Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Thì ra "không có gì..."

Bài viết này căn cứ trên Bảng thành tích, những bài viết theo lời kể của AHLLVTND Hồ Xuân Mãn đã được công khai trên báo chí...

1. Tham gia cách mạng sớm nhất

Trên bài phóng sự của Báo Cảnh Sát Toàn Cầu Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh đăng ngày 17/02/2013 của Quốc Anh – Thảo Nguyên (CSTC Xuân 2013) viết theo lời kể của Hồ Xuân Mãn.
"Đêm 9/9/1964, có một chàng trai mới tròn 16 tuổi, từ biệt cha mẹ cùng ông nội kính yêu và làng Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, để cùng những người bạn đồng liêu là các anh Hoàng Xê, Hồ A… tìm đường lên chiến khu tham gia kháng chiến, gia nhập vào Đại đội An ninh vũ trang đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên. Trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc trên mặt trận Thừa Thiên, anh đã cùng đồng đội tổ chức nhiều trận đánh “xuất quỷ nhập thần” làm cho quân lực Hoa Kỳ và quân đội Sài Gòn nhiều phen kinh hồn, bạt vía…"
Trên bài báo Ông Hồ Xuân Mãn có cướp công? - Bài 1: Nhân chứng một thời (08/01/2013) của Hữu Thu đăng trên Báo Đại Đoàn Kết:
"Ông Hồ Xuân Mãn, sinh năm 1949, quê ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế; tham gia cách mạng khi 14 tuổi"

2. Đối tượng Đảng lâu nhất

Tham gia cách mạng từ năm 1964,
10 năm sau
Theo lời khai của Mãn, đến ngày 11/01/1974 mới được xét vào đảng viên dự bị....
Nhưng ai giới thiệu, chi bộ nào kết nạp, đơn vị nào chuẩn y thì chưa rõ...

3. Ít chịu học hành nhất




Ông Mãn sinh năm 1949 tham gia cách mạng năm 1964, 15 tuổi (có bài viết khi 14 tuổi, khi 16 tuổi) vừa chăn trâu cắt cỏ vừa đi học...vì vậy ông Mãn cao lắm là học đến lớp Đệ tứ chưa qua trung học đệ nhất cấp (cấp 2).
Từ năm 1975 đến sau này...không đi học Bổ túc văn hóa ngày nào.
Ở nhiệm kì 2 Bí thư tỉnh ủy, UBKTTW Đảng đã thông báo: Ông Hồ Xuân Mãn không có bằng...là đúng sự thật.

4. Làm lãnh đạo sớm nhất 

Đọc bài "Nhớ đêm về xóm Bồ" của Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông Hương, trích đoạn:
Năm 1973,
Lúc đó tôi là Trưởng Công an, cùng với lực lượng xã đội Phong An (Phong Điền) nhận nhiệm vụ phối hợp với du kích xã Phong Sơn tổ chức, nghiên cứu địa bàn dẫn đường đưa Trung đoàn 1 Sư 324 do anh Phan Thỏa làm Trung đoàn trưởng (nay đã nghỉ hưu sống ở Đông Hà - Quảng Trị) về địa bàn hoạt động của mình.
Đó là công việc không hề đơn giản, bởi ngoài dẫn đường, tìm nơi trú quân, đặt trận địa cối 120 ly..., chúng tôi còn được giao nhiệm vụ phải dựa vào dân để lo mọi thứ từ hậu cần, thuốc men, tải thương, chăm sóc thương binh, mai táng liệt sĩ... cho cả Trung đoàn.
Trên thực tế lực lượng du kích, an ninh chúng tôi thời điểm đó không nhiều. Cả Phong An và Phong Sơn điểm lại chỉ có chừng 10 người nhưng nhờ chú trọng xây dựng lực lượng tại chỗ nên hậu thuẫn cho chúng tôi là 2 chi bộ, 2 chi đoàn thanh niên, 2 đội du kích và một số an ninh mật hoạt động hợp pháp trong lòng địch.

Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đại Đoàn Kết Viết "Ông Hồ Xuân Mãn, sinh năm 1949, quê ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế; tham gia cách mạng khi 14 tuổi, đến năm 1967 thì thoát ly gia đình, trực tiếp cầm súng đánh giặc. Trong những năm chiến tranh, từ một chiến sĩ an ninh vũ trang tỉnh Thừa Thiên, ông làm Đội trưởng Trinh sát an ninh vũ trang Ban An ninh huyện Phong Điền. Từ năm 1973 cho đến ngày quê hương Thừa Thiên - Huế giải phóng (26-3-1975), ông Hồ Xuân Mãn là Trưởng ban An ninh kiêm Xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền. Suốt thời gian 5 năm (1970 -1975) bám dân, bám đất và kề vai sát cánh cùng đồng chí, đồng đội, ông Hồ Xuân Mãn đã lập nhiều chiến công xuất sắc và góp phần tạo nên vành đai Sơn - An - Nguyên diệt Mỹ nổi tiếng.
Từ đó, cùng với anh em an ninh, du kích, ông Hồ Xuân Mãn gây dựng lại phong trào. Chi bộ mật, Chi đoàn mật, 5 tổ du kích mật được khôi phục và hoạt động trở lại. Tháng 3-1975, mặc dù không có lực lượng chủ lực hỗ trợ nhưng ông Hồ Xuân Mãn đã cùng lực lượng tại chỗ tổ chức nhân dân 2 xã Phong An - Phong Sơn nổi dậy, phá toang cánh cửa phía Bắc, tạo điều kiện cho Quân đoàn II tiến quân vào giải phóng Huế."
Hồ Xuân Mãn sau 10 năm tham gia cách mạng kể từ năm 1964, ngày 11/01/1974 mới được kết nạp vào Đảng...
Chưa vào Đảng mà công việc của Mãn đảm nhiệm như của một bí thư huyện ủy...
Mãn làm lãnh đạo sớm nhất.

5. Chiến công nhiều nhất

Đ/c Tạ Hồng Quang
Tóm tắt với 17 tiểu mục được Hồ Xuân Mãn kê vào bảng thành tích đề nghị xét AHLLVTND.
Thành tích thứ nhất, năm 1964 ông Mãn tham gia lực lượng an ninh vũ trang của tỉnh, cùng đơn vị bảo vệ an toàn Tỉnh ủy; năm 1966 cùng đơn vị tiêu diệt một tiểu đội biệt kích Mỹ (6 tên).
Thành tích thứ hai là cuối năm 1964 được phân công đưa đón trinh sát, bảo vệ an toàn cho lãnh đạo tỉnh về đồng bằng khởi nghĩa.
Thành tích thứ ba là năm 1968 được chuyển qua Tiểu đoàn trinh sát vũ trang làm nhiệm vụ giải phóng Huế và chiến đấu 26 ngày đêm; đêm 30 Tết cùng đơn vị nổ súng tiêu diệt toàn bộ dinh Tỉnh trưởng, Ty Cảnh sát, giải phóng Lao Thừa Phủ.
Thành tích thứ tư và năm là tháng 6-1968 chỉ huy ba đồng chí phục kích diệt 6 tên Mỹ ở đường 12 (căn cứ Tà Lương).
Tháng 5-1968 phục kích diệt 9 tên Mỹ, thu một số vũ khí.
Thành tích thứ bảy là năm 1969 được điều về Huyện đội, giữ chức xã đội trưởng, kiêm Trưởng công an xã Phong An.
Thành tích thứ 8, 9, 10, 11 và 12 là từ năm 1969 đến ngày 26-3-1975, giữ vững hậu cứ đồng bằng và nội thành Huế, tổ chức đơn vị đánh gần 100 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 150 tên Mỹ ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự...
Thành tích thứ 13 là năm 1972 chỉ huy tổ ba đồng chí vào ấp Phò Ninh tiêu diệt tên ấp trưởng Hoàng Sớm cùng một ấp phó, một chiêu hồi, một địa phương quân, hai cảnh sát...(10 người) làm quần chúng nức lòng.
Ở các thành tích thứ 15, 16 và 17, ông Mãn đã tiêu diệt 12 tên biệt động ở cầu An Lỗ năm 1973; năm 1975 chỉ huy du kích và an ninh xã chiếm chốt của ngụy làm chúng co cụm lại, chuẩn bị cho quân chủ lực tiến về giải phóng...
Trên bài phóng sự của Báo Cảnh Sát Toàn Cầu Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh đăng ngày 17/02/2013 của Quốc Anh – Thảo Nguyên (CSTC Xuân 2013) viết theo lời kể của Hồ Xuân Mãn.
"Những năm tháng đó, Hồ Xuân Mãn đã cùng với đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh “vô tiền khoáng hậu” đặc biệt là vụ trừng phạt tên Nguyễn Công Đảng là một xã đội phó du kích ở Phong Hòa chiêu hồi địch; vụ tiêu diệt hụt tên Kiểu – Trung đội trưởng nghĩa quân khét tiếng gian ác..."
...
"Những năm tháng đó, Hồ Xuân Mãn đã cùng với đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh “vô tiền khoáng hậu” đặc biệt là vụ trừng phạt tên Nguyễn Công Đảng là một xã đội phó du kích ở Phong Hòa chiêu hồi địch; vụ tiêu diệt hụt tên Kiểu – Trung đội trưởng nghĩa quân khét tiếng gian ác... Cứ thế, ông đã cùng đồng đội đánh địch cho đến ngày Huế được giải phóng 26/3/1975."

