Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

VẤN ĐỀ ĐẢNG TỊCH CỦA HỒ XUÂN MÃN

LÊ VĂN UYÊN

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Tứ Hạ, ngày 30.7.2013


Kính gởi: Uỷ ban kiểm tra trung ương Đảng CSVN; 
Uỷ ban kiểm tra tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

ĐƠN XIN PHẢN ẢNH 


Tôi tên là LÊ VĂN UYÊN
Sinh năm 1937
Quê quán Phong Sơn, Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
Hiện trú tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế.

Tôi tham gia hai cuộc kháng chiến cứu nước cho đến nay đã gần 50 năm tuổi Đảng.
Năm 1972 cho đến sau ngày giải phóng tôi là huyện ủy viên, trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền.

Tôi xin cung cấp để các chức năng điều tra làm rõ việc vào Đảng của đồng chí Hồ Xuân Mãn.

Tôi đã nhiều lần gặp đồng chí Hoàng Chí Công (Đợi) ở cùng quê đồng chí Hồ Xuân Mãn. 
Từ 1965 đến 1975 đồng chí Hoàng Chí Công đã làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm, đã hai lần đồng chí nói với tôi rằng đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng lúc nào, ở Chi bộ nào, ai là người giới thiệu đồng chí Hồ Xuân Mãn mà đồng chí không biết. Nếu kết nạp đầu năm 1974 thì cả năm 1974 đồng chí Hồ Xuân Mãn chưa hề sinh hoạt với Chi Đảng bộ thôn Phò Ninh và xã Phong An. 
Đồng chí Thái Bình Dương cũng làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm nhưng đồng chí cũng nói đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng do ai giới thiệu và chi bộ nào kết nạp đồng chí Thái Bình Dương cũng không biết.
Gần đây đồng chí Thái Bình Dương ở Huế có gặp đồng chí Trần Văn Minh cũng đã làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm, đồng chí Trần Văn Minh nói với đồng chí Thái Bình Dương, việc vào Đảng của đồng chí Hồ Xuân Mãn do ai giới thiệu và Chi bộ nào kết nạp đồng chí Trần Văn Minh cũng không biết. 

Riêng tôi, năm 1972 vẫn là Trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền là người chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ lý lịch đề nghị kết nạp của các Chi Đảng bộ trong huyện để báo cáo cho Thường vụ huyện ủy chuẩn y. 

Việc vào Đảng của đồng chí Hồ Xuân Mãn ngày 11 tháng 01 năm 1974 theo đồng chí Hồ Xuân Mãn khai, thì cả năm 1974 hoặc cuối năm 1973 tôi chưa hề nắm hồ sơ đề nghị kết nạp của đồng chí Hồ Xuân Mãn lần nào để báo cáo cho Thường vụ huyện ủy chuẩn y. 

Vậy tôi xin phản ảnh để các cấp xem xét lại. 

Người phản ảnh 


LÊ VĂN UYÊN
ĐT 0546514480




CÓ OAN KHÔNG?

Nguyễn Hà Phan
Người được dư luận thời bấy giờ cho là nhân tố mới, với nhiều đồn đoán ngấp nghé ghế Thủ tướng, thậm chí sẽ là TBT đảng CSVN. NHP bị khai trừ ra khỏi Đảng và Quốc hội, không công bố trên phương tiện truyền thông.


Nguyễn Tư Thoan (bìa Phải)
Từ năm 1959 ông là bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình. 
Mười năm hòa bình sau kháng Pháp và mười năm kháng chiến chống Mỹ, 
dấu ấn Nguyễn Tư Thoan vẫn sâu đậm cho đến tận hôm nay


ĐỪNG NÓI ĐẠO ĐỨC NỮA!

Ông Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Võ Thanh Bình
Một Ủy viên Trung ương Đảng, dính “vụ 100 triệu đồng” chạy chức, khu “đất vàng” giữa thành phố Cà Mau rộng 2.520 m2 ông đang sử dụng, “Vụ Camimex”.

Ông Nguyễn Trường Tô, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang
Sau khi có thông báo của UBKT TƯ, theo quy trình sẽ phải thông qua Ban Bí thư và đề nghị Ban Bí thư ra quyết định. 
Khi có quyết định của Ban Bí thư thì tổ chức Đảng và đảng viên có trách nhiệm thi hành quyết định.



Điều lệ Đảng CSVN

Điều 4: 
Thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại): 
1. Người vào Đảng phải: 
- Có đơn tự nguyện xin vào Đảng; 
- Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ; 
- Được hai đảng viên chính thức giới thiệu. 
Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. 
Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. 
2. Người giới thiệu phải: 
- Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm; 
- Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét. 
3. Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ: 
- Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt. 
Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. 
- Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; khi có quyết định của cấp uỷ cấp trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một. 
- Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp. 
- Ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷ quyền xét, quyết định kết nạp từng người một. 
4. Nơi chưa có đảng viên hoặc có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện giới thiệu thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp cử đảng viên về làm công tác tuyên truyền, xem xét, giới thiệu kết nạp vào Đảng. Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quy định. 
Điều 5: 
1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ. 
2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị. 
3. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định. 
4. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp. 
Điều 6: 
Việc phát và quản lý thẻ đảng viên, quản lý hồ sơ đảng viên và thủ tục chuyển sinh hoạt đảng do Ban Chấp hành Trung ương quy định. 

