Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Hồ Xuân Mãn hảnh tiến

Dư âm tháng 7 và nghĩ suy về cách tri ânTháng 7 vừa qua đi, nhưng những hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sỹ và người có công diễn ra ở khắp mọi miền đất nước. Những hoạt động cảm động đó, không chỉ làm vơi đi nỗi đau mất mát mà còn khơi dậy lòng tự hào của những gia đình đã có những người thân đóng góp máu xương, thậm chí cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Những thương binh lại có dịp hồi tưởng tự hào về cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc mà họ đã đóng góp bằng máu xương của chính mình, đồng thời lại nhớ về những đồng đội không bao giờ trở về với gia đình, người thân và bè bạn. Cũng đã có nhiều cựu chiến binh lại hành hương về "miền cỏ cháy" để tìm đồng đội đã hy sinh mà hiện chưa tìm thấy được mộ phần. Dù biết rằng, đồng đội họ đang yên nghỉ nơi vạt rừng, khe suối nào đó, cũng là yên nghỉ trên đất mẹ Việt Nam, nhưng vẫn đau đáu nỗi niềm kiếm tìm để đưa họ trở về gần gũi hơn với người thân và đồng đội.

Không phải dịp này, Đảng, chính quyền và nhân dân mới tưởng nhớ, mới tri ân những người có công với nước. Đảng đã có chủ trương, Nhà nước đã có chính sách quy định chế độ cụ thể đối với những người có công, những Mẹ Việt Nam Anh hùng, những gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và các nạn nhân chất độc da cam. Ngoài trách nhiệm thường xuyên quanh năm, ít nhất mỗi năm ba lần có những hoạt động tri ân cao điểm là tháng 7, nhân Ngày Thương binh - liệt sỹ; dịp kỷ niệm thắng lợi Cách mạng Tháng Tám và nhất là dịp tết cổ truyền của dân tộc. 

Chính sách hậu chiến của Nhà nước chắc chắn chưa thể vẹn toàn, nhưng cũng tạo rất nhiều điều kiện để các cấp, các ngành và nhân dân thể hiện các hình thức tri ân đối với tất cả những người có công với đất nước. Hàng chục năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và gia đình người có công với nước. Tuy đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng chính sách đãi ngộ người có công từng bước được hoàn thiện theo hướng diện ưu đãi ngày càng được mở rộng, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi từng bước được nâng lên, theo hướng cao hơn mức lương tối thiểu chung và luôn ở mức cao nhất trong các chính sách xã hội. 

Chính sách hậu chiến không đơn thuần chỉ là chính sách tri ân, mà còn là kế sách bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Những hoạt động tri ân của chúng ta là hành xử theo lương tâm của con người và đạo lý của dân tộc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. 

Như thế, chính sách hậu chiến của ta, về tâm linh và đạo lý là vì những người đã hy sinh vì nước, còn về trách nhiệm là vì những người đang sống, trước hết để cuộc sống của những thân nhân các liệt sỹ được động viên về vật chất và tinh thần, về truyền thống là vì giữ gìn và nhân lên giá trị nhân văn của dân tộc và vun đắp sức mạnh dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Phát huy truyền thống yêu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã đoàn kết một lòng, vượt qua muôn vàn thử thách, hy sinh giành được những thắng lợi vĩ đại làm nên Thời đại Hồ Chí Minh - Thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và thắng lợi của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây nam, biên giới phía Bắc, gìn giữ toàn vẹn non sông là những minh chứng cho bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong gần một thế kỷ qua, kể từ khi có Đảng lãnh đạo. 

