Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Nhân vụ Dương chí Dũng, kể một số tên Dũng đã đen tên...

Dương Chí Dũng, Bùi Tiến Dũng 

1- Lương Quốc Dũng (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao Quốc gia) bị bắt 30/12/2003 về tội “hiếp dâm trẻ em” ;

2- Đoàn Tiến Dũng (nguyên Phó tổng giám đốc BIDV) bị bắt 2/2/2010 tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ”

3- Bùi Tiến Dũng TGĐ PU18, vụ PU18 bị bắt 1/2006 và ngày 7/8/2007 Những người mang tên Dũng lần lượt sa lưới pháp luật: bị xử 13 năm tù tội “ tham ô tài sản công và tổ chức đánh bạc”.

4 – Phạm Tiến Dũng (nguyên trưởng phòng KH PU18), bị bắt 3/3/2006 tội “ tham ô tài sản công và tổ chức đánh bạc”. Chết khi 11/7/2006 khi đang bị giam.

5- Dương Chí Dũng, Cục trưởng Hàng hải (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines) truy nã toàn quốc tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ngày 18/5/2012; 

6- Nguyễn Văn Dũng (nguyên chủ tịch UBND xã Đại Mỗ) bị bắt quả tang đánh bạc ngày 10/7/2010 tại Cửa Lò; 

7- Đỗ Hữu Dũng (Phó Tổng giám đốc của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội) bị bắt quả tang đánh bạc ngày 17/8/2007 tại Tam Đảo; 

8- Đào Tiến Dũng (nguyên Phó TGT HUD) bị bắt về hành vi tham ô 4/2005. 

9- Lê Văn Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông) bị bắt 11/2010 về “tội thao túng giá chứng khoán”. 

10 – Hà Đức Dũng, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Khai thác khoáng sản Đất Việt (trụ sở tại phường 5, quận Phú Nhuận), bị bắt ngày 11/4/2011 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

11 – Trương Ngọc Dũng là Chủ tịch HĐQT Cty Phúc An Thịnh bị bắt 4/3/2012 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua chiêu thức bán dự án bất động sản “ma”. 

12 – Phùng Thế Dũng, Phó Trưởng Cơ quan đại diện Báo Văn Nghệ tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, hội viên Hội Luật gia TP Nha Trang, bị khởi tố 1/6/2012 về hành vi nhận tiền chạy án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” 

13 – Phạm Thanh Dũng (SN 1952, nguyên Phó trưởng phòng Hành chính-Tư pháp thuộc Sở Tư pháp TP Cần Thơ) bị bắt 11-11-2010, ngày 24-7-2012 bị kết mức án tù chung thân về tội “Nhận hối lộ” và tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”. 

14 – Trần Văn Dũng Nguyên giám đốc Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý SJC Chợ Lớn quận 5 bị bắt 7/9/2012 về tội “Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng” (tự ý lấy tiền của công ty tham gia sàn giao dịch vàng và đã thua lỗ hàng chục tỷ đồng. ) 

15- Nguyễn Tuyến Dũng (trung tá, điều tra viên Công an tỉnh Tiền Giang) bị bắt ngày 20/11/2012 về tội hành vi lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ theo điều 282, Bộ Luật Hình sự. 

16- Ngô Tuấn Dũng (SN 1974, nguyên thiếu tá Công an tỉnh Hải Dương) bị bắt ngày 12/12/2012 về tội hiếp dâm nữ doanh nhân V.T.K.L (SN 1979, giám đốc một doanh nghiệp ở xã Minh Tân, huyện Kinh Môn – Hải Dương). 

17 – Trần Văn Dũng (Dũng Bắc Cạn) trùm xã hội đen Hải phòng bị bắt ngày 27/2/2013 

18- Mai Văn Dũng (nguyên Giám đốc Công ty quản lý và phát triển nhà (PTN) Q.5, TP.HCM) 3 năm tù (án treo), về tội “cố ý làm trái…” ngày 12/4/2013 

19. Hà Tuấn Dũng (Dũng “mặt sắt”), – Giám đốc Công ty Tuấn Đông, trụ sở tại TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh bị bắt 6/5/2013 tội Buôn lậu, trốn thuế, giết người. 