Những quy định mới về đảng tịch

Đảng tịch của đảng viên là tên của người đảng viên trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ nhiều năm nay, đảng tịch của đảng viên được quy định tại các Điều 5, Điều 6, chương I- đảng viên của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng rõ hơn, đầy đủ, chi tiết cụ thể nhất tại Quy định thi hành Điều lệ Đảng số 23- QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X.
- Đảng ta không đặt ra việc xem xét lại đối với những đảng viên có vấn đề về đảng tịch đã được cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, kết luận trước đây mà không phát hiện thêm vấn đề gì mới. Đảng ta chỉ xem xét, khôi phục quyền đảng viên và tính tuổi đảng liên tục đối với những người bị đưa ra khỏi Đảng đã được cấp có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận là bị oan và từ khi bị đưa ra khỏi Đảng đến nay không làm điều gì vi phạm.
- Việc thẩm tra, kết luận về đảng tịch của đảng viên, việc công nhận là đảng viên, khôi phục quyền đảng viên, xoá tên đảng viên hoặc cho nối lại sinh hoạt đảng của đảng viên do Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, huyện uỷ (và tương đương), Ban Tổ chức Trung ương xem xét, quyết định. Trường hợp đặc biệt do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định.
- Đối với những đảng viên được kết nạp trước đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (ngày 5-9-1960) và trước ngày 30-4-1975 (ở các địa phương từ phía nam sông Bến Hải trở vào) mà lúc kết nạp vào Đảng chưa đủ 18 tuổi thì ngày vào Đảng được giữ nguyên.
- Đảng viên được kết nạp vào Đảng trong kháng chiến chống Pháp từ tháng 7-1954 trở về trước và đảng viên được kết nạp trong kháng chiến chống Mỹ ở các địa phương từ phía nam sông Bến Hải trở vào (từ tháng 7- 1954 đến tháng 12-1973) chỉ cần một đảng viên giới thiệu cũng được giữ nguyên đảng tịch.
- Với những người trước đây đã vào việt minh hay một tổ chức quần chúng cách mạng hoạt động bí mật (từ tháng 2-1951 trở về trước), sau đó được tham gia sinh hoạt chi bộ, thì lấy ngày sinh hoạt chi bộ là ngày kết nạp vào Đảng.
- Những đồng chí hoạt động trong kháng chiến chống Pháp (từ tháng 7-1954 trở về trước) và trong kháng chiến chống Mỹ (từ tháng 7- 1954 đến 30-4-1975) từ phía nam sông Bến Hải trở vào, chưa được kết nạp vào Đảng nhưng đã được tổ chức đảng giao nhiệm vụ của người đảng viên như làm công tác tuyên truyền phát triển đảng viên hoặc tham gia việc thành lập chi bộ, thì lấy ngày chi bộ giao nhiệm vụ làm công tác tuyên truyền phát triển đảng viên hoặc ngày tham gia lập chi bộ là ngày kết nạp vào Đảng. Đối với trường hợp chỉ là quần chúng cảm tình đảng, được tổ chức đảng giao một số việc để thử thách (như giao liên hoặc theo dõi tình hình địch…), chưa được kết nạp vào Đảng, nhưng ngộ nhận mình đã vào Đảng, sau đó được tổ chức đảng cho sinh hoạt, được rèn luyện thử thách, xét có đủ tư cách đảng viên thì được công nhận là đảng viên từ ngày tham gia sinh hoạt đảng.
Những đảng viên được kết nạp trong kháng chiến chống Mỹ theo Điều lệ Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam (từ năm 1961 đến tháng 12-1976) thì tuổi đảng được tính theo quy định của Điều lệ Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam.
Những đảng viên có nghi vấn là không được tổ chức đảng kết nạp vào Đảng thì phải xem xét kỹ, sau khi thẩm tra, thấy có đủ căn cứ kết luận là đã được tổ chức kết nạp vào Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng; hoặc đúng với quy định tại những điểm nêu trên và từ đó đến nay vẫn tham gia sinh hoạt đảng, giữ gìn được tư cách đảng viên thì cấp uỷ có thẩm quyền công nhận là đảng viên. Nếu có đủ căn cứ kết luận người đó mạo nhận là đảng viên thì cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên.
Bản quy định số 23/QĐ/TW nêu rõ: những đảng viên không được tham gia sinh hoạt đảng do gián đoạn sinh hoạt đảng, sau khi đã thẩm tra, thấy có đủ căn cứ và chứng lý rõ ràng, nếu nội dung vi phạm là do chính bản thân gây ra thì không nối lại sinh hoạt đảng; nếu nội dung vi phạm không phải do chính bản thân gây ra và được chi bộ, cấp uỷ cơ sở nơi công tác hoặc nơi ở xác nhận vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, giữ gìn được phẩm chất đạo đức trong thời gian không tham gia sinh hoạt đảng, thì được xét nối lại sinh hoạt đảng.


52 nhận xét:

  1. Nguyễn Hà Phan (sinh 2 tháng 2 năm 1933) là một cựu chính khách Việt Nam. Trước khi bị truất phế, chức vụ cao nhất của ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
    Ông còn tên khác là Phạm Văn Khoa, quê quán tại xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Tên thân mật thường gọi của ông là Sáu Phan.
    • Tháng 12-1958, khi đang là tỉnh ủy viên Sóc Trăng ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt, đến năm 1964, thì được thả.
    • Năm 1979, là Quyền Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh Hậu Giang.
    • Năm 1984, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh rồi làm Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Hậu Giang.
    • Trước năm 1986, từng giữ các chức vụ: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh Cần Thơ.
    • Năm 1986, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ra Hà Nội giữ chức Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, đến năm 1988 lại về Hậu Giang làm Bí thư tỉnh ủy.
    • Tháng 4 năm 1990, Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[1]
    • Năm 1991, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
    • Năm 1992, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
    • Tháng 12 năm 1993, được bổ sung làm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; được phân công làm Thường trực Ban Bí thư.[2].
    Vụ án Nguyễn Hà Phan
    Trước thềm Đại hội 8 Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Hà Phan đang làm trưởng Ban Tổ chức Đại hội Đảng lần thứ VIII, được cố vấn Nguyễn Văn Linh ủng hộ lên làm thủ tướng thì "...tự nhiên có hàng loạt đơn thư, tố cáo Nguyễn Hà Phan đã từng khai báo nghiêm trọng và khi ra tù nhận làm nội gián cho địch. Ông Nguyễn Đình Hương phó Ban Tổ chức Trung ương Đảng, trưởng Ban Bảo vệ Đảng được giao nhiệm vụ thẩm tra, kết quả là không có cơ sở để nói Nguyễn Hà Phan được địch cài lại làm nội gián; tuy nhiên những gì ông Phan khai báo là nghiêm trọng, những người được ông xây dựng cơ sở trong lòng địch đều bị ông khai ra và sau đó bị địch giết sạch. Ngày 17-4-1996, chỉ trong vòng một buổi sáng, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp biểu quyết khai trừ Nguyễn Hà Phan ra khỏi Đảng, sau đó ông bị tước hết mọi chức vụ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một cách nghĩ khác về Nguyễn Hà Phanlúc 13:01 3 tháng 10, 2013

      Bác NHP không phải là phản bội đâu. Trước đây tôi cũng đã nghe nhiều người nói NHP làm điệp viên cho địch, nhưng sau này, có may mắn được gặp và nói chuyện với một số lão thành cách mạng nhà ta, các bác ấy đều bảo NHP không phản bội tổ quốc, mà là khai báo lí lịch, quá trình hoạt động không trung thực.
      Với người bình thường thì tội này không nặng, nhưng với 1 người đang vào BCT như bác NHP, đây là vấn đề không chấp nhận được, nếu đánh giá nặng có thể bị quy vào tội gian dối. Chính vì thế nên bác đã bị khai trừ khỏi Đảng. Việc quản thúc ở khu vực ở là điều bình thường, vì bác biết nhiều chuyện cơ mật, trong 1 thời gian nhất định sau khi nghỉ, bác không được đi xa khi chưa được phép, có người đi kèm là nhằm bảo mật thông tin, tránh những hậu quả đáng tiếc.
      Tang lễ của bác tất nhiên không công bố rộng rãi nhưng được tổ chức khá chu đáo, các bác nhà mình đều có gửi lời chia buồn đến gia quyến (Không đến trực tiếp vì vị trí không cho phép).