Chúng ta tự hào về những kỳ tích của nhân dân ta trong thế kỷ XX. Ngược dòng lịch sử, chưa thấy một dân tộc nào trên Trái đất này mà chỉ trong thời gian chưa đầy một trăm năm đã phải gánh chịu biết bao đau thương, mất mát, hậu quả của 4 cuộc chiến tranh lớn nhỏ nói trên. Dù đất nước đã đạt những thành tựu có ý nghĩa lịch sử trong hơn một phần tư thế kỷ đổi mới, dù nhà cửa, đường sá, cầu cống bị bom đạn tàn phá đã được xây dựng lại, nhưng những vết thương lòng đâu dễ hàn gắn ngay được. Một số gia đình người có công với nước còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống vật chất, trong chăm lo sức khỏe khi đau yếu, trong chữa trị những vết thương do chiến tranh để lại. Vẫn còn những người, những gia đình chưa được hưởng đầy đủ những chính sách ưu đãi, nhiều trường hợp người có công chưa hoàn tất được hồ sơ để được hưởng chế độ và đến nay vẫn còn nhiều liệt sỹ chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính, đang để lại nỗi thương đau khắc khoải trong lòng những người thân và xã hội. Những gì còn băn khoăn, trăn trở, chắc chắn Nhà nước sẽ sớm hoàn thiện, bổ sung chính sách theo hướng ưu việt hơn. 

Dư âm những hoạt động tri ân trong tháng 7 vừa qua luôn đọng lại sự cảm động sâu sắc trong lòng nhân dân. Nhưng chính dư âm làm nên sự cảm động sâu sắc ấy buộc chúng ta suy nghĩ về một cách tri ân mà ít người đương thời chú ý. Đó là trách nhiệm phải sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh xương máu của những người đã ngã xuống để đem lại độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. 

Họ ngã xuống để hôm nay chúng ta có trách nhiệm xây dựng đất nước. Đảng ta cũng đang gương mẫu chỉnh đốn đội ngũ để xứng với xương máu, sức lực của biết bao đồng chí, đồng bào. Nhiều câu hỏi cuộc đời được đặt ra khi suy tư về sự tri ân đồng chí, đồng bào đã ngã xuống vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân trong bối cảnh “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...” (NQ số 12/TƯ; phần Tình hình và nguyên nhân). 

Những câu hỏi cuộc đời ấy là gì? Thử so sánh hai mặt tương phản đến phản cảm trong hành xử nhân cách làm người đối với một hiện tượng xã hội - lịch sử của dân tộc qua một vài nét chấm phá sau: 

- Xưa, những người yêu nước, những chiến sĩ cộng sản và nhân dân chấp nhận súng gươm, máy chém, lao tù; những chiến sĩ ra trận chấp nhận hy sinh vì một lý tưởng cao đẹp là giải phóng dân tộc; thì nay, “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng”. 

- Xưa, bao đồng chí, đồng bào ý thức được sự hy sinh cuộc sống của mình để Tổ quốc được bình yên, nhân dân có điều kiện lao động hòa bình kiến thiết đất nước, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, thì nay, “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên… sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng …”. 

- Xưa, dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc của Đảng, cả nước ra trận giành chiến thắng huy hoàng và biết bao người đã nằm xuống cho màu cờ cách mạng mãi đỏ tươi, thì nay, “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp… chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí...”. 

- Xưa, những cán bộ trung kiên một lòng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng con người, góp phần làm sáng lên đạo đức và văn minh của Đảng, thì nay, “có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp… tùy tiện, vô nguyên tắc...”. 

Bức tranh xưa và nay trên, phải chăng, cho ta nỗi niềm trăn trở sau: 

- Không biết những người thuộc “một bộ phận không nhỏ” ấy khi đi thăm các gia đình thương binh, liệt sỹ, khi cúi đầu mặc niệm tưởng nhớ những anh hùng, liệt sỹ giữa những nghĩa trang, có nơi còn trắng những hàng bia không chữ, đã nghĩ những gì về bản thân mình? Trước anh linh các liệt sỹ họ có phút giây nào xấu hổ về sự suy thoái nhiều mặt của mình hay không? Họ có nhận ra hành động vô ơn của mình hay không? Không ai biết được, ngoài họ. Nhưng ngay việc ân hận, xấu hổ với chính mình cũng không làm nổi thì tâm hồn ấy đã chết! Trong số họ, không phải không có những người hơn một lần nói về tri ân những người có công với nước. Nhưng trong việc làm thì như Đảng ta nhận định: Chạy chức, chạy quyền, vơ vét cho đầy túi tham về quyền lực và vật chất. Đảng biết. Dân biết. Lịch sử dân tộc đâu dễ bỏ qua. Trớ trêu thay, miệng nam mô ráo hoảnh trước dân! 