20 – Trần Vũ Dũng, giám đốc Cty CP Biển Tây (ngụ quận 7,TP.HCM) bị bắt 15/6/2013 về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” 

21 – Trần Quốc Dũng (tức Dũng “Phương”, SN 1977, trú tại tổ 29, khu Đông Tiến 2, phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả – tỉnh Quảng Ninh) là đối tượng cầm đầu nhóm tội phạm hình sự hoạt động theo kiểu xã hội đen, “ông trùm” than thổ phỉ tại TP Cẩm Phả bị bắt ngày 20/6/2013 

22 – (cũng) Trần Quốc Dũng (ảnh, SN 1968, ngụ số 29B Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh) có hành vi liên quan trong vụ án bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản xảy ra tại TPHCM và tỉnh Bình Dương. Cơ quan CSĐT nhiều lần mời nhưng Dũng không đến, qua xác minh cho thấy Dũng đã rời khỏi địa phương (đối tượng đang còn bị truy nã). 

23- Nguyễn Chí Dũng (Dũng Chim xanh), mệnh danh là tướng cướp ‘xuất quỷ nhập thần’ ở miên Đông Nam bộ, bi bắt và xét xử theo chuyên án số 501 CS (2004) , bi tử hình cùng đồng phạm là và Phạm Văn Đỉnh về các tội: Hiếp dâm trẻ em, cướp tài sản, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng… 13 ‘đàn em’ trong băng cướp của Dũng bị tuyên phạt mức án từ tù treo đến 12 năm tù giam…. 

16 nhận xét:

  1. eng nào nói trang này cạn đề tài? nay Quang Minh định hướng ngòi viết như ri là trúng rồi, hãy dùng ngòi viết trừ gian anh em ơi.

    Trả lờiXóa
  2. Suy ngẫm về thời cuộclúc 09:54 23 tháng 10, 2013

    Trả lời phóng viên báo Vietnamnet, bà Phạm Thị Mai Phương bảo: “Tôi cảm thấy choáng váng như bị sét đánh khi biết chồng mình phạm tội. Nhất là khi biết chống mình làm liều vi phạm pháp luật để có tiền chiều bồ!”

    Nếu vậy thì quả thật Dương Chí Dũng không hổ danh là thành viên trong một gia đình từ bố đẻ đến các con đều là công an, giấu giểm giỏi hơn méo giấu cứt! Tham những như thế, ăn chơi sa đọa như vậy, mà người vợ đầu ấp má kề mấy chục năm không biết!

    Bí mật của Dương Chí Dũng còn ở chỗ y leo rất nhanh lên các nấc thang quyền lực , bằng trình độ kiến thức chắp vá, không muốn nói là học già bằng mua.

    Cũng như Nông Quốc Tuấn con trai Nông Đức Mạnh, Dương Chí Dũng đi hợp tác lao động ở Cộng hòa dân chủ Đức. Ngày ấy phải đút tiền hoặc con ông , cháu cha mới được đi hợp tác lao động ở cái nước giàu nhất phe xã hội chủ nghĩa ấy. Dương Chí Dũng thuộc dạng thứ hai, vì bố là Dương Khắc Thụ giám đốc công an Hải Phòng.

    Sau mấy năm lao động ở Đức, Dương Chí Dũng về nước, được bố trí ngay vào văn phòng công đoàn cảng Hải Phòng. Từ cái văn phòng này, Dũng nhảy lên ghế phó giám đốc, rồi giám đốc công ty nạo vét sông. Bấy giờ Dương Chí Dũng mới bắt đầu học đại học , bởi theo quy định cán bộ cỡ đó trở lên phải có bằng cấp!

    Người ta mài đũng quần trên ghế giảng đường 5 năm liên tục , thi cử trầy da tróc vẩy mới được nhận cái bằng cử nhân. Dương Chí Dũng thuộc bậc “thiên tài”, vừa làm giám đốc, vừa học bổ túc ngắn hạn, mà có hẳn một cái bằng tiến sỹ đỏ chót!

    Trả lờiXóa
  3. Họ Quản lý cán bộ như thế này đâylúc 10:21 23 tháng 10, 2013

    Ông Đinh La Thăng ,Uỷ viên trung ương đảng, Bộ trưởng bộ giao thông nhận xét về Dương Chí Dũng : “ Trong ngành tất cả các đánh giá cán bộ cuối năm và hàng năm, ông Dũng đều được nhận xét là rất tốt. Và thực tế cho đến khi có kết luận của Thanh tra chính phủ, chúng tôi hoàn toàn không nhận được bất kỳ thông tin gì từ thanh tra, công an hay đơn tố cáo ông Dũng!”

