Dương Tự Trọng bị đề nghị 18 - 20 năm tù giam, mức án cao nhất
của khung hình phạt. Trước đó, anh trai ông - cựu Chủ tịch Vinalines -
bị tuyên phán mức án tử hình.
>> Ông Nguyễn Bá Thanh dự phiên tòa xử Dương Tự Trọng
>> Đề nghị khởi tố người “mật báo” để Dương Chí Dũng bỏ trốn
Dương Tự Trong và Dương Chí Dũng tại tòa.
Dù ông Dương Tự Trọng có đọc thơ trước vành móng ngựa hay không thì thiên hạ vẫn đọc thấy ở ông một bi kịch.
Gia đình họ Dương là "danh gia vọng tộc" đất cảng. Khỏi phải bàn, từ
địa vị của cha ông Dương Tự Trọng, đến anh trai ông, đến ông, đều là
người có quyền lực. Danh gia vọng tộc không phải là trí thức, sĩ phu,
khoa học, nghệ thuật, mà là có quyền và có tiền.
Nhưng vì có quyền và có tiền mới có hậu quả của ngày hôm nay. Nếu như
không cậy vào quyền, vào tiền, thì chắc chắn Dương Tự Trọng và Dương
Chí Dũng không nghĩ đến việc bỏ trốn. Hành trình tẩu thoát của Dương Chí
Dũng dưới bàn tay đạo diễn của Dương Tự Trọng cho thấy họ có tiền, có
quyền, điều khiển luôn cả các tay chân trong giới giang hồ. Bàn tay
quyền lực của Dương Tự Trọng không phải chỉ điều hành vài tay chân trong
nội bộ mà còn với ra cả "xã hội đen".
Nhưng quyền lực có sự nguy hiểm của nó, bởi vì sự hãnh tiến và tham
vọng sẽ rất dễ dẫn dắt con người đi quá giới hạn quyền lực cho phép. Ông
Dương Tự Trọng đã đi quá giới hạn đó. Đương nhiên, Dương Chí Dũng cũng
đã có những bước đi sai lầm.
Hãy nhìn vào đất cố đô để thấy một chân dung khác - ông Hồ Xuân Mãn -
nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dân Huế từng cho rằng "đất
cố đô có vua" để nói về quyền lực của ông Hồ Xuân Mãn. Ông đã dùng
quyền để làm nhiều thứ, trong đó có việc biến ông thành anh hùng.
Cho đến nay, Hồ Xuân Mãn đã từ người quân tử thành kẻ tiểu nhân, từ
bậc anh hùng thành kẻ hèn trong mắt thiên hạ. Ông đã sai lầm vì ông có
quá nhiều quyền lực. Nguy hiểm hơn, quyền lực giao cho ông quá lớn so
với trí tuệ và đức độ của ông. Xài quyền lực không phải dễ như xài tiền.
Câu chuyện đang diễn ra tại phiên tòa xét xử cựu quan chức công an
Dương Tự Trọng và phiên tòa lương tâm với thẩm phán nhân dân đang xét xử
ông Hồ Xuân Mãn là tiếng chuông cảnh báo cho những kẻ cậy và lạm dụng
quyền lực.
Theo Lê Thanh Phong
Lao Động
Hồ Xuân Mãn đã từ người quân tử thành kẻ tiểu nhân, từ bậc anh hùng thành kẻ hèn trong mắt thiên hạ. Ông đã sai lầm vì ông có quá nhiều quyền lực. Nguy hiểm hơn, quyền lực giao cho ông quá lớn so với trí tuệ và đức độ của ông. Xài quyền lực không phải dễ như xài tiền.
Trả lờiXóaLẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Trả lờiXóaChúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước, đứa mua quan
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp, người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non
Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người.
Hai mươi năm vào tỉnh ủy,,,Hồ Xuân Mãn làm thay đổi theo hướng xấu của một thế hệ cán bộ Thừa Thiên Huế...