- Anh linh những anh hùng, liệt sỹ hẳn không thể ngậm cười nơi chín suối khi biết trong đội ngũ đang đi tiếp con đường chiến đấu hy sinh vì dân của mình lại có “một bộ phận không nhỏ” vô cảm, vô hồn, vô ơn thế. Chắc các anh buồn lắm. 

- Xét về chiều sâu lịch sử hoạt động của Đảng ta, giai đoạn hiện nay Đảng đang đứng trước sự suy giảm lòng tin của những đảng viên chân chính và nhân dân. Mà niềm tin ấy lại là tố chất làm nên sức mạnh của dân tộc. Đảng ta phải khẩn trương giáo dục “một bộ phận không nhỏ” ấy biết tri ân đồng chí, đồng bào đã hy sinh vì đất nước này một cách xứng đáng hơn, người hơn, nhất là một bộ phận lãnh đạo, quản lý. 

Nghị quyết số 12/TƯ “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” vừa là một vũ khí từng bước làm cho trong Đảng không còn “một bộ phận không nhỏ” ấy nữa, nhằm củng cố, xây dựng Đảng ta trong sạch hơn, vững mạnh hơn, đạo đức hơn, văn minh hơn, vừa là kế sách củng cố niềm tin nơi đảng viên và nhân dân. Đồng thời, Nghị quyết số 12/TƯ cũng là cứu cánh, là tiếng chuông thức tỉnh, là cơ hội sám hối cho những ai thuộc “một bộ phận không nhỏ” phải biết tự giác kiểm điểm theo tinh thần nghị quyết này mà tu thân cho xứng đáng với những người đã ngã xuống vì non sông đất nước. Tự giác là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên thắng lợi của nghị quyết. Đó là cách tri ân có đạo đức và trách nhiệm nhất. Có như thế, mỗi dịp tri ân những người đã ngã xuống vì sự phồn vinh của đất nước, sẽ không còn bức tranh vừa phản cảm, vừa hài và vừa buồn. Đảng ta khẳng định, phải dựa vào dân để chỉnh đốn Đảng. Tư tưởng ấy sẽ giúp Đảng ta thành công. 

Năm 2005, Ông Nguyễn Văn Quang - bí thư Thành ủy Huế - đã giao cho Thành đoàn Huế xây dựng hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho phong trào đấu tranh trong lòng đô thị Huế những năm chống Mỹ cứu nước. 

Phong trào này với sự tham gia của nhiều lực lượng, mà nòng cốt là lực lượng SVHS, khởi đầu cho phong trào đấu tranh của HSSV của cả miền Nam. 

Thành đoàn Huế cũng cho biết đã cùng Bảo tàng Huế xây dựng hoàn tất bộ hồ sơ đề nghị Nhà nước công nhận trụ sở Tổng hội Sinh viên Huế là di tích lịch sử. Bộ hồ sơ được hoàn chỉnh với đầy đủ lý lịch di tích, bản vẽ kỹ thuật, bản đồ, hình ảnh và những sự kiện lịch sử diễn ra tại “ngôi nhà sinh viên” này. 

Cho đến 2010, danh hiệu anh hùng đang còn bỏ ngỏ... 

