(Dân trí) - Thế là vụ “người anh hùng khai man”, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn đã đến hồi… mãn cuộc. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đồng ý đề nghị Nhà nước hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đã trao cho ông Mãn.
>> Vụ "anh hùng khai man thành tích": Xem xét hủy bỏ danh hiệu anh hùng
>> Vụ "anh hùng khai man thành tích": Xem xét hủy bỏ danh hiệu anh hùng
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Lý do ông Mãn bị kỉ luật là bởi khai gian có… 15 thành tích trên tổng số 17 thành tích mà ông Mãn khai để nhận danh hiệu anh hùng. Song buồn thay là ngay cả trong số 2 thành tích thực sự đó thì lại có một thành tích gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề mà cụ thể là “diệt địch nhưng diệt nhầm luôn nhiều người của ta”.
Có thể nói, hành động gian dối tới gần 90% thành tích của ông Mãn không chỉ hết sức nghiêm trọng bởi sự việc này đã bộc lộ rất rõ bản chất dối trá của người từng đứng đầu một địa phương lớn của cả nước mà nó còn như một sự “phỉ báng” danh hiệu cao quý mà Tổ quốc chỉ dành cho những người con ưu tú nhất của mình. Đó là những cá nhân có “thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có đạo đức, phẩm chất cách mạng”.
Từ năm 1946 đến năm 1952, suốt chiều dài 7 năm của cuộc kháng chiến kiến quốc oanh liệt, chỉ có bảy cá nhân đầu tiên được tặng danh hiệu Anh hùng, trong đó 4 Anh hùng Quân đội: Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, La Văn Cầu và Cù Chính Lan và 3 Anh hùng Lao động: Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
Trong khi đó, nếu xét sòng phẳng, ông Hồ Xuân Mãn chỉ có một thành tích không được đánh giá là xuất sắc lại được phong danh hiệu cao quý này là một điều hổ thẹn.
Tuy nhiên, sự dối trá của ông Mãn thì đã rõ nhưng việc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang không phải là đơn giản mà phải qua một qui trình rất chặt chẽ, với sự xác nhận của nhiều người, nhiều cấp đặc biệt là cấp cơ sở.
Vì thế, cùng với những hình thức kỉ luật ông Hồ Xuân Mãn, Ban bí thư cũng chỉ đạo kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan đến việc xét danh hiệu AHLLVTND của ông Mãn.
Về pháp lý, chắc chắn sự việc sẽ được giải quyết triệt để. Song nghĩ về một chữ tình không thể không cảm thấy xót xa.
Để đi đến việc ông Mãn được công nhận là Anh hùng lực lượng vũ trang không phải là một ngày, một tuần mà hàng tháng, hàng năm. Cũng không phải một người biết mà nhiều người biết. Nhất là những người gần gũi với ông Mãn, trực tiếp ký xác nhận cho ông Mãn.
Hình như tất cả trong số họ không ai can ngăn người thủ trưởng, người đồng chí của mình. Thậm chí, chắc chắn trong đó không ít kẻ còn a dua, nịnh nọt đẩy tiếp thủ trưởng của mình vào con đường tội lỗi. Để rồi giờ đây, nhìn thủ trưởng của mình thân bại, danh liệt liệu họ có hả hê, vui thú?
Và có lẽ đó cũng là mất mát lớn nữa trong vụ việc này.
Bùi Hoàng Tám
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Lý do ông Mãn bị kỉ luật là bởi khai gian có… 15 thành tích trên tổng số 17 thành tích mà ông Mãn khai để nhận danh hiệu anh hùng. Song buồn thay là ngay cả trong số 2 thành tích thực sự đó thì lại có một thành tích gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề mà cụ thể là “diệt địch nhưng diệt nhầm luôn nhiều người của ta”.