Trả lờiXóaHồ Xuân Mãn làm bí thư tỉnh ủy, ủy viên trung ương đảng 2 nhiệm kỳ, cho nên dân Huế nói đến Hồ Xuân Mãn là đụng tới quyền lực và tiền. Ai còn lạ gì, để giải quyết công việc, Hồ Xuân Mãn thường vỗ ngực mình nói với đàn em: '' Đảng là ai? Đảng là tao đây. Thường vụ cũng là tao''. Nổi tiếng nhất là vụ Hồ Xuân Mãn dùng quyền để làm báo cáo xin phong tặng AHLLVTND.
Trả lờiXóaÔng Hồ Xuân Mãn, có thể con, em, cánh hẩu của ông có năng lực, được đào tạo nhưng thăng chức cho con, em mình từ 2 tới 5 lần trong 2 năm thì không thể không nói ở đây không có sự lạm dụng, chỉ nêu một vài trường hợp điển hình để chứng minh sự vận dụng quyền lực trong khâu đề bạt cán bộ như Nguyễn Văn Phương con rể GĐ sở KH&ĐT, Hồ Xuân Phán GĐ sở TT&TT, Hồ Xuân Phương TPCSGT em ruột, Dương Tiến Anh GĐ TRT anh con dì, Trần Công Phú em cô cậu PGĐ sở Ngoại vụ… Đối với phe nhóm thân hữu điển hình như Hà CNUBKTTU, Trân BQL các KCN, Sơn GĐ sở TC, Khanh CVPUBND tỉnh , Vang GĐ sở NN&PTNT, Hồng GĐ Hải Quan, Thắng PVPUBND tỉnh… Chắc chắn, không một cán bộ, công chức nào không có dây mơ, rễ má mà lại được bổ nhiệm nhanh, ở vào toàn những vị trí đáng mơ ước như vậy.
Trả lờiXóaBình tĩnh nhìn lại công tác cán bộ ở tỉnh ta trong 2 nhiệm kỳ ông Hồ Xuân Mãn làm BTTU, mới thấy rằng chúng ta đang có khoảng cách lớn trong ý thức tôn trọng và thực thi pháp luật, chí ít là ở khâu tổ chức, sử dụng con người, một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của bộ máy Đảng và Nhà nước.
Theo nhân tướng học (nhìn vào khuôn mặt) thì Mãn là kẻ tiểu nhân, độc đoán, chuyên quyền, háo sắc...
Trả lờiXóaThiện là anh nông dân cù lần, cần cù bù thông minh, nông cạn hời hợt, thù dai...
Lãnh đạo như thế thì bao giờ Thừa Thiên Huế mới phát triển lên được ???
Còn eng Nguyễn Bã Thanh là tướng quân tử võ biền, nói là làm và đã làm là làm cho bằng được. Vì thế Đà Nẵng luôn dân đầu cả nước trong nhiều lĩnh vực; chỉ tiếc cho eng Thanh là thua Mãn không đạt được danh hiệu Bí thư tỉnh ủy tiêu biểu học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh; thua Thiện không đạt được giải gôn nào cả.
Nguyễn Hữu Trân còn được Mãn bốc lên tận trời. Trước giải phóng, Trân chỉ là một anh thợ mộc, trình độ văn hóa mới học xong cấp II, nhưng là liên toán trưởng nhân dân tự vệ, cầm súng của địch bảo vệ Nội thành, được chính quyền ngụy đánh giá là một người lính tin cậy. Sau giải phóng, làm thế nào đó, Trân trở thành cán bộ cốt cán của phường Thuận Hòa, rồi được bầu làm bí thư phường, Mãn cho Trân làm phó giám đốc Sở thương mại, kiêm cục trưởng Cục quản lý thị trường. Chưa hết, không lâu sau, Nguyễn Hữu Trân được Mãn đưa về thay đồng chí Nguyễn Thị Thúy Hòa. Phó chủ tịch UBND tỉnh, tỉnh ủy viên của tỉnh làm trưởng ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh. Thúy Hòa nhận lệnh mà không được báo trước một lời...
Trả lờiXóaTrân còn từng làm Giám đốc Sở thương mại; khi Sở Công nghiệp và Sở Thương mại nhập vào nhau thì Trân không cạnh tranh nổi với Võ Phi Hùng vốn là con của cây đà, cây đề Vũ Thắng nên chỉ được làm Phó; Trân lại ỷ vào Mãn trạng trạng nên ở Sở Công thương ai cũng ghét tìm cách chơi Trân nên Trân phải bỏ của chạy lấy người. Cầu cứu Mãn nên mới được đưa sang làm Trưởng ban quản lý các KCN.