Ngày 23/9/2006, Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng phía Nam đã ngập tràn người đến dự lễ truy điệu thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Xuân Ẩn 

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Tổng cục trưởng Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng với ánh mắt đỏ hoe tiếc thương đã đọc điếu văn đưa tiễn Phạm Xuân Ẩn: "...Đồng chí Phạm Xuân Ẩn là một trong những cán bộ tình báo ưu tú của ngành hoạt động liên tục 23 năm trong lòng địch. Trong những năm tháng công tác, chiến đấu đầy hy sinh gian khổ trên trận tuyến thầm lặng, dù ở cương vị nào, hoàn cảnh nào đồng chí Phạm Xuân Ẩn vẫn luôn luôn giữ vững và nêu cao phẩm chất đạo đức trong sáng của người đảng viên, cán bộ tình báo cách mạng. Đặc biệt, với trí thông minh, lòng dũng cảm và nhãn quan chiến lược thiên phú, đồng chí Phạm Xuân Ẩn là mũi nhọn xung kích, chủ công của cụm tình báo H63 anh hùng mà thành công của nó đã buộc kẻ địch phải thú nhận: "Từ trước tới nay, loại trừ những giai thoại giả tưởng trong tiểu thuyết trinh thám, chưa bao giờ có những tổ tình báo thành công đến như thế. Chúng tôi không muốn nói tới sự thành công trong việc xâm nhập và leo cao lên các cơ quan then chốt. Điều mà chúng tôi muốn nêu lên ở đây là sự thành công của nó quá tốt đẹp". 

Trong suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vẻ vang của dân tộc, đồng chí Phạm Xuân Ẩn là một trong những ngôi sao sáng nhất của ngành tình báo quốc phòng với những đóng góp to lớn, những chiến công phi thường. Đồng chí đã lập nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, thu thập và cung cấp kịp thời nhiều kế hoạch và tài liệu quan trọng, phục vụ đắc lực cho việc nắm địch về chiến lược và chiến dịch lớn, tạo điều kiện đánh bại âm mưu thâm độc của kẻ thù. 

Ngày 15/1/1976, đồng chí được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang... Trong giây phút tiễn biệt này chúng ta không thể nói hết được về người cán bộ tình báo xuất sắc, một người yêu nước, yêu dân tộc, một cán bộ kiên trung của Đảng, của quân đội và của ngành tình báo quốc phòng. Một người con chí tình chí hiếu dành trọn cả cuộc đời mình trọn vẹn với sự nghiệp cách mạng, với gia đình, với bạn bè đồng đội... Ở đồng chí mãi mãi là một nhân cách lớn, một tinh hoa của ngành tình báo. Ở đồng chí mãi mãi là tinh thần lạc quan, trí tuệ và nhãn quan chiến lược. Ở đồng chí mãi mãi là tình thương yêu vô bờ, sự kính trọng, sự ngưỡng mộ của đồng đội, của gia đình, bè bạn trong nước và trên thế giới...". 

Tiễn Phạm Xuân Ẩn về cõi vĩnh hằng, trời bỗng đổ mưa không dứt, đoàn người đưa tiễn mắt ai cũng nhòa lệ...thương tiếc một anh hùng.. 

Sáng 21/8, tại Đại hội thi đua yêu nước tỉnh TT-Huế, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn vinh dự được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phong tặng. Vì có thành tích xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 


Thời chống Mỹ, đất Huế ra ngõ gặp anh hùng, Hồ Xuân Mãn thử so sánh với một trong những người: Lê Tự Đồng, Bí thư Khu ủy, Nguyễn Húng, Vũ Thắng, Hoàng Phương Thảo, Nguyễn Vạn, Trần Anh Liên, Lê Sáu, Hoàng Lanh, Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Văn Đàm, Nguyễn Hữu Khiếu , Bùi San, Hoàng Anh, Nguyễn Đình Bảy, Vũ Thắng, Nguyễn Khoa Điềm, Võ Nguyên Quảng, Phạm Bá Diễn, Phan Văn Đường, Ngô Yên Thi, Nguyễn Đình Ngộ, Lê Văn Hoàng, Nguyễn Văn Mễ, Nguyễn Huy ngọc, Nguyễn văn Cường, Nguyễn Văn Bòn, Nguyễn Văn Quang, Ngô Kha, Trương Công Nhật, Trần Văn Minh, Trần Hoài, Võ Quê, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Quang Hà, Tô Nhuận Vĩ...