    Trả lờiXóa
  4. Với bản lĩnh 'trơ tráo' và 'nói dối như cuội' của người đã 51 + 1 năm đi theo Đảng, không một Ủy viên BCT nào miệng có đủ 'gang, thép' (Hoặc có thể bởi đã thành lệ nhân sĩ Bắc Hà không quen với kiểu 'dao búa', huỵch toẹt...) nên đều không phải là đối thủ đấu võ miệng với Đồng chí X.

    Trả lờiXóa
  5. cám ơn đồng chí ,Huế trong sạch không có sâu nhỏ là mừng rồi

    Trả lờiXóa
  6. Tôn anh Dũng mặc dù đi theo xách dép nhưng cũng bị bắt và ở tù trong vụ PMU18, nay ra tù chừng nào tật nấy không bỏ, chưa tởn vẫn đi theo lượm bang,, cầm gậy hoa tay đanh Golf với PBTTTTU "hìm", CTUBND tỉnh "méo" sắp đưa cả lũ vô tù đây (!)

    Trả lờiXóa
  7. Còn Dũng X thì sao nhỉ

    Trả lờiXóa
  8. Bổ sung thêm TÔN ANH DŨNGlúc 01:33 24 tháng 10, 2013

    Tôn Anh Dũng sinh ngày 10-9-1964, là con thứ tư trong một gia đình có bảy anh chị em tại xã Phong Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình), có nhà ở số 101/27 Phan Ðình Phùng (số mới là 10/14, kiệt 137), Nguyễn Huệ, TP Huế. Năm 1985, Dũng được tuyển vào làm nhân viên Xí nghiệp đông lạnh Sông Hương, Huế. Tốt nghiệp Ðại học Bách khoa hệ tại chức năm 1994, tới năm 1999, qua một người quen giới thiệu, Dũng xin vào Công ty Sông Ðà 12 làm việc.
    Dũng là Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần bất động sản Sông Ðà tại miền trung, phụ trách mảng kinh tế. Từ ngày 20-2-2006, Dũng có quyết định điều động sang Công ty cổ phần Thủy điện Bình Ðiền, nơi Sông Ðà có cổ phần nhưng vẫn chần chừ chưa bàn giao công việc. Những người quen biết ở Hà Nội gọi là Dũng "Huế", còn người quen ở Huế lại gọi anh ta là Dũng "Kèn"! Giới làm ăn trong nghề xây dựng ở các tỉnh miền trung khi nghe đến Dũng "Kèn" đều tỏ ra kiêng nể bởi anh ta có mối quan hệ thâm giao với nhiều quan chức.
    Tuy còn trẻ, nhưng Dũng đã tỏ ra là một "đại gia" ở Huế. Người ta thường thấy chiếc xe MISUBISHI màu đen, biển số cực đẹp 75H 55-45 thường ra vào các sân tennis và các quán nhậu nổi tiếng ở Huế. Anh trai cả của Dũng là Tôn Ðức Minh, sinh năm 1956, là Giám đốc Công ty cổ phần Thái Bình Dương chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, có trụ sở tại 44 Yết Kiêu, TP Huế (số mới là 83). Danh nghĩa Tôn Ðức Minh làm Giám đốc, nhưng trên thực tế và cả trong danh bạ điện thoại của Thừa Thiên-Huế, Tôn Anh Dũng vẫn đăng ký là Giám đốc Công ty này!
    Tôn Anh Dũng có quan hệ khăng khít với Bùi Tiến Dũng, do vậy Công ty Thái Bình Dương đã nhận được ba hợp đồng béo bở thi công các hạng mục trong dự án khôi phục cầu trên quốc lộ 1, giai đoạn II-3. Các tuyến đường Cầu Mống - Cống Ðá và đường Vĩnh Ðiện - Hội An là các hạng mục đã được Bộ Giao thông vận tải quyết định bổ sung vào hợp đồng dự án khôi phục cầu trên quốc lộ 1 giai đoạn II-3, giao cho liên danh nhà thầu Samwhan - CIENCO 6 (nhà thầu chính) mà đại diện là CIENCO thực hiện.