Có thể nói, hành động gian dối tới gần 90% thành tích của ông Mãn không chỉ hết sức nghiêm trọng bởi sự việc này đã bộc lộ rất rõ bản chất dối trá của người từng đứng đầu một địa phương lớn của cả nước mà nó còn như một sự “phỉ báng” danh hiệu cao quý mà Tổ quốc chỉ dành cho những người con ưu tú nhất của mình. Đó là những cá nhân có “thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có đạo đức, phẩm chất cách mạng”.
Từ năm 1946 đến năm 1952, suốt chiều dài 7 năm của cuộc kháng chiến kiến quốc oanh liệt, chỉ có bảy cá nhân đầu tiên được tặng danh hiệu Anh hùng, trong đó 4 Anh hùng Quân đội: Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, La Văn Cầu và Cù Chính Lan và 3 Anh hùng Lao động: Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
Trong khi đó, nếu xét sòng phẳng, ông Hồ Xuân Mãn chỉ có một thành tích không được đánh giá là xuất sắc lại được phong danh hiệu cao quý này là một điều hổ thẹn.
Tuy nhiên, sự dối trá của ông Mãn thì đã rõ nhưng việc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang không phải là đơn giản mà phải qua một qui trình rất chặt chẽ, với sự xác nhận của nhiều người, nhiều cấp đặc biệt là cấp cơ sở.
Vì thế, cùng với những hình thức kỉ luật ông Hồ Xuân Mãn, Ban bí thư cũng chỉ đạo kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan đến việc xét danh hiệu AHLLVTND của ông Mãn.
Về pháp lý, chắc chắn sự việc sẽ được giải quyết triệt để. Song nghĩ về một chữ tình không thể không cảm thấy xót xa.
Để đi đến việc ông Mãn được công nhận là Anh hùng lực lượng vũ trang không phải là một ngày, một tuần mà hàng tháng, hàng năm. Cũng không phải một người biết mà nhiều người biết. Nhất là những người gần gũi với ông Mãn, trực tiếp ký xác nhận cho ông Mãn.
Hình như tất cả trong số họ không ai can ngăn người thủ trưởng, người đồng chí của mình. Thậm chí, chắc chắn trong đó không ít kẻ còn a dua, nịnh nọt đẩy tiếp thủ trưởng của mình vào con đường tội lỗi. Để rồi giờ đây, nhìn thủ trưởng của mình thân bại, danh liệt liệu họ có hả hê, vui thú?
Và có lẽ đó cũng là mất mát lớn nữa trong vụ việc này.
Bùi Hoàng Tám
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
blog này đăng ngày 5/1/2014. Chỉ là ăn theo các báo. Cũ rích, có gì mà bàn với luận.
Trả lờiXóaThành tích của Hồ Xuân Mãn sau hơn 40 năm mới kê khai...thế thì cái nào cũ rích hơn...?
XóaĐã khai gian, khai khống...mà còn leo lẽo...quanh co...nhảy như cái lò xo...
Hỗm rày đọc những tin tức về tội phạm ở Sài Gòn (và VN nói chung) thấy hơi sợ sợ. Thời đại này ra đường là có thể có nguy cơ bị hành hung hay thậm chí bị giết chết. Có khi những cái chết rất vô duyên và vô lí. Có khi chỉ vì một cái nhìn cũng bị gây sự và … chết. Nếu chỉ một vài trường hợp cá biệt thì khó nói gì, nhưng đằng này những sự kiện như thế xảy ra khá thường xuyên từ Bắc chí Nam, nên không thể nói là ngẫu nhiên được. Không ngẫu nhiên tức là có hệ thống. Nhiều người nhận định rằng VN đang trong thời mạt vận?
Trả lờiXóaTôi cứ bị ám ảnh bởi câu nói của bà mẹ của tên tướng cướp chặt tay người để cướp điện thoại. Bà ấy nói đại khái là tụi bây ăn ngập đầu, còn con tao chỉ vì cái điện thoại mà phải bị tử hình. Có thể chúng ta không đồng ý với cách nhìn và so sánh của bà, nhưng ít ra câu đầu thì bà có nhiều người đồng tình. Bất công xã hội có thể dẫn đến những hệ quả khôn lường.