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    4. 1997 Miền Nam chuẩn bị đảo chánh.
      Phe cách mạng Miền Nam không thể chấp nhận thói ngu dốt, ăn cướp của dân, tàn sát nhân dân, cướp công của đồng đội cảu bọn Cộng Sản quái thai Miền Bắc. Trong khi công lao giải phóng, đánh Mỹ chính là phần lớn do Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam ( phe Cách Mạng Miền Nam với quốc kỳ là Màu xanh - đỏ sao vàng ) hay sau đó còn gọi là chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam VN. Do chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ lãnh đạo.
      Trong cuộc chiến chống Mỹ phe Miền Nam bị tử trận và thương vong gấp 3 lần số bộ đội Miền Bắc hy sinh, ngoài ra còn xương máu của hàng vạn bà mẹ VN anh hùng, và hàng triệu người dân miền Nam ủng hộ cách mạng.
      Từ khi tập kết thì phe Miền Nam với 200 ngàn quân nhân học sinh đã nhìn rõ bộ mặt thật nghèo đói ngu dốt, quan liêu của Miền Bắc. Sau hơn 20 năm thống nhất thì bọn Cộng Sản súc vật ngu dốt và tàn ác Miền Bắc đã thủ tiêu hàng trăm ngàn dân Miền Nam, cướp phá dã man. Thôn tín công lao to lớn của quân và dân Cách mạng Miền Nam.
      Phẫn uất, phe Miền Nam âm thầm chuẩn bị đảo chánh.
      Ông Nguyễn Hà Phan là 1 người cách mạng đức độ, hiểu biết và là người có cái nhìn cải cách.
      Ông tạm đứng lãnh đạo phe Miền Nam và chuẩn bị cho cuộc đảo chánh.
      Kế hoạch bại lộ do phe Nông Đức Mạnh và cánh CS Miền Bắc được tình báo Trung Quốc mật báo.
      Ông Sáu Phan chịu hy sinh để cánh Miền Nam có cơ hội lần thứ 2. Để 1 người tài đức Võ Văn Kiệt còn sống và tiếp tục công cuộc tiêu diệt bọn cường bạo cầm thú CS Miền Bắc này.
      Kết quả ngày nay nhìn trong nội bộ nhà nước, Đảng CS VN ra sao thì tự suy ngẫm cũng thấy rồi.
      Công lý, tự do, dân chủ, nhân quyền thực sự sẽ sớm trở lại. Luật công bình nhân quả, kẻ gian ác cũng phải đến giờ đền tội.
      Xin trân trọng cám ơn tấm lòng yêu nước, hy sinh vì đồng đội của Bác Nguyễn Hà Phan.

      Xóa
    5. 1997 Miền Nam chuẩn bị đảo chánh.
      Phe cách mạng Miền Nam không thể chấp nhận thói ngu dốt, ăn cướp của dân, tàn sát nhân dân, cướp công của đồng đội cảu bọn Cộng Sản quái thai Miền Bắc. Trong khi công lao giải phóng, đánh Mỹ chính là phần lớn do Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam ( phe Cách Mạng Miền Nam với quốc kỳ là Màu xanh - đỏ sao vàng ) hay sau đó còn gọi là chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam VN. Do chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ lãnh đạo.
      Trong cuộc chiến chống Mỹ phe Miền Nam bị tử trận và thương vong gấp 3 lần số bộ đội Miền Bắc hy sinh, ngoài ra còn xương máu của hàng vạn bà mẹ VN anh hùng, và hàng triệu người dân miền Nam ủng hộ cách mạng.
      Từ khi tập kết thì phe Miền Nam với 200 ngàn quân nhân học sinh đã nhìn rõ bộ mặt thật nghèo đói ngu dốt, quan liêu của Miền Bắc. Sau hơn 20 năm thống nhất thì bọn Cộng Sản súc vật ngu dốt và tàn ác Miền Bắc đã thủ tiêu hàng trăm ngàn dân Miền Nam, cướp phá dã man. Thôn tín công lao to lớn của quân và dân Cách mạng Miền Nam.
      Phẫn uất, phe Miền Nam âm thầm chuẩn bị đảo chánh.
      Ông Nguyễn Hà Phan là 1 người cách mạng đức độ, hiểu biết và là người có cái nhìn cải cách.
      Ông tạm đứng lãnh đạo phe Miền Nam và chuẩn bị cho cuộc đảo chánh.
      Kế hoạch bại lộ do phe Nông Đức Mạnh và cánh CS Miền Bắc được tình báo Trung Quốc mật báo.
      Ông Sáu Phan chịu hy sinh để cánh Miền Nam có cơ hội lần thứ 2. Để 1 người tài đức Võ Văn Kiệt còn sống và tiếp tục công cuộc tiêu diệt bọn cường bạo cầm thú CS Miền Bắc này.
      Kết quả ngày nay nhìn trong nội bộ nhà nước, Đảng CS VN ra sao thì tự suy ngẫm cũng thấy rồi.
      Công lý, tự do, dân chủ, nhân quyền thực sự sẽ sớm trở lại. Luật công bình nhân quả, kẻ gian ác cũng phải đến giờ đền tội.
      Xin trân trọng cám ơn tấm lòng yêu nước, hy sinh vì đồng đội của Bác Nguyễn Hà Phan.

