(Dân trí) - Lãnh đạo, quản lý từ cấp phó trưởng phòng và
tương đương trở lên được từ chức nếu thấy không còn đủ uy tín để hoàn
thành chức trách, nhiệm vụ được giao; có thể được xin từ chức do nhận
thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, đơn vị mình hoặc cấp dưới có
liên quan đến trách nhiệm của mình.
Đó là nội dung tại dự
thảo nghị định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ,
từ chức, miễn nhiệm và luân chuyển đối với công chức, viên chức lãnh
đạo, quản lý.
“Được từ chức”, một quy
định bằng văn bản mang tính pháp lý, nếu được ban hành chính thức, liệu
nó có tác động tích cực vào thực tiễn hay không thì hãy chờ. Tuy nhiên, cũng xin bàn thêm ở khía cạnh tự giác của cá nhân.
Trước hết xin được đặt
ra vấn đề, nếu không có quy định này, thì lãnh đạo có quyền từ chức hay
không? Bản thân tự thấy mình không đủ năng lực, không đủ uy tín hay có
sai phạm thì bất cứ ai cũng có quyền từ chức, cho dù có không có quy
định “được từ chức”.
Chẳng lẽ, một người bất
tài, làm không được việc xin từ chức nhưng cấp trên không cho từ chức
vì không có quy định? Chỉ sợ rằng, bất tài mà còn tỏ ra nguy hiểm, cứ
ngồi đó cản đường người khác.
Đưa quy định “được từ
chức” vào trong nghị định để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến tổ
chức cán bộ chặt chẽ và mang tính pháp lý cũng rất tốt. Nhưng bản chất
của việc từ chức là ở chỗ khác, đó là nhận thức, bản lĩnh, lòng tự trọng
của cá nhân.
Từ trước đến nay, chưa thấy mấy ai từ chức không phải vì không có quy định “được từ chức”, mà vì không có con người dám từ chức. Sai
phạm khắp nơi, tham nhũng, hối lộ, làm ăn thua lỗ, ngoại trừ những
trường hợp bị khởi tố, còn lại vẫn bình chân như vại, thậm chí được cất
nhắc lên vị trí cao hơn. Đơn cử như Dương Chí Dũng, làm ăn bê bết từ khi
còn lãnh đạo các doanh nghiệp, trong đó có Vinalines, mà vẫn được đề
bạt làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Nếu không bị truy tố ra tòa vì hành vi tham ô, thì còn lâu Dương Chí Dũng mới từ chức, thậm chí có thể lên chức cao hơn.
Nhiều người như Dương Chí Dũng, nhưng chưa bị lộ mà thôi.
“Được từ chức nếu thấy
không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao” quả
thật là một quy định rất “lý tưởng”. Nếu như lãnh đạo ở các cơ quan
chính quyền, doanh nghiệp nhà nước tự nhận thức được mình không còn đủ
uy tín và xin từ chức thì đất nước này đã khác lâu rồi.
Sẽ không ai tự cho mình
không đủ uy tín, mà đa số cho rằng họ vẫn còn uy tín. Giả sử có người
tỉnh táo nhận ra mình bị mất uy tín, nhưng cũng sẽ có trăm ngàn lý do để
ngụy biện và bám lấy cái ghế. Từ chức vì thấy mình mất uy tín không dễ,
điều này chỉ thấy trên báo chí nước ngoài đưa tin về quan chức của họ.
Nói như vậy không phải
mất niềm tin vào sự tự trọng trong đội ngũ cán bộ công chức lãnh đạo,
nhưng đối diện với thực tế hơn là mơ hồ hoang tưởng.
Tuy nhiên, cũng hy vọng rồi đây sẽ có nhiều trường hợp xin từ chức vì thấy mình không có uy tín.
Lê Chân Nhân
Làm gì có chuyện từ chức, cho đến khi đối diện với cái chết chúng nó cũng không nhận tội...