Chuyện VN ngày nay làm tôi nhớ đến chuyện bên Tàu thời Đường. Có lẽ nói không ngoa rằng thời Đường là thời hưng thịnh nhất trong lịch sử Tàu, một phần nhờ du nhập Phật giáo, nhưng một phần nhờ vào minh quân là Đường Thái Tông. Ông này khởi đầu sự nghiệp cũng thuộc vào loại “kinh khủng”, giết cả anh em ruột dám thách thức ngôi báu của ông, đem binh đi xâm lấn hết nơi này đến nơi khác. Nhưng đùng một cái, giống như Trần Nhân Tông bên ta, Thái Tông từ bỏ chiến tranh, đuổi hết cung nữ, quay về với sự học và tập trung xây dựng kinh thành Trường An. Có một câu ông nói làm tôi nhớ hoài là “Soi gương bằng đồng thì chỉ sửa lại được mũ tóc; soi gương tiền nhân thì có thể đoán trước được lúc nào quốc gia thịnh hay suy”.
Kinh thành lúc đó mới sau chiến tranh nên khá loạn và tội phạm rất nhiều. Các đại thần tâu với Thái Tông là nên ra luật pháp thật nghiêm để trừng trị tội phạm. Nhưng Thái Tông nghĩ khác, ông cho rằng tội phạm bắt nguồn từ sưu cao thuế nặng, quan tham nhũng và hối lộ, và không nghĩ đến dân. Ông nói: “Giảm chi tiêu đi, giảm thuế cho dân đi, dùng những quan lại liêm khiết, lo cho dân đủ ăn đủ mặc, như vậy diệt được trộm cắp công hiệu hơn là dùng những hình phạt nghiêm khắc nhất”.
Câu nói của Đường Thái Tông hơn 1600 năm trước xem ra rất thời sự ở VN ngày nay. Người Việt hiện nay chịu đủ thứ loại thuế và phí (một số phí rất vô lí). Quan tham thì ngay cả Chủ tịch Nước cũng phải thốt lên là như “bầy sâu”. Không ngạc nhiên khi khoảng cách giữa người nghèo và giàu càng ngày càng lớn. Đó là môi trường lí tưởng cho tội phạm, vì họ nghĩ các ông ăn được thì tôi cũng phải ăn được, có khác chăng là phương tiện thôi (giống như suy nghĩ của bà mẹ của tên tướng cướp nói). Đặt ra điều luật khắt khe hay bỏ tù tội phạm thường được các quan chức lãnh đạo ưa dùng vì nó đơn giản và gọn, nhưng sẽ không giải quyết được cái gốc của vấn đề. Làm như lời khuyên của Đường Thái Tông thì rất khó nhưng làm như thế mới giải quyết được cái gốc của vấn đề.
Một thông tin sốt dẻo nhất là ông Nguyễn Ngọc Thiện – Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa giật giải Nhì về đấu golf 18 lỗ ở Lăng Cô, càng giảm lòng tin cho dân địa phương. Với cương vị một quan đầu tỉnh, có trăm công nghìn việc mà lại dành thời gian đi chơi gôn để dành giải cao như vậy thì hỏi còn tâm sức đâu lo cho dân. Hèn nào mà trong bảng xếp hạng về cải cách hành chính năm 2013 vừa qua, Thừa Thiên – Huế chỉ đứng thứ 41 về chỉ số Par Index, thuộc loại dưới trung bình của cả nước rồi.
Trả lờiXóaCác quan chức của ta ăn chơi thật!
Theo kết quả PAR Index 2013, có 7 bộ tụt hạng so với năm 2012, bao gồm: Bộ Tư pháp, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thanh tra Chính phủ, Thông tin và truyền thông, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ủy ban dân tộc.
XóaTrong khi đó, 9 bộ khác được nâng hạng, bao gồm: Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Bộ Y tế.
Có 3 tỉnh, thành phố vẫn giữ nguyên vị trí thứ hạng đó là Đà Nẵng xếp thứ nhất, Thừa Thiên Huế xếp hạng số 41 và Bắc Kan xếp thứ 58.
