Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

DỐI TRỜI, LỪA DÂN


VIẾT TIẾP CHUYỆN TẾ NAM GIAO Ở FESTIVAL HUẾ 2014
Trần Đức Anh Sơn

Từ Huế trở về Đà Nẵng tối qua, sau 1 tuần tham dự Festival Huế và thực hiện các cuộc khảo sát, chụp ảnh, lấy tọa độ các di tích trong mạng lưới di tích tâm linh ở Thừa Thiên Huế cho đề tài nghiên cứu “Phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở Thừa Thiên Huế” đang thực hiện và sắp nghiệm thu.

Đó cũng là lý do mà tôi phải thức dậy lúc 2h sáng để kịp chứng kiến lễ tế Nam Giao vào giờ Dần ngày 18 tháng 3 năm Giáp Ngọ (17/4/2014). Trước đó, báo chí loan tin là năm nay lễ tế đàn Xã Tắc và lễ tế Giao năm nay sẽ không “sân khấu hóa” như trước mà sẽ trả lại chức năng xưa là chỉ để cầu cho “quốc thái dân an” và nhân dân sẽ là chủ thể của lễ hội. Khi đọc tin này tôi thấy mừng vì nghĩ rằng những “tiếng kêu” của tôi và của nhiều nhà nghiên cứu Huế trong các diễn đàn khoa học, trong các cuộc tiếp xúc với nhà chức trách và các chức sắc quản lý văn hóa ở Huế, cuối cùng cũng được lắng nghe. Thế nhưng…

Trước khi nói về lễ tế Giao năm nay, tôi xin sơ lược về lễ tế Giao thời Nguyễn:
1. Triều Nguyễn chia lễ hội cung đình thành 2 loại: LỄ TIẾT và LỄ TẾ TỰ.

- LỄ TIẾT: Là các dịp triều hội hàng tháng, gồm: Đại triều (vua ngự điện Thái Hòa để nhận chầu) và Thường triều (vua ngự điện Cần Chánh để nhận chầu); 3 cuộc lễ lớn hàng năm nhân các đại tiết: Nguyên đán (Tết âm lịch), Đoan dương (Tết Đoan ngọ), Vạn thọ (sinh nhật nhà vua); các lễ mừng nhân các dịp: Hưng quốc khánh niệm (quốc khánh của triều Nguyễn), Thánh thọ (sinh nhật hoàng thái hậu), Tiên thọ (sinh nhật hoàng thái phi); Thiên thu (sinh nhật hoàng hậu), Thiên xuân (sinh nhật hoàng thái tử), lễ đăng quang (lễ lên ngôi của nhà vua), lễ tấn tôn (lễ sách phong hoàng thái hậu, hoàng thái phi), lễ mừng nhà vua ngự cung mới, lễ mừng hoàng thái hậu ngự cung mới, lễ sách phong… Ngoài ra, vào các tiết: Lập xuân, Đông chí, Thượng nguyên (15 tháng 1), Trung nguyên (15 tháng 7), Hạ nguyên (15 tháng 10), Thất tịch (7 tháng 7), Trùng dương (9 tháng 9)… triều đình cũng tổ chức triều hội hay tế lễ tại các miếu. Những lễ hội này cũng được xếp vào mục lễ tiết.

- LỄ TẾ TỰ: Là các lễ tế tại các đàn, miếu do triều đình lập ra, thờ tự và tổ chức tế lễ hàng năm. Triều Nguyễn quy định các lễ tế tự theo 3 bậc:

+ Đại tự: Gồm các lễ tế tại: đàn Nam Giao; các miếu trong Hoàng Thành gồm: Triệu miếu, Thái miếu, Hưng miếu, Thế miếu, điện Phụng Tiên; điện Hiếu Tư; điện Long An; miếu Triệu Tường và miếu Trừng Quốc công; các lăng tẩm của các vị chúa Nguyễn và các vua triều Nguyễn; đàn Xã Tắc.

+ Trung tự: Gồm các lễ tế tại: miếu Lịch đại đế vương; miếu Lê Thánh Tông; Văn miếu; đàn Tiên Nông.

+ Quần tự: Gồm các lễ tế tại: đền Khải Thánh; Võ miếu; miếu Quan Công; miếu Quốc vương Chiêm Thành; miếu Quốc vương Chân Lạp; miếu Khai quốc công thần; miếu Trung hưng công thần; miếu Trung tiết công thần; miếu Đô Thành hoàng; miếu Hội đồng; miếu Thai Dương phu nhân; miếu Nam Hải long vương; miếu Hậu thổ; miếu Mộc thương, miếu Hỏa pháo thần; miếu Tiên Y; miếu Vũ sư; miếu Phong bá; miếu Thiên phi; miếu Hỏa thần; miếu Sơn thần; miếu Tiên nương; miếu thờ thần hồ; miếu thờ thần các đảo; đàn Ân tự; đàn Âm hồn; đàn Sơn xuyên; miếu thờ Thổ kỳ; từ đường thờ các thân huân, hoàng thân; từ đường thờ gia tiên các phi tần có công lao, đức hạnh lớn với triều đình, hoàng gia…

Như vậy, tế Nam Giao thuộc hàng “đại tự”, là lễ tế quan trọng nhất trong năm của triều Nguyễn. Theo sách “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” do Nội các triều Nguyễn biên soạn, thì lễ tế Giao diễn ra vào một ngày tốt trước ngày 19 tháng 2 âm lịch hàng năm. Lễ tế diễn ra tại đàn Nam Giao, ở làng Dương Xuân (nay thuộc phường Trường An, thành phố Huế). Đàn này do vua Gia Long cho lập vào năm 1807. Đến triều Thành Thái (1889 - 1907), do đất nước đang bị thực dân Pháp đô hộ, nhà vua không có thực quyền, kinh tế lại khó khăn, nên nhà vua ban dụ quy định thay vì tổ chức tế Giao hàng năm thì từ năm 1890 trở đi, cứ 3 năm mới làm lễ tế Giao một lần.

Trước khi tế Giao, vua phải “nhập” Trai Cung (tòa hành cung xây ở góc tây nam của đàn Nam Giao), lưu lại đó 3 ngày để chay tịnh (ăn uống kiêng khem, không được gần gũi phụ nữ…) để “thanh trần”. Đến giờ Dần ngày thứ 3 vua và tùy tùng mới đi từ Trai Cung sang đàn Nam Giao, đi qua Nam Môn, thượng đàn để cử hành lễ tế. Lễ tế gồm 3 phần: sơ hiến lễ, á hiến lễ và chung hiến lễ, kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, trong đó phần “thài” các nhạc chương là quan trọng nhất. Ngoài ra còn có phần trình diễn điệu múa Bát dật do 128 vũ sinh trình diễn.