Trả lờiXóaNghe mấy người làm ở Ban kể khi Mãn chưa bị gì mỗi lần trà lá với anh em Trân lại xoa bụng nói ngày qua mới nhậu với đại ca xong, bụng đang râm đau. Trình độ vốn cấp II nhưng cũng chạy được Chuyên viên cao cấp thì có ai bằng. Nếu ai không tin cứ về hỏi thì biết Trân viết chính tả còn sai nên phải nhờ nhân viên chỉnh sửa.
tốt rôi
Trả lờiXóathiện về chưa em ,nhớ xử lý mấy lùm xum kẻo không còn nốt 1% uy tín còn sót lại của em:cho qua vụ anh MÃN,cho qua vụ thi GÔN,cho qua vụ tỉnh lên THÀNH PHỐ ,tập trung tổ chức thực hiên vụ tắm nươc khoáng,hát hò,uống trà đọc thơ ĐÔI DÉP hát HUẾ KHÔNG MƯA...để giử gìn sức khỏe cho nhiệm kỳ2
Trả lờiXóaĐã từ lâu, các tổ chức quốc tế không tin vào những con số thống kê của VN do các cơ quan Nhà nước sản xuất và cung cấp. Chẳng hạn như con số thất nghiệp (1.84%) gần đây gây ra nhiều tranh cãi, nếu không muốn nói là khó tin. Càng khó tin hơn khi người ta trình làng con số 80% người dân hài lòng về dịch vụ công. Trời ạ!
Trả lờiXóaTrong cái môi trường tham nhũng và nhũng nhiễu tràn lan như VN mà 80% người dân hài lòng với dịch vụ công! Nhưng sốc nhất có lẽ là con số chỉ 1 người không trung thực trong số 1 triệu người kê khai tài sản. Nhưng những con số đó nó có mặt và cứ như là cười cợt và thách thức dư luận công chúng.
Không phải người nước ngoài không tin con số thống kê của VN, mà ngay cả người trong nước cũng không tin. Cách đây không lâu, Thủ tướng Chính phủ, khi bình luận về con số GDP của các tỉnh, ông nói: "Cách tính GDP của các tỉnh thành hiện nay không xác thực, không đúng thực tế và so với quốc tế thì không giống ai cả".
Đúng là chẳng giống ai về định nghĩa. Định nghĩa "thất nghiệp", một quan chức thuộc Viện Nghiên cứu khoa học và xã hội, nói: "Một người không có việc có thể lấy xe máy đi chạy xe ôm, làm gánh rau lên chợ hoặc ra chợ người ngồi đấy, ngày hôm đấy người ta kiếm được một suất thì người ta không thất nghiệp". Tôi không làm về kinh tế, nhưng nghe qua cách lí giải đã thấy ... vô lí. Nếu tôi bị mất việc toàn thời gian, phải đi gánh rau bán hay lái xe ôm thì chỉ là tạm thời, chứ tôi vẫn tìm việc làm. Chính việc "tôi đang tìm việc làm" phản ảnh tôi đang thất nghiệp. Do đó, ở nước ngoài người ta định nghĩa [chung] về người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động đang không có việc làm và tích cực tìm việc làm trong 4 tuần qua. Với định nghĩa đó, Úc có tỉ lệ thất nghiệp khoảng 4-6% (tuỳ tháng và năm). Tôi chưa nghe nước tư bản "giãy chết" nào có tỉ lệ thất nghiệp dưới 2%.
Con số thống kê là sản phẩm của hoạt động xã hội. Nói đúng ra, nó là sản phẩm của con người. Mà, con người thì có lựa chọn, nên con số thống kê có khi cũng là sản phẩm của những lựa chọn. Tôi có thể nói tỉ lệ người dân hài lòng với dịch vụ công là 80% nếu tôi đặt câu hỏi theo ý của tôi mà tôi không cho người trả lời nhiều lựa chọn. Chẳng hạn như kiểu lấy phiếu tín nhiệm Quốc hội, người ta chỉ cho người trả lời 3 lựa chọn "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", và "tín nhiệm thấp", mà không có lựa chọn "không tín nhiệm"! Dĩ nhiên, ai cũng biết đó là một trò gian lận rất thấp, nhưng người ta vẫn làm để có kết quả người ta mong muốn.