Trả lờiXóaquanh đền HÙNG có 100 ngọn núi được xem là 100 con voi thì có 99 con voi cúi đầu triều phục đền HÙNG ; Chỉ 1 con chổng mông vào đền HÙNG khốn nỗi 1 con voi chổng mông với đền HÙNG ấy lại sinh con đàn cháu lũ nên chi sức mạnh bầy đàn phản phúc ấy đã và đang giầy xéo đất VIỆT mà cho đến nay chưa có thuốc trị.
Trả lờiXóaỨng xử với di sản: Huế và Hội An, ông Hoà và ông Sự
Trả lờiXóaHai ông đều đảm nhiệm những trọng trách có ảnh hưởng rất lớn đến Di sản, nhưng lại có cách ứng xử khác nhau.
Tới Huế, cứ cái gì liên quan đến Fetival Huế là người ta đều nhớ đến ông Ngô Hòa (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế-Trưởng ban liên tu bất tận về các Festival Huế được tổ chức). Có vẻ như tên tuổi ông bật nổi nhờ chính vào các lần tổ chức Festival Huế chứ không phải các hoạt động khác trên tư cách Phó chủ tịch thường trực.
Cho đến kỳ Festival lần thứ 8 này, thì cũng là kỳ cuối cùng ông làm Trưởng ban tổ chức vì đã tới tuổi hưu. Hầu như trong diễn văn bế mạc nào ông Ngô Hòa cũng lên phát biểu, được truyền hình trực tiếp trên VTV, và diễn văn nào cũng dài như nhau, thậm chí là rất dài, có người kêu lên là quá dài, nhưng điều mà tôi để ý là nhận định của ông hầu như Festival Huế nào cũng giống nhau như thế này: Đến thời điểm này, chúng ta vui mừng khẳng định rằng, Festival Huế lần thứ…. đã thành công tốt đẹp, được đánh giá là một Festival ấn tượng, thân thiện, an toàn và đầy tính nhân văn, là Festival thành công nhất từ trước đến nay.
Ông cứ khảng khái say mê nhận định như thế dù mỗi kỳ Festival Huế được tổ chức, các nhà nghiên cứu văn hóa có trách nhiệm, báo chí, dư luận xã hội càng tỏ ra lo lắng hơn với tiêu chí, chất lượng của mỗi kỳ Festival. Có vẻ như đây không phải là Festival Huế nữa rồi, mà chính xác là có một Festival đang tổ chức tại Huế thì đúng hơn. Nếu thế thì tiêu chí quan trọng nhất, sang trọng và trách nhiệm mà Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh Thừa Thiên Huế trong Quyết định ký vào năm 2007 là xây dựng Huế phải là thành phố Festival có vẻ như đang ít được chú trọng.
Trả lờiXóaNhiều năm qua, ý kiến đóng góp qua mỗi kỳ Festival rất nhiều, rất tâm huyết, rất bài bản, thậm chí nhiều nhà nghiên cứu văn hóa còn viết ra cả những ý kiến tham vấn, gợi mở, xây dựng…nhưng hầu như không được tiếp thu.
Mỗi ngày Festival Huế càng bị đẩy xa hơn mục tiêu. Lần đầu tổ chức người ta kỳ vọng đây là kỳ “gieo hạt” cho mùa Festival sau hái quả, nhưng gieo mãi, gieo mãi, gieo đến kỳ thứ 8 rồi mà hình như vẫn đang gieo…chưa thấy gặt. Nhưng cũng vẫn như các kỳ bế mạc trước, ông Ngô Hòa vẫn hào hứng: “Đến thời điểm này, Festival Huế...thành công nhất từ trước đến nay”!?
Ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành uỷ Hội An, không chỉ yêu Hội An mà rất “điên” rất “khùng” với Hội An, từ việc ngày xưa ông tổ chức thắp đèn đêm ngày rằm hàng tháng, cho đến việc đối thoại, gặp gỡ, nghe ngóng góp ý, nghe cả những lời chửi bới, để rồi cùng anh em ngồi lại gỡ, sai thì sửa, điều chỉnh dần, mang lại cho chúng ta một Hội An nguyên vẹn và bản sắc như hôm nay.