      Xóa
  2. BÍ THƯ TỈNH ỦY TỈNH QUẢNG BÌNH NGUYỄN TƯ THOAN
    Đỗ Hoàng
    Ông ta là một chính trị gia cấp tỉnh thuộc loại giỏi.
    Phong trào Quảng Bình hai giỏi (sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi) do ông phát động đề xướng và đốc chiến thực hành thành công.
    Ông đã dựng được ngọn cớ nông nghiệp Hợp tác xã Đại Phong đứng đầu miền Bắc thời ấy cũng là một kỳ tích.
    Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ VI, người ta bầu ông Cổ Kim Thành làm Bí thư, còn ông Thoan được điều ra Hà Nội làm chuyên viên 6 thuộc Bộ Nông nghiệp.
    Thời ấy những người dân Quảng Bình nghe đồn đại Nguyễn Tư Thoan làm gián điệp cho Mỹ nguỵ chun sâu leo cao để cướp chính quyền bị bắt đi tù rồi.
    Trong chiến đấu ông rất gương mẫu, dũng cảm, trong sản xuất ông Thoan cũng rất quyết đoán. Đồng ruộng Quảng Trạch không có nước quanh năm hạn hán, ông dẫn tất cả cán bộ của Ty Thuỷ lợi Quảng Bình lên Rào Nan chọn đoạn sông hẹp nhất ra lệnh đổ đất đá ngăn đập lấy nước tưới ruộng.
    Việc phát hiện anh Tư theo dân gian là như thế này.
    Một lần ông Nguyễn Tư Thoan ra dự đại hội Đảng, ngồi trên ghế Chủ tịch đoàn. Ở dưới có đại biểu người trong Nam từng bị ông tra tấn, giam cầm thời ông làm mật thám Pháp phát hiện ra. Ông ta liền làm việc với với tổ chức Đảng và biết đúng kể tra tấn ông ta là Nguyễn Tư Thoan (sau đổi ra Tư) đang đương chức Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình.
    Thời ông Thoan nhiều kẻ xu nịnh, tâng bốc, ngay văn nghệ Quảng Bình nhiều số cũng in thơ ông. Ông gửi bài gì cũng in, viết chưa hay thì có biên tập sửa chữa lại cho đăng.
    Tôi nhớ ông Thoan có viết:
    Tôi tưởng vần thơ tôi đã cạn
    Tám tháng rồi tôi lại làm thơ
    Để ca ngợi quê hương Quảng Bình mình đẹp lắm
    Đẹp từ mỗi tên làng, tên núi, tên sông”
    Con ông lấy gái đẹp đã đành, cháu ông để ý đến cô nào là không một cô gái làng nào từ chối mà còn tình nguyện hiến dâng nữa.
    Đúng là một người làm quan cả họ được nhờ.
    Thời ông đương chức ông về làng Hoa Thuỷ thuộc huyện Lệ Thuỷ quê ông cho xây mộ bố mẹ to đùng, to đoàng gấp nhiều lần cái trụ sở Tỉnh uỷ sơ tán.
    Ông đề vào bia mộ “Đời đời nhớ ơn công lao cha mẹ”. Việc ấy dân tình kêu than một thời.
    Cái nhà ông ở trên Cộn sau khu làm việc của Tỉnh uỷ Quảng Bình những năm chiến tranh chống Mỹ, tôi thấy đúng là căn nhà cấp bốn lợp ngói nâu đã xỉn màu.
    Những lần đi ngang qua đó, tôi thấy một ông lão ngồi nhổ cỏ đầu gối qua mép tai, trông rất thê thảm.
    Nhiều người chỉ: - Ông Thoan Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình đó!
    Sau đó ông chết không một tiếng tăm.
    Đời chính trị nó cũng... bạc thật !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thu Thủy con gái đầu của ông Tư Thoan, người đã đi cùng ông những tháng ngày gian nan vất vã, chống chọi với búa rìu dư luân cho đến nay , Và hiện nay chị vẫn tiếp tục gõ cữa các cơ quan trung ương để tìm lại sự công bằng cho người đã khuất.
      " Giữa năm 1974, ba tôi chuyển công tác ra Hà Nội. hai cha con ở trong một căn phòng nhỏ trên gác hai của khu tập thể ban tổ chức trung ương. Tôi linh cảm , ba tôi phải nén chịu một nổi đau đớn dày vò rất lớn. Ba ít nói hẳn, mắt lúc nào cũng đỏ hoe, thỉnh thoảng ba mới thốt lên những vần thơ xót xa , não lòng:”
      Khi còn đương chức bí thư
      Sớm , trưa, chiều, tối kẻ thưa người chào
      Bây giờ mất chức bí thư
      Thân già đi sớm về trưa một mình”

      Những lúc Ba buồn như vậy , tôi cũng đùa Ba: “Có con gái ở với Ba
      Sao Ba lại nói là Ba một mình”
      Ngày 30/4/1975 ba tôi rất vui, ăn cơm nhiều hơn thường lệ, cả ngày Ba cứ nôn nao, ra ra , vào vào, Tôi hỏi Ba:
      - Miền nam giải phóng có điều gì làm Ba mừng vậy?
      - Ba mừng lắm... Ba sẽ đề nghị các Bác cử người đi xác minh lí lịch cho Ba. Ba sắp được minh oan rồi.
      Tôi nghe vậy cũng mừng, vui lây cái vui của Ba. Thời gian trôi đi , chúng tôi sống trong hi vọng, đợi chờ.
      Hy vọng và đợi chờ cho đến bao giờ khi đất nước đã thống nhất gần 40 năm rồi, Người viết xin sẽ chia niềm hi vọng và đợi chờ của chị và những người thân của gia đình đến nơi mô cho ông cụ được mỉm cười nơi chín suối.

      Xóa
    2. Mười ba năm sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, Quảng Bình quê hương ông chỉ còn là cái bóng lu mờ của Bình - Trị - Thiên. Thị xã Đồng Hới một thời được mệnh danh là thị xã Hoa Hồng, tỉnh lỵ của Quảng Bình chỉ là một đống gạch vụn, hoang tàn như vô chủ. Đến năm 1989 tỉnh Bình Trị Thiên chia tách, Quảng Bình tái thành lập trong niềm vui chung của cán bộ và nhân dân toàn tỉnh, trong đó có Ông, một cán bộ hưu trí , nguyên bí thư tỉnh ủy. Tuy bị người ta "lấy mất bút" như ông nói, nhưng trước niềm vui đó ông lại "Mài bút và vung bút " viết.

      VỀ LẠI QUẢNG BÌNH
      ( Tặng quê hương hai giỏi)
      Mười ba năm ẩn tích mai danh
      Nay lại về đây ơi Quảng Bình
      Nhật Lệ nước reo đò Mẹ Suốt
      Hoành Sơn nổi khúc nhạc Hoàng Vân

      Nếu ai hỏi quê ta đồng lúa tốt
      Xưa mang bầu đi khỏi Ô Châu
      Khoai sắn suốt chín năm đánh pháp
      Có Cảnh Dương , Cự Nẫm , Xuân Bồ.

      Nếu ai hỏi quê ta nhiều ngói mới
      Xưa lầm than nay hóa anh hùng
      Mười năm đứng tuyến đầu Miền Bắc
      Sáng đỏ cờ Quang Phú , Đại Phong .

      Nếu ai hỏi quê ta đánh Mỹ
      Đạn bom thù cày nát cả đồi hoang
      Xe chưa qua dỡ nhà không tiếc
      Chút gạo tình chia lửa với Miền nam

      Thừa Thiên nhớ Huế mậu thân
      Đông Hà Quảng Trị Cổ thành tiếng thơ
      Nhà tan cữa nát cũng ừ
      Quyết tâm đánh Mỹ cực chừ sướng sau
      Quê hương biết mấy tự hào
      Hẹn ngày thống nhất tôi vào với anh
      Ngày vui về hội giữa kinh thành
      Cung điện điêu tàn bóng thực dân
      Chiều đến Văn lâu nghe mái đẩy
      Đêm Hương Giang chạnh nhớ Nam Bình.
      Nước non ngàn dặm ra đi
      Núi cách sông ngăn hợp lại chia
      Đâu phải Huyền Trân duyên đổi chác
      Phấn son xong nợ bỏ ra về.

      Về gần lại nhớ những năm xa
      Bình Trị Thiên thân thiết ruột rà
      Muối mặn gừng cay đừng bỏ nghĩa
      Như ngày nào củ sắn chia ba.

      Ta về quê cũ Ô Châu
      Biển bạc rừng vàng đất ước mơ
      Hơn nữa triệu người tài sức mới
      Chung tay xây dựng một cơ đồ.

      Tôi đang viết bài thơ chưa trọn
      Mừng Quảng Bình " Hai giỏi " mến thương
      Bổng nhớ chuyện Xa Cô tìm hạnh phúc
      Đời thêm vui để sống trọn với quê hương
      (Đồng Hới , tháng 7/1989)
      Nhưng có ai ngờ đây là bài thơ cuối cùng của ông , bởi cuối năm đó ( 1989 ) Ông vĩnh biệt " nổi buồn nhân thế" và bài thơ chưa viết trọn.
      Để lại niềm tiếc thương vô hạn cho bạn bè, đồng chí và người thân.