Đây! Chưa xứng anh hùng


Trung tướng Lê Tự Đồng, vị tướng của chiến trường Trị Thiên Huế

Trung tướng Lê Tự Đồng (1920), nguyên: Phó Giám đốc Chính trị Học viện Quân sự cấp cao, Chính ủy kiêm Bí thư Quân khu ủy Quân khu 4, Tư lệnh-Chính ủy kiêm Bí thư đảng ủy Quân khu Trị Thiên, Chính ủy Mặt trận B5, Phó Chính ủy Quân khu Hữu ngạn, Chính ủy Trường sĩ quan lục quân, Chính trị viên Phân khu Bình Trị Thiên.

Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất...

Ngoài ra ông còn là: Đại biểu Quốc hội khóa 6, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.
Thiếu tướng (1974), Trung tướng (1982).
Trung tướng Lê Tự Đồng tên thật là Lê Tự Đắc sinh ra tại làng Kim Long nay là phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam thì ông sinh vào năm 1920 nhưng theo tác giả Phan Hoàng trong cuối Phỏng vấn tướng lĩnh Việt Nam thì ông tuổi Mùi tức sinh năm 1919.

Ông là con thứ 3 trong một gia đình có 5 chị em. Cha ông là viên chức sở canh nông, mất sớm. Một mình mẹ ông tần tảo làm ruộng, buôn bán nuôi các con và mất vào năm 1947. Anh ông là ông Lê Tự Nhiên sớm tham gia các hoạt động cách mạng sau này từng giữ các chức vụ Ủy viên thường vụ Thành ủy Sài Gòn-Chợ Lớn, rồi Ủy viên thường vụ khu ủy Trị Thiên rồi hy sinh.

Ông cùng các anh chị em phải bươn trải từ nhỏ. Vừa học vừa làm thợ may kiếm sống, ông bắt đầu tham gia các hoạt động cách mạng (bí mật vận động thanh niên) khi vào học ở Trường kỹ nghệ thực hành Huế. Do những hoạt động cách mạng của mình, ông bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, bị kết án 5 năm tù khổ sai, sau tăng thêm 10 năm rồi bị đày đi Buôn Mê Thuột từ năm 1940 đến 1945. Cùng bị bắt trong đợt với ông có ông Lê Chưởng (Thiếu tướng)-người được Xứ ủy Trung kỳ giao cho phụ trách thành phố Huế.

Thời gian ở tù tại Buôn Mê Thuột, ông được ông Trương Văn Lĩnh (vốn là sĩ quan của Tưởng Giới Thạch khi ở Trung Quốc) truyền đạt những kiến thức cơ bản về quân sự: lí thuyết và thực hành, đội hình chiến thuật, giàn đội hình, các động tác tiến lui trong phạm vi một tiểu đội. Nhờ đó, sau khi được tự do ông được phân công làm công tác quân sự.

Trong cách mạng tháng 8 năm 1945, ông là Ủy viên Ban khởi nghĩa phụ trách công tác binh vận. Nhờ ông Tôn Quang Phiệt, một trí thức yêu nước có uy tín, ông đã liên hệ được với ông Phan Tử Lăng (sau này là Đại tá) chỉ huy trưởng bảo an Trung Kỳ của chính phủ Trần Trọng Kim. Ông cử người vào các đồn bảo an vận động binh lính. Đồng thời bộ phận binh vận dưới sự lãnh đạo của ông đã đặt cơ sở và cách mạng hóa được nhiều học viên của Trường thanh niên tiền tuyến một trường mà học viên toàn những trí thức, con em của quan lại nhà Nguyễn do chính phủ Trần Trọng Kim mở ra. Khi cách mạng tháng 8 nổ ra sinh viên của trường này đã góp phần không nhỏ cho khởi nghĩa giành chính quyền tại thành phố Huế mà nhiều người trong số đó đã trở thành những tướng lĩnh của Quân đội: Phan Hàm, Phan Hạo, Đoàn Huyên, Võ Quang Hồ, Mai Xuân Tần, Cao Văn Khánh...