2. Từ năm 2004, tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư kinh phí để phục dựng lễ tế Giao trong các kỳ Festival Huế nhằm tăng thêm hoạt động của Festival và thu hút du khách đến với Festival. Cụ thể: Festival Huế 2004 phục dựng trích đoạn “Ngự đạo hồi cung”; Festival Huế 2006 phục dựng cả 3 phần: Ngự đạo xuất cung, lễ tế tại đàn, Ngự đạo hồi cung, nhưng ưu tiên phần “hội” hơn phần “lễ”; Festival Huế 2008 phục dựng cả phần “lễ” và phần “hội” nhưng nhấn mạnh phần “lễ”, Festival Huế 2010 chỉ phục dựng trích đoạn lễ rước nhà vua từ Trai Cung lên đàn và phần tế tại đàn Nam Giao; Festival Huế 2012 phục dựng tương tự như Festival Huế 2010; Festival Huế 2014 chỉ phục dựng phần tế tại đàn Nam Giao.

Như vậy, lễ tế Giao đã xuất hiện trong 6 kỳ Festival Huế, trong đó có 5 kỳ là hình thức “sân khấu hóa” để phục vụ du lịch và 1 kỳ (2014) được xưng tụng là “phục dựng xác thực” nhằm phục vụ đời sống tâm linh của cộng đồng. Nhưng, cả 6 lần phục dựng tế Giao này đều bị dư luận chỉ trích vì những điều kỳ quặc và sự tùy tiện của ban tổ chức.

Tôi còn nhớ Festival Huế 2006, bài văn tế Trời - Đất đọc tại đàn Nam Giao có câu mở đầu như sau: “Việt Nam xã hội chủ nghĩa cộng hòa quốc, Thừa Thiên Huế tỉnh, Thuận Hóa thị, Trường An phường… Phụng thiên thừa vận, hoàng đế...”. Khi xem truyền hình trực tiếp lễ tế Giao năm đó, nhiều người Huế có học “bổ ngửa” bởi sự kỳ quặc này. Tại Hội thảo khoa học Sản phẩm văn hóa và phát triển du lịch bền vững (do Phân viện Văn hóa Nghệ thuật thành phố Huế tổ chức vào ngày 24.6.2006), nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan đã phát biểu về việc này như sau (đại ý): “Nếu những gì diễn ra trong lễ tế (phục dựng) này là đúng sự thật, thì lịch sử thế giới cần phải viết lại, vì sớ tế trời của ông vua thời Nguyễn mà lại xướng danh Cộng hòa XHCN Việt Nam. Như vậy, chế độ XHCN đã có ở Việt Nam trước khi Cách mạng Tháng Mười diễn ra ở Nga vào năm 1917”.

Trước đó, khi tham dự cuộc họp để phổ biến kế hoạch tổ chức lễ tế Giao trong Festival năm 2006, ông Phùng Phu, Giám đốc Trung tâm BTDT Cố đô Huế đã đưa ra một văn bản do một vị Phó ban của Ban Tuyên giáo Trung ương ký, nội dung đồng ý cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phục dựng lễ tế Giao có vua, nhưng người đóng vai ông vua ấy phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:

1. Là nghệ sĩ ưu tú trở lên;
2. Phải là Đảng viên Đảng CS Việt Nam;
3. Phải có lý lịch rõ ràng;
4. Không được là người của dòng họ Nguyễn Phước (tức là con cháu các vua Nguyễn).

Khi nghe nội dung công văn này, tôi cười ngất và phát biểu: “Cha mẹ ơi, vua mà phải là Đảng viên Đảng CSVN, rồi phải có lý lịch rõ ràng. Rõ là đồ điên. Vì ai có lý lịch không rõ ràng thì làm sao mà vào Đảng CSVN và vua chúa phong kiến là đối tượng đánh đổ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân do Đảng CSVN lãnh đạo thì làm sao là Đảng viên được. Tôi đề nghị bỏ bớt tiêu chuẩn “Có lý lịch rõ ràng” mà bổ sung tiêu chuẩn “Phải là người gầy ốm” để cho các phu kiệu còn khiêng được, chứ ông vua Đảng viên béo mập 90kg ngồi lên kiệu, bắt 8 người khiêng đi bộ 12 km từ Đại Nội lên đàn Nam Giao và trở về thì ai khiêng được”
Thế là tôi bị phê bình vì phát biểu thiếu nghiêm túc.


Hai ảnh trên: Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tế Giao, (Festival 2014. Ảnh: VNExpress)

Đến các kỳ Tế giao tiếp theo thì vua “giả” (do một diễn viên trẻ măng đóng) lên tế trên Viên đàn, nhưng các bô lão tham gia tế tại Phương đàn thì là những bô lão được chọn lựa rất gắt gao, phải có đủ “đạo cao đức trọng”.

Phản biện ý kiến của ông Phùng Phu (Phó ban Tổ chức Festival Huế) phát biểu với báo chí trong cuộc họp báo trước lễ bế mạc Festival Huế 2010 cho rằng “các lễ tế giao phục dựng đã thể hiện tính chân xác của các lễ hội cung đình Huế", báo Sài Gòn tiếp thị (số ra ngày 13.6.2010), đăng bài “Kết thúc lễ hội, những băn khoăn còn lại” của phóng viên Hồ Hương Giang có đoạn viết: “Tính chân xác ấy, lần nào diễn ra cũng như trêu đùa bỡn cợt".

Ở lễ tế Nam Giao, Ban tổ chức đã huy động tới 160 bô lão đến từ các làng văn hóa tiêu biểu trong tỉnh để tham gia lễ hội. Thế nhưng, linh hồn của lễ hội, nhân vật chính của lễ tế... lại là ông vua giả (do diễn viên đóng). Vậy là tính chân xác chỉ có trên lớp áo của người diễn viên. Đáng nói là khi tái hiện lại lễ rước nhà vua lên đàn tế và hồi cung, các bô lão “thật” đều phải quỳ mọp đầu trên sân để đón ông vua “giả” đi qua.