Tôi đã ngồi cà phê với ông Nguyễn Sự nhiều lần, ông kể nhiều chuyện lắm, những chuyện liên quan đến ứng xử với phố cổ, với Di sản, trách nhiệm của người lãnh đạo chuyển ngọn lửa yêu Di sản, trách nhiệm với Di sản đến từng người dân, đến du khách là vô cùng khó khăn, nhưng Hội An đã làm được.
Tin nóng nhất là mấy ngày qua, trong việc thu phí tham quan, khách du lịch chửi quá trời, tôi gọi điện cho ông, chưa để tôi mở lời, ông nói luôn, biết ngay là ông sẽ gọi, rõ như rứa, sai, chủ trương thu phí tất nhiên là đúng, nhưng anh em thực hiện ẩu, thái độ giải thích không tới nơi tới chốn, sai thì phải sửa sai ngay chớ răng, không thể vì 1 tấm vé tham quan mà Hội An xấu đi trong mắt du khách, phải sửa sai ngay trong tuần này luôn.
Trả lờiXóaVậy thôi, thấy cái gì không hay, không hợp lý, thậm chí sai thì phải sửa, phải điều chỉnh, không bảo thủ, vì thực ra, người ta chẳng hơi sức đâu "chõ mồm" đi góp ý này nọ nếu cái đó đúng, nếu người ta không tâm huyết, yêu quý mình.
Cả ông Hòa, ông Sự tôi đều quen, cả hai ông đều vô cùng yêu quê hương mình, tự hào vì đó là Di sản thế giới, cả hai ông đều đảm nhiệm những trọng trách có ảnh hưởng rất lớn đến Di sản, nhưng cả hai ông lại có hai cách ứng xử khác nhau.
Thái độ ông Nguyễn Sự trong việc sửa sai không đơn giản là cá nhân ông, nó mang thông điệp thân thiện, cởi mở, không né tránh sai sót của người Hội An.
Hội An được như hôm nay vì không chạy đua theo thành tích, không chạy theo “hoành tráng”.
Và để được như Hội An, Ban tổ chức Festval Huế trước khi vui mừng “thành công nhất từ trước tới nay” lại phải bắt đầu điềm tĩnh lại, bình tâm lại cho việc chuẩn bị một Festival lần thứ 9 đúng là Festival của Huế chứ không phải ở Huế.
“Con sông dùng dằng con sông không chảy/Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu…”, nhận xét của nhà thơ Thu Bồn về sông Hương, về Huế như thêm một gợi ý về cách ứng xử với các kỳ Festival Huế tiếp theo?
Trả lờiXóaĐẤT THẦN KINH
Tôi đề nghị Bộ Chính trị, Chính Phủ kéo tập đoàn " thân tộc và phe nhóm" của nguyên UVTW - BTTT 2 nhiệm kỳ (2001-2010) này ra nọc trước PHÚ VĂN LÂU để nhân dân khi đi qua đét cho nó mỗi đứa một roi hoặc nhổ mỗi người một bãi nước bọt vào mặt cho nó chừa cái thói cục bộ, huênh hoan, bệnh hoạn, thách thức với công luận, học đòi " trưởng giã học làm sang". Bọn này bỏ tùốn không sợ đâu vì rất giỏi chạy chọt, AHLLVT cũng chạy được cơ mà. Ngay đã qui ước " luật bất thành văn" ở TTH: "Công an Hương Thuỷ - chính quyền và Tỉnh uỷ Phong Điền" nhưng bọn này tiểu nhân, ham hố chớp lấy thời cơ, lợi dụng vụ " waterget" Hùng Dinh đám đệ tử BTTU-hô, CTUBND-méo, PBTTTTU-him chồm lên đoạt luôn cả chức GĐ Công An, cho nên bây giờ mới sinh ra cơ sự này. Đã không làm gì được cho Quê Hương là có lỗi rồi. Đằng này đưa "bọ ngoẹ" bôi vào NÚI SÔNG BỜ CỎI của cha ông để lại. Tội lỗi này, làm ảnh hưởng đến uy danh của một tỉnh "vâng mệnh trời" . Ôi ! Đất Thần Kinh linh thiêng chứng giám tội ác của tập đoàn "thân tộc và phe nhóm" này và phù hộ cho nó sống lâu để nghe nhân dân nguyền rủa !
