Sau sự cố 10-4, cán bộ xã Bắc Sơn "không dám ra đường"
13/04/2014 21:28 (GMT + 7)
TTO - Ngày 13-4, PV Tuổi Trẻ có mặt tại xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tìm hiểu nguyên nhân và diễn biến sau sự cố ngày 10-4.
>> 100 công an giải cứu bốn công an bị bắt trói
>> Khởi tố vụ án để điều tra việc 4 công an bị bắt trói
>> Khởi tố vụ án để điều tra việc 4 công an bị bắt trói
Ông Trần Bá Hoành (chủ tịch UBND xã Bắc Sơn) cho biết:
"Sau vụ việc ngày 10-4, trụ sở UBND xã đóng cửa đến nay không làm việc.
Ly do là một số cán bộ chủ chốt của xã không dám ra đường. Riêng gia
đình tôi đêm đến vợ con phải lánh đi nơi khác ngủ".
Ông Hoành còn cho biết đêm 10-4, hàng trăm người dân
còn kéo đến đập nát toàn bộ cửa kính trụ sở và cửa gỗ hội trường UBND
xã. Ngoài ra, nhiều nhà của cán bộ xã cũng bị người dân quá khích đập
phá khiến gia đình họ rất hoang mang.
Tại nhà ông Dương Công Tự (bí thư Đảng ủy xã) gạch đá
còn vương vãi từ cổng đến hai mái nhà dọc, nhà ngang. Cả hai ngôi nhà
này đều đóng cửa, chỉ còn con hươu đứng trong chuồng. Cây rơm trước cổng
cũng bị đốt trụi.
Ông Hoành cũng không biết gia đình ông Tự lánh đi đâu.
Riêng gia đình anh Dương Công Đức (bí thư Đoàn xã) lánh sang một xã khác
từ đêm 10-4 đến nay.
Tại nhà ông Khắc Sơn (trưởng Công an xã) đang còn xác
chiếc xe máy bị đốt cháy đen nằm giữa ngõ. Vợ chồng ông Sơn vẫn chưa hết
bàng hoàng, lo sợ. Ông cho biết ngoài chiếc xe bị đốt thì tivi, hai tủ
gỗ, đầu đĩa, trần nhà cũng bị người dân quá khích đập phá hư hỏng.
Ông Sơn là cán bộ xã duy nhất được người dân gọi điện
đến hiện trường xảy ra vụ xô xát giữa công an và hàng trăm người dân
trưa 10-4. Ông nói: "Khi đến hiện trường là nhà bà Hồ Thị Long (60 tuổi,
trú tại thôn Trung Sơn, mẹ anh Trương Văn Trường, người bị công an vào
nhà bắt giữ), tôi nhận ra ngay bốn cán bộ, chiến sĩ công an đang bị
người dân vây giữ gồm Đặng Văn Ngọc - đội trưởng đội cảnh sát hình sự,
Đoàn Văn Vũ - cán bộ đội cảnh sát hình sự Công an huyện Thạch Hà và hai
Công an tỉnh là Lê Thái Hà, Trần Thế Chung. Cả bốn người này đều mặc
thường phục. Người dân đã thu bảy điện thoại di động và một khẩu súng
côn bắn đạn cao su. Ngay lúc đó tôi đã lập biên bản đọc cho mọi người
nghe".
Khi chúng tôi hỏi bốn cán bộ, chiến sĩ nêu trên đến
bắt anh Trương Văn Trường xã có biết không, ông Sơn nói: "Chúng tôi
không hay biết gì".
Trong lúc đó chị Trương Thị Văn (em gái anh Trường) kể
lại: "12g ngày 10-4, có hai người là anh Minh Đức (cùng thôn) và anh
Thủy Long (xã Thạch Xuân) đến nhà hỏi anh Trường đi đâu. Sau khi anh
Trường từ trong nhà ra đang nói chuyện với hai người này được khoảng năm
phút thì bất ngờ bốn người lạ (sau này ông Sơn cho biết là bốn cán bộ,
chiến công an nêu trên) ập vô nhà nói "đọc lệnh bắt". Nhưng không thấy
ai đọc lệnh rồi khống chế, còng tay anh Trường. Tôi hoảng hốt kêu lên
thì bị một người (sau này mới biết là anh Đặng Văn Ngọc) xô ngã lên
giường, dùng tay rồi lấy con gấu bông trên giường bịt chặt miệng. Lúc đó
tôi thấy rất đông người hàng xóm đến và nghe ba phát súng chỉ thiên".