    Ba nhà thầu phụ được ưu ái thi công là Công ty Thái Bình Dương, Công ty Vạn Xuân và Công ty Bắc Nam. Riêng Công ty cổ phần Thái Bình Dương được thi công các hạng mục gồm tuyến T1, T5, kè sông trị giá 10,5 tỷ đồng; tỉnh lộ 608 Vĩnh Ðiện - Hội An trị giá 7,6 tỷ đồng, tuyến Cầu Mống - Cống Ðá - 2,25 km trị giá 4,7 tỷ đồng. Tổng cộng ba hợp đồng trên trị giá lên tới 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, phía nhà thầu chính CIENCO 6 không đồng ý với việc chỉ định Công ty Thái Bình Dương làm nhà thầu phụ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ðể xử lý việc này, Bùi Tiến Dũng đã tìm cách "ép" CIENCO 6 phải ký hợp đồng với các nhà thầu phụ bằng cách gửi công văn số 151/KTKH ký ngày 12-1-2006 gửi Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến xin ý kiến chỉ đạo. Theo cách lý giải của công văn này "Các nhà thầu phụ đã tự bỏ vốn thi công và hoàn thành phần lớn khối lượng của các tuyến đường này, tuy nhiên, đến nay Nhà thầu chính vẫn chưa ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ, dẫn đến việc nghiệm thu thanh toán cho các đơn vị đó rất chậm trễ khiến họ thiếu vốn, làm cho tiến độ thi công chưa đạt yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải.
      Ban quản lý các dự án 18 đã nhiều lần có văn bản đôn đốc CIENCO 6 và trao đổi ý kiến với ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng giám đốc CIENCO 6, nhưng ông Thanh đã có những chỉ đạo trái quy định của hợp đồng, làm ảnh hưởng lớn tới quyền lợi và gây bức xúc cho các nhà thầu phụ". Từ đó, Bùi Tiến Dũng đề nghị "nếu CIENCO 6 còn chậm trễ trong việc ký hợp đồng với nhà thầu phụ thì sẽ làm các thủ tục chấm dứt hợp đồng với liên danh Samwhan - CIENCO 6, và PMU 18 sẽ ký kết hợp đồng thực hiện các hạng mục bổ sung trên với các đơn vị trực tiếp thi công".
      Do quan hệ làm ăn, biết Tôn Anh Dũng có quan hệ rộng và có khả năng giúp đỡ để chạy án, cho nên Bùi Tiến Dũng đã chỉ đạo lái xe Lương Mạnh Hoa cầm 30.000 USD giao cho Tôn Anh Dũng tại khách sạn Melia, Hà Nội. Tuy nhiên, việc chạy tội này không dễ dàng bởi tội danh của Bùi Tiến Dũng rất nghiêm trọng. Vì vậy, cũng giống như Nguyễn Mậu Thôn phải đem nộp lại 500 triệu đồng tiền chạy án bất thành, Tôn Anh Dũng cũng đã phải cử người thân tới cơ quan điều tra nộp 30.000 USD tiền chạy án. Ðược biết, cũng trong thời gian này, Tôn Anh Dũng còn chỉ đạo người nhà đem sáu tỷ đồng ra gửi tại một ngân hàng thương mại tại Huế.
      Bùi Tiến Dũng và đồng bọn đã cấu kết với các doanh nghiệp "sân sau", được bố trí là nhà thầu phụ, để kiếm chác. Chủ các công ty tư nhân này (các nhà thầu phụ) đều có mối quan hệ thân tín, khăng khít với Bùi Tiến Dũng và đồng bọn, được tạo điều kiện trúng thầu và khi đã trúng thầu đương nhiên phải "lại quả". Ngoài Công ty Thái Bình Dương ở Huế, Công ty cổ phần Hoa Việt cũng là doanh nghiệp "sân sau" của Bùi Tiến Dũng.
      Mới chỉ ra đời hơn ba năm, vốn điều lệ chỉ 3,75 tỷ đồng, nhưng từ ngày thành lập 31-7-2002 đến nay, Công ty cổ phần Hoa Việt đã được nhận ít nhất sáu hợp đồng thi công của PMU18, với giá trị lên đến hơn 74 tỷ đồng, như làm thầu phụ của liên danh CIENCO 1 - Thăng Long công trình đường Trần Hưng Ðạo (gói 1A Nội Bài- Bắc Ninh, quốc lộ 18); làm thầu phụ của Công ty 319, gói 3A Biểu Nghi - Phà Rừng; thầu phụ của CSCEC (Trung Quốc) đường Hai Bà Trưng (thuộc tỉnh Quảng Ngãi), liên danh với Công ty 889 (CIENCO 8) thi công gói R1 (quốc lộ 2); thực hiện gói thầu km 25 + 500 đến km 26 + 450, gói 4A tuyến tránh Cửa Ông. Cũng chính vì mối quan hệ ràng buộc với Bùi Tiến Dũng, lại đang nợ tiền Dũng, cho nên Nguyễn Mậu Thôn cũng phải đôn đáo tìm mọi cách chạy tội cho Dũng mà theo ước tính sơ bộ, số tiền này đã lên tới gần hai tỷ đồng.