Đến con số GDP mà các tỉnh thành còn làm "không giống ai" như Thủ tướng nói thì đủ biết các quan chức chẳng xem đạo đức nghiệp vụ và sự trung thực ra gì. Thủ tướng mà còn nói như thế, chẳng khác gì ông nói quan chức các tỉnh ... nói dóc. Nên nhớ rằng ông tổ cộng sản Lenin từng nói "Thống kê là tai là mắt của đảng", vậy mà người ta dám bịt mắt và bịt tai đảng bằng những con số thống kê dóc!
Cựu thủ tướng Anh Benjamin Disraeli từng so sánh con số thống kê với nói dóc. Ông nói: "lies, damned lies, and statistics" (láo, đại láo, và thống kê). Câu này hàm ý nói rằng người ta dùng con số thống kê để biện minh cho các lí giải kém thuyết phục. Câu nói của Disraeli vẫn còn tính thời sự ở VN: những con số tỉ lệ thất nghiệp 1.84% hay 80% hài lòng với dịch vụ công chỉ là những biện minh cho những lí giải quá yếu.
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là danh hiệu vinh dự cao nhất của Nhà nước Việt Nam phong tặng hoặc truy tặng cho các cá nhân "có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có đạo đức, phẩm chất cách mạng" và những tập thể "có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nội bộ đoàn kết tốt; tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh."
Trả lờiXóaĐể động viên, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, từ năm 1951, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Hội Liên Việt chủ trương tổ chức Đại hội liên hoan anh hùng và chiến sĩ thi đua để khích lệ và tuyên dương những tấm gương tiêu biểu trong chiến đấu và lao động sản xuất. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức 19 tháng 5 năm 1952 tại căn cứ địa Việt Bắc. Tại Đại hội này, ông Trường Chinh, với tư cách là Tổng Thư ký Đảng Lao động Việt Nam đã có bài phát biểu "Thi đua ái quốc với chủ nghĩa anh hùng mới" và ông Hồ Viết Thắng, thay mặt Chính phủ và Mặt trận báo cáo tình hình thi đua ái quốc trước Đại hội, nêu khái niệm đầu tiên về danh hiệu anh hùng chiến đấu và anh hùng lao động. Một số gương tiêu biểu cũng được giới thiệu báo cáo trước Đại hội.
rà soát tài sản của cán bộ từ cấp xã trở lên ,nên chọn mỗi vùng tỉnh,mỗi tỉnh chọn vài xã ,ngành sớ để kiểm tra.trung ương cũng chọn vài BỘ,thành phần phải có đại diện DÂN,đất đai,tiền, nhà, rừng ẩn dấu nhiều lắm
Trả lờiXóa“Dột từ nóc dột xuống”
Trả lờiXóa13 năm thực hiện chủ trương kê khai tài sản quan chức đã chỉ biến thành một trò hề - trắng trợn bởi nền hành pháp và cay nghiệt cho mỗi người dân.
Dân Trí – một trong những trang báo điện tử nhà nước có lượng truy cập lớn nhất ở Việt Nam – cũng phải mát mẻ: Một số liệu cực kỳ hiếm thấy, đáng ghi vào Kỷ lục Guinness, đó là tỉ lệ xấp xỉ 1/1.000.000 về sự trung thực được nêu trong Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Uỷ ban Tư pháp ngày 15.9/2014.
Cụ thể, trong số 944.425 trường hợp kê khai tài sản thu nhập năm 2013, chỉ có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh và 1 người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực.
Vào năm 2013, khi đánh giá về tình hình thực hiện việc kê khai tài sản công chức ở Việt Nam, bà Lê Hiền Đức, Công dân chống tham nhũng, người đoạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế chỉ thở ra: “Khi nghe thấy thông tin sẽ kiểm kê tài sản của cán bộ cao cấp, trung cấp tôi đánh giá rất cao. Tôi nghĩ rằng phen này sẽ cháy nhà ra mặt chuột. Nhưng thực tế tôi chưa thấy một lần kiểm kê tài sản của ai cả. Rất nhiều cán bộ, năm bảy biệt thự hoàng tráng, chứ không phải là một vài cái nhà. Chúng tôi gọi là dột từ nóc dột xuống”.
