng ai cũng biết rồi. Nhân Dân ta kính trọng và yêu quý Võ đại tướng bởi chính đại tướng đã hội đủ các đức tính tốt đẹp mà ngũ thường trong nho giáo đã nêu ra. Đó là:

    1-Nhân ( Nhân ái, nhân hậu, thương người như thể thương thân v.v)
    2-Nghĩa (Nghĩa hiệp, khẳng khái, dũng mãnh…)
    3-Lễ (phép ứng xử ở đời). Ở đại tướng, đặc biệt là phép trung dung.
    4-Trí (sự sáng suốt)
    5-Tín (trung thực). Có trung thực thì mới có lòng tin

    Sau đám tang đại tướng, liệu có ai trong những người đang giữ những trọng trách lớn lao nắm quyền sinh quyền sát, có tầm quyết định sống còn tới vận mệnh đất nước và dân tộc thấy xấu hổ khi nghĩ rằng sau khi mình chết đi lịch sử sẽ ghi tên mình như một vết nhơ, vết nhục của quốc gia? Và trong đám tang có thể là cấp nhà nước, ngoài con cháu họ, chả ai thèm nhỏ một giọt nước mắt nào!Còn nhân dân cả nước thì hầu như chẳng ai để ý đến đám tang đó.Lại rất nhiều kẻ có thể sẽ cười thầm!

    Trả lờiXóa
  22. Ông nhà văn TNV viết lòng vòng, đọc thấy mệt. Vậy ý tác giả là thế nào ? nêu quan điểm của mình ra cho bạn đọc biết với !
    Theo tôi, việc này Ban tổ chức, Nhà nước và gia đình Cụ đã cân nhắc rồi, trong đó ý kiến của gia đình là quan trọng hơn cả (Nếu ông Đại tướng không để di chúc).
    Cá nhân tôi thấy an táng ở đảo e rằng đi lại hương khói quá khó khăn./.

    Trả lờiXóa