      Xóa
    3. Nếu khai thật thì làm gì có Tư Thoan?lúc 13:05 3 tháng 10, 2013

      Trường hợp Nguyễn Tư Thoan ở Quảng Bình cũng như NHP. Ông Thoan cũng vì dân và lo cho dân. Dân tin dân mến có vùng còn lập đền thờ ông nữa. Nhưng vì khai báo lí lịch không rõ ràng nên ông Thoan bị oan khuất cuối đời. Nói thật, ông không phải phản động mô và nếu khai thật thì sao ông có thể lên vị trí đó để giúp dân, giúp nước được.
      Xóa cái lý lịch đi, vì nhận thức con người đổi thay theo thời cuộc. Đừng nặng cái chuyện lý lịch sẽ có nhiều người tài ra giúp nước.

      Xóa
    4. Trên đường từ Rào Nan về qua xã Quảng Hòa, chúng tôi ghé thăm nhà văn Hoàng Bình Trọng. Cũng thật ngẫu nhiên, thời chiến tranh ông Trọng làm việc ở Vĩnh Phú nên hiểu khá rõ về ông bí thư Kim Ngọc, khi ông về quê, những câu chuyện của bí thư Nguyễn Tư Thoan lại gợi lên trong ông những day dứt. Bên ấm trà giữa trưa, câu chuyện giữa chúng tôi và nhà văn phải dừng lại nhiều lần bởi nhắc đến ông Thoan, ông Trọng lại nén tiếng nấc nghẹn ngào... Và không chỉ nhà văn Hoàng Bình Trọng, có một lớp người đã vào sinh ra tử, đội bom đội đạn trong chiến tranh cũng day dứt nghẹn ngào như thế khi nhắc đến công lao của ông Nguyễn Tư Thoan.
      Với niềm biết ơn sâu sắc ấy với bí thư tỉnh ủy Nguyễn Tư Thoan nên hội cán bộ hưu trí cơ quan Đảng khu vực Nam Quảng Trạch đã có tờ trình xin làm nhà bia tưởng niệm, ghi nhớ công ơn ông Nguyễn Tư Thoan với chữ ký của nhiều bậc lão thành cách mạng, trong đó có người như cụ Nguyễn Thanh, 99 tuổi vẫn ghi những nét chữ gân guốc vào đơn đề nghị xây miếu thờ tưởng nhớ người bí thư tỉnh ủy hết lòng lo cho dân.
      Ngôi miếu thờ ấy, nếu được cấp trên đồng ý, sẽ được người dân Quảng Trạch góp cát góp đá và dựng ngay đầu nguồn con đập Rào Nan. Nhưng cho dù chưa xây nên miếu thờ thì trong lòng người dân nơi đây, ông Thoan đã được lập miếu thờ.

      Xóa
    5. Công gì? Tội gì?lúc 14:07 3 tháng 10, 2013

      Đừng vội, ta cũng phải xem công và tội của HXM, đừng để oan...

      Xóa
    6. Duong quang Tuong giam doc so tu phap tinh TT Hue duoc HXM can nhac len giam doc nho dut lot khong biet gia dinh no ngheo rot mong toi tien dau nhi, xin thua tien hoi lo cua dan lam dang ky ket hon co yeu to nuoc ngoai cu gay kho va doi chung chi toi dong tinh voi anh nguyen hai va chien huu cu 1 nguoi ket hon nop 3000 USD x 500dot thanh 1,5 trieu USD/ nam thi no thua suc chung cho man , cao ,Binh him cu de no tung hoanh thi ta cu luom. khi nao no khong chung thi ta cu noi cho chuyen qua lam pho cac ban cua dang buoc no phai non ra thoi do la cach day cho lu dan em dot nat nhung thich chuc quyen nhu thang tho moc ma lam giam doc tuong hoach tran thoi

      Xóa
  3. Phục hồi đảng tịch sau 32 năm bị khai trừ oan
    Ngày 7-8, ông Nguyễn Văn Bé (sinh 1940, ngụ tại ấp 2, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết ông vừa được Huyện ủy Cai Lậy triển khai quyết định phục hồi đảng tịch sau 32 năm bị khai trừ oan.
    Theo Ban tổ chức Tỉnh ủy Tiền Giang, ngày 11-10-1974, ông Bé bị Huyện đội huyện Cai Lậy Bắc (nay là huyện Cai Lậy) bắt giam trong lúc làm xã đội trưởng xã Mỹ Thành Bắc, vì bị nghi ngờ có quan hệ với địch. Ông Bé bị khai trừ ra khỏi Đảng ngay trong ngày bị bắt giam...
    Đến tháng 10-1975, Công an tỉnh Tiền Giang trả tự do cho ông Bé. Ông Bé làm đơn kêu oan nhưng mãi đến năm 2004 mới được làm sáng tỏ. Ngày 7-4-2006, Ban tổ chức Tỉnh ủy Tiền Giang có văn bản đề nghị Huyện ủy Cai Lậy phục hồi đảng tịch, giải quyết các chính sách kèm theo đối với ông Nguyễn Văn Bé.

    Trả lờiXóa
  4. Tụi này càng ngày càng quá đáng!. Cộng sản đếch gì tụi này, một lũ vô học!

    Trả lờiXóa
  5. Thì ra mọi việc đều có thể.
    Tôi tin điều anh Uyên, Dương, Công, Minh…có tên trong đơn này…
    Sau chiến tranh mỗi người mỗi lĩnh vực công tác, con lo chuyện vợ chồng, không ai để ý đến ai, ai làm chi cũng mược…
    Khi vụ anh hùng của anh Mãn rộ lên từ năm 2010…tôi chỉ nghi ngờ về thành tích thôi, kinh nghiệm chiến trường cho phép tôi không tin chiến công của anh Mãn là có thực…
    Trên bảng thành tích, anh Mãn khai vào Đảng ngày 11/01/2014, thì tôi thật sự “sốc”.
    Ngày này tôi đang cùng công tác với anh Mãn…
    Bấy lâu, tôi cứ nghĩ rằng anh Mãn được kết nạp khi đi học tại trường Tuyên Huấn…
    Xác minh việc này không khó, đến tháng 12/1976 toàn bộ đảng viên Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam đã làm lại đảng tịch…
    Mạo danh là loài ra ngay thôi…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. viết ẩu xuyên tạc "vào Đảng ngày 11/01/2014" nay năm 2013, sang năm mới kết nạp à?

      Xóa
    2. Vào Đảng lam chi cho mệt hè? làm công dân tốt của tổ quốc là được rồi...bon chen, phe phái, trừng trị nhau mất doàn kết mà thoai...

      Xóa
    3. Trên bảng thành tích, anh Mãn khai vào Đảng ngày 11/01/1974, thì tôi thật sự “sốc”.
      Ngày này tôi đang cùng công tác với anh Mãn…
      Bấy lâu, tôi cứ nghĩ rằng anh Mãn được kết nạp khi đi học tại trường Tuyên Huấn…
      Xác minh việc này không khó, đến tháng 12/1976 toàn bộ đảng viên Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam đã làm lại đảng tịch…
      Mạo danh là loài ra ngay thôi…

      Xóa
    4. Có chuyện ni thật hả trời?