Kính thưa anh Thiện :Mấy bửa ni lòng dạ em cứ sôi sùng sục không biết răng mà báo này đăng cái vụ anh vất vả đánh GÔN để xúc...,đầu tư cho tỉnh nhà,thấy anh phân bua được câu hay em đã mừng(B/T tỉnh ủy mà không biết chơi GÔN HỌ CƯỜI CHO),tưởng mọi người đã mỗi lòng của về trách nhiện người đứng của tỉnh về sự no ấm nuôm dân.Ai dè họ lại đăng tiếp nhiều bài nữa,bực quá.Theo em anh nên họp báo công khai kết quả thu được từ đợt xúc tiến thông qua giải đấu GÔN vừa rồi ở LAGUNAđể mọi người rỏ,đồng thời phát động phong trào chơi gôn trong toàn tỉnh,qua đó anh đã gián tiếp giúp mấy em có việc lam ổn định.Chúc anh khỏe để phát triển ngành DU LỊCH GÔN
Trả lờiXóaMột người Pháp, một người Mỹ và một người VN tranh luận xem Adam và Eva là nguời nước nào .
Trả lờiXóaNguời Pháp :
– “Trần truồng và trụy lạc ngay truớc mặt Thượng đế như thế, chỉ có thể là dân Pháp”.
Nguời Mỹ :
– ” Yêu tự do đến mức lẽ ra có thể sống hạnh phúc, chỉ cần đừng đụng đến trái táo, vậy mà họ vẫn không chịu nổi sự cấm đoán đó thì chỉ có thể là dân Mỹ “.
Nguời VN lúc ấy mới lên tiếng :
– ” Quần áo chẳng có, nhà cửa chẳng có, thậm chí đến ăn một trái táo cũng bị cấm, thế mà vẫn bảo là sống trên thiên đuờng thì chỉ là dân VN !!! “.
Chuyện đánh gôn ở laguna (thay tu sĩ bằng quan chức nhá)!
Trả lờiXóaMột đại gia mời một một tu sĩ đi đánh gôn. Cú đánh đầu tiên hụt, ông đại gia kêu lên:
- Trời ơi, hụt!!!
Vị tu sĩ liền nói:
- Thí chủ đừng kêu Trời như vậy, sẽ bị thiên lôi nổi giận mà đánh đấy.
Đến phát thứ hai hụt, ông đại gia lại kêu lên:
- Trời ơi, hụt!!!
Vị tu sĩ bèn can lần nữa:
- Thí chủ đừng kêu nữa, kêu lần nữa sẽ bị sét đánh đấy.
Phát thứ ba hụt, ông ta lại kêu lên:
- Trời ơi, hụt!!!
Đột nhiên có tiếng nổ rất to, mọi người quay lại thì thấy vị tu sĩ bị sét đánh cháy đen thui.
Bỗng từ trên trời có tiếng nói rất to vọng xuống:
- TRỜI ƠI, HỤT !!
Tin vui nhà đâu tư đã đăng ký dản xuất banh nỉ và vượt tại tiểu KCN Hương sơ T/P Huế
Trả lờiXóabáo petrotimes cũng đưa tin thành tích của anh Thiện đánh gôn ,không khéo họ sắp đầu tư kho xăng ngầm y Quảng ngãi,TTH giàu đến nơi rồi
Trả lờiXóaQuan chức không được tham gia CLB golf
Trả lờiXóaTheo Luật Chống tham nhũng Trung Quốc, quan chức, công chức không được phép gia nhập các tổ chức xã hội như hiệp hội thương mại hay phòng công nghiệp, chỉ trừ những tổ chức từ thiện. Luật này trước đây không áp dụng đối với các CLB golf. Tuy nhiên, việc nhiều quan chức Nhà nước tham gia vào các CLB golf khiến dư luận bất bình và buộc Chính phủ phải hạ lệnh cấm quan chức chơi golf.