6. Giết được nhiều kẻ thù nhất



-Năm 1966 cùng đơn vị tiêu diệt một tiểu đội biệt kích Mỹ (6 tên).
-Năm 1968 tiêu diệt toàn bộ dinh Tỉnh trưởng, Ty Cảnh sát.
-Tháng 6-1968 chỉ huy ba đồng chí phục kích diệt 6 tên Mỹ ở đường 12 (căn cứ Tà Lương).
-Tháng 5-1968 phục kích diệt chín tên Mỹ, thu một số vũ khí.
-Từ năm 1969 đến ngày 26-3-1975, đánh gần 100 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 150 tên Mỹ ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự...
-Năm 1971 ông cùng với hai người đồng chí tên Minhvà Hùng đánh một trận ở vị trí cổng vào làng Phò Ninh, diệt 27 tên.
-Trận tại Động Hóc gần làng Phò Ninh cả trung đội 29 tên, diệt được 28 tên chỉ còn 1 tên sống sót nhờ đang đi lấy củi.
-Năm 1972 chỉ huy tổ ba đồng chí vào ấp Phò Ninh tiêu diệt tên ấp trưởng Hoàng Sớm cùng một ấp phó, một chiêu hồi, một địa phương quân, hai cảnh sát, làm quần chúng nức lòng.
-Năm 1973 tiêu diệt 12 tên biệt động ở cầu An Lỗ ;
-Năm 1975 chỉ huy du kích và an ninh xã chiếm chốt của ngụy làm chúng co cụm lại, chuẩn bị cho quân chủ lực tiến về giải phóng...

7. Có nhiều danh hiệu thi đua nhất



Trên bài phóng sự của Báo Cảnh Sát Toàn Cầu Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh đăng ngày 17/02/2013 của Quốc Anh – Thảo Nguyên (CSTC Xuân 2013) viết theo lời kể của Hồ Xuân Mãn.
Qua chiến tranh:
- 33 lần được phong dũng sĩ,
- 3 Huân chương Chiến công hạng Ba,
- 3 Huân chương Giải phóng các hạng,
- 1 Huân chương Quyết thắng,
- 3 huy hiệu Chiến sĩ thi đua,
- Nhiều bằng khen,
- Giấy chứng nhận danh hiệu "Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”
Trong thời gian sau này:
- 1 Huân chương Độc lập hạng Nhì,
- 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì,
- 1 Huân chương chuyên án an ninh tôn giáo,
- 1 Huân chương Đại Đoàn Kết dân tộc,
- 1 Huân chương Lao động hạng Nhì,
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ,
- 1 Huân chương Hữu nghị,
- 1 Huân chương Itxala.
- Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

8. Giữ nhiều chức vụ quan trọng nhất

Trên bài báo Ông Hồ Xuân Mãn có cướp công? - Bài 1: Nhân chứng một thời (08/01/2013) của Hữu Thu đăng trên Báo Đại Đoàn Kết, Hồ Xuân Mãn liệt kê chức vụ đã kinh qua.