Riêng nguyên nhân xảy vụ việc ngày 10-4, ông Hoành cho
biết: "Cuối năm 2011, Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh có báo cáo (số 113)
về dự án nghĩa trang công viên Vĩnh Hằng Bắc Sơn. Đây là dự án có mô
hình khép kín trên diện tích 38,68 hecta. Tổng giá trị đầu tư dự án là
386 tỉ đồng (dự án chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2013-2015,
giai đoạn 2 từ 2015-2018).
Khi biết thông tin này, người dân xã Bắc Sơn đã liên
tục phản đối. Lý do: Dự án không phù hợp với đại đa số người dân khi
diện tích đất nông nghiệp (13,5 hecta đất sản xuất lúa hai vụ bị thu hồi
quá lớn). Dự án ảnh hưởng đến khu chăn nuôi lợn siêu nạc của người dân
địa phương. Nghĩa trang công viên Vĩnh Hằng trùm lên quy hoạch xây dựng
nông thôn mới. Địa giới xã Bắc Sơn và xã Thạch Lưu chưa được xác định
mốc ranh giới, nay mất thêm 38,68 hecta sẽ ảnh hưởng đến diện tích đất
sản xuất nông nghiệp của người dân
Từ tháng 10-2013, khi tỉnh mới có chủ trương về dự án
thì đa số người dân bất bình. Thậm chí trong cuộc họp của UBND xã ngày
20-11-2013, nhiều người dân đã kéo đến hội trường xã ngăn cản việc triển
khai thực hiện dự án. Tiếp đó tại cuộc họp của UBND xã ngày 22-11-2013,
người dân lại kéo đến giật máy quay camera của Công an huyện, xua đuổi,
đấm đá ông Lê Văn Sơn - trưởng Ban dân vận Huyện ủy và ông Dương Công
Tự - bí thư Đảng ủy xã.
Trước tình hình này, ông Tự đã nhiều lần báo cáo Huyện
ủy, UBND huyện Thạch Hà và UBND tỉnh tất cả diễn biến nêu trên. Ông Tự
cũng nhấn mạnh việc triển khai dự án khiến người dân mất lòng tin vào
chính quyền địa phương. Cấp ủy và chính quyền địa phương không thể vận
động, tuyên truyền để người dân ủng hộ dự án.
Thực tế căng thẳng này khiến cán bộ lãnh đạo xã Bắc Sơn
không tìm được cách xử lý thích hợp, dẫn đến những hậu quả trong ngày
10-4.
V.TOÀN - V.ĐỊNH
Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian,
Trả lờiXóaĐấu tranh này là trận cuối cùng!
Đây là quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh mà còn chịu không thấu!
vì đâu nên nỗi Quân với DÂN như cá với thớt
Trả lờiXóaFestival 2014 khong thay oong co y dinh lam VUA xuat hien
Trả lờiXóagiờ làm Thái Thượng Hoàng rùi, ngồi sau giật dây thui! chán cho Huế lém.
Trả lờiXóaLâm tặc Hồ Đăng Vang đệ tử ruột của HXM, bán rừng lũng loạn triều ca, bị kỷ luật khiển trách về mặt Đảng, cho luân chuyển thôi làm GĐ Sở NN&PTNT về giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh ( Phó của Chị Huyền Thường vụ tỉnh ủy). Luân chuyển cán bộ kiểu này xin bái anh Hồ Viết Bá ! ( quá thương anh Thiện Bí thư)
Trả lờiXóaMọi người thử bình luận xem ?
Vâng Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, rồi đi giảng; đi dạy cho hàng ngàn đảng viên về ý thức chấp hành kỷ luật đảng ... ... ................
XóaKhông loạn mới là lạ !
Trời ơi, tổ chức của Đảng trở thành cái túi đựng rát rưỡi...
Trả lờiXóa