Bản thân tôi liên tục có các ý kiến phản biện về vấn đề “vua giả” và việc đánh mất “tính chân xác” trong các lễ tế Giao và tế Xã Tắc phục dựng này kể từ năm 2006, nhưng ý kiến của tôi luôn bị cho là “dở hơi” hay “phá bỉnh”. Tại hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 4 năm tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11/2012, tôi trình bày tham luận LỄ HỘI CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN VÀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC CÁC LỄ HỘI NÀY ĐỂ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - DU LỊCH Ở HUẾ. Tham luận này được các học giả trong và ngoài nước như GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, PGS.TS. Lê Hồng Lý, TS. Oscar Salemy… và cử tọa rất tán đồng, nhất là phần đề nghị: “Phải chấm dứt việc đóng giả vua và sân khấu hóa 1 cách thô thiển ở một không gian thiêng như đàn Nam Giao”“nếu có tổ chức lễ tế Giao thì nên làm cho đúng ngày đúng giờ, chỉ với mục đích cầu cho quốc thái dân an và nên cử một vị bô lão có uy tín trong tỉnh đứng ra chủ tế (mà cũng chỉ tế ở Phương đàn), thay vì đóng giả vua và để cho các chức sắc hàng tỉnh mặc áo vàng như vua léo hánh lên Viên đàn hành lễ.

Xin lưu ý là thời Nguyễn chỉ có vua mới được cử hành lễ trên Viên đàn. Có hai lần tế Giao nhà vua không tham dự, xảy ra vào triều Tự Đức (do nhà vua bị ốm) và triều Duy Tân (do vua bị Pháp bắt đi đày). Một vị đại thần phải thay vua làm chủ tế nhưng chỉ được tế ở Phương đàn.

Vậy mà bây giờ, hết ông (cựu) bí thư tỉnh ủy HXM lại đến ông (đương kim) bí thư tỉnh ủy NNT mặc “hoàng bào” bước lên Viên đàn chủ tế. Sau lưng là một đội ngũ quan chức cấp tỉnh, cũng lên Viên đàn tham gia lễ tế. Thật là không nên.

Những lý thuyết về CNCS mà Việt Nam đang theo đuổi không thừa nhận thần linh, Trời - Đất, trong khi chế độ quân chủ lại tuân thủ Nho giáo, coi vua là Thiên tử (con Trời) và thừa nhận Trời là vị thần linh tối uy. Hai ý thức hệ này rất khác nhau. Vậy tại sao một ông bí thư tỉnh ủy vô thần lại làm chủ tế tế Trời - Đất. Như vậy không phải là vi phạm nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê Nin mà ông ấy đang phụng sự hay sao? Ông bí thư hay ông chủ tịch tỉnh phải là người vạch hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chỉ đạo quan chức cấp dưới và nhân dân trong tỉnh thực hiện các quyết sách kinh tế - xã hội ấy cho hiệu quả để tạo nguồn thu, phát triển kinh tế, ổn định xã hội, làm cho dân thì giàu, quê hương thì phồn vinh, tươi đẹp. Còn việc “cầu Trời, khấn Phật” thì đâu phải nhiệm vụ của mấy ổng?

Quả thật, chứng kiến 2 lễ tế Giao phục dựng trong năm 2010 và 2012, thấy ông cựu bí thư HXM mặc áo vàng xúng xa xúng xính bước lên Viên đàn tế Trời, tôi thấy sôi máu trong người. Cứ tưởng đến kỳ tế Giao này sẽ khác. Ai ngờ cũng y như thế.

Làm lãnh đạo ở các tỉnh thành khác, có thể chỉ cần giỏi về chính trị, hiểu về kinh tế là ổn. Nhưng làm lãnh đạo ở Thừa Thiên Huế, ngoài những tiêu chuẩn đó, quý vị cần phải biết lịch sử - văn hóa xứ Huế để cư xử cho đúng mực. Đừng vì không hiểu biết mà bôi nhọ lịch sử và chà đạp văn hóa như quý vị đã làm. Nếu chưa bị Trời - Đất trừng phạt, thì quý vị cũng đã trở thành bia miệng cho người đời chê cười vì những “trò hề” của mình. Tôi nói thiệt đó.

T.Đ.A.S

TB: Toàn văn bài viết về lễ hội cung đình triều Nguyễn và ý kiến của cá nhân tôi về việc phục dựng các lễ hội này được lưu giữ ở địa chỉ: http://voque.org/index.php/ngh-s-hu-mainmenu-28/vn-hc-mainmenu-47/1193-nha-nghien-cu-vn-hoa-trn-c-anh-sn
Sau đó tôi có bổ sung hoàn chỉnh thành tham luận tại hội thảo VNH lần thứ 4 (2012). Ai có nhu cầu tham khảo để biết thêm thông tin thì click vào đường dẫn trên để xem hoặc đọc ở tập 2, bộ kỷ yếu 5 tập của Hội thảo VNH lần thứ 4 vừa được Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam xuất bản.

Nguồn: FB Trần Đức Anh Sơn.
TS. Trần Đức Anh Sơn sinh 1967 tại Huế. Tốt nghiệp khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học Huế) năm năm 1989. Năm 2002, bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về đề tài “Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn” (Đồ sứ men lam Huế). Từ 1990 – 1993, làm hướng dẫn viên du lịch. Từ 1993 – 1995, làm cán bộ nghiên cứu về lịch sử, bảo tồn tại Trung tâm BTDTCĐ Huế. Sau đó làm Phó giám đốc (1995 -2001), rồi giám đốc (2001 -2007) Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Từ tháng 1.2008, làm Trưởng khoa Việt Nam học của Đại học Phan Chu Trinh (Quảng Nam). Tháng 1.2009 đến nay, làm việc tại Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng với các chức danh Trưởng phòng Nghiên cứu Xã hội Nhân văn và bây giờ là Phó viện trưởng phụ trách lĩnh vực Xã hội Nhân văn.

29 nhận xét:

  1. Ngu dốt hay ngông ngênh?

    Trả lờiXóa
  2. Đôi mắt23:16 Ngày 26 tháng 04 năm 2014
    A THIỆN- hô/ Cao - méo / bình - him hoà thân răn
    mấy eng nghe ai xui con nít "ăn cứt gà" ma làm việc dại dột rứa? Không sợ " Trơi tru Đất diệt " à ?