      Xóa
    5. HXM cao tay hơn cả Nguyễn Hà Phan và Nguyễn Tư Thoan vi làm được anh hùng...ghê thật.

      Xóa
    6. Nói bậy, HXM là anh hùng...bọn này ghen ăn tức ở...nói bậy. Anh Ba sẽ làm chứng cho tôi...

      Xóa
    7. Uyên làm sao mà biết được hoạt động của HXM, Năm 1973 đã được trên cử đi bão vệ Fidel Castro...việc này hoàn toàn bí mật. chỉ có TW mới biết...
      Trưởng ban TCHU huyện ủy thì im đi...làm an ninh mà ai cũng biết thì còn gì là công tác AN NINH nữa?

      Xóa
  6. Có thể được kết nạp tại bất kỳ chi bộ nào của Đảng, nhưng địa chỉ để thẩm tra chỉ có một: Chi, Đảng bộ Phong An…
    Thiệt vàng sợ chi lửa…Thử đi.

    Trả lờiXóa
  7. HXM, Một nhân vật kì lạ…xưa nay hiếm…

    Trả lờiXóa
  8. Búa rìu dư luận đang làm cho thanh danh ông Hồ Xuân Mãn đang trở thành ô danh…không cần bàn đến công hay tội nữa, đang trong thời bình, điều kiện để thẩm tra, xác minh không khó như của Nguyễn Tư Thoan Bí thư Quảng Bình.
    Tổ chức đảng cần làm rõ càng sớm càng tốt, có là có, không là không…chúng ta cần hành xử quang minh chính đại…không nên thả lõng dư luận như hiện nay…không có lợi gì cho cả cá nhân lẫn tổ chức Đảng.

    Trả lờiXóa
  9. vì sao dương quang tương là tên thợ mộc ở tại thủy châu hương thủy ma lại lên được chức giám đốc sở tư pháp xin thưa nhờ vơ vét dể đut cho mãn va bình him thời kỳ đang làm tổ chúc tỉnh ủy, dân hương thủy goi tương là lỗ trí thâm nhờ an phàm tiền dâu mà nó chung trong khi gia đình tương ngheo rớt mồng tơi, nhờ an hói lộ của kẻ kết hôn có yếu tố nước ngoài, nhờ làm lý lịch tư pháp . Nay bám đít rữa chim cho Nguyễn văn cao[Vừa lé vuwag lùn là đệ ruột của mãn nên mới tung hoành như vậy , các cơ quan trung ương nên khai trừ và duổi bọn này về nhà rữa đít cho chó là vừa. sư giàu lên quá nhanh của bọn này từ đâu xin noi nhỏ từ mồ hôi nước mắt của dân đen đó

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bọn này giống nhau cả...phường giá áo túi cơm...

      Xóa
    2. chien huu06:16 Ngày 03 tháng 10 năm 2013lúc 13:08 3 tháng 10, 2013

      Dương quang Tương giám dốc sỏ tư pháp TT Huế là một tên tham ô vô độ. vưa qua tôi là việt kiều ở Mỹ về kết hôn ở tai xã điền Hải huyện phong Điền khi về nước tôi đã nôp đơn nhung gần hai tháng trời không giải quyết nhưng không giải thích vì sao, hôm sau tôi trực tiếp đến phong Tương làm việc Tương nói về nhà ỏ 132 tân trào ,Hương thủy gặp thúy là vợ tương để biết . khi tôi đến con Thúy noi trường hợp của tôi phải chung cho nó 3000USD thì tuần đến được kết hôn. Nhận thấy tôi trở về Mỹ không biết lúc nào có mà qua lại hơn nữa do công việc qua về quá tốn kém nên tôi đành chấp nhận nôn cho nó 3000 USD thì tuần sau tôi được nhận giấy kết hôn do ông Ngô Hòa PCT tỉnh ký. Tôi thấy răng ăn như thế thì làm sao dân chịu nỗi đúng là thương bất chính hạ tát loạn không biết những con người như vậy trong bộ máy nhà nước thì xã hội đi về dâu mong các ban lên tiếng.

      Xóa
    3. Dương Quang Tươnglúc 13:18 3 tháng 10, 2013

      Thằng này gọi mẹ Nguyễn Văn Mễ bằng O, để lên chức GĐ nó sẵn sàng làm Câu Tiễn…
      Hồ Xuân Mãn định xua…nhờ khổ nhục kế, chịu khó cống nạp mới tồn tại…sắp về hưu nên quyết tâm liếm láp cho lại vốn…thông cảm.
      Làm Tư pháp, không ăn kết hôn nước ngoài thì ăn gì?

      Xóa
    4. Chủ nhân 3.000 USDlúc 13:24 3 tháng 10, 2013

      Đưa 3.000 USD mà được việc là được rồi, tui là cán bộ có cỡ, đã mất 3.000 USD mà còn sợ són đái...nó bỏ tù thì thấy mẹ...
      Tui ngu vì đưa đúng vào thời điểm hắn cần tiếng LIÊM để làm cá nhân tiêu biểu...
      Tui biết hắn ăn như chó mạ tui mới dám đưa...ai dè hắn trở chứng...

      Xóa
    5. Thật tội nghiệp cho bạn Hà, Khi Mãn nghĩ thì có đệ ruotj là nguyễn văn Cao chủ tịch tỉnh trung tuần tháng 9 vừa qua Tương cùng Quả PGD sở tư pháp tiếp kiến với Cao tại nhà hàng Bình Minh ngoài đưa phong bì máy ngàn đô cho Cao con kêu mấy em đến phục vụ sau dó cùng cao dẫn đi khách sanjdu hí. Thì việc gì mà Tương không làm được, ngoài hối lộ ra hắn còn đưa cả nhà hắn lên làm việc tại sở tư pháp ngoài con dâu công nhân đến làm một cữa nhận giấy dăng ký kết hôn , cháu ruotj là cấp dương tại bệnh viện tâm thần về làm tại phong hành chính tư pháp phụ trách keets hôn, cháu ruột hợp đồng tại phòng đăng ký kết hôn, con ruotj họp đồng làm kế toán tại phòng CC1, thì sở ấy cvhinhs là của Tương đố ai nói gì được, vì đã có cao lo bao ròi, xe công thì tự do đưa đón lên về phú bài cho dù không có chế độ. Đố thằng nào làm gì được Tương còn Thiện Bí thư là cái đinh gì của Cao mà phải lo. Ai nói gì đã có anh Cao bảo kê rồi tương cứ tự do làm tiền thỉnh thoảng đưa cho anh mấy ngàn đô gửi cho hai đứa con anh đang du học ở nước ngoài là được

      Xóa
  10. Đọc bài này làm cho tôi suy nghĩ nhiều về NHP, NTT, HXM ai cũng có tài. Đặc biệt là HXM rất có tài về công tác tổ chức, muốn đưa ai lên là đưa, muốn hạ bệ ai là làm được, kể cả hạ bệ bí thư tỉnh ủy…
    Đó là dấu ấn MẠNH của HXM.
    Quả thật HXM mạo danh là đảng viên, thì tổ chức chỉ cần xóa đảng tịch là đủ…không nên nói nhiều, mệt mỏi lắm rồi…

