Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Bào đệ ngẫu hứng


BÀO ĐỆ NGẪU HỨNG

Lon ton không học, chỉ chơi thôi,
Nghĩa vụ như ông, thật đã đời.
Đại úy, ghế ngồi trông chễm chệ,
Thua gì thiếu tướng, chút uy thôi.

Lon ton không học, chỉ chơi thôi,
Lạch bạch như ngang, cũng tới trời.
Gậy gỗ "trong tầm", tay ông quất,
Vốn là bào đệ, "tụi bay"-Tôi.

Lon ton không học, chỉ chơi thôi,
Anh cả tao đây, thế cả trời.
Tao ưa, tao muốn, là tao được,
Bọn bây loạng quạng, rách như chơi...



Cảnh sát giao thông là một trong bốn ngành tham nhũng nhiều nhất.
21/11/2012
Bốn ngành và lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng. Bên cạnh đó, bốn ngành ít tham nhũng nhất là bưu điện, báo chí, kho bạc và cảnh sát khu vực.
Thông tin trên được đưa ra tại Họp báo công bố Báo cáo kết quả khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Thế giới thực hiện, sáng 20/11.
Cuộc khảo sát quy mô này được tiến hành trên 5.460 người, trong đó có 2.601 người dân, 1.058 doanh nghiệp và 1.801 cán bộ công chức tại 10 tỉnh/thành và 5 bộ/ngành.
Kết quả điều tra cho thấy, tham nhũng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng và thu hút sự quan tâm của dư luận.
Đại bộ phận người dân trong mẫu khảo sát đều tin rằng tham nhũng phổ biến ở phạm vi cả nước. Có tới hơn 75% người được hỏi cho rằng tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng, 45% cán bộ công chức chứng kiến hành vi tham nhũng, 44% doanh nghiệp và 28% người dân trả chi phí không chính thức.
Tuy nhiên, điều tra cũng ghi nhận có 52% số doanh nghiệp có các hoạt động phòng chống tham nhũng, 43% người dân sẽ tố cáo tham nhũng và 85% số cán bộ công chức cho biết nhận thức về tham nhũng đã được nâng cao.
Đánh giá cao vai trò của báo chí, có tới 80% doanh nghiệp và cán bộ công chức cho rằng báo chí phát hiện ra tham nhũng trước khi cơ quan chức năng phát hiện, và hơn 8% cho rằng áp lực từ báo chí giúp các vụ tham nhũng khỏi bị “chìm xuồng.”
Bởi thế, nhóm điều tra cho rằng cần phải xây dựng minh bạch thật sự, trao quyền cho báo chí để giúp lĩnh vực này áp dụng kỹ năng điều tra, phát hiện trường hợp tham nhũng.
Ngoài ra, cần điều chỉnh hệ thống kê tài sản, tạo động lực để có chế tài thực thi tốt hơn bằng cách làm cho việc điều tra và truy tố tham nhũng độc lập hơn...
Phía Thanh tra Chính phủ cho hay, do những hạn chế nhất định trong việc tổ chức triển khai khảo sát nên kết quả không đại diện cho ý kiến tổng thể nhân dân, doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Báo cáo cũng chưa phản ánh một cách toàn diện, đầy đủ và chính xác về thực trạng phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và cũng không phải là ý kiến đánh giá của các cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát này rất có ý nghĩa để các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà khoa học và những người làm công tác hoạch định chính sách về phòng, chống tham nhũng tham khảo, phục vụ cho công tác nghiên cứu nhằm hướng tới mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng tại Việt Nam.
Theo Vietnam+
Cao Thúy

*********************************************************************************

Trưởng phòng CSGT tỉnh: bị bạn 'bán giữa đường'

Báo Đất Việt - 20 tháng trước 16073 lượt xem
Truong phong CSGT tinh: bi ban 'ban giua duong'
Trưởng phòng CSGT, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết, giám đốc của tài xế lái xe tải sỉ vả, đâm 2 CSGT đã lợi dụng là bạn hồi nhỏ của ông để phạm luật nhiều lần.
Liên quan đến vụ việc một tài xế tự xưng là xe của một sếp lớn về giao thông ở Huế để "dương oai”, phóng ẩu, đâm vào hai CSGT rồi bỏ trốn,
trung tá Hồ Xuân Phương, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết: “Bước đầu công an đã xác định đối tượng là lái xe của ông Đạt, chủ doanh nghiệp tư nhân Hùng Đạt. Ông Đạt đang đi công tác ở Phú Yên và người điều khiển xe trên là lái xe của ông Đạt".
Cũng theo ông Phương, đã rất nhiều lần ông Đạt lợi dụng là bạn của ông Phương và “bán bạn" (lời ông Phương- pv) giữa đường.
Ông Phương xác nhận, ông Đạt là "bạn cùng thời" của ông. Lợi dụng bạn, ông Đạt nhiều lần “thị uy” các CSGT trên đường, bất chấp hiệu lệnh. Sau khi sự việc xảy ra, Công an giao thông tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triệu tập lãnh đạo công ty cùng tài xế gây tai nạn để làm rõ vấn đề.
Trao đổi với Đất Việt, ông Hồ Xuân Phương khẳng định: "Chúng tôi sẽ sẽ xử lý nghiêm để răn đe, đồng thời qua đây để chúng tôi chấn chỉnh lại dù bạn bè hay chăng nữa để lại hình ảnh tốt về CSGT. Tôi không hề có chân trong công ty Hùng Đạt, cũng đó không phải là xe của tôi".
Hình ảnh đẹp về nữ CSGT tại Hà Nội (ảnh: Tiến Nguyên - Quang Phong)