Lệnh cấm này bắt nguồn từ một sự kiện hồi năm 2010 tại TP Ôn Châu (tỉnh Chiết Giang), khi đó, hàng chục quan chức địa phương đã tham gia vào một CLB golf.
Chính quyền TP Ôn Châu đã phải buộc 30 quan chức thành phố chấm dứt vai trò là thành viên một CLB golf. Trước đó, khi Hiệp hội golf Ôn Châu (WGA) được thành lập, một tờ báo địa phương đã dành cả 1 trang quảng cáo để chúc mừng sự kiện này. Trang web của WGA còn đăng tải đầy đủ tên tuổi, địa vị của 30 quan chức địa phương là thành viên hiệp hội. Trong đó phải kể đến phó chủ tịch thành phố, phó chủ tịch ủy ban thường trực hội đồng nhân dân, phó tổng thư ký ủy ban kiểm tra kỷ luật... Danh sách này sau đó được đưa lên trang web tianya.com, khiến cộng đồng nổi giận.
CHƠI GÔN
Trả lờiXóaCỏ non mơn mởn nắng hây hây
Bi trắng gậy dài ngó thiệt oai
Nghía tới nghía lui quất cái ót
Lỗ tròn lỗ méo tọt vô ngay
Nghề chơi cũng lắm công phu đấy
Phí tổn càng nhiều ngân lượng đây
Dám hỏi lương còm dăm bảy cọc
Bạc đâu xài xộp vậy quan ngài.
Theo ông Lê Kiên Thành - Phó chủ tịch thường trực hiệp hội Golf Việt Nam: người chơi đóng ngay một khoản tiền từ 40.000 đến 60.000 đô la Mỹ (USD) để làm thành viên của sân Gôn. Sau đó tiền chi cho mỗi lần chơi tính gộp cả năm khoảng 3.600 USD. Tiền mua bóng, giày dép, quần áo cả năm tốn hơn 5.000 USD.
Giải buồn
Trả lờiXóaCớ sao quan chức thích sân gôn ?
Họ bảo đến đây để giải buồn !
Chẳng trúng lổ này vào lỗ khác
Không đem bồ nhí bắt chim non
Rượu chiều thả sức mà lai láng
Gái cúng buông phanh cứ dập dồn
Ruộng mật cỏ chùa hương ngọt lịm
Máu mê đâu chịu phớt lờ…ồn
A ĐẾN Z
Quan chức nhà ta thích đánh gôn
Lý do không chỉ giải cơn buồn
Ung dung vung gậy bên hồ nước
Thanh thản dạo chân thảm cỏ non
Xả stress thần kinh đang…sắp đứt
Thoát ra công việc cứ luôn dồn
Tiền chùa thoải mái chơi…dân chịu
“A đến Z” đâu? tiếng cứ ồn!
CHỜ ...
Lỡ trót vô hàng lại ghét gôn
Hẳn trông mỏi mắt quá nên buồn
Sắp hồi cho đứng vê banh nhỏ
Sau sẽ ban nằm vuốt cỏ non
Còn sức còn chơi mời đấy xả
Thừa hơi thừa thứ cứ đây dồn
Thiên đường đã hứa vầy gì nữa
Sốt ruột chờ phiên chớ réo ồn
MỐT THỜI THƯỢNG
Ten nís xưa rồi , mốt mới “gôn”
No cơm ấm cật giải khuây buồn
Hết trò tiêu khiển nơi thành thị
Tìm thú chơi bời ở núi non
Điếu đóm tung hê anh thỏa chí
Chân dài thết đãi bác vui dồn
Quân cơ việc nước cha nào chết
Cứ lặng mà chơi chớ dại ồn
MẤT CHI
Họ bảo nhau rằng phải trúng gôn
Đánh không trúng lỗ có mà buồn
Đánh cho trúng đích dù còn yếu
Phải đá cho vào dẫu đá non
Rượu uống tì tòm không sợ hết
Gái non bì bõm mệt no dồn
Ruộng ,vườn, ao ấy dân lo ấy
Có mất chi đâu sợ mất… ồn.