    Trả lờiXóa
  11. Họ quyết tâm che nhaulúc 17:57 3 tháng 10, 2013

    Vụ Nguyễn Trường Tô, bí thư tỉnh ủy Hoàng Minh Nhất cũng đã được báo cáo từ 2005 đến 2010 mới xử lý.
    - Hôm họp ban thường vụ vừa rồi, anh Nhất đã báo cáo Ủy ban Kiểm tra trung ương (UBKT TƯ) rằng khi đó anh cũng được anh Vận báo cáo vụ việc có ảnh khỏa thân của anh Tô trong máy điện thoại của cô Dung khi cô này bán dâm trong nhà nghỉ bị công an thị xã bắt quả tang.
    Anh Nhất nói khi đó không đưa ra cấp ủy vì anh Tô vừa được bầu làm chủ tịch có mấy tháng nên phải cân nhắc cái lợi chung, lợi riêng, hơn nữa không biết những ảnh đó là thật hay bị ghép.
    Tôi đi chụp ảnh có mặc comlê đâu, nhưng lúc nhận ảnh lại thấy mình mặc comlê... nên cái đó mình không kết luận được, chỉ nhắc riêng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bí thư như thế mới có chủ tịch như thế...loạn cả rồi...

      Xóa
  12. Người con ưu tú đất Phò Ninhlúc 05:37 4 tháng 10, 2013

    Đêm 9/9/1964, có một chàng trai mới tròn 16 tuổi, từ biệt cha mẹ cùng ông nội kính yêu và làng Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, để cùng những người bạn đồng liêu là các anh Hoàng Xê, Hồ A… tìm đường lên chiến khu tham gia kháng chiến, gia nhập vào Đại đội An ninh vũ trang đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên. Trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc trên mặt trận Thừa Thiên, anh đã đồng đội tổ chức nhiều trận đánh “xuất quỷ nhập thần” làm cho quân lực Hoa Kỳ và quân đội Sài Gòn nhiều phen kinh hồn, bạt vía…
    Kẻ thù từng xem anh là “tên Việt Cộng nguy hiểm số 1” và đã nhiều lần đưa ảnh chân dung anh lên mục cáo thị, treo giá trọng thưởng bằng tiền cho bất cứ ai bắt sống hoặc tiêu diệt được anh. Chàng trai ấy tên là Hồ Xuân Mãn – người đã đi qua chiến tranh với 33 lần được phong dũng sĩ, 3 Huân chương Chiến công hạng Ba, 3 Huân chương Giải phóng các hạng và 1 Huân chương Quyết thắng, 3 huy hiệu Chiến sĩ thi đua, nhiều bằng khen và cả giấy chứng nhận danh hiệu "Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”. Sau này, trong công cuộc dựng xây quê hương, đất nước, anh là Ủy viên Trung ương Đảng, 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế và vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm 1973, để chuẩn bị cho ký kết hiệp định Paris, Khu ủy và Quân khu Trị Thiên - Huế chủ trương tổ chức các lực lượng (bao gồm cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) tổ chức đánh chiếm các căn cứ và phân chi khu địch để giành đất, nắm dân, cắm cờ giành quyền làm chủ.
      Lúc đó tôi là Trưởng Công an, cùng với lực lượng xã đội Phong An (Phong Điền) nhận nhiệm vụ phối hợp với du kích xã Phong Sơn tổ chức, nghiên cứu địa bàn dẫn đường đưa Trung đoàn 1 Sư 324 do anh Phan Thỏa làm Trung đoàn trưởng (nay đã nghỉ hưu sống ở Đông Hà - Quảng Trị) về địa bàn hoạt động của mình.
      Đó là công việc không hề đơn giản, bởi ngoài dẫn đường, tìm nơi trú quân, đặt trận địa cối 120 ly..., chúng tôi còn được giao nhiệm vụ phải dựa vào dân để lo mọi thứ từ hậu cần, thuốc men, tải thương, chăm sóc thương binh, mai táng liệt sĩ... cho cả Trung đoàn.

      Xóa
    2. Hữu Thu viết tiểu thuyết đây mà, còn mạo danh HXM.
      Hữu Thu không biết xấu hổ...còn đưa đống rác nầy lên đây làm gì?

      Xóa
  13. loan cả rồi sao nhiều kẻ làm bậy như vậy mà đã xử lý được ai đâu
    giám đốc nào hằng năm cũng được nhân huân , huy chương hay bằng khen của thủ trương chính phủ hay của ủy ban tỉnh thử hỏi các anh về nhà các giám đốc trong tỉnh TT Huế xem có ai không có nhiều băng đó không

    Trả lờiXóa
  14. Công nhân đươc mấy người đựơc giấy khen của tỉnh

    Trả lờiXóa
  15. “Uy tín trường tồn, uy quyền đoản vị”lúc 12:11 4 tháng 10, 2013

    “Uy tín trường tồn, uy quyền đoản vị”
    - người có uy tín sẽ để lại tiếng thơm lâu dài, người thích dùng uy quyền thay cho uy tín chỉ được nhất thời, gây thù chuốc oán, tự làm mất hậu phúc, có chăng chỉ được một vài việc trước mắt, không thể có sức bền.
    Cho nên, làm lãnh đạo cần nâng cao uy tín, không nên lộng hành, lạm dụng uy quyền để tự đề cao cá nhân, khư khư ôm giữ ‘ghế’ và quyền lợi cá nhân (mà quyền lợi đó do vơ vét, chiếm đoạt, lừa đảo mới có), quên cả lợi ích quốc gia, dân tộc, quên nhân dân, chỉ biết vun vén cho cá nhân, gia đình và nhóm lợi ích gây hậu quả khôn lường cho đất nước và nhân dân. Những người như thế, vẫn mang danh cán bộ của đảng, vẫn tự hào bao nhiêu năm…tuổi đảng, công hiến cho cách mạng bao nhiêu năm..thì nhục lắm! Cho nên, cần có chế tài, quy định giám sát uy quyền, đánh giá uy tín cán bộ trong tuyển dụng, trong công tác tạo nguồn, đào tạo, sắp xếp nhân sự, bố trí chức danh, phân công phân nhiệm bảo đảm chính xác, đúng người, đúng việc.
    Không thể vì công thức 4C “con cháu các cụ”, vì người nhà, dòng tộc, đồng hương, đồng môn, lại cả vì nhận tiền chạy chức, mà tuỳ tiện ‘xếp ghế”, gắn chức danh, giao nhiệm vụ, quyền hành!

