Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Hãy đưa Đại tướng về chính quê hương!

Nguyễn Mộng Hoài
Đại tướng về quê 1
Việc đưa thi hài Đại tướng Võ Nguyên Giáp về quê Quảng Bình là thực hiện đúng nguyện vọng của Đại tướng trước lúc lâm chung.
Đại tương mất đi là sự tổn thất lớn lao đối với toàn dân tộc và bầu bạn trên toàn thế giới, đồng thời cúng là sự mất mát không thể bù đắp được của gia đình, họ tộc, làng xóm, quê hương. Theo ý nguyện của Đại tướng, sau khi Cụ về nơi vĩnh hằng, Cụ mong muốn con cháu, gia đình, họ tộc đưa cụ về yên nghỉ trên mảnh đất quê hương.


 Ôi, một con người, vâng chính là một con người Việt Nam, gần như cả đời mình gắn bó với sự nghiệp cách mạng của nhân dân và của Đảng (ngày trước), và cũng vì sự nghiệp cao cả, vĩ đại của dân tộc, Người phải sống xa quê, thỉnh thoảng mới có dịp về quê hương bản quán thăm lại mảnh đất đã sinh ra mình, thăm lại bà con cô bác dòng tộc, làng xóm. Quê hương, đối với bất kỳ người Việt Nam nào còn nặng lòng với nơi mình đã được sinh ra đều là một cái gì đó rất thiêng liêng, rất gắn bó tình cảm máu mủ ruột rà. 

Nước nào cũng vậy, những khu vực hành chính được chia ra để tiện việc quản lý, tổ chức cho dân làm ăn và tất nhiên mỗi địa giới hành chính đều có những bản sắc riêng làm cho mỗi con người không thể nào có thể quên được. Đối với người Việt Nam thì sự ràng buộc ấy càng trở nên thiêng liêng. Tổ quốc là đất nước, là cả nước. Nếu gọi đất nước là quê hương thì không ai phản đối, nhưng đó là quê hương chung của ngót một trăm triệu người Việt Nam. Cũng giống như cả dân tộc Việt Nam thờ chung một Quốc Tổ là Các Vua Hùng đã lập nên đất nước, dựng lên đất nước. Nhân dân Việt Nam đều là "Con Lạc, cháu Hồng". Bốn nghìn năm lịch sử đã chứng minh điều đó, không cần mảy may bàn cãi.

Đại tướng về quê 2
 Tuy nhiên, trong mỗi con người Việt Nam, mối sinh linh Việt Nam, dù là người Kinh, hay người dân tộc thiểu số, dù là ở Nam Bộ, đất Lục tỉnh giầu phù sa, đến miền Trung "khúc ruột", hoặc miền Bắc núi rừng trung điệp và đồng bằng bao la, rồi đến các vùng biển, ven biển, các hải đảo xa xôi...tất cả đều có một nơi cụ thể được sinh ra. Đó mới chính là quê hương bản quán, chỉ trừ những người bị "sinh ra" trong một hoàn cảnh đặc thù nào đó.

 Nói lại những điều này khi mọi người đều "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi" chắc cũng chỉ là thừa. Nhưng trong lúc người ta quyết định đưa thi hài Võ Đại tướng về an táng tại một vùng "khỉ ho cò gáy" tất nhiên cũng là mảnh đất Quảng Bình nổi tiếng, song lại không phải là mảnh đất đã sinh ra người anh hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp. Nếu "lý sự" như một số người, kể cả có người làm "quan lớn" cách mạng, rằng đất Quảng Bình chỗ nào cũng là quê hương của Võ Đại tướng. Lý sự như vậy là không thể đúng với đạo lý và truyền thống dân tộc, càng không phù hợp với tình cảm trong sáng của người Việt Nam.

Nếu như dựa theo cái "lý sự này" thì chính Võ Đại tướng phải được chôn cất ở mảnh đất thủ đô Hà Nội mới phải. Vì thủ đô Hà Nội, hoặc thủ đô kháng chiến Việt Bắc mới là những mảnh đấy mà gắn bó lâu năm trong đời hoạt động cách mạng của Võ Đại tướng. Võ Đại tướng là người Việt Nam, đất nước Việt Nam nơi nào, mảnh đất nào mà không phải là quê hương của người Việt Nam, trong đó có Võ Đại tướng. Lý sự như thế này e rằng nhiều khiên cưỡng, không thể được toàn dân tộc chấp nhân, càng không được bà con cô bác xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy chấp nhận.