    Trả lờiXóa
  3. A Thien/ A cao/ binh - him răn không hiểu biết chi về Huế hết ma làm liều và sống lửng lơ, trọc phú. Cứ tin vào thầy chùa, thầy bói hơn chủ nghĩa max- lenin & tư tưởng HCM, cúng bái để duy trì danh lợi. Công việc làm ít nhưng lên tivi hoa tay chém gỉó, nói nhiều và cuộc lễ lạc nào cũng có mặt. Trong các hội nghị luôn luôn cho mình là nhà lý luận, là người anh minh thông thái hơn người. Bọn họ lo ăn chơi, đỉ điếm , nhảy múa ở ks Đống Đa, century được thằng đệ đinh mạnh thắng* gả cho một đứa một con đỉ để đội trên đầu···xây bè, kéo cánh, học nhau, khoe mẽ, chơi golf,sống rất trịch thượng như bùi thanh hà đã trả ơn bằng thái độ vô học, vong ơn bội nghĩa đối với các đc CCB đã xả thân vì đại nghĩa để hôm nay được bui thanh hà đối xử tại xã Phong An, các đc thông cảm nên bỏ qua, đó là sản phẩm tất yếu của HXM. Nhân Dân coi bọn này như con tôm vì nó mang cức trên đầu nênnó luôn nghĩ những trò bỉ ổi, thật là thảm họa đang đổ xuống quê hương.

    Trả lờiXóa
  4. Cho coi với00:19 Ngày 27 tháng 04 năm 2014
    Ai co ảnh đám măc áo xanh khăn đóng xanh quì sau đit "tam tai " post cho bàn dân thiên hạ coi rỏ mặt đám xôi thịt ruồi bọ với hèo?

    Trả lờiXóa
  5. Bài học HXM còn nong hôi hổi vừa thổi vừa ăn...
    Bọn học trò của HX M mũ ni che tai...ngông ngênh, trí giả...

    Trả lờiXóa
  6. Dối trời, lừa dânlúc 02:30 27 tháng 4, 2014

    Nguyễn Ngọc Thiện chỉ là sản phẩm của Hồ Tặc Mãn... Dối trời, lừa dân...

    Trả lờiXóa
  7. Trả giá vì coi thường công luận
    Bằng Lĩnh
    Theo PL Tp HCN

    Có đến bốn câu chuyện cùng xảy ra trong tuần và cùng chỉ ra bài học về phát ngôn và ứng xử với truyền thông, cũng đồng nghĩa là ứng xử với những người đóng thuế nuôi bộ máy nhà nước.
    Thứ nhất là câu chuyện Bộ VH-TT&DL “việt vị” khi dốc sức đăng cai ASIAD 18 mà chưa có đề án khả thi được Chính phủ thông qua. Đáng nói là sự tự tin của quý Bộ mạnh mẽ đến mức cử đại diện đến cuộc họp của cơ quan chỉ đạo báo chí để yêu cầu các báo “chỉ bàn việc tổ chức ASIAD thế nào chứ không bàn tổ chức hay không nữa”. Trong khi đó tờ báo của bộ này thì ra sức phản bác ý kiến trên các báo khác, cũng chỉ nhằm tổ chức sự kiện tốn kém hơn 150 triệu USD này bằng mọi giá!
    Thứ hai là câu chuyện bộ trưởng Bộ GD&ĐT phải lên truyền hình quốc gia và đến cuộc họp của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng để nhận thiếu sót và xin khất đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa trị giá lên đến hơn 34.000 tỉ đồng! Đáng nói là trước khi có sự xuất hiện của ông bộ trưởng, đại diện bộ này và các lãnh đạo cục, vụ chuyên môn đã đến cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và lên truyền hình ra sức truyền thông cho một đề án quốc gia “thực hiện nghị quyết của Trung ương”. Trong các cuộc xuất hiện này, số tiền chi cho việc biên soạn sách giáo khoa (là dạng chi phí dễ điều chỉnh nhất, cũng dễ kê khống nhất trong các gói thầu nghiên cứu) thay đổi liên tục và nó từng xuất hiện rất “chính thống” tại cuộc họp báo ở trụ sở của Bộ.

    Thứ ba là câu chuyện Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải thân chinh xin đến cuộc họp của cơ quan chỉ đạo báo chí để “xin các tổng biên tập giúp Chính phủ tạo nên sự đồng thuận chống lại dịch sởi”, dù trước đó chính ông đã phải “vi hành” đến bệnh viện nắm tình hình sau khi mạng xã hội đăng tải. Đáng nói là việc làm này của lãnh đạo Chính phủ diễn ra khi cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế đang ra sức “phản pháo” truyền thông bằng hàng loạt cụm từ miệt thị, nhục mạ những ý kiến đang chỉ trích Bộ Y tế. Trước đó thì lãnh đạo bộ này lên truyền hình điềm nhiên công bố những con số khác xa sự thật; đến khi báo chí phanh phui thì lại thực hiện nhiều biện pháp cản trở tác nghiệp của phóng viên...

    Thứ tư là câu chuyện Cục trưởng Cục Đường sắt bị tạm đình chỉ công tác vì phát biểu “có tý mà đã ầm ĩ lên” khi báo chí đề cập đến việc đội trên 300 triệu USD vốn dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội. Đáng nói là phát biểu này diễn ra khi dự án đang bị xầm xì về việc gần như “khoán trắng” việc thực hiện dự án cho tổng thầu Trung Quốc và tiến độ dự án chậm hàng năm trời. Song điều dư luận bức xúc hơn chính là khi khoản tiền “đội vốn” đã không được giải trình minh bạch thì lại bị người có trách nhiệm xem thường!

    Trong thực tế, hằng ngày cơ quan nhà nước thực hiện hàng ngàn công việc, song không phải việc nào người dân cũng quan tâm kỹ càng. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn thì những đề xuất trời ơi, hời hợt, vô cảm nhưng lại tiêu tốn cả ngàn tỉ đồng thì rõ ràng không ai có thể dửng dưng. Không thể dửng dưng thì việc đưa ra các kiến nghị, phản biện về việc tiêu xài những đồng tiền ấy thế nào, ở đâu, cho ai, vì mục đích gì, có hiệu quả kinh tế và an sinh xã hội hay không... là việc bình thường và là điều cần khuyến khích trong một xã hội dân chủ.

    Vì vậy trong bốn câu chuyện kể trên, tuy có nhiều điểm khác nhau, song có vấn đề nổi bật lên khá giống nhau là cá nhân nào, cơ quan nào tôn trọng ý kiến nhân dân, hành động thực sự vì quyền lợi người dân sẽ được dân trọng, dân tin, như chuyện Thủ tướng quyết rút tổ chức ASIAD hay bộ trưởng Đinh La Thăng bác đề án sửa mặt cầu Thăng Long trị giá 300 tỉ đồng!

    Trả lờiXóa
  8. Cựu bí thư thì bị chính ngay dân lang Phò Ninh, dòng họ Hồ tẩy chay rồi...dương kim bí thư thì đã nổi tiếng khi làn Chánh VP...chỉ chờ thời gian bị lộ nửa mà thôi...