"Trong những năm chiến tranh, từ một chiến sĩ an ninh vũ trang tỉnh Thừa Thiên, ông làm Đội trưởng Trinh sát an ninh vũ trang Ban An ninh huyện Phong Điền. Từ năm 1973 cho đến ngày quê hương Thừa Thiên - Huế giải phóng (26-3-1975), ông Hồ Xuân Mãn là Trưởng ban An ninh kiêm Xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền. Suốt thời gian 5 năm (1970 -1975) bám dân, bám đất và kề vai sát cánh cùng đồng chí, đồng đội, ông Hồ Xuân Mãn đã lập nhiều chiến công xuất sắc và góp phần tạo nên vành đai Sơn - An - Nguyên diệt Mỹ nổi tiếng."
Trên bài báo Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo Cảnh sát Toàn Cầu số tết 2013 Hồ Xuân Mãn liệt kê chức vụ đã kinh qua.
Kí ức hào hùng
Một ngày cuối năm se lạnh ở làng Phò Ninh, tôi đã có dịp được nghe ông kể thật nhiều những câu chuyện của tuổi thơ nghèo khó, những năm tháng tham gia kháng chiến vào sinh ra tử, rồi thời kỳ hậu chiến vất vả, kiến thiết xây dựng quê hương và cả những được mất, buồn vui của một đời người…
Anh hùng giữa thời bình

Ông kể rằng...

Sau ngày thống nhất, ông nhận nhiệm vụ mới là khai thác hồ sơ hậu chiến, rồi làm Đại đội trưởng – Đại đội tháo gỡ bom mìn để đưa dân trở về làng cũ. Năm 1976, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên sáp nhập thành một đơn vị hành chính là tỉnh Bình Trị Thiên. Ông chuyển ngành và đi học trường Nguyễn Ái Quốc, sau khi ra trường ông về làm Bí thư huyện đoàn Phong Điền lúc ấy ông tròn 30 tuổi."
Sau ngày thống nhất, ông nhận nhiệm vụ mới:
- Khai thác hồ sơ hậu chiến,
- Đại đội phó – Đại đội tháo gỡ bom mìn
- Năm 1976, chuyển ngành và đi học trường Nguyễn Ái Quốc,
- Năm 1979 Bí thư huyện đoàn Phong Điền lúc ấy ông tròn 30 tuổi.
- Chánh văn phòng Huyện ủy, Thường vụ Huyện ủy Huyện ủy Phong Điền,
- Trưởng ban tuyên giáo, Phó Bí thư thường trực,
- Năm 1990 tham gia Tỉnh ủy với chức vụ Bí thư Huyện ủy Phong Điền,
- Năm 1993 là Thường vụ Tỉnh ủy – Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy,
- Năm 1995 là Phó bí thư thương trực Tỉnh ủy,
- Năm 2001 Ngô Yên Thy bất ngờ rút lui BCH phút 89...là Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kì 1
- Năm 2005 Xôn xao "Đất cố đô có Vua" vẫn trúng Bí thư tỉnh ủy nhiệm kì 2
- Năm 2011 nghỉ hưu nhưng vẫn muốn...Thái thượng hoàng.