Cách mạng tháng 8 thành công, ông được bầu vào Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời Thừa Thiên phụ trách quân sự. Ngay sau khi cách mạng thành công, ông nhận nhiệm vụ quan trọng là tổ chức đưa Hoàng thân Suphanuvong từ Huế về Lào trực tiếp chỉ đạo cách mạng Lào.

Ngày 15 tháng 10 năm 1945, Khu 4 được thành lập do các ông Lê Thiết Hùng (Thiếu tướng) rồi Nguyễn Sơn (Thiếu tướng) thay nhau làm khu trưởng, ông Trần Văn Quang (Thượng tướng) làm Chính ủy, ông được phân công nhiệm vụ đặc phái viên quân sự ở Huế. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông tham gia chỉ huy và chiến đấu ở mặt trận Huế trên cương vị Chính ủy Trung đoàn 101 Trần Cao Vân là đơn vị chủ lực của Huế. Tháng 11 năm 1947, mặt trận Huế bị vỡ do tương quan lực lượng giữa ta và Pháp quá chênh lệch, ông cùng Trung đoàn rút về chiến khu Hòa Mỹ và là lực lượng chủ chốt xây dựng và củng cố vùng chiến khu sau đó ông ra Thanh Hóa theo học ở Trường Quân chính liên khu.

Đầu năm 1948, sau khóa học, ông được phân công về làm Chính ủy Trung đoàn 77 Thanh Hóa do ông Hùng Sơn làm Trung đoàn trường (sau này là Thiếu tướng). Sau đó, ông được cử tham gia Đoàn đại biểu quân sự Liên khu 4 do Chính ủy Trần Văn Quang làm trưởng đoàn, ra Việt Bắc dự hội nghị rèn cán chỉnh quân rồi được cử ở lại học một khóa quân sự tại Thái Nguyên, sau dời lên Tam Đảo do 2 ông Trần Tử Bình và Lê Thiết Hùng phụ trách. Sau đó ông vượt sông Hồng, qua Hà Đông vào Thanh Hóa nhận nhiệm vụ ở Khu 4. Ông được Tư lệnh Quân khu Nguyễn Sơn phân công giữ chức vụ Chính trị viên Phân khu Bình Trị Thiên Liên khu 4, Tỉnh đội Thừa Thiên Huế kiêm Chính ủy Trung đoàn 101.

Mùa xuân 1950, thực hiện chủ trương của cấp trên, 2 trung đoàn 95 và 101 vào hoạt động ở vùng sâu Quảng Điền. Để chỉ huy thống nhất 2 đơn vị, Bộ chỉ huy Phân khu Bình Trị Thiên chỉ định ông Lê Bá Vận làm Chỉ huy trưởng, ông làm Chính ủy.

Tháng 9 năm 1950, ta mở chiến dịch Biên Giới. Nhằm phối hợp tích cực với chiến trường chính theo chỉ thị của cấp trên, đơn vị của ông đã bất ngờ phục kích đoàn tàu quân sự của Pháp tại Như Sơn Bến Đá (trước đó đoạn đường sắt Huế-Quảng Trị, Đà Nẵng-Huế bị đánh liên tục còn đoạn này chưa bị đánh bao giờ) và giành thắng lợi lớn: đốt đoàn tàu, thu toàn bộ vũ khí, đặc biệt trong đó có khẩu Bô-pho 40 ly với trên 3000 viên đạn.

Sau đó Trung đoàn 101 được giao nhiệm vụ vừa chủ động tác chiến bảo vệ mùa màng. Cụ thể là "công đồn diện viện" nhằm phá vỡ một mảng trong hệ thống đồn bốt Pháp nhằm đẩy mạnh phong trào kháng chiến, lấn sát vào thành phố Huế.

Tháng 7 năm 1953, ông được cử giữ chức Phó Chính ủy Đại đoàn 325 (Đại đoàn Bình Trị Thiên). Sau đó, tháng 1 năm 1955, ông được cử giữ chức Chính ủy Đại đoàn 316.