    Trả lờiXóa
  9. Cách ứng xử của người vì DÂNlúc 03:32 27 tháng 4, 2014

    Từ chức không phải vì mình
    SaigonTimes - 2 giờ trước
    (TBKTSG Online) - Tin Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won nộp đơn từ chức 11 ngày sau vụ chìm phà Sewol đã để lại nhiều suy nghĩ cho mọi người.

    Nguyễn Vạn Phú


    Thủ tướng Chung Hon-won cúi đầu xin lỗi nhân dân Hàn Quốc sau khi nộp đơn xin từ chức sáng nay 27-4. Ảnh AP

    >>> Thủ tướng Hàn Quốc từ chức vì vụ chìm phà

    Đối với một số ý kiến cho rằng từ chức chưa chắc là hành động đúng đắn vì người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm giải quyết vụ việc, rằng từ chức là trốn tránh nhiệm vụ để lại gánh nặng cho những người đi sau phải xử lý, phát biểu cặn kẽ của Thủ tướng Hàn Quốc đã giải tỏa góc độ này. Ông nói: “Tôi đã muốn xin từ chức sớm hơn, nhưng đã phải ưu tiên cho việc xử lý vụ tai nạn và tôi nghĩ đó là một trách nhiệm mà mình phải làm trước khi từ chức”.

    Với rất nhiều người khác, quyết định của Thủ tướng Chung trước hết gây cho họ sự kính trọng về lòng tự trọng của một con người, sự chịu trách nhiệm, sự không ham quyền cố vị một khi uy tín của bộ máy chính quyền và bản thân trước người dân bị sứt mẻ vì cách xử lý yếu kém trước đó.

    Một số người nhắc đến phát biểu của ông Thủ tướng, “Nhiều ngày đã trôi qua kể từ sau vụ tai nạn, nhưng những tiếng thét của thân nhân hành khách trên phà vẫn khiến tôi mất ngủ vào buổi tối” để nhắc nhau thấy trách nhiệm của người lãnh đạo là rất nặng nề, rằng chức vụ luôn luôn phải đi đôi với gánh nặng phải lo toan.

    Tuy nhiên, theo tôi, hành động từ chức của một quan chức nhà nước trước hết là vì cái chung, vì tập thể, vì đội ngũ những người cùng gánh vác công việc, vì thể diện quốc gia chứ khoan nghĩ vì cá nhân đó.

    Nếu cứ gắn chuyện từ chức với cá nhân người từ chức, sẽ thấy lấn cấn trong nhiều trường hợp. Người muốn biện bạch sẽ luôn nói, lỗi cụ thể ở ông thuyền trưởng, ở bộ phận điều hành giao thông đường thủy chứ đâu phải lỗi của ông Thủ tướng đâu mà phải từ chức. Người muốn khái quát vấn đề sẽ nói vậy thì bà Tổng thống cũng chịu trách nhiệm, cũng phải từ chức chứ đâu riêng ông Thủ tướng. Người muốn vạch lá tìm sâu sẽ nói, thế vì sao ông Thủ tướng Malaysia trước tai nạn máy bay MH370 mất tích lại có nhiều sai sót trong xử lý hơn không chịu từ chức đi.

    Ngược lại, một khi không xem quyết định từ chức là chuyện cá nhân, chúng ta sẽ hiểu ngay Thủ tướng Chung Hong-won làm vậy là vì uy tín của chính phủ đương nhiệm. Nếu ông vẫn tại vị, sự tức giận của người dân Hàn Quốc có thể không còn biểu lộ bằng việc ném chai nước vào người ông Chung nữa mà có thể hướng tới cả nội các, cả bà Tổng thống.

    Sau những phê phán của người thân hành khách trên chuyến phà, bất kỳ nỗ lực nào của ông Chung vẫn có thể bị xem là chữa cháy, chậm trễ.

    Nhưng sau khi ông từ chức, các kết luận điều tra sẽ được đón nhận với sự tin tưởng cao hơn, sự chấn chỉnh những thiếu sót sẽ được thực thi tốt hơn.

    Nói cách khác, một khi ông Chung Hong-won nhận thấy hiệu lực điều hành của mình bị giảm sút, ông không còn là tác nhân đoàn kết mà có thể là mũi dùi tấn công của dư luận thì rõ ràng việc ông từ chức sẽ có lợi cho tập thể còn lại, sẽ là cách bảo vệ uy tín của những người ở lại, sẽ là cách nâng cao hình ảnh của những người đứng ra gánh vác chuyện giải quyết hậu quả chìm phà.

    Nói vậy để thấy, từ chức nhiều lúc không phải là quyết định cá nhân. Nếu cá nhân thấy được những trở ngại mình gây ra cho sự nghiệp chung mà từ chức thì quá tốt. Nhưng nếu cá nhân không thấy được điều đó, việc thúc đẩy sự từ chức để tạo ra động lực làm việc mới cho những người ở lại là cần thiết.

    Khi quyết định từ chức, Thủ tướng Hàn Quốc đã kêu gọi: “Đồng bào Hàn Quốc thân mến, đây không phải là lúc đổ lỗi cho nhau, nhưng là thời điểm để cố gắng hoàn thành công tác cứu hộ và xử lý đúng đắn những hậu quả phát sinh”.

    Đổ lỗi cho nhau hay đôi co với người dân là điều đại kỵ ở một quan chức trong bộ máy hành chính. Lúc đó nếu người gây ra tình trạng đổ lỗi hay đôi co như thế không chịu từ chức thì có lẽ đến lúc phải ngưng chức như trường hợp ngưng chức Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam đang được dư luận đồng tình.

    Trả lờiXóa
  10. HXM không biết xấu hổ...chịu khó đi dự khai mạc festival 2014, bế mạc thì không thấy...Hăn lại bị đau...

    Trả lờiXóa
  11. Trần Đức Anh Sơnlúc 04:53 27 tháng 4, 2014

    Làm lãnh đạo ở các tỉnh thành khác, có thể chỉ cần giỏi về chính trị, hiểu về kinh tế là ổn. Nhưng làm lãnh đạo ở Thừa Thiên Huế, ngoài những tiêu chuẩn đó, quý vị cần phải biết lịch sử - văn hóa xứ Huế để cư xử cho đúng mực. Đừng vì không hiểu biết mà bôi nhọ lịch sử và chà đạp văn hóa như quý vị đã làm. Nếu chưa bị Trời - Đất trừng phạt, thì quý vị cũng đã trở thành bia miệng cho người đời chê cười vì những “trò hề” của mình. Tôi nói thiệt đó.