      Xóa
  9. Hiện nay Tôn Anh Dũng cũng đang là bạn thân thiết của các anh...lúc 01:42 24 tháng 10, 2013

    Trong vụ án đánh bạc, cố ý làm trái, đưa và nhận hối lộ do Bùi Tiến Dũng cầm đầu, có ba đối tượng tạm được coi là nổi nhất trong đường dây “chạy án”, đó là Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Mậu Thôn và Tôn Anh Dũng.

    Lắm tiền nhất trong số này là Phạm Tiến Dũng, tức Dũng "con". Theo kết quả điều tra ban đầu và còn đang phải tiếp tục xác minh thì số tài sản của Dũng “con” khoảng gần... 8 triệu USD. Dũng “con” cũng là người giỏi nịnh cấp trên đến mức... không biết ngượng. Một lần Dũng “tổng” đi nước ngoài về, Dũng “con” ra sân bay đón và nghẹn ngào: "Em nhớ anh quá. Em phải lấy một tấm ảnh của anh để đầu giường?...”. Trên bàn làm việc của Dũng “con” bao giờ cũng có tấm ảnh Dũng “tổng” đang cười rạng rỡ. Nhưng khi Dũng “tổng” lên xe vào trại thì tấm ảnh đó được cất biến ngay.

    Giả nghèo giả khổ giỏi nhất là Tôn Anh Dũng. Cái tin Công an niêm phong tài sản của Tôn Anh Dũng trị giá 6 tỉ đồng khiến rất nhiều người biết anh ta hết sức ngạc nhiên. Bởi trong cuộc sống, Tôn Anh Dũng được coi là loại “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”. Dũng rất giỏi kiếm tiền nhưng cũng rất biết chắt bóp.

    Tôn Anh Dũng được coi là nhân vật quái gở nhất trong số này bởi sự nham hiểm và tính lá mặt lá trái của anh ta.

    Tôn Anh Dũng có biệt hiệu là Dũng “kèn”, Dũng “khéo”.

    Vì sao anh ta có biệt danh Dũng “kèn” - chúng tôi sẽ giải thích sau. Còn về biệt danh Dũng “khéo” là bởi anh ta khéo đến mức... phát sợ! Vào thời điểm năm 2004, nhiều cán bộ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế rất ngạc nhiên vì Dũng “khéo” hay đi cặp kè với một vài cán bộ từ Trung ương về. Thậm chí, có lần Dũng đi ôtô ra tận chân cầu thang máy bay đưa khách lên xe của mình, bỏ mặc các cán bộ của tỉnh ra đón đứng trông theo ngơ ngẩn và rồi vội vàng lên xe... đuổi theo. Không ít cuộc tiếp khách của tỉnh, Dũng “khéo” chẳng là “cái đinh” gì để đến dự, nhưng khi thấy hắn đi cạnh khách thì chủ bữa tiệc cũng đành mời hắn vào ăn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời


    1. Tôn Anh Dũng sinh năm 1964 và ngày trước, làm nghề bán vỏ bao ximăng cho Công ty Sông Đà 12. Hắn quen một cán bộ cao cấp tên là N (tạm gọi là thế) qua một người bạn cùng học tên là T.D và trở thành đệ tử của ông. Nhờ tài khéo ăn nói và nhờ mối quan hệ này khi ông N. còn ở tỉnh rồi sau lên một cơ quan ở Trung ương, hắn lại “bắc cầu” tới mấy người khác.