 Đúng nhất là vẫn phải đưa thi hài Võ Đại tướng về an táng tại quê hương Lệ Thủy của Người. Việt Nam ta, ở nhiều vùng, nhất là đối với người Việt (người Kinh) có tập quán "hung táng" và "cát táng" với người qua đời. Nếu "hung táng" thi hài Đại tướng đã được quyết định tại huyện Quảng Trạch, trên một vùng đất "không người", thì khó lòng thay đổi, cũng giống như "Cương lĩnh của Đảng đứng trên Hiến pháp" cũng rất khó thay đổi khi mà còn Đảng cầm quyền. Nhưng vẫn còn một cách giải quyết, cho dù có muộn mằn và không được lòng dân, nhưng khả dĩ vẫn có thể khi thực hiện "cát táng" đưa hài cốt của Người về Lệ Thủy và nên xây một khu vực Lăng và Nhà tưởng niệm của Người tại Lệ Thủy. 

Đại tướng về quê 3
Huyện Lệ Thủy cũng năm ven theo quốc lộ 1, nói rằng để tiện cho việc thăm viếng, thì đó chỉ là một cách nói để chính là che giấu một quyết định không hợp với đạo lý và đạo hiếu. Đại tướng đã là người thiên cổ không thể và không bao giờ có thể "cãi lại" được với những suy nghĩ hiện thời của một số người. Đó là điều rất tiêc cho nhân dân, cán bộ tỉnh Quảng Bình, huyện Lệ Thủy xã Lộc Thủy và chạm đến tình cảm của toàn dân tộc, toàn thể cán bộ chiến sĩ các lực lượng vũ trang, nhất là các cựu chiến binh đã từng một thời là "lính Ông Giáp"

Thế mới biết sức mạnh hiện nay của "lợi ích nhóm" của lòng ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa, không thể "kinh doanh" linh hồn của vị Đại tướng của nhân dân trong nước và nhân dân thế giới. Sức mạnh này tạm thời có thể vượt qua cả đạo lý và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bác Hồ của chúng ta đang ở thủ đô. Các đồng chí lãnh đạo cao của Đảng, Nhà nước khi quy tiên đã được an táng tại Nghĩa trang dành riêng Mai Dịch Hà Nội. Thì khỏi phải tranh cái làm gì nhiều, Đại tướng của chúng ta vẫn có thể an táng tại mảnh đất thủ đô Hà Nội. Vì thủ đô Hà Nội cũng là mảnh đất của "quê hương Đại tướng Võ Nguyễn Giáp !" Ấy là chưa nói Võ Đại tướng là một trong số ít học trò gần gũi chí cốt của Bác Hồ, vì sao không để Đại tướng được nằm bên cạnh Bác Hồ ?

Chẳng qua chỉ là vì lợi ích nhóm, vì một động cơ không trong sáng mới đưa thi hài của Người về "mảnh đất khỉ ho cò gáy" của Quảng Bình, và nói đại đi là nới nào ở Quảng Bình cũng là quê hương Đại tướng. Vậy thì tôi cũng có thể nói, trên đất nước Việt Nam từ Lung Cú đến Cà Mau đâu cũng là quê hương Tướng Giáp !

Chép lại từ Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

6 nhận xét:

  1. Chúng ta không nên tranh luận về việc an táng Đức Thánh , Đại Tướng Võ Nguyên Giáp ở đâu? Đó là việc của gia đình và Nhà nước, hãy để cho Thánh Thể của Ngài được bình anh.

    Trả lờiXóa
  2. Nếu nơi an táng Đức Thánh mà trở thành một khu du lịch nổi tiếng nhờ uy danh của Ngài thì thật là tuyệt vời.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi cũng mong như vậy.

    Trả lờiXóa
  4. Đất Quảng Bình là quê hương của Ngài rồi, đâu có phải cứ là Lệ Thủy.

    Trả lờiXóa
  5. Lên nghĩa trang Thiên Thai mà coi, người Sịa người Truồi, người Nong,Phò Trạch, Diên Sanh, Ưu Điềm,mô mô cũng có, chắc chi người Huế, mấy cha rỗi việc viết tầm bậy không sợ làm kinh động đến Thánh Thể của Đại Tướng sao?

    Trả lờiXóa
  6. Uh, nói đúng đấy.

    Trả lờiXóa