Trả lời
Nói với Nguyễn Văn Cao
Con đường hoạn lộ của Ông nhân dân TTH biết hết, nhất là việc ông tạo "phe nhóm thân hữu" giữa vợ ông với gia đình Hồ Xuân Mãn như thế nào, đưa vợ ông Mãn đi Hoa kỳ tiền ai đưa, đi với ai để xin chức chủ tich UBND tỉnh,( mặc dù bị Trung ương gác lại do có dấu hiệu tham nhũng, đất đai nhà cửa quá nhiều) nhưng do tài đạo diễn chạy chọt của ông Mãn nên ông đã toại nguyện. Đã thế, lẽ ra ông phải tu chí lo công việc để góp sức xây dựng Quê Hương; đằng này ngày càn bộc lộ tính tham lam, ham hố, háu danh, bất cứ dự án XDCB nậy, nhỏ, lớn bé ông vơ hết, (chủ tịch các huyện, trưởng các ban QLDA than thở : Trước ông Thiện ham hố như thế nhưng còn kiếm một chút xái, bây giờ ông Cao rồi qua vợ ông Cao chỉ đạo nữa thì chịu hết nỗi). Thế chưa đủ, ông còn bày đặt làm thơ, lấy tiền ngân sách thuê nhạc sĩ phổ nhạc, thuê ca sĩ vào dàn dựng tổ chức biểu diễn, giao Đoàn ca kịch huế dàn dựng chương trinh biễu diễn ( TRT phát trực tiếp ngay trong phiên hop HĐND tinh ngày 17/4/2013) mới đây festival lan 8/2014 hat lại. Nghe buồn nôn quá đi thôi, sao không biết xấu hỗ hè?
Quá tội nghiệp cho ông Cao lên chủ tịch UBND tỉnh đã vinh quang trên lĩnh vực XDCB, nay định toã sáng trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, sáng tác thơ, nhạc, chuẩn bị cho ra mắt triển lãm hội hoạ. Đúng là Đại hoạ cho TTH , quá háu danh bây giờ đã, đang và sẽ hư danh như quan thầy Hồ Xuân Mãn.
Chuyện bắt đầu loại bỏ Nguyễn Văn Bòn đưa Trần Thanh Bình TBTCTU
Trả lờiXóaCâu chuyện này được nhiều người trong nước quan tâm nó gợi lên nhiều suy nghĩ khác nhau khi người ta nhìn lại những câu chuyện về cha-con, anh- em...cùng làm việc trong một ngành, một tổ chức chính trị, kinh tế...
Cho đến nay, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ chưa thống kê được có bao nhiêu trường hợp cha-con, anh- em, vợ- chồng...cùng làm việc trong một bộ, một tỉnh chủ yếu là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước nhưng với những vụ việc cha-con, anh- em..cùng làm việc trái pháp luật, bị phát hiện, xử lý thì nhiều người dân có cơ sở để lo ngại việc lạm dụng quan hệ gia đình trong việc công sẽ gây ra những thiệt hại cho lợi ích chung.
Cách đây vài năm, nguyên Thứ trưởng bộ Thương mại, ông Mai Văn Dâu đã phải ra tòa, bị phạt tù cùng với con trai của ông là Mai Thanh Hải (làm việc tại vụ Xuất nhập khẩu, cùng mảng do ông Mai Văn Dâu phụ trách) do có hành vi tham nhũng trong vụ án chạy quota xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2009, ông Đoàn Văn Kiển, nguyên chủ tịch hội đồng Quản trị tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam bị cảnh cáo về Đảng, cho thôi chức trong đó có nguyên nhân về việc ký quyết định, giao cho công ty của em trai ông này (Đoàn Duy Thức) khai thác than trái phép trong khu vực mở của tập đoàn Than-Khoáng sản quản lý.