Tập kết ra Bắc, ông được cử sang học ở Học viện Quân chính Lê-nin từ năm 1956 đến năm 1961 cùng các ông Đặng Vũ Hiệp, Vũ Chí Đạo... Sau khi về nước ông là chủ nhiệm khoa của Học viện quân chính, Chính ủy Trường sĩ quan Lục quân ở Sơn Tây (1961-1967) cho đến tháng 9 năm 1968 là Phó Chính ủy Quân khu Hữu Ngạn.


Cuối năm 1968 ông vượt sông Bến Hải vào Chiến trường Trị Thiên giữ chức vụ Phó Chính ủy Quân khu 4 kiêm Chính ủy Mặt trận B5.

Trong chiến dịch Đường 9 Nam Lào (mặt trận 702), B5 dưới sự chỉ huy của ông tấn công quân Mỹ ở Sa Mưu - Tân Lâm - Khe Sanh, rồi đánh tạt ngang sườn khi địch rút chạy khỏi bản Đông tiêu diệt gần 2000 địch. Chiến thắng Đường 9 Nam Lào mở ra khả năng thực tế đánh bại hoàn toàn âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ. Nhận định lực lượng cách mạng của 3 nước Đông Dương đã lớn manh, Trung ương chủ trương mở cuộc tấn công chiến lược 1972, nhằm tiêu hao phần lớn quân địch, mở rộng vùng giải phóng, đưa cuộc kháng chiến lên một bước mới với B5: nếu điều kiện thuận lợi sẽ giải phóng hoàn toàn Trị Thiên Huế. Bộ Tư lệnh chiến dịch được hình thành do ông Lê Trọng Tấn làm tư lệnh, ông Lê Quang Đạo chính ủy, ông Cao Văn Khánh Phó Tư lệnh và ông là Phó Chính ủy. Đồng thời, ông cùng ông Giáp Văn Cương được giao phụ trách trực tiếp hướng Nam.

Sau chiến dịch Quảng Trị, tháng 12 năm 1972 ông được phân công làm Chính ủy kiêm Bí thư Quân khu ủy Quân khu Trị Thiên. Từ năm 1974 đến 1975, ông được phân công giữ chức Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Trị Thiên, kiêm Bí thư Khu ủy. Nhân dịp Chủ tịch Cuba Phidel sang Việt Nam và vào thăm Quảng Trị vừa giải phóng, ông thay mặt Quân khu Trị Thiên tặng một khẩu 106,7 ly.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông được cử giữ chức vụ Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên. Rồi cho đến 1976, được điều ra giữ chức vụ Chính ủy Bí thư Quân khu ủy Quân khu 4. Đến năm 1977 thì được điều ra Hà Nội làm Phó Giám đốc Học viện Quân sự cấp cao cho tới khi về hưu 1990.

Nói đến chiến trường Thị Thiên là người ta nghĩ ngay đến một chiến trường giáp ranh ác liệt, với những trận đụng độ nảy lửa, nhiều con người bình thường đã trở thành anh hùng, nhiều anh lính binh nhất bình nhì trở thành tướng lĩnh. Một trong những vị tướng trụ lâu nhất ở chiến trường Bình Trị Thiên thời chống Pháp và Trị Thiên thời chống Mỹ chính là ông-Trung tướng Lê Tự Đồng. Trở thành chỉ huy quân sự đầu tiên của thành phố Huế sau Cách mạng tháng Tám, ông cũng là người chỉ huy trực tiếp cuối cùng khi chiến tranh kết thúc trên cương vị Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Trị Thiên. Vì vậy ông xứng đáng được goi là vị tướng của chiến trường Trị Thiên Huế.

2 nhận xét:


  1. " Ho Xuan Man, lua Dang, lua dan
    Hoi toan dan tung bung nem da"

    Trả lờiXóa

  2. "Hồ Xuân Mãn lừa Đảng, lừa dân
    Hởi toàn dân, tưng bừng ném đá"

    Trả lờiXóa