Thời chống Mỹ, đất Huế ra ngõ gặp anh hùng, Hồ Xuân Mãn thử so sánh với một trong những người: Lê Tự Đồng, Bí thư Khu ủy, Nguyễn Húng, Ngô Hà, Vũ Thắng, Hoàng Phương Thảo, Nguyễn Vạn, Trần Anh Liên, Lê Sáu, Hoàng Lanh, Nguyễn Trung Chính, Lê Hồng Vinh, Nguyễn Biên, Dương Bá Nuôi, Bùi San, Nguyễn Đình Bảy, Vũ Thắng, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Tư Sơn, Võ Nguyên Quảng, Ngô Yên Thi, Nguyễn Huy ngọc, Nguyễn văn Cường, Nguyễn Văn Bòn, Nguyễn Văn Quang, Ngô Kha, Nguyễn Quang Hà, Trương Công Nhật, ... Ngô Kha, Trần Hoài, Võ Quê, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Tô Nhuận Vĩ...
Không tính các anh nổi tiếng nhưng không có mặt ở chiến trường Tri Thiên: Nguyễn Hữu Khiếu, Hoàng Anh, Lê Viết Cống, Lê Văn Sắc, Lê Văn Hoàng, Nguyễn Đình Ngộ, Phạm Bá Diễn, Phan Văn Đường, Đoàn Trọng Truyến, Lê Đức Anh...
Không tính Dũng sĩ diệt Mỹ Nguyễn Văn Hòa (Cu theo), Hoàng Thế Đoàn, Trần Văn Minh, Phạm Phước Phú, Lê Trung, Võ Quang, Võ Sĩ Đài, Dương Quát, Hoàng Văn Phận, Hoàng Tín Ngưỡng, Hoàng Tiến Dũng, Trần Văn Quảng,... và nhiều Liệt sĩ can trường nhưng đã bị xếp vào quên lãng...Không tính những anh hùng cùng chiến đấu và trên tài Hồ Xuân Mãn trên đoàn 6 (Phong-Quảng) đang còn thở mà khi kể thành tích của họ, Mãn không khỏi chạnh lòng...
Bước qua đồng chí để thăng tiến...
Bước lên vai thủ trưởng để vinh danh...
Gom công đồng đội để làm thành tích...
Mãn: Một con người mưu mô, hảnh tiến...Mãn?
Hồ Xuân Mãn đứng ở đâu để nhận anh hùng trong thời chống Mỹ?
Bước lên vai thủ trưởng để vinh danh...
Gom công đồng đội để làm thành tích...
Mãn: Một con người mưu mô, hảnh tiến...Mãn?
Hồ Xuân Mãn đứng ở đâu để nhận anh hùng trong thời chống Mỹ?
Lê Trung là ai nhỉ? Võ Quang lương thực phải không?
Trả lờiXóaLê Trung Phong Bình, bị thương thật, thương binh thật...Mãn mới đi mổ tìm miểng đạn nhưng không có, có anh hùng nhưng không biết đã có thương binh chưa?
XóaVõ Quang nổi danh anh dũng thời chống Pháp...phó Sở Lương Thực.
Con day la bai moi cua Giao su TUONG LAI
Trả lờiXóahttp://www.tuanvietnam.net/2010-01-27-nhan-vat-tieu-bieu
Nhân vật tiêu biểu
Tác giả: TƯƠNG LAI
Bài đã được xuất bản.: 19 phút trước
Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “đã đi vào chiều sâu, mang tính phổ biến, đạt kết quả cụ thể và thuyết phục” như ông Trưởng ban Tuyên Giáo TƯ vừa khẳng định.
Cho nên, việc nêu những tấm gương tiêu biểu của việc “học tập và làm theo” ấy sẽ vừa là sự chứng minh sống động cho “kết quả cụ thể và thuyết phục”, vừa giục giã mọi người, đặc biệt là lớp trẻ soi vào tấm gương ấy để mà rèn luyện mình. Và chắc chắn là khi đã có “nhân vật tiêu biểu” là tấm gương điển hình vừa được biểu dương, thì báo chí và các phuong tiện truyền thông đại chúng sẽ phỏng vấn, đưa tin và bản thân nhân vật tiêu biểu cũng phải tranh thủ trả lời phỏng vấn, hoặc đăng đàn diễn thuyết để phát huy sức mạnh nêu gương.
Quả thật, từ thành quả của một phong trào có bề rộng, thì chọn lựa điển hình để phát huy chiều sâu là tuyệt đối cần thiết, và làm càng nhiều càng tốt. Chỉ có điều, phải hết sức thận trọng để không biểu dương nhầm. Đơn giản là vì, khi nhận được thông tin về nhân vật tiêu biểu thì đương nhiên công chúng sẽ hướng vào để “học tập’, để “noi gương”. Chẳng may, họ lại phát hiện ra ở nhân vật tiêu biểu ấy không “tiêu biểu” như người ta tưởng. Tệ hơn nữa, họ lại phát hiện ra ở đó những nét “tiêu biểu” của tấm gương phản diện đã từng có tì vết mà công chúng đã am tường, thì sẽ rất gay go.
Chính vì thế, trong chuyện này, cần “học tập và làm theo” lời căn dặn của Bác Hồ: “Phải đưa chính trị vào giữa dân gian”. Trước kia, việc gì cũng từ “trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải từ “dưới nhoi lên”. “Dưới nhoi lên” chính là thực thi việc mở rộng dân chủ một cách thiết thực nhất, cụ thể nhất. Càng đặc biệt quan trọng khi nêu gương những người lãnh đạo của một tỉnh, thì càng phải chú ý lắng nghe dư luận của công chúng đánh giá về “nhân vật tiêu biểu của họ”.
Chính ở đây, hình ảnh những người tiêu biểu cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ có ý nghĩa rất trực tiếp, giàu tính thuyết phục để nói lên sức hấp dẫn thực sự của những tấm gương ấy. Ngược lại, nếu không “từ dưới nhoi lên” mà chỉ là “từ trên dội xuống”, chẳng may mà sự dội xuống đó lại là kết quả của một sự thiếu sâu sát và quan liêu thì hệ lụy của nó sẽ rất khó lường!
Cho nên, hơn ở đâu hết, việc nêu gương nhân vật tiêu biểu cần phải được thật sự lắng nghe dư luận quần chúng và dám trung thực phản ánh tâm trạng và nguyện vọng của quần chúng như Bác Hồ đã chỉ ra : “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra” . Mà làm được như vậy “vì tai mắt họ nhiều, việc gì họ cũng nghe, cũng thấy. Vì sự so sánh kỹ càng đó, mà cách giải quyết của dân chúng bao giờ cũng gọn gàng, hợp lý, công bình. Đối với cán bộ cũng vậy. Cán bộ nào xấu, cán bộ nào có lầm lỗi mà có thể sửa đổi, ai làm việc gì hay, việc gì quấy, dân chúng cũng do cách so sánh đó mà họ biết rõ ràng”.*
Xem ra đây là một việc cần làm ngay để đảm bảo rằng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đúng là “đã đi vào chiều sâu, mang tính phổ biến, đạt kết quả cụ thể và thuyết phục”.