Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Hồ Xuân Mãn = Lý Thông

Từ câu chuyện Thạch Sanh-Lý Thông:

Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó, nghỉ ở gốc cây đa. Gã thấy Thạch Sanh vừa mang về một gánh củi lớn tướng mà vẫn tỉnh bơ như không, chẳng biết nặng nhọc là gì, gã liền nghĩ bụng:
- Người này khỏe như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi biết chừng nào.
Nghĩ vậy, Lý Thông tìm cách lân la gạ chuyện rồi đòi kết làm anh em.
Thấy có người lạ tự nhiên săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. Sau đó, chàng từ giã gốc đa đến sống chung dưới mái nhà họ Lý.
Nhà Lý Thông vốn chuyên cất rượu. Thạch Sanh đến ở chung, mẹ con hắn quả được một tay đỡ đần rất tốt.
Bấy giờ trong vùng đó có một con Chằn Tinh, có nhiều phép biến hóa thường quấy rối dân chúng. Quan quân nhiều lần đến định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Cuối cùng hằng năm phải cống cho nó một mạng người để nó đỡ phá phách.
Năm ấy đến lượt nhà Lý Thông phải nạp người. Mẹ con hắn hoảng hốt lo sợ, nhưng sau đó nghĩ ra được một mưu để lừa Thạch Sanh đi chết thay.
Chiều hôm ấy, Lý Thông chờ lúc Thạch Sanh đi kiếm củi về, dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:
- Đêm nay đến lượt anh đi canh miếu thờ, ngặt vì đang lỡ cất mẻ rượu, vậy em chịu khó đi ra miếu thay cho anh một đêm, rồi sáng về.
Thạch Sanh nhận lời đi ngay. Nửa đêm hôm ấy, Thạch Sanh đang ngủ thì Chằn Tinh hiện ra. Thạch Sanh cầm búa đánh lại. Yêu quái bị giết, hiện nguyên hình là một con trăn lớn. Chàng vội chặt lấy đầu và nhặt bộ cung tên bằng vàng của yêu quái xách về.
Canh ba đêm ấy, lúc mẹ con Lý Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng Thạch Sanh gọi cửa, hai người hốt hoảng thức dậy, ngờ là oan hồn của chàng hiện về liền van lạy rối rít xin tha mạng.
Nhưng khi thấy rõ là chàng còn sống và nghe kể lại chuyện giết Chằn Tinh thì gã Lý Thông gian manh lại nảy ra một kế khác. Gã liền nói:
- Trời ơi, Con trăn ấy là của nhà vua nuôi đã lâu. Nay em bắt giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng, em hãy lo trốn ngay đi! Có chuyện gì để mặc anh ở nhà lo liệu!
Nghe nói thế, Thạch Sanh kinh hoàng trốn đi ngay lập tức. Chàng trở lại túp lều ngày xưa bên gốc đa kiếm củi nuôi thân như cũ.
Lý Thông hớn hở đem đầu chằn tinh vào cung, khoe là mình giết được. Vua khen ngợi và phong hắn làm đô đốc.
...
 Thi công đường vào nhà máy xi măng Đồng Lâm

Tưởng chỉ là câu chuyện cổ tích để dạy các cháu lớn lên làm người biết ghét Lý Thông, học tập Thạch Sanh, biết làm người tự trọng không cướp công người khác để vinh thân phì gia cho mình...

Qua thế kỉ 21, dưới ánh mặt trời câu chuyện ấy lại tái diễn...

Thôn Đồng Lâm, Xã Phong An, bây giờ có dự án Xi măng Đồng Lâm cách thành phố Huế khoảng 29km về phía Tây Bắc. Bao gồm khu phức hợp công nghiệp sản xuất Xi măng, gạch không nung và các sản phẩm sau xi măng.

...ngày ấy những năm 70 của thế kỉ XX, Phan Văn Thuần tên ác ôn khét tiếng chống cộng, không diệt nó cơ sở của ta rất khó khăn trong hoạt động, tổ công tác được thành lập: Quát, Bé, Nhu, Tâm.
Quát chỉ huy trận đánh.
Kết quả Thuần bị giết, tên cận vệ của Thuần bị bắt cùng 2 tên chỉ điểm, thu toàn bộ vũ khí, bên ta anh em vô sự...trận đánh thắng đẹp.

Trận đánh này từ khi chuẩn bị kế hoạch cho đến khai hỏa không có Hồ Xuân Mãn.
Anh em còn sống đây, Hồ Xuân Mãn kê khai thành tích đánh trận Đồng Lâm để được phong Anh hùng lực lượng vũ trang...quả là Mãn = Lý Thông.

2 nhận xét:

  1. Danh hiệu anh hùng của Mãn chỉ là việc nhỏ, đúng thế. Việc làm và nhân cách của cán bộ cở này mới là vấn đề cần để suy nghĩ. Niềm tin của nhân dân vào cán bộ cở nầy đã mất trong trái tim nhân dân đồng nghĩa niềm tin vào Đảng CS của nhân dân đang bị xói mòn! Chính bọn này đang làm cho Đảng xa dân, tất nhiên dân đang xa Đảng vì Đảng có nhiều Mãn. Đảng mạnh Mãn vinh thân phì gia, Đảng yếu chúng nó ăn cám...Đảng CS muốn tồn tại phải loại dần loại cán bộ này...đây chính là những con sâu đang nhân danh Đảng CS để gặm nhấm tài nguyên Quốc Gia, ăn chặn của nhân dân, ăn cướp công đồng đội.

    Trả lờiXóa
  2. Giả sử coi Lý Thông là thế hệ F1, sau mấy ngàn năm mới có thế hệ F2 Hồ Xuân Mãn.Thế mà cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI - thời kỳ Mãn làm vua ở xứ Huế - đã đẻ ra thế hệ F3, F4,...ở một số ngành cấp tỉnh. STOP ngay. Ai sẽ là người nhận giải Nô ben sáng chế thành công vắc xin chống virut này ?

    Trả lờiXóa