    Trả lờiXóa
  12. Mấy thằng này không biết lạy...

    Trả lờiXóa
  13. nó không sợ lộ đâu bây giờ còn hăng hơn

    Trả lờiXóa
  14. sao mọi người cứ chỉ trích các đồng chí lãnh đạo của tỉnh thế nhỉ ?
    các đ/c ấy cũng vì việc của dân, lo cho dân mà phải thực thi trọng trách, những năm trước vai vua do diễn viên đóng được cho là không nghiêm túc nên chi năm nay làm thực tế , tức là phải có người đại diện đứng ra thay mặt dân để tế trời, cầu quốc thái dân an, chứ có làm việc gì cho bản thân các đ/c ấy đâu mà mấy ngày nay cứ nói anh này anh nọ muốn làm vua, có người còn độc mồm độc miệng nói trời tru đất diệt mấy anh này.
    mấy người phải biết tỉnh này không có các đ/c lãnh đạo như anh thiện , anh bình, anh cao thì sẽ ra sao, các bác có giỏi cứ thử làm đi một ngày cho biết
    việc anh thiện mạc áo hoàng bào tế trời có gì là sai, anh thiện có đủ đức đủ tài có bằng tiến sỷ kinh tế lại là UVTW đảng không đủ tư cách thay mặt đảng để hành lễ sao?
    việc anh thiện đăng đàn tế lễ là anh ấy thay mặt cho đảng, chứ có thay mặt cho dân đâu mà mấy người thắc mắc, hơn nữa đảng lãnh đạo toàn diện , thì sao mọi người cứ thắc mắc hoài, anh thiện đăng đàn có ảnh hưởng gì đến các bác mà các bác ấm ức, hay thấy anh thiện mặc hoàng bào rồi ganh tức mình không được làm, thử hỏi nếu các bác được mặc hoàng bào các bác có từ chối không?
    cho nên tôi thấy anh thiện làm thế là đúng nếu anh ấy không phải là cộng sản, là đúng nếu nước ta ớ chế độ quân chủ, mà tôi thấy anh thiện đúng ở chỗ anh ấy coi mình là vua mới dám mặc hoàng bào đóng vai thiên tử để tế trời chứ, mà đã là vua thì làm sao là cs được thế là anh thiện dúng rồi nha, hoan hô anh thiện anh ấy làm vua đấy ai làm gì được nao

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không nên tranh luận với loại người nàylúc 09:08 27 tháng 4, 2014

      Một tầm văn hoá rất thấp, nói cùn...
      Không học, không đọc...nên có những suy diễn rất lùn...

      Xóa
    2. Danh không chính, ngôn bất thuận....tư duy CSCN không cho phép ông Thiện có niềm tin vào TRỜI, khi đã không có niềm tin thì không có đủ thành tâm mà tế thật...việc tế trời của Thiện chỉ là trò mị dân vụng về, chỉ lừa dối được bầy tôi và người ngu mà thôi...lúc 09:26 27 tháng 4, 2014

      Phải chấm dứt việc đóng giả vua và sân khấu hóa 1 cách thô thiển ở một không gian thiêng như đàn Nam Giao” và “nếu có tổ chức lễ tế Giao thì nên làm cho đúng ngày đúng giờ, chỉ với mục đích cầu cho quốc thái dân an và nên cử một vị bô lão có uy tín trong tỉnh đứng ra chủ tế (mà cũng chỉ tế ở Phương đàn), thay vì đóng giả vua và để cho các chức sắc hàng tỉnh mặc áo vàng như vua léo hánh lên Viên đàn hành lễ.

      Xóa
    3. Hãy cổi áo CS mới có thể tin vào thần linhlúc 09:36 27 tháng 4, 2014

      Phiên ngang thì Thiện chỉ là quan Tuần phủ, hàng tứ phẩm, mạo nhận là thiên tử, có nghĩa là lừa trời dối dân...
      CS đã từng phá Đàn Nam Giao thì người CS tế trời chỉ là trò đùa...không nên đùa với trời...

      Xóa
  15. Ai thắng ai? quả trứng có trước hay con gà có trước?lúc 09:43 27 tháng 4, 2014

    Thời suy thoái, đảng viên CS không còn tin CNML, họ đã tin vào thầy bói lâu rồi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CNCS đã vào sọt rác, CS chỉ còn cái áo mà thôi, họ nói và làm chỉ là sự dối trá...cứ nhìn vào HXM là biết babr chất của bọn CƠ HỘI...

      Xóa
  16. Anh Sơn, Tiển sĩ thật, lời kẻ sĩ thì rất khó nghe với bọn NGU QUANlúc 17:37 27 tháng 4, 2014

    Quả thật, chứng kiến 2 lễ tế Giao phục dựng trong năm 2010 và 2012, thấy ông cựu bí thư HXM mặc áo vàng xúng xa xúng xính bước lên Viên đàn tế Trời, tôi thấy sôi máu trong người. Cứ tưởng đến kỳ tế Giao này sẽ khác. Ai ngờ cũng y như thế.

    Làm lãnh đạo ở các tỉnh thành khác, có thể chỉ cần giỏi về chính trị, hiểu về kinh tế là ổn. Nhưng làm lãnh đạo ở Thừa Thiên Huế, ngoài những tiêu chuẩn đó, quý vị cần phải biết lịch sử - văn hóa xứ Huế để cư xử cho đúng mực. Đừng vì không hiểu biết mà bôi nhọ lịch sử và chà đạp văn hóa như quý vị đã làm. Nếu chưa bị Trời - Đất trừng phạt, thì quý vị cũng đã trở thành bia miệng cho người đời chê cười vì những “trò hề” của mình. Tôi nói thiệt đó.

    Trả lờiXóa
  17. Một sự ra đi đầy tự trọng!

    (Dân trí) - “Tôi muốn từ chức sớm hơn nhưng xử lý vụ việc là ưu tiên hàng đầu và tôi nghĩ cần phải có trách nhiệm giải quyết trước khi ra đi", Thủ tướng Hàn Quốc, ông Chung Hong – won đã nói như vậy khi tuyên bố từ chức vì vụ chìm phà xảy ra sáng ngày 16/4 tại vùng biển ngoài khơi đảo Jindo ở tây nam Hàn Quốc làm 187 người chết và 115 mất tích.
    >> Hàn Quốc mở rộng cuộc điều tra thảm họa chìm phà
    >> Thủ tướng Hàn Quốc tuyên bố từ chức vì thảm họa chìm phà



    (Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won cúi đầu xin lỗi trong cuộc họp báo ngày 27/4)

    Ông Chung Hong – won cúi đầu xin lỗi trong cuộc họp báo ngày 27.4. Một sự ra đi đầy tự trọng, một sự cúi đầu thể hiện nhân cách cao của một nhà lãnh đạo.