Một ngàn và trăm triệu
Thực ra, chủ đề kê khai tài sản công chức đã được đặt ra từ đại hội đảng IX năm 2001. Tuy nhiên thời gian đã trượt qua hơn một con giáp mà tình hình vẫn giậm chân tại chỗ.
Việc kê khai hiện nay chỉ dựa vào ý thức tự giác của người phải kê khai, trong khi những người trực tiếp đi xác minh tài sản lại chủ yếu là những người trong cùng đơn vị.
Ý thức tự giác của những người có chức có quyền thấp, vì chỉ cần nhìn vào hố phân hóa thu nhập xã hội khủng khiếp ở Việt Nam là có thể đánh giá.
Việc công khai tài sản cũng không hề được minh bạch trên báo chí theo bất cứ chủ trương nào. Một số cơ quan chính quyền cho rằng việc công khai trên báo chí lại liên quan đến quyền tự do cá nhân được quy định trong hiến pháp.
Một thực tế là người khai man hay xác minh sai đều không chịu bất cứ hình thức kỷ luật nào. Mặt khác, tình trạng những người có chức, có quyền nhờ người thân đứng tên tài sản càng khiến người dân không tin vào chủ trương kê khai tài sản.
Trong khi đó, dư luận người dân đã đồn đoán về tài sản của nhiều quan chức lên đến hàng trăm triệu USD cho mỗi đầu quan, trong khi thu nhập của gia đình nông dân còn rất thấp.
làm gì có nóc mà dột,hãy cho kiểm tra các vị thường vụ ở tất cả các cấp ủy ,lãnh đạo phòng ban nghành ,sở,xấu tốt lòi ra hết., rà từng thửa đất lô rừng nhà phố ., nhà đất đô thị lớn đều có của các quan tỉnh lẻ,đã rà thì phải truy đến cùng nó là của ai tiên đâu mà mua ,thu nhập khác thì thuế má chưa,công tâm là làm ra sự thật
Trả lờiXóaViệt Nam xếp thứ 116 trên tổng số 177 nước trong bảng đánh giá hàng năm về tham nhũng trong khu vực công của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.
Trả lờiXóaNăm ngoái Việt Nam xếp thứ 123 trên tổng số 176 nước trong bảng xếp hạng này, với số điểm không đổi là 31/100.
Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận về mức độ tham nhũng trong khu vực công.
Minh bạch Quốc tế nói Chỉ số của họ tìm hiểu cảm nhận về tham nhũng của những người ở vị trí có thể đưa ra đánh giá về tham nhũng trong khu vực công.
Họ gọi đây là phương pháp “đáng tin cậy nhất” để so sánh mức độ tham nhũng một cách tương đối giữa các quốc gia.
Năm nay, Tây Ban Nha sụt 6 điểm, xếp thứ 40 sau khi chứng kiến nhiều bê bối liên quan tiền chuyển cho chính khách và gia đình hoàng gia.
Chỉ có Syria, đang hứng chịu nội chiến, mất nhiều điểm hơn trong khảo sát năm nay của tổ chức đặt ở Berlin.
Đan Mạch và New Zealand cùng dẫn đầu với 91/100 điểm.
Anh xếp thứ 14, so với hạng 17 năm ngoái, với 76/100 điểm.
Mỹ xếp thứ 19 và Trung Quốc 80, không đổi so với năm ngoái.
Nga cải thiện chút ít, với vị trí 127 so với 133 năm ngoái.
Các vị trí chót bảng vẫn là Somalia, Bắc Hàn và Afghanistan.
Tại Tây Ban Nha, cựu thủ quỹ của Đảng Nhân dân cầm quyền nói với quan tòa rằng ông ta đã chuyển tiền tài trợ từ các công ty xây dựng vào túi giới chính trị gia.
Bản thân ông ta có gần 50 triệu euro trong một tài khoản ở Thụy Sĩ.
Con rể của nhà vua cũng bị truy tố trong năm nay vì biển thủ quỹ công.