Anh Hồ Xuân Mãn bí thư tỉnh ủy, thiếu chi chổ để bố trí cho em ruột Hồ Xuân Phương, đưa chi cho nó đứng đường đứng chợ để bị "bán giữa đường" tội nghiệp ri hè...?
**********************************************************************************************************************************

18 nhận xét:

  1. Ối chà...ai mà bán nổi anh em nhà ông, người ta mua không cần trả giá...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lính nghĩa vụ...đi tại chức->Đại úy->thiếu tá->trung tá chỉ có tên lửa của Bắc Triều Tiên mới theo kịp.
      Trùm cảnh sát giao thông mà bị "bạn bán" dọc đường, miệng lưỡi con nhà này giống nhau, đem tới nhà 3.000 USD nhưng nói "tui không biết của ai"...

      Xóa
    2. Bốn ngành và lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng. Bên cạnh đó, bốn ngành ít tham nhũng nhất là bưu điện, báo chí, kho bạc và cảnh sát khu vực.
      Mãn đưa Phương về làm trưởng CSGT là trúng ổ, đưa như vậy mới là bí thư tỉnh ủy, mới là AHLLVTND...

      Xóa
    3. Tôi đã nhìn thấy vấn đề tham nhũng rất trầm trọng của người Việt Nam và giống như nó ăn sâu vào máu. Điều mà tôi mong muốn nhất là sao giảm bớt tệ nạn tham nhũng, để xã hội mỗi ngày một văn minh tốt đẹp hơn. Người dân lúc nào cũng là người thiệt thòi.
      Tham nhũng của CSGT chỉ là tham nhũng vặt, cở Phương chỉ là con tép.
      Màn ngang 3.000 USD là Mãn chê, đem đi vừa vứt vừa dọa thằng đưa...

      Xóa
  2. Bán được Hồ Xuân Phương thì ai cũng mua bằng mọi giá...cái ghế ấy có vẻ thấp nhưng thu lợi nhanh hơn cả cái ghế giám đốc sở KH&ĐT...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chồng tôi cũng thiếu tá, thấy anh Phương trưởng thành mà ghen, bố tôi cũng công an nhưng về hưu lâu rồi không nhờ cậy chi được, thấy anh Phương mà thèm, giá như chồng tui được một chut cheo của anh ấy...

      Xóa
    2. Người viết có hai tấm gương một trời một vực liên quan chữ tiền: một vị giáo sư dạy dỗ các bác sĩ tương lai, áo sờn vai, đến giảng đường trên chiếc Mobylett cà tàng cách đây nhiều năm và một vị bác sĩ đồng môn chỉ sau ít năm ra trường đã thỏa chí “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, cưới vợ Nhật” với biệt danh “bác sĩ ngoại khoa”, ám chỉ việc anh là bác sĩ nội khoa chẳng mổ xẻ gì nhưng rất sành… móc bệnh nhân ra phòng khám ngoài!
      Đó là Bác sĩ có học hành, còn bây giờ môt anh đi nghĩa vụ vài năm, ăn cơm nhà nước đi học tại chức, thi cử có tiền thì có điểm tốt, anh làm to chạy cho cái chức CSGT, trưởng phòng CSGT thì thu nhập của anh BS ngoại khoa cũng không là gì...

      Xóa
  3. Cũng theo ông Phương, đã rất nhiều lần ông Đạt lợi dụng là bạn của ông Phương và “bán bạn" (lời ông Phương- pv) giữa đường. Tiền bạn của hai ông chỉ thế thôi sao?

    Trả lờiXóa
  4. Ngày xưa tôi theo Cách Mạng chỉ vì cách hành xử của mấy thằng cảnh sát Ngụy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bọn Ngụy cũng ăn hối lọ, cũng nhũng nhiễu,nhưng cũng vừa phải thôi, thằng nào hơi quá một tí là ở trong tầm ngắm của ta rồi. Chừ chúng nó bán đường, bán chợ, bán quan, bán chức...bán hết.

      Xóa
    2. Chúng nó đang làm bẩn hình ảnh của người Cọng Sản...