    Trả lờiXóa
  16. Không nên tự vỗ ngực là “ta uy tín nhất”, bởi vì uy tín của cá nhân mình nằm trong lòng người khác, tùy thuộc sự ghi nhận và đánh giá của cộng đồng xã hội một cách khách quan.
    HXM tự vỗ ngực xưng danh uy quyền để đạt mục đích cá nhân, kể cả gây tội ác, thì bản thân họ tự hủy hoại mình, nhất định không còn chút uy tín nào và trở thành thứ bia miệng để đời:
    Trăm năm bia đá thì mòn
    Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

    Chẳng phải ông bà chúng ta đã nhắc nhở thế sao ? Bởi lẽ khi chế độ đã “trót” giao quyền cho họ thì tất nhiên thể chế đó sẽ bị mang tiếng lây chứ không riêng gì cá nhân người ấy.
    Mặt khác, sự giao quyền đó thường sẽ tạo ra những hệ lụy mà chính thể chế, cơ chế nói riêng và toàn xã hội nói chung phải gánh chịu một cách cam tâm, uất ức, vạn bất đắc dĩ, vì đã sai lầm trong việc quy hoạch, đào tạo, chọn nhân sự, cắt cử phân công, giao nhiệm và bầu bán theo những nhận định hoàn toàn chủ quan, duy ý chí của những người (phe nhóm) có chức quyền hay lãnh đạo bộ máy.
    HXM cơ cấu nhân sự Ban thường vụ tỉnh ủy, lãnh đạo CA tỉnh còn có ý đồ sắp xếp lâu dài cho NGUYỄN VĂN PHƯƠNG & HỒ XUÂN PHƯƠNG.
    HXM ghê gớm thật…
    Kết quả thăm dò của đoàn kiểm tra TW đối với Ban thường vụ tỉnh ủy TTH nói lên nhiều điều…

    Trả lờiXóa
  17. Chỉ là sản phẩm của chế độ.lúc 15:34 4 tháng 10, 2013

    Nhà văn Nguyễn Khải người đầu tiên phát hiện tệ nói dối đang phát triển trong xã hội.
    Từ đó đến nay tình trạng nói dối bùng lên như một đại dịch, lan tràn từ trong Đảng tới các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, các đoàn thể, nay nhiễm vào trẻ con.
    Tại diễn đàn kinh tế mùa Thu diễn ra ở Huế, nhiều tham luận nói về tệ báo cáo láo khiến không thể biết đúng “bệnh”: nợ xấu bao nhiêu, thất nghiệp bao nhiêu, GDP của các tỉnh có tăng thực vậy không.
    Một trung tâm xã hội học vừa công bố kết quả điều tra: Trẻ học cấp 1 có tỉ lệ nói dối là 22%; trẻ ở cấp 2 có tỉ lệ nói dối 50%; cấp 3 là 64%; sinh viên đại học là 80%! Có thể hình dung được, đội ngũ cán bộ tương lai sẽ vượt xa cha anh về tài nói dối !
    Có người giải thích đây là mặt trái của cơ chế thị trường. Nên nhớ rằng, trước khi thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã từng sống trong cơ chế thị trường.
    Dân tộc ta nổi tiếng hiền hòa. Ông cha ta từng “lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn”, “lấy chí nhân mà thay cường bạo”. Thời hai cuộc kháng chiến, nhà nhà đêm không cài cửa, ra ngõ gặp anh hùng. Một dân tộc như vậy, nguyên nhân nào đã biến thành “ra ngõ gặp trộm cướp, giết chóc”?

    Trả lờiXóa
  18. Không thể có chuyện này được, Một đ/c UVTW, là anh hùng...
    Ghen ăn tức ở rồi...
    Ai dấm tố cáo sai phại chịu trách nhiệm hình sự...danh dự của con người là trọng...

    Trả lờiXóa
  19. Trong một xã hội mà sự giả dối được coi là đương nhiên, không hề có chút gợn lên trong lương tầm điều gì hổ thẹn, nói dối thành thói quen và có nghệ thuật, thì đó là trạng chứng mất nhân cách, làm nhạt mờ dần đi đến triệt tiêu các gia trị nhân văn, nhân bản. Thậm chí, khi sự nói dối đạt được đúng chủ đích, người ta lại tự mừng như một chiến tích. Trên nói dối dưới, hứa lèo, hứa hão mà không làm; dưới báo cáo láo, dựng chuyện, đánh lừa cấp trên…Xã hội mà mọi sự đều không minh bạch, lừa dối nhau, phát sinh đủ mọi trò thủ đoạn, mánh lới để vụ lợi thì không thể gọi là văn minh, hơn nữa lại là tác nhân kìm hãm sự phát triển. Khai minh bạch, bao giờ xã hội mới vươn đạt dược như thế?

    Trả lờiXóa
  20. Đ,C Võ Nguyên Giáp , cây đại thụ của CM Việt Nam , người học trò xuất sắc nhất của Bác Hồ kinh yêu , anh lính Cụ Hồ sỗ 1 đã ra đi mãi mãi.Đau đớn quá. Ngài là vị anh hùng dân tộc,công lao của Ngài có thễ sành với Đức Thánh Trần. Chúng con xin vính biệt Đại Tướng Nhân Dân.

    Trả lờiXóa
  21. NHỮNG TRẬN ĐÁNH “XUẤT QUỶ NHẬP THẦN” CỦA NGƯỜI CON ƯU TÚ ĐẤT PHÒ NINHlúc 06:08 8 tháng 10, 2013

    Năm 1969, ông Mãn được đơn vị cử đi dự Đại hội chiến sĩ thi đua ở dốc Cao Bồi, tỉnh Sê Kông của nước bạn Lào. Khi trở lại vùng đất Phong Điền – Quảng Điền thì cán bộ cơ sở không còn nhiều nữa vì bị phản kích. Lúc bấy giờ, lãnh đạo quyết định trưng dụng quân của Đại đội 1, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 6 do ông Vũ Thắng (sau này là Ủy viên Trung ương Đảng – Bí thư tỉnh ủy Bình Trị Thiên – NV) làm chính ủy về tăng cường cho các địa phương để bổ sung vào lực lượng du kích. Có những người đang là Đại đội phó một đơn vị chủ lực, nhưng tăng cường làm xã đội trưởng.
    Lần đó, ông Mãn cũng được tăng cường về làm xã đội trưởng kiêm trưởng công an của xã Phong An. Là người địa phương, ông Mãn thấy rằng nếu thực hiện chính sách đưa quân chủ lực về tăng cường địa phương sẽ vô cùng nguy hiểm, hơn nữa phương án này anh em sẽ hy sinh nhiều. Vì lẽ đó, ông Mãn đã xin ý kiến lãnh đạo để được chuyển hướng hoạt động, tức là không nằm vùng ở dọc tuyến phía ngoài (đồi rú, bờ ruộng, ao bàu) mà chuyển hẳn vào nằm vùng bí mật trong dân. Tổ chức xây dựng nên một vùng căn cứ lỏm ở ngay trong địa bàn các thôn xóm. Ở đó, ông thành lập được một Trung đội dân quân mật và 3 Chi bộ mật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chưa vô Đảng mà thành lập được 3 chi bộ mật (Mật là không ai biết ha ha)

      Xóa
    2. Bài này của Phan Bùi Bảo Thy được Mãn thuê viêt đây, nó ở Hương Trà...như Hữu Thu một bồi bút vô liêm sĩ...

      Xóa