    Vụ chìm phà đã xác định lỗi do tổ lái, trách nhiệm trực tiếp quá rõ ràng. Thế nhưng, với chức vụ cao nhất của chính phủ, phải gián tiếp qua rất nhiều vị trí trung gian khác liên quan đến tai nạn, lại nói một câu rất trách nhiệm: “Tôi xin lỗi vì đã không thể ngăn chặn vụ tai nạn này và không xử lý thích hợp vụ việc sau đó".

    Không đổ lỗi cho bất cứ ai, mà nhận trách nhiệm về mình: “Tôi tin rằng, là thủ tướng, tôi chắc chắn phải nhận trách nhiệm và từ chức”. Ông Chung đã bị dân chúng Hàn Quốc lên án khi đi thăm gia đình của các nạn nhân, nhưng ông không tỏ thái độ trách cứ bất kỳ ai bằng tự trách mình. Và quyết định từ chức là cách để thể hiện sự “nhận tội” với dân chúng.

    Để đổ trách nhiệm, ông Chung sẽ có hàng trăm lý do, hàng vạn lời lẽ. Chỉ đạo cấp dưới kiểm điểm trách nhiệm, cách chức vài quan chức con con để trấn an lòng dân. Xong. Nhưng ông đã lựa chọn cách từ chức.

    Ở Hàn Quốc, trường hợp từ chức và xin lỗi dân như ông Chung Hong – wo không phải là một mà có nhiều quan chức từng làm. Ngay trong vụ chìm phà này, trước đó, thầy Kang Min –kyu - hiệu phó trường Trung học Danwon, người dẫn đầu đoàn 325 học sinh trong chuyến tham quan đảo Jeju – đã treo cổ tự tử. Trong thư tuyệt mệnh để lại, ông viết: “Sống sót một mình thật quá đau dớn trong khi 200 người vẫn đang mất tích. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự việc này. Một lần nữa, tôi sẽ lại trở thành thầy giáo của những học sinh đã mất tích ở thế giới bên kia”.

    Xét cho cùng, thầy Kang Min –kyu không phải là lái phà, thầy cũng là nạn nhân thoát chết. Nhưng thầy tự tử vì cho rằng minh đã không làm hết trách nhiệm.

    Trong khi đó, ở không ít quốc gia khác đã từng xảy ra thảm họa song các vụ việc thường được giải thích lỗi do khách quan… Có thể, không ít người còn rất ngạc nhiên tại sao có “một tí” như vậy mà ông Chung Hong – wo phải từ chức.

    Ông Chung Hong – wo càng đáng kính trọng hơn khi không chỉ vì dám từ bỏ chiếc ghế quyền lực, mà ông tỏ ra đau xót, thực sự thấy mình có lỗi, có tội.

    Phải chăng đó cũng là lý do tại sao Hàn Quốc là một con rồng chấu Á, một quốc gia giàu có và thịnh vượng khiến cho thế giới phải nể trọng?

    Trả lờiXóa
  18. Đệ ruột của Mãn đó (đồng hương);
    các bác nói thiếu rồi, TRỜI TRU, ĐẤT DIỆT không phải chỉ mình bọn nó đâu mà phải cả họ nhà nó luôn mới xứng tội.

    Trả lờiXóa
  19. Trần Đức Anh Sơn? Hỏi anh Thái Công Nguyên vì sao nó bị " đình chỉ", hỏi bạn bè nó vì sao bỏ Huế vào Đà Nẵng? Chẳng qua THAM-SÂN-SI mà ra. Nói toạt ra, nó muốn nhảy lên ghé Phó GĐ TTBTDTCĐ Huế nhưng không được nên phải chuồn, thế thôi. Lạ gì nó mà nghe giáo huấn. T.S chẳng qua cũng là nhờ ba cái tô, chậu của Bảo tàng.Dạy đời ai, chú nhóc?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây mà không đệ Mãn, Thiện, thì cũng là công an, nghe giọng bít số nhà!

      Xóa
    2. Tôi biết Trần Đức Anh Sơn từ hồi anh Thái Công Nguyên còn GĐ; tôi biết kiến thức của A.S là kiến thức thật; A.S không dạy đời mà chỉ nêu sự kiện và suy nghĩ bằng sự hiểu biết của mình. Tôi rất đồng ý với bài viết của A.S. Còn việc A.S làm việc ở Huế rồi ĐN là một sự lựa chọn môi trường làm việc để có điều kiện phát huy kiến thức của mình, chắc không phải như các vị cứ mắc trong đầu việc nhảy lên ghế này ghế nọ, bởi vậy chính các vị mới là những đứa trẻ con lâu năm?

      Xóa
  20. Ngày xưa phá Đàn Nam Giao, nay cúng thật trên đàn Nam Giao, hai hành vi trái ngược nhau nhưng cùng một bản chất...đều sai lầm như nhau...lúc 04:10 29 tháng 4, 2014

    Ở Huế, một thời người ta thường nghe câu ca ai oán: Bùi San cùng với Trần Hoàn/ Hai thằng hiệp sức phá đàn Nam Giao… (Bùi San lúc đó là Ủy viên Trung ương Đảng CSVN, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Bình Trị Thiên. Trần Hoàn là Tỉnh ủy viên, Trưởng Ty Văn hóa tỉnh Bình Trị Thiên, sau là Ủy viên Trung ương Đảng CSVN, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin). Sự thật thế nào?