      Xóa
    3. Ngụy là tay sai của Mỹ, chính quyền Sài Gòn khong chỉ là kiểu Mỹ mà còn là của Mỹ, nhưng quan của nó phải là người có bằng thật, thời ấy cũng có bằng giả nhưng rất ít, giả có nghĩa là thuê người đi thi hộ...nó bắt được nó phạt rất nghiêm. Bằng bây giờ giá trị như bó rau...Người có bằng thật, có trí tuệ đi lái taxi cũng phải chạy...lái xe tải cũng phải chạy...đưa đò cũng phải chạy...

      Xóa
    4. Nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế...

      Xóa
    5. Đành rằng là như thế, Ông Toàn cũng không đủ quyền hành để điều trưởng phòng CSGT của Phương đi khỏi vị trí màu mở này...dù là ai giám đốc cũng phải điều Phuowng đi, cán bộ như Phương để ở những bộ phận nhạy cảm như thế chỉ có hại cho uy tín của ngành CA...Ông Mãn chửi ông Toàn vì việc này càng khẳng định về tầm văn hóa của nguyên bí thư tỉnh ủy...ông lo cho gia đình nhiều quá...ông phải biết em ông là người như thế nào...

      Xóa
  5. Phương không thể để ở phòng CSGT được nữa, Đưa Phương qua công an đường thủy, cả tỉnh Thừa Thiên Huế ồn ào hơn bom B52 rãi thảm, thế lực nó ghê thật...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trên cạn không ổn thì xuống nước, lái đò thì mấy ai có bằng? đò du lịch, đò cát sạn...thu nhập không cao, nhưng không hẳn là không có, là em của xếp Mãn, nếu không quá quắc thì thiếu tướng cũng không dám điều...xuống nước.

      Xóa
  6. Đúng là “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng khổ nỗi nồi canh này sâu quá nhiều. Trên thực tế nhiều người dân khi vi phạm đều muốn “xử lý nhanh”, dùng tiền, tài sản để “xin xỏ”… vì họ biết không dùng tiền thì bị doạ giam xe về đồn dù là lỗi nhỏ. Trắng trợn hơn là người dân chưa xin mà họ đã ra giá rồi, biết phải làm sao đây?
    Ngành dễ ăn như vậy Mãn đưa Phương về Trưởng phòng CSGT tỉnh Thừa Thiên Huế là trúng hủ vàng. Khi Phương làm quá đáng bị điều chuyển về Trưởng CA đường thủy Mãn nổi đóa chửi luôn cả Thiếu tướng Toàn Giám đốc CA tỉnh...Phương ghê thật. Khiếp qua đi thôi...

    Trả lờiXóa
  7. Có nhiều bài báo ngành công an thường đưa tít: Có một công an không nhận hối lộ. Bạn đọc ai cũng hiểu, viết như thế dễ gây hiểu lầm. Thế nhưng, có lửa mới có khói, nói về CSGT có lẽ tỷ lệ không nhận hối lộ thuộc hàng hiếm, ngay đại biểu quốc hội còn phải thốt lên: Không hiểu ngoài đường nắng nóng và khói bụi nhưng mà CSGT đều thích ra ngoài đó? Và để được cưỡi mô tô tuần tra hay đi xe ô tô ra đường đều có giá của nó. Ngay cả mấy anh CSGT đứng chốt ngã 4 cũng có nhận hối lộ nhưng không mạnh tay bằng mấy CSGT đứng chốt bên đường. Có lần tôi đứng ngoài của tiệm chụp hình, thử cái máy ảnh có ống kính chụp xa, tôi chụp người đi đường để lấy cảnh xe chạy, và có lia máy về phía anh CSGT đứng gần đó. Một lúc sau anh ấy đến bên tôi hỏi nhỏ: Bộ anh chụp tôi hả? Tôi nói không có, và anh ấy cười bỏ đi, đúng là có tật giật mình. Nói CSGT tham nhũng cũng chưa đúng với từ tham những, nếu có nên gọi là nhận hối lộ thì chuẩn hơn. Vừa rồi tôi đến ĐN gặp anh bạn làm nghề kinh doanh khách sạn. Anh ấy bức xúc kể: Tôi đến thăm một người bạn học thời phổ thông nay làm CSGT, hôm ghé nhà anh này, nhà gần quốc lộ, anh nói nhà có rượu nhưng thiếu mồi, anh nói tôi ngồi chờ anh chút xíu, anh mặc sắc phục CSGT vào cùng cây gậy và chỉ mấy phút sau mang đống mồi về, hỏi anh đi đâu lâu thế, anh này trả lời: Tao vừa ra đường lấy mấy trăm mua mồi. Anh bạn tôi nói: Từ dạo đó tôi không muốn gặp người bạn này nữa. Qua đây, cho thấy nói CSGT không tham những là đúng về từ ngữ nhưng nói là hối lộ là đúng hơn, chúng ta cần bàn là làm sao cho tệ nạn hối lộ cần có thuốc chữa chứ không soi về từ ngữ. Có như thế CSGT mới không còn mang tiếng tham nhũng nữa.
    Mãn đưa Phương về CSGT, muc đích củA Mãn có ai không hiểu?

    Trả lờiXóa