“Tham quyền cố vị” là cố tật của không ít quan chức. Tìm mọi cách để giữ cho được cái ghế của mình, kể cả khi bản thân không phù hợp, hoặc hiệu quả công việc không tương xứng với cái quyền của họ.
Trả lờiXóaChạy tiền để giữ chiếc ghế, chạy tuổi để “trẻ” lui dăm ba năm, cũng chỉ vì nuối tiếc cái ghế.
Đến khi chạy không được, khư khư giữ cái ghế không xong thì họ giữ căn nhà, biệt thự. Nhiều người đã về hưu nhưng quyết không trả lại nhà công vụ cho nhà nước. Lòng tham che lấn lòng tự trọng của con người.
Không phải họ nghèo đến nổi không có chỗ trú thân phải bám cái nhà công vụ. Họ có tiền, có biệt thự, căn hộ, trang trại, nhưng đã tham thì biết mấy cho đủ. Họ cứ nghĩ nhà của nhà nước là của chùa, phải tìm cách chiếm, từ từ “để lâu C… trâu hóa bùn”, chờ cơ hội làm của riêng. Nhà nước đụng đến thì nêu lý do, kêu nghèo, kể khổ. Không kể khổ thì kể công, bao nhiêu năm cống hiến, đóng góp vô vàn thành tích cho dân cho nước, chẳng lẽ cái biệt thự cũng không được giữ.
Hàng trăm biệt thự công, nhà công khắp nơi bị cán bộ đã về hưu chiếm giữ không trả lại nhưng chưa có biện pháp giải quyết. Đây là khối tài sản rất lớn của nhà nước, mỗi ngày bị chiếm dụng là một khoản tiền bị mất đi. Ai cũng có thể tính được, nếu như số tài sản này đưa vào kinh doanh, thì sẽ thu lại nguồn tiền đáng kể cho ngân sách. Có những biệt thự, khu nhà ở các vị trí đắc địa, nếu cho thuê hoặc bán cho các tập đoàn làm nhà cao tầng kinh doanh, thì nguồn lợi đó không chỉ cho nhà nước, cho doanh nghiệp mà còn cho cả xã hội.
Thử hình dung, nếu các khu nhà, biệt thự công bị cơi nới, bị biến dạng do chắp vá các công trình phụ, được sửa chữa thành những khu nhà, biệt thư khang trang hay đập bỏ xây dựng thành các building hiện đại, thì bộ mặt đô thị sẽ đẹp hơn, tráng lệ hơn, khai thác có ích hơn.
Thế nhưng, không làm được vì lòng tham của các quan chức ngăn cản. Vì người có lòng tham là quan chức, cho nên có sự cả nể, không dám mạnh tay xử lý. Đã là cán bộ có nhà công vụ to như vậy thì chức của họ hẳn không nhỏ. Khó vậy đấy.
Tuy nhiên, phép nước thì không thể không thực thi, dù đó là ông quan hay người dân. Cứ so sánh một chuyện thôi sẽ thấy, cũng chuyện đất đai, nhà cửa, nếu người dân không chấp hành lệnh giải tỏa, di dời thì bị cưỡng chế. Vậy tại sao lai không mạnh dạn cưỡng chế các quan chức chiếm dụng nhà công hoặc nêu đích danh tên quan “tham” lên báo chí? Dân sẽ rất ủng hộ nếu như nhà nước cưỡng chế cán bộ tham lam ra khỏi nhà công vụ.
Trước khi cưỡng chế, thử áp dụng cách của Ấn Độ xử với các quan chức không trả nhà công vụ ở Thủ đô New Delhi, cắt điện, cắt nước là xong ngay.