      Năm 2002, do nhiều sức ép của các vị cán bộ là “thầy” Dũng, cho nên Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị, khu Công nghiệp Sông Đà (Sudico) phải đưa Dũng “khéo” về làm Phó giám đốc Chi nhánh Sudico tại Huế. Khi biết tin này, nhiều cán bộ lãnh đạo của Công ty Sông Đà 12, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phải khuyến cáo là hãy cẩn thận vô cùng với Dũng “khéo”. Quả nhiên, sau khi về Sudico, cậy thế có các “thầy” ngoài Hà Nội, Dũng "khéo" không coi ai ra gì và chỉ tìm cách phá đám tất cả mọi công việc của chi nhánh.

      Phó tổng giám đốc Sudico và là Trưởng Chi nhánh tại Huế cũng tên là Dũng. Vì anh chơi trống trong dàn nhạc rất giỏi cho nên mọi người đặt cho anh biệt danh là Dũng “trống”. Mọi kế hoạch sản xuất, kinh doanh mà Dũng “trống” đưa ra đều bị Dũng "khéo" phá và luôn đưa “thầy” ra dọa. Nội bộ mâu thuẫn, lục đục thành ra ở chi nhánh có chuyện “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” giữa hai Dũng, thế là anh em đặt cho Tôn Anh Dũng biệt danh là Dũng “kèn”. Đơn vị cũng còn một anh Dũng nữa trong ban lãnh đạo, nhưng anh này rất hiền lành, sống trung dung. Cho nên mặc “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, anh vẫn... im lặng, hơn nữa, anh lại là người diễn kịch câm rất giỏi, thế nên anh có biệt danh là Dũng... “câm”.

      Tháng 6/2004, Chi nhánh Sudico tại Huế nâng lên thành Công ty Cổ phần Bất động sản Sông Đà (SDP) với số vốn điều lệ là 30 tỉ đồng. Khi tiến hành đại hội cổ đông, thấy mọi kế hoạch kinh doanh sẽ bị phá sản nếu như còn Dũng “kèn”, cho nên Hội đồng Quản trị quyết định cho anh ta chức nhưng... không giao việc. Thế là Dũng “kèn” ngồi chơi và “soi” tất cả mọi người. Thi thoảng anh ta lại đe cho “nhập kho” người này, người khác.

      Đến tháng 8/2005 thì mọi người không thể chịu nổi nữa khi mà ở cơ quan có kẻ chỉ rình sơ hở của ai đó rồi đi bẩm “thầy” nên biểu quyết phải chuyển anh ta đi nơi khác. Vào tháng 4/2005, trong một lần đi họp ở UBND tỉnh, về các dự án đô thị trên địa bàn, Dũng “trống” ngơ ngác khi ông Chủ tịch huyện Hương Thủy yêu cầu SDP phải thanh toán tiền đền bù, giải tỏa cho các công trình trong dự án của Công ty TNHH Thái Bình Dương - mà công ty là công ty con của SDP? Dũng “trống” chẳng hiểu sao lại có chuyện như thế? Hóa ra là Dũng “kèn” đã lập công ty riêng nhưng cứ lấy danh nghĩa của SDP...

      Xóa
  10. biết rõ Dũng Huế hè????

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thì răng, kêu đầu gấu đến dọa à? đứa mô, để chạy trước

      Xóa
  11. Dũng Huế, Thắng bây giờ là ĐỆ đấy, bọn bây ưa chi cứ nói...tao giúp, thằng nào xăm xoi thì liệu thần hồn...

    Trả lờiXóa
  12. TW 4 hay TW 10 cũng chỉ thế mà thôilúc 05:00 24 tháng 10, 2013

    Đồng chí X
    Chiều ngày 15/10/2012, hội nghị lần 6 Ban chấp hành Trung Ương Đảng đã chính thức bế mạc sau 15 ngày họp kín căng thẳng tại Hà Nội. Trong phát biểu cuối cùng, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thông báo Ban chấp hành Trung ương quyết định "không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị". Ông Trọng nghẹn ngào khi thừa nhận: "Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu." Khi tiếp xúc cử tri ở TP Hồ Chí Minh hôm thứ Tư 17/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói về quyết định không kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị, mà ông gọi là 'đồng chí X': "Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.”[9]
    Sau đó blogger Trương Duy Nhất đặt câu hỏi: "Tại sao cái tên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng- người bị Bộ chính trị yêu cầu kỷ luật cũng không dám công khai, phải nói trại ra là "một đồng chí ủy viên BCT ... Chủ tịch nước vẫn không dám nêu tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà phải gọi là “đồng chí X”."

    Trả lờiXóa