    Xin trích mục Đàn Nam Giao triều Nguyễn trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

    Năm 1977, một vụ nổ mìn đã xảy ra ở trên sân Nghênh Lương Đình, trước Phu Văn Lâu. Vụ nổ đã phá tung đài tưởng niệm liệt sĩ bằng tôn và gỗ, cao chừng 3,5m, được dựng lên ở đây vào năm 1975. Ngay trong đêm xảy ra vụ việc, lực lượng an ninh Việt Nam đã đến ngay để dọn dẹp hiện trường, dựng lại đài tưởng niệm như cũ. Nhưng đầu tháng 11 năm 1977, Tỉnh ủy tỉnh Bình Trị Thiên yêu cầu xây dựng đài tưởng niệm mới ở vị trí khác vì cho rằng địa điểm trước Phu Văn Lâu không đảm bảo an toàn cho Bí thư Tỉnh ủy lúc ấy là Bùi San đến đặt vòng hoa vào ngày 22 tháng 12 là ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Một cuộc họp “khẩn” với đại diện các cơ quan công quyền của tỉnh này đã diễn ra ở trụ sở Ty Thương binh và Xã hội. Nhiều địa điểm ở Huế được đề xuất nhưng cuối cùng, địa điểm được chọn lại là đàn Nam Giao triều Nguyễn ở xã Thủy Xuân (nay là phường Trường An), thành phố Huế … . Dư luận Huế bày tỏ bất bình bằng câu ca dao mà nhiều năm sau còn được truyền tụng. ‘Trần Hoàn cùng với Bùi San / Hai thằng hợp tác phá đàn Nam Giao”.

    Nội dung trên liệu có đáng tin cậy? Để trả lời phần nào, xin đọc loạt bài Thăng trầm Đàn Nam Giao triều Nguyễn của Phanxipăng, trên diễn đàn của trang web truongkieumauhue.org. Loạt bài này lại được lấy từ một tạp chí trong nước là Thế giới Mới, số 704, 705, tháng 9/10-2006 (có lẽ gần đây đã có trang web, địa chỉ thegioimoi.vn). Xem ra, phần ghi trên Wikipedia là trích ra từ đây.

    Tuy nhiên, trong bài của Phanxipăng có một chi tiết thoáng qua có thể lấy đó làm nghi vấn mà gia đình cố bí thư Bùi San cho là Đàn Nam Giao cũng từng bị “phá” từ hồi ông Ngô Đình Diệm, qua thông tin về “mấy phiến đá”:

    “Vụ phá đàn Nam Giao gây xôn xao dư luận mãi, còn bởi lẽ: đàn Nam Giao là chốn vẫn được dân chúng tôn là quan trọng nhất, linh thiêng nhất trong quần thể di tích của vương triều Nguyễn, mà cái độc đáo vô song của đàn này – kể cả Thiên đàn Bắc Kinh cũng khó sánh nổi – chính là mấy phiến đá thanh cực kỳ đặc biệt đã bị hủy hoại hoặc bị khuân đi đâu chưa rõ khi người ta cạy sàn Viên Đàn để dựng lên đấy một khối “tân cổ cưỡng duyên” (chữ dùng của kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn). Phiến đá kia độc đáo thế nào? Nhiều bậc bô lão ở Huế bảo rằng nhờ xếp đặt theo một phương pháp “bí truyền”, đá ấy có tác dụng đặc biệt là khuếch đại âm thanh tương tự máy tăng âm hiện đại, do đó xưa kia nhiều người đứng xa vẫn nghe rõ mồn một tiếng nhà vua mỗi dịp tế Giao dù thời đó chẳng có micro và ampli (?).

    Chưa tìm thấy tài liệu khả tín nào ghi nhận đặc tính kỳ lạ của mấy phiến đá thanh lát Viên đàn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng loại vật liệu “có một không hai” ấy từ đầu thập niên 1960 từng bị Ngô Đình Cẩn phái thuộc hạ tới bê về Phủ Cam để xây lăng thân phụ là Ngô Đình Khả. Chi tiết này rất đáng ngờ. Vì lăng cụ Khả hiện còn nguyên trạng bên cạnh giáo đường Phủ Cam, gần ngã ba Thánh Giá, chẳng tồn tại dấu hiệu gì chứng tỏ ý kiến đó có cơ sở.”

    Như vậy, dù sao cho tới lúc này, vẫn chưa thấy có lập luận phản bác nội dung ghi trên Wikipedia và tạp chí Thế giới Mới về vụ phá Đàn Nam Giao. Trách nhiệm đương nhiên vẫn thuộc về những người chịu trách nhiệm trực tiếp cao nhất, kể cả nếu như thông tin ông Trần Hoàn khi đó đi vắng là xác thực.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ thì ra vẽ mị dân cúng bái...nhưng trò diễn quá vụng về...lúc 04:13 29 tháng 4, 2014

      Thực tế đã cho thấy những vụ việc công nhiên xâm hại di tích văn hóa của chính các cấp chính quyền trong suốt hàng chục năm qua có lẽ khiến ta không mấy ngạc nhiên về hai câu chuyện trên. Nếu đi sâu phân tích lý do sâu xa để dẫn tới hậu quả đó thì ắt sẽ càng thấy hiển nhiên hơn. Bởi vì:

      1- Khi đứng lên làm cách mạng, đại đa số họ xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo ít học, ý thức về việc gìn giữ văn hóa, lịch sử dân tộc đương nhiên rất hạn chế.

      2- Trong khi đó, lại lẫn lộn giữa ảo tưởng xa vời với bản chất thực tại, tự cho mình là “đỉnh cao nhân loại”, càng coi thường mọi giá trị nhân văn, từ trong quá khứ dân tộc cho tới toàn nhân loại.

      3- Đắm mình vào chiến tranh triền miên, mờ mắt vì chiến thắng, lại “thắng” quá lớn nhiều “đế quốc to”, thành ra coi nhẹ chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần.

      4- Khi mang bản chất hẹp hòi tiểu nông, giành được chính quyền là khao khát đập phá, xóa mọi dấu tích của “giai cấp thống trị” cũ; vừa là bản năng tự nhiên, vừa do toan tính ranh mãnh.

      5- Để tự đề cao, giành ảnh hưởng tuyệt đối trong dân chúng, trong suốt quá trình cầm quyền, cần bằng mọi cách hạ thấp, xóa nhòa, che đậy mọi dấu tích được coi là đẹp đẽ, ưu việt hơn mình.

      6- Mê mẩn, ảo tưởng về công cuộc “cách mạng thế giới”, đương nhiên xem thường chuyện nước nhà.

      Sau “Đổi mới” đã có thay đổi. Từ đập phá, chuyển sang bán chác, làm biến dạng.

      Xóa
  21. thấy thằng thiện như một thằng hề, thằng Bình như thằng hoạn quan, Đúng là một lũ vô học. Miệng thì theo chủ nghĩa Mác- Lê, chủ nghĩa vô thần, học cao cấp chính trị mà bây giờ lại tổ chức cúng bái, hoạt động mê tín dị đoan, không biết xấu hổ với nhân dân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có học mô mà ôôn cứ chửi bọn hắn hoài rứa, Bọn hắn là đồ ko học mà ôn cứ chửi vô học làm răng bọn hắn hiểu hè?!

      Xóa