9. Có nhiều tin đồn nhất


1993-1995:
Tin đồn Âu Thanh Minh thôi TUV mà thôi thật
...
1995-2000:
Tin đồn Ngô Yên Thi ra đi mà ra đi thật.
...
2000-2005:
Tin đồn luân chuyển Thái Công Nguyên mà luân chuyển thật
...
2005-2010:
Quá nhiều tin đồn:
Hồ Thị P Vân...
Hồ Thị P Dung...
Nguyễn Văn Phương...
Hồ Xuân Phán...
Hồ Xuân Phương...
...
Bị phụ nữ bạt tai...
3.000 USD tiền hối lộ...
Cá nhân tiêu biểu à...
Trò luân chuyển...
Khai man có bằng cử nhân Luật...
...
Rộn ràng công tác cán bộ...
Lê Sĩ Minh thôi Tổng biên tập, mà thôi thật...
Nguyễn Văn Phương ra chủ tịch Hương Trà mà ra thật...
Hồ Xuân Phương sẽ là Trưởng phòng CSGT mà là thật...
Nguyễn Văn Bòn thôi Trưởng ban Tổ chức mà thôi thật...
...
Ai lên...
Ai xuống...
Ai vào...
Ai ra...
...
...Xăng dầu...
...Rừng rú...
...Săn thú...
...Cờ bạc...
...Rượu chè...
...Gái gú...
...bán nhà máy Huda...
...Một thời là sĩ quan an ninh đi bảo vệ Fidel Castro...
...nhưng tất cả đều thật... ...cấp rất nhiều đất trồng rừng cho gia đình ông Hoàng Bằng, Giám đốc Công ty cổ phần 1-5. Cụ thể, ông Bằng được cấp gần 24ha, vợ ông Bằng là Phạm Thị Chi 26ha, mẹ ông Bằng là Hồ Thị Beo (70 tuổi) 29,97ha... Năm 2006, UBND huyện Phong Điền còn tiếp tục cấp cho các thành viên còn lại trong gia đình ông Hoàng Bằng với tổng diện tích 37,86ha. Ông Bằng cũng nhờ dự án WB3 để vay ngân hàng chính sách hàng trăm triệu đồng…

Không có tin đồn nhưng có thật:
Hồ Xuân Mãn là cá nhân tiêu biểu học tập và làm theo Bác Hồ
Hồ Xuân Mãn được phong tặng danh hiệu AHLLVTND

Sau 2010:
...
Tin đồn ra Mãn ra TW làm trợ lý Thủ Tướng về an ninh và tôn giáo...
Tin đồn ra Mãn ra TW làm Thứ trưởng Bộ Công An...
Tin đồn ra Mãn ra TW...
Mãn làm anh hùng chui...
...
Cuối 2012:
...Hồ Xuân Phương thôi trưởng phòng CSGT...
...đánh nhau, chửi nhau với Tướng Toàn...
Không là tin đồn mà là tin tức:
Cướp công
Khai man thành tích để làm anh hùng lực lượng vũ trang thời chống Mỹ.
Đầu năm 2013:
UBKTTW: Củng cố chứng cứ đảng viên có dấu hiệu vi phạm...

10. Ít bạn bè nhất

Vừa là đồng chí vừa là anh em


Những người của một thời binh lữa
Mãn là anh hùng thì cả huyện anh hùng

 

11. Nổ to nhất



Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông Hương Bài Nhớ đêm về Xóm Bồ
"Năm 1973,...Lúc đó tôi là Trưởng Công an, cùng với lực lượng xã đội Phong An (Phong Điền) nhận nhiệm vụ phối hợp với du kích xã Phong Sơn tổ chức, nghiên cứu địa bàn dẫn đường đưa Trung đoàn 1 Sư 324 do anh Phan Thỏa làm Trung đoàn trưởng (nay đã nghỉ hưu sống ở Đông Hà - Quảng Trị) về địa bàn hoạt động của mình."
Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đại Đoàn Kết Bài 1 Nhân chứng một thời (08/01/2013)
"tháng 6-1970, một đoàn cán bộ 5 người, gồm ông Vũ Thắng - Bí thư Đảng ủy Đoàn 6 và 2 cần vụ, ông Lê Sáu - Bí thư Huyện ủy Phong Điền, Thường vụ Đảng ủy Đoàn 6, do ông Hồ Xuân Mãn (lúc đó là thư ký và bảo vệ cho đồng chí Lê Sáu) dẫn đầu hành quân từ dốc Cao Bồi trên đất Lào để trở về hậu cứ Phong Điền. Do đoàn không có trinh sát, không có giao liên dẫn đường nên tính mạng của 4 con người, trong đó có 2 vị lãnh đạo chủ chốt của Thừa Thiên đều phó thác vào ông Hồ Xuân Mãn."

"Sự thật về năm tháng chiến đấu can trường của ông Hồ Xuân Mãn có thể viết thành một cuốn truyện ký. Tuy nhiên, ..."

Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An Ninh Thế Giới Trong bài Anh hùng LLVTND Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh.

"Trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc trên mặt trận Thừa Thiên, anh đã cùng với những đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh "xuất quỷ nhập thần" làm cho quân lực Hoa Kỳ và binh sĩ quân đội Sài Gòn nhiều phen kinh hồn, bạt vía…Kẻ thù từng xem anh là "tên an ninh Việt Cộng đặc biệt nguy hiểm" và đã nhiều lần đưa ảnh chân dung của anh lên mục cáo thị để treo giá trọng thưởng bằng tiền cho bất cứ ai bắt sống hoặc tiêu diệt được anh (Theo hồ sơ của Cảnh sát đặc biệt chế độ Sài Gòn để lại - NV). Chàng trai lớn lên từ đất làng Phò Ninh ấy tên là Hồ Xuân Mãn - một người đã đi qua chiến tranh với 33 lần được phong dũng sĩ,..."
...
Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo Cảnh Sát Toàn Cầu bài Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh 3:40, 17/02/2013

"Trong chuyến hành quân ấy của Trung đoàn 9 còn có thêm một chiến sĩ cách mạng ưu tú của đất Thừa Thiên mới thoát ra khỏi Lao Thừa Phủ đó là ông Nguyễn Khoa Điềm (Ông Điềm bị địch bắt ở khu vực Phước Yên từ tháng 7/1967-NV).
...

Sau khi dẫn đường cho đơn vị của ông Lê Khả Phiêu lên đến vùng biên giới giữa A Lưới với tỉnh Xà Muồi của nước bạn Lào để ra Bắc. Đơn vị của ông Mãn quay trở lại Hương Trà để bảo vệ cho Tỉnh ủy ở khu vực Khe Trái. Thời kỳ này, ở Khe Trái máy bay của địch oanh kích một ngày không biết bao nhiêu lần, đạn từ máy bay rót xuống dày đặc một cách “tàn canh gió lạnh”. "

12. Bị ném đá nhiều nhất

Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đại Đoàn Kết, Nhân chứng một thời (08/01/2013) Mở đầu như sau:
[Em đi đâu cũng nghe người ta bàn chuyện báo chí viết về anh Hồ Xuân Mãn. Theo em, với kinh nghiệm của mình anh nên tìm hiểu sự việc thế nào. Có phải anh Hồ Xuân Mãn là "người cướp công của đồng đội?”. Đó là E-mail của đồng nghiệp gửi cho tôi sau khi bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Hà có tựa đề "Về lại Phong Điền” đã được photo phát tán nhiều nơi làm dấy lên sự hoài nghi, lo lắng về nhân phẩm, đạo đức và thậm chí bôi nhọ thanh danh của một con người từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế 2 nhiệm kỳ. Vì thế, chúng tôi đã vào cuộc tìm hiểu sự thật.]


Giấy chứng nhận Dũng sĩ, Chiến sĩ thi đua trong những năm chiến tranh của ông Hồ Xuân Mãn

5 nhận xét:

  1. có làm được gì đâu mà cứ nói di nói lai

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. quyền được nói cho đúng đắn thuộc về TA ;còn làm ra răng là phần của ĐẢNG !

      Xóa
  2. Hoàng Tiến Dũng dđ: 01699652528lúc 02:09 6 tháng 3, 2014

    ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    Phong Điền,ngày 05.3.2014
    ĐƠN KIẾN NGHỊ

    Kính gởi : Tổng bí thư Đảng cộng sản VIỆT NAM
    Kính gởi : Bộ chính trị ; Ban bí thư trung ương Đảng cộng sản VIỆT NAM
    Kính gởi : Tỉnh ủy ; Thành ủy của 63 tỉnh , thành trong cả Nước VIỆT NAM
    Kính gởi : Đảng bộ thành phố HUẾ
    Kính gởi : Đảng bộ phường Thuận Hòa - HUẾ
    Kính gởi : Chi bộ khu phố 10 - thuộc Đảng bộ phường Thuận Hòa - HUẾ

