Họ lựa chọn từ chức hay đợi cách chức là sự lựa chọn sáng suốt, có tính toán kỹ lưỡng trong hoạt động chính trị của mình.
Hôm 2-4-2012, Tổng thống Hungary Pal Schmitt đã chính thức tuyên bố từ chức sau khi bị tước bằng tiến sĩ vì cáo buộc đạo văn trong luận án tiến sĩ cách đây 20 năm và vấp phải làn sóng phản đối.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội Hungary, ông Pal Schmitt cho biết: “Trong tình huống này, khi vấn đề cá nhân của tôi khiến đất nước bị chia rẽ thay vì đoàn kết lại, tôi cảm thấy trách nhiệm của tôi giờ đây là từ chức tổng thống của mình”.
Thủ tướng Romania là ông Victor Ponta đã đạo văn trong luận án nghiên cứu tiến sĩ luật hồi năm 2003. Tuy nhiên, ông Ponta cho rằng đây là một âm mưu chính trị ...
Bà Annette Schavan, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đức đang bị điều tra vì nghi vấn đạo văn trong luận án tiến sĩ của bà hơn 30 năm trước. Thế là thêm một bộ trưởng Đức có nguy cơ bị mất chức vì đạo văn.
Bộ Quốc phòng Karl-Theodor zu Guttenberg cũng phạm tội đạo văn, và từ chức vì tội này.
Một số chính khách khác cũng chịu sự săm soi vì nạn đạo văn và đã kết cục xấu. Chẳng hạn như Jorgo Chatzimarkakis và Silvana Koch-Mehrin, cả hai là thành viên của Hạ nghị viện Châu Âu và là đảng viên của Đảng tự do, cũng bị cáo buộc đạo văn. Riêng Koch-Mehrin phải từ chức phó chủ tịch Hạ nghị viện Đức sau khi Đại học Heidelberg rút lại bằng tiến sĩ vì luận án có quá nhiều đạo văn.
Hội Văn học Nghệ thuật TP Cần Thơ vào cuộc kết luận việc ông Trương Thanh Liêm sao chép bài “Cô gái Cần Thơ múa lân trên cột và mai hoa thung” thành bài “Cô gái múa lân trên cột cao 7m” là đúng sự thật. Vì vậy, tại cuộc họp Ban Chấp hành Hội Nhà văn ngày 12/3, ông Trương Thanh Liêm thừa nhận việc làm của mình là sai và tự đề nghị thôi giữ chức Chủ tịch Hội nhà văn TP Cần Thơ và đã được chấp thuận.
Ông Dominique Strauss-Kahn vừa quyết định từ chức Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đồng thời giải thích rằng, ông cần dồn hết thời gian và sức lực để đấu tranh chống lại cáo buộc tấn công tình dục đang nhằm vào mình. Trước khi “dính” scandal, ông Dominique Strauss được coi là ứng cử viên sáng giá trong cuộc đua vào điện Elyssee năm 2012.
Chợ Mỹ Chánh
Hoàng Tiến Dũng thật không ngờ, Hồ Xuân Mãn một vị Ủy viên trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy mà Hoàng Tiến Dũng vẫn kính trọng, thậm chí nhiều lần Hoàng Tiến Dũng còn thầm vui vì sự tiến bộ của Hồ Xuân Mãn là niềm tự hào của đồng đội, của đồng hương, không ai ngờ rằng có ngày Mãn lại có thể ăn cướp xương máu và công sức của đồng đội một cách trắng trợn đến thế.
Không muốn làm to chuyện vì dù sao Hồ Xuân Mãn cũng là người có chức có quyền, đùa với hổ thời nào cũng nguy hiểm nên đành im lặng.
Nhưng từ khi Mãn được phong AHLLVTND, Hoàng Tiến Dũng cương quyết không bao giờ để ông ta cướp công xương máu một cách trắng trợn như thế, anh em người còn kẻ mất không thể để Mãn được tôn vinh trên công lao của đồng đồng đội.
Mãn chưa xứng đáng...
Hồ Xuân Mãn được tất cả, không ai so bì, nhưng cướp công của đồng chí là không được.
Vào mùa hè 72, khi trận chiến bùng lên dữ dội, các căn cứ hỏa lực của địch nằm dọc theo khu phi quân sự bị tiêu diệt, mọi sinh hoạt tại Mỹ Chánh vẫn bình thường. Người ta vẫn tấp nập đi đi, về về. Và cũng không một ai có thể nghĩ rằng chỉ một tháng sau đó, con sông Mỹ Chánh đã đi vào lịch sử đấu tranh của dân tộc. Nơi đây gót giày xâm lược của Mỹ đã chùn bước và bỏ lại dọc theo giòng sông Mỹ Chánh một bãi chiến trường...
Góp công với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương cũng dũng cảm tiến công địch, điển hình là đánh trận Chợ Mỹ Chánh giết chết tên Triêm, Hồ Xuân Mãn ghi thành tích trận đánh này có công của Mãn.
Hồ Xuân Mãn cướp công anh em, đồng chí, trận đánh này làm gì có Mãn? Tổ đánh trận chợ Mỹ Chánh gồm: Dũng, Ben, Hiệu, Ngói, chính Dũng là người bắn chết Triêm...chắc chắn Mãn biết điều ấy, anh em vẫn còn, Mãn cướp công...trận đánh chợ Mỹ Chánh không có Mãn.
Người ta ăn cắp đoạn văn mà người ta còn biết xấu hổ.
Mãn cướp công đồng đội của người đang sống lẫn của người đã hi sinh...
Kể cả đồng chí đã nằm dưới mộ
Họ kinh hoàng khi nghe Mãn nhận công...
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaDanh hiệu anh hùng của Mãn chỉ là việc nhỏ, đúng thế. Việc làm và nhân cách của cán bộ cở này mới là vấn đề cần để suy nghĩ. Niềm tin của nhân dân vào cán bộ cở nầy đã mất trong trái tim nhân dân đồng nghĩa niềm tin vào Đảng CS của nhân dân đang bị xói mòn! Chính bọn này đang làm cho Đảng xa dân, tất nhiên dân đang xa Đảng vì Đảng có nhiều Mãn. Đảng mạnh Mãn vinh thân phì gia, Đảng yếu chúng nó ăn cám...Đảng CS muốn tồn tại phải loại dần loại cán bộ này...đây chính là những con sâu đang nhân danh Đảng CS để gặm nhấm tài nguyên Quốc Gia, ăn chặn của nhân dân, ăn cướp công đồng đội.
Trả lờiXóachuyện thật nhưng rồi mọi chuyện sẽ đi tới đâu, khi Mãm đểlại rất nhiều hệ lụy, tại sao Nghị Quyết TW3 không phát hiện ra 1 bộ mặt như Mãm? " toàn lợi dụng vào cái mác của Đảng" ôi thiu quá....dân rồi đây còn tin ai?
Trả lờiXóa