Mới đây nhất, tháng 7/2010, ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong phần kết luận về sai phạm của ông Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (nay đã bị khởi tố, bắt tạm giam), đã nêu việc ông Phạm Thanh Bình liên tục bổ nhiệm con trai (Phạm Bình Minh) giữ các chức vụ quan trọng trong tập đoàn Vinashin, bổ nhiệm em ruột giữ nhiều chức vụ, đại diện phần vốn nhà nước tại công ty thành viên trái quy định...Những ví dụ đó cho thấy, việc cán bộ, quan chức nơi này, nơi kia lạm dụng quyền thế, bố trí công việc, sự thăng tiến cho con có động cơ vụ lợi ở ta không còn là cá biệt cho dù, thực tế, luật Cán bộ, công chức và văn bản hướng dẫn dưới luật cũng đã có những quy định nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng này.
Điều đáng nói và rất tệ hại là ông Hồ Xuân Mãn đã xây bè, kéo cánh tạo dựng phe nhóm thân hữu để dể bề thao túng trên chính trường ở Thừa Thiên Huế bằng thủ đoạn đơn giản, dẹp bỏ Nguyễn Văn Bòn, đưa Nguyễn Văn Cường còn chưa được 2 năm nghỉ hưu lên PBTTT “ngồi chơi xơi nước”, đẩy luôn đệ tử ruột Trần Thanh Bình lên TBTCTU, đây chính là điểm nghẽn mà Hồ Xuân Mãn phải bố trí bằng được nhằm thực hiện ý đồ thao túng trên lĩnh vực tổ chức và cán bộ. Bắt đầu từ đây xuất hiện những cán bộ, công chức thiếu năng lực chuyên môn, yếu kém về đạo đức lại cậy quyền, cậy thế của cha, anh, người thân được vào làm việc ở những vị trí quan trọng trong bộ máy Đảng, Nhà nước gây phương hại đến lợi ích công, thiếu trách nhiệm với nhân dân, sao nhãn công việc, bê bối, tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra nhan nhãn không một ai quan tâm xử lý, nhất là các dự án đầu tư xây dựng, giao thông, bất động sản...những ai quan tâm không cần mất thời gian, chi một vài câu hỏi thì sẽ thấy ngay ở đâu có dự án đổi đất lấy hạ tầng thì ở đó có bóng dáng của anh Mãn, anh Thiện, anh Cao, anh Bình, anh Lý, anh Toàn…đẹp mặt lãnh đạo tỉnh chưa các bạn (!)
Ở trường hợp ông Hồ Xuân Mãn, có thể người ta tin con, em, cánh hẩu của ông có năng lực, được đào tạo nhưng thăng chức cho con, em mình từ 2 tới 5 lần trong 2 năm thì không thể không nói ở đây không có sự lạm dụng, chỉ nêu một vài trường hợp điển hình để chứng minh sự vận dụng quyền lực trong khâu đề bạt cán bộ như Nguyễn Văn Phương con rể GĐ sở KH&ĐT, Hồ Xuân Phán GĐ sở TT&TT, Hồ Xuân Phương TPCSGT em ruột, Dương Tiến Anh GĐ TRT anh con dì, Trần Công Phú em cô cậu PGĐ sở Ngoại vụ… Đối với phe nhóm thân hữu điển hình như Hà CNUBKTTU, Trân BQL các KCN, Sơn GĐ sở TC, Khanh CVPUBND tỉnh , Vang GĐ sở NN&PTNT, Hùng PGĐCA, Hồng GĐ Hải Quan, Thắng PVPUBND tỉnh… Chắc chắn, không một cán bộ, công chức nào không có dây mơ, rễ má mà lại được bổ nhiệm nhanh, ở vào toàn những vị trí đáng mơ ước ( còn tiếp)
Viết tiếp bài: LOẠI BỎ NGUYỄN VĂN BÒN đưa TRẦN THANH BÌNH LÊN TBTC &PBT TTTU
Trả lờiXóaBình tỉnh nhìn lại công tác cán bộ ở tỉnh ta trong 2 nhiệm kỳ ông Hồ Xuân Mãn làm BTTU, mới thấy rằng chúng ta đang có khoảng cách lớn trong ý thức tôn trọng và thực thi pháp luật, chí ít là ở khâu tổ chức, sử dụng con người, một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của bộ máy Đảng và Nhà nước.