    Ngày 15 tháng 02 năm 2014 , chúng tôi những Cựu chiến binh của thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ xâm lược trên đất Phong Điền và Thừa Thiên-Huế đã có đơn xin trình bày và kiến nghị kính gởi đến Tổng bí thư;Bộ chính trị,Ban bí thư trung ương Đảng cộng sản VIỆT NAM,Ủy ban kiểm tra trung ương,Bộ công an,Bộ quốc phòng,Ban thi thi đua khen thưởng trung ương,các Bộ và Ban ngành trung ương hữu quan cùng 63 Tỉnh ủy ; Thành ủy trong cả Nước VIỆT NAM...nội dung cần kiến nghị có 5 vấn đề ( xin phép không nhắc lại ở đơn kiến nghị này ) mà NHÂN DÂN và cả chúng tôi bước đầu có niềm phấn khởi theo tinh thần nội dung thông báo số 6963 / 2014 /BBT do Văn phòng trung ương Đảng ban hành ngày 18 tháng 01 năm 2014 ; Song quả thực tận đáy lòng,tâm tư của quảng đại NHÂN DÂN cùng anh em Cựu chiến binh của thời một lòng một dạ đi theo ĐẢNG để đánh đuổi thực dân,đế quốc để cứu Nước nay vẫn nặng trỉu nỗi bức xúc bởi lòng DÂN chưa AN,chưa TIN trong việc kết luận và thi hành kết luận của Ban bí thư ; Bởi thực tế đã cho thấy Ban bí thư cũng như các cơ quan chức năng có thẩm quyền của ĐẢNG và NHÀ NƯỚC còn có dấu hiệu BAO CHE , vụ việc man trá dối DÂN lừa Đảng của ông Hồ Xuân Mãn đã quá rõ ràng nhưng vẫn kéo dài thực thi kết luận hủy danh hiệu ahllvtnd và thu hồi các chế độ,chính sách liên quan với danh hiệu ahllvtnd của Hồ Xuân Mãn ; Cách thức xử lý không nghiêm túc,không kiên quyết , cụ thể :

    +Ban bí thư quyết định hủy danh hiệu ahllvtnd của ông Hồ Xuân Mãn và giao cho các cơ quan chức năng của Chính phủ thu hồi các hiện vật khen thưởng theo chế độ chính sách đối với danh hiệu ahllvtnd nhưng đến nay đã hơn một tháng vẫn không thấy tổ chức thực hiện nghiêm túc theo kết luận của Ban bí thư.
    +Quần chúng Cách mạng không đồng tình với việc tổ chức thẩm quyền của ĐẢNG chưa thực thi xem xét,xử lý về kỷ luật đối với ông Hồ Xuân Mãn bởi viện cớ rằng ông Mãn mắc bệnh hiểm nghèo ; Nhưng trong thưc tế ông Mãn vẫn đi khắp để ăn nhậu . Nói rằng ông Mãn mắc bệnh hiểm nghèo nhưng chúng tôi hỏi các đồng chí trong Thường vụ tỉnh ủy Thừa Thiên Huế thì không ai trả lời thỏa đáng .
    +Sau khi Ban bí thư kết luận và quyết định hủy danh hiệu ahllvtnd của ông Hồ Xuân Mãn đúng ra Trung ương phải cho thu hồi ngay GƯƠNG TIÊU BIỂU của ông Mãn bởi ông Mãn là một trong ba bí thư tỉnh ủy trong cả NƯỚC đã được Trung ương tuyên dương cá nhân tiêu biểu trong cuộc vận động toàn Đảng,toàn DÂN học tập và làm theo tư tưởng và đạo đức HỒ CHÍ MINH . Vì rằng ai cũng tỏ tường trong quá trình ông Mãn làm bí thư tỉnh ủy ông ta đã gây ra không ít việc xấu xa tạo nên điều tiếng không tốt làm hoen ố thanh danh người đảng viên cộng sản,làm xói mòn uy tín chính trị của ĐẢNG TA;Báo LAO ĐỘNG có đăng bài " đất cố đô có vua "...thời kỳ ông Mãn làm Bí thư huyện ủy Phong Điền ông Mãn mang vũ khí đi săn bắn muôn thú hoang dã ông đã bắn đạn lạc gây trúng người trọng thương,báo CA TP HCM ngày 07.01.2014 đã phản ánh. Quần chúng Cách mạng không rõ ông Man tiêu biểu những gì để noi gương ông Mãn một kẻ đã được Trung ương biểu dương là tiêu biểu trong học tập và làm theo BÁC HỒ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoàng Tiến Dũng dđ: 01699652528lúc 02:38 6 tháng 3, 2014