Cũng xin nêu lại phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại buổi tiếp xúc cử tri TPHCM năm 2012: “… khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, tôi xin nguyện rằng sẽ không lấy cái vi-la nào đâu, kể cả khi về hưu dứt khoát tôi không lấy thêm một mi li mét vuông đất nào của Đảng, của nhà nước…”
Mong các ông quan tham đọc và suy nghĩ lời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Ở trường hợp ông Hồ Xuân Mãn, có thể người ta tin con, em, cánh hẩu của ông có năng lực, được đào tạo nhưng thăng chức cho con, em mình từ 2 tới 5 lần trong 2 năm thì không thể không nói ở đây không có sự lạm dụng, chỉ nêu một vài trường hợp điển hình để chứng minh sự vận dụng quyền lực trong khâu đề bạt cán bộ như Nguyễn Văn Phương con rể GĐ sở KH&ĐT, Hồ Xuân Phán GĐ sở TT&TT, Hồ Xuân Phương TPCSGT em ruột, Dương Tiến Anh GĐ TRT anh con dì, Trần Công Phú em cô cậu PGĐ sở Ngoại vụ… Đối với phe nhóm thân hữu điển hình như Hà CNUBKTTU, Trân BQL các KCN, Sơn GĐ sở TC, Khanh CVPUBND tỉnh , Vang GĐ sở NN&PTNT, Hùng PGĐCA, Hồng GĐ Hải Quan, Thắng PVPUBND tỉnh… Chắc chắn, không một cán bộ, công chức nào không có dây mơ, rễ má mà lại được bổ nhiệm nhanh, ở vào toàn những vị trí đáng mơ ước như vậy.
Trả lờiXóaBình tỉnh nhìn lại công tác cán bộ ở tỉnh ta trong 2 nhiệm kỳ ông Hồ Xuân Mãn làm BTTU, mới thấy rằng chúng ta đang có khoảng cách lớn trong ý thức tôn trọng và thực thi pháp luật, chí ít là ở khâu tổ chức, sử dụng con người, một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của bộ máy Đảng và Nhà nước.
Tại diễn đàn Phát triển Châu Á (ADF) tổ chức ngày 19/9/2014 tại Hà Nội, đại diện Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đánh giá Việt Nam sẽ mất 40 năm tức tới 2058 mới vượt ngưỡng thu nhập trung bình. Điều này phản ánh thực trạng kinh tế Việt Nam hay là một đánh giá quá bi quan.
Trả lờiXóaTheo Ngân hàng Thế giới, một quốc gia có thu nhập trung bình có nghĩa là lợi tức bình quân đầu người ở trong khoảng 1.000 USD đến 12.000 USD một năm. Tuy vậy Việt Nam mới chỉ bước vào các nấc thang đầu tiên của nhóm các nước thu nhập trung bình, vì người Việt Nam mới chỉ đạt GDP đầu người khoảng 1.900 USD. Đây là cách tính máy móc lấy tổng sản phẩm nội địa chia cho dân số.
Để người Việt Nam tiến tới mức GDP đầu người 12.000 USD/năm thì có lẽ đã quá tầm mơ ước của Đảng và Nhà nước Việt Nam; vượt qua ngưỡng này và bước vào câu lạc bộ các nước thu nhập cao vào năm 2058 được xem là một đánh giá có phần lạc quan chứ không phải bi quan.
Trả lời chúng tôi, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định rằng Việt Nam có thể bị ách tắc trong bẫy thu nhập trung bình. Ông nói:
“Hoàn toàn có thể xảy ra nếu không thực hiện cải cách thể chế, cải cách quyết liệt tạo sự bình đẳng sân chơi giữa các thành phần kinh tế; coi con người là nhân tố quyết định, cốt lõi là phải tạo ra năng suất cao. Hiện nay năng suất lao động so với thế giới và khu vực thì Việt Nam đứng vào loại thấp nhất. Đây là mối nguy hiểm tạo một rào cản rất lớn cho động lực phát triển kinh tế. Cho nên nếu tất cả những thách thức, những khó khăn tồn tại bất cập hiện nay nếu không được giải quyết, không được xử lý một cách quyết liệt triệt để, thì chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ còn tụt hậu, 40 năm nữa không những không thể đuổi kịp mà còn tụt hậu xa hơn nữa so với các nước trong khu vực.”
So với láng giềng Việt Nam tụt hậu khá xa, cụ thể năm 2013 Malaysia có GDP đầu người 10.514 USD, Thái Lan 5.779 USD. Những láng giềng này cũng đang nằm trong mức thu nhập trung bình, nhưng theo OECD Malaysia sẽ là quốc gia Đông Nam Á tiến lên nước thu nhập cao vào năm 2020, Thái Lan và năm 2031. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới có GDP đầu người 6.807 USD và có khả năng thoát ngưỡng thu nhập trung bình vào năm 2026.