Trong thời gian tới, sẽ có nhiều thay đổi về nhân sự ở Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở, ngành, các cấp, các doanh nghiệp lớn của nhà nước.
Liệu sẽ còn bao nhiêu ví dụ nữa để nhiều người dân mất tin vào sự liêm chính của chức vụ trong Đảng và của bộ máy công quyền?
Xin đừng biến chức vụ của Đảng và Nhà nước thành những chiếc bánh ngọt ngào để ban phát...hoặc thành vật phẩm cho đám dòi bọ tranh nhau...
Không là cái gì khác, chính nó là biểu hiện sinh động về sự suy thoái của Đảng CSVN.
Một bài học sinh động
Trả lờiXóaDÂN TRÍ THỨC
Người đời thường đánh giá một cán bộ có năng lực với những nhận xét như: Ông ấy có học thức cao, năng lực quản lý giỏi, có tầm hiểu biết sâu rộng. Quan trọng hơn, ông ấy có cuộc sống gương mẫu, mực thước, sống trong sạch, tận tụy, khiêm tốn. Những tố chất ấy là những yếu tố căn bản cho người cán bộ thực thi nhiệm vụ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Tiếc rằng, trong tình hình hiện nay, số cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội đạt được những yêu cầu ấy chưa nhiều. Điển hình như Trần Thanh Bình PBTTTTU, Bùi Thanh Hà UVTVTU-CNUBKTTU, Phan Ngoc Thọ, Nguyễn văn Cao CT UBND Tỉnh...đặc biệt là Nguyễn Văn Phương con rễ ông Hồ Xuân Mãn chỉ dựa vào vị thế của bố vợ, không chịu tu dưỡng, rèn luyện, bằng lòng với những gì bố vợ ban cho, nên khó tạo được uy tín cá nhân trong thực thi công vụ.
Đáng nói hơn, chính khi còn đương chức UVTƯĐ- BTTU TTH hai nhiệm kỳ ( 2001- 2010) ông Mãn đã bằng thủ đoạn để đưa con rễ Nguyễn Văn Phương chưa đủ tầm lên làm giám đốc sở KH & ĐT Thừa Thiên Huế. Mặc khác, về hình thức biểu hiện, ông ta mím môi, nghiến răng, bặm trợn, dữ dằn, xây bè, kéo cánh, cục bộ…trong công tác cán bộ, chuyên tâm chăm lo sắp xếp cho anh em, bà con dòng họ, cô, cậu, gì...và cánh hẩu của mình giữ những vị trí béo bỡ, hái ra tiền càng nhiều càng ít, thường coi thường dư luận xã hội, quan liêu, sách nhiễu nhân dân, gây mất niềm tin trong quần chúng.
Phò mã Nguyễn Văn Phương và ông Hồ Xuân Mãn nên nhớ rằng: Uy tín cá nhân không phải từ trên trời rơi xuống, uy tín cá nhân chỉ có được từ sự rèn luyện bền bỉ của người cán bộ.
Muốn có uy tín, người cán bộ phải tìm lấy nó bằng chính tài năng, đạo đức, nghị lực, bằng ý tưởng và hành động thực tế của mình, chớ không phải chỉ dựa vào danh hiệu AHLLVTND, UVTƯĐ, BTTU hai nhiệm kỳ hoặc dựa vào vị thế của cha vợ, của cánh hẩu ban cho chức vụ giám đốc sở KH & ĐT Thừa Thiên Huế như Nguyễn Văn Phương, người đời chỉ sợ nhưng không kính bao giờ...