      +Vấn đề vào Đảng của ông Hồ Xuân Mãn cũng là chuyện ly kỳ,bí ẩn đang gây ra mối hồ nghi sự lỏng lẻo về tổ chức của ĐẢNG TA ; đề nghi các cơ quan chức năng của ĐẢNG sớm xử lý vụ việc này bằng cách cho kiểm tra hồ sơ đảng tịch của ông Mãn trước 30.4.1975 ở huyện ủy Phong Điền cùng các nhân chứng thời kỳ đó để kết luân minh bạch.
      +Một vấn đề quan trọng là trong thời kỳ ông Hồ Xuân Mãn làm Ủy viên trung ương ; Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ông Mãn đã có làm được một số việc nhưng ông Mãn đã để lai một bộ máy của Đảng , Chính quyền tại địa phượng quá phức tạp,nặng nề,cục bộ,không đoàn kết theo tính Đảng,một nội bộ không bản lĩnh chính trị cách mạng,ươn hèn không biết bảo vệ cái đúng phê phán cái sai theo quan điểm chính trị của Đảng,thủ tiêu đấu tranh,bệnh nể nang,bệnh né tránh, bệnh cơ hội,dung túng,bao che cho nhau làm việc sai quấy gây bất lợi cho Đảng cho DÂN qua vụ man trá của Hồ Xuân Mãn là minh chứng.Sự rệu rã vai trò lãnh đạo của Đảng từ tỉnh đến huyện,xã - phường - thị trấn là quả rõ không cần tranh cãi.

      Xóa
    2. Hoàng Tiến Dũng dđ: 01699652528lúc 03:25 6 tháng 3, 2014

      - Qua tiếng nói của quần chúng cách mạng,với trách nhiệm trước Đảng ;Chúng tôi những đảng viên cộng sản là những Cựu chiến binh của thời kháng chiến cứu Nước , từng trải qua gian khổ trong chiến tranh giải phóng nên chúng tôi hiểu rõ tình hình của đất nước, của quê hương Thừa Thiên Huế . Với kinh nghiệm xương máu cùng bài học qua sự sụp đổ của Liên xô và các nước XHCN Đông Âu ; Không những chúng tôi mà Quần chúng Cách mạng tại địa phương rất phấn khởi,tin tưởng theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng của BCH TW khóa XI như NQ 4,NQ 7,NQ 8 nhằm củng cố,xây dựng Đảng Ta thực sự vững mạnh trong sạch. Phát huy dân chủ trong Đảng,trong NHÂN DÂN theo HIẾN PHÁP nhằm xây đắp niềm tin của DÂN với Đảng chính là cơ sở là động lực cho nền tảng đồng thuận xã hội đảm bảo công cuộc đấu tranh bảo vệ để giành thắng lợi với mục tiêu,lý tưởng mà Đảng TA và Bác Hồ đã lựa chọn ; Chúng tôi không vì một mục đích nào khác !!!
      Vụ việc khai man,dối trá thành tích của ông Hồ Xuân Mãn là một điển hình mà ông Mãn đã làm mất thanh danh,uy tín của Đảng và Chế độ chính trị XHCN,gây ảnh hưởng xấu đến danh dự của Quân đội NHÂN DÂN VIỆT NAM anh hùng ; Nhân Dân trong cả nước đều thấy rõ và xót xa vì sự man trá này của Hồ Xuân Mãn . Nếu trung ương Đảng,Nhà Nước không sớm giải quyết dứt điểm còn dùng dằng dung túng,bao che thì trước hết khó lòng thâu phục nhân tâm,khó vun bồi uy tín,thanh danh cho Đảng,cho chế độ chính trị XHCN . Mất niềm tin ắc mất tất thảy ! Với nguyện vọng của quảng qại Quần chung Cách mạng , của Chúng tôi những Cựu chiến bính của thời theo Đảng để kháng chiến cứu NƯỚC,nên tất cả Chúng tôi kiên quyết tranh đấu không để cho bất kỳ một ai hoạt đầu gây hại thanh danh,uy tín Đảng cộng sản VIỆT NAM;Chế độ chính trị XHCN;danh dự QĐNDVN anh hùng !

      Đại diện anh,chị,em Cựu Chiến Binh thời kháng chiến cứu NƯỚC

      Hoàng Tiến Dũng

      Xóa