Từ thực tiễn công tác, hoạt động của cán bộ cho thấy nhiều cán bộ được nhân dân đánh giá là có uy tín cả về năng lực và phẩm chất, nhưng trước cám dỗ của tiền tài, vật chất, quan hệ gia đình, với tác động của gia đình và nhóm lợi ích chỉ chuyên tâm làm tiền, xao nhãng việc trui rèn đạo đức phẩm chất, nên đã sa ngã...
Từ một cán bộ có uy tín tha hóa thành một cán bộ mất uy tín... đạo đức đã tụt tận chân của thang giá trị xã hội...
Ông Hồ Xuân Mãn là một điển hình…
Biết rồi nói mãi: con tôm bùi thanh hà (!)
Trả lờiXóaNói rồi, bùi thanh hà là sản phẩm tất yếu của bè lũ cục bộ địa phương (bệnh Phong) do hồ xuân mãn phất cờ phát động, học hành khá hơn mãn một tí (đại học luật từ xa , cử nhân chính trị tại chức) hai cái học vị này là mớ rau ôi, vừa mua vừa xin. Đang làm bảo vệ ở bệnh việnTWH. mãn, bình nhìn xa, trông rộng đưa về UBKTTU đào tạo, giới thiệu vào Tỉnh ủy nhưng ĐẠI HỘI bầu rớt, mãn, bình lương lẹo bổ sung vào Tỉnh ủy, lợi dụng lúc tranh tối trang sáng lúc mễ, ngọc nghỉ hưu mãn đưa bui thanh hà vào TVTU -CNUBKT; bây giờ có thái độ vô lễ, chống lại các bác CCB Phong Điền là đương nhiên thôi, và phải có nghĩa vụ" báo đáp công ơn " với mãn là đạo lý, là lẽ thường phải không nào (!)
Dân Trí
Trả lờiXóaĐạo đức của hồ xuân mãn đã tụt xuống tận đáy của thang giá trị xã hội, bởi Nhân Dân đã xem nó là con tôm vì nó đã mang cục cức trên đầu nên luôn nghĩ những trò bỉ ổi. Làm BTTU mà chỉ chuyên dùng thủ đoạn đê hèn, cục bộ sắp xếp em ruột là hồ xuân phán GĐ sở TTTT, hồ xuân phương TPCSGT, con rể nguyễn văn phương (cũng loại con tôm) GĐ Sở KHĐT rất ngu, nhưng nói năng trich thượng, giọng lưỡi y như hồ xuân mãn, đưa cả bè lũ anh em cậu cô gì vào những vị trí béo bỡ, hái ra tiền càng nhiều càng ít. Xây dựng một lũ cán bộ loai "Xuân Tóc Đỏ", phá tanh bành nguyên tắt TTDC để lại di chứng nặng nề cho tỉnh nhà nhất là công tác cán bộ, có thể khẳng định đây là tội ác. Hiện nay bình PBTTTTU, Cao CTUB, Hà CNUBKT " type bodit" đang kế tục một cách năng động tạo ra một bè lũ thân tộc phe nhóm mới, đã và đang gây ra những thảm họa mới cho Quê Hương Xứ Sở. Ôi! "máu đã trào lênh áng khắp non sông" để bây giờ được thế này? bình, cao, hà nghĩ sao?
Bon này, chính bọn này đã làm chế độ mục nát...làm mât niềm tin của nhân dân...
Trả lờiXóaTôi thấy trang này có nhiều thông tin chính xác nhưng lại là trang không chính thống...Không Sao!!! Tôi mong các cơ quan hữu quan nên tham khảo để lấy thông tin và thử kiểm tra xem thực hư thế nào...Tôi vẫn tin vào đất nước..Dân tộc này....
Trả lờiXóa