Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

'Cậu Thủy' và 'ngoại cảm... kinh tế'

Kỳ Duyên

Câu chuyện "ngoại cảm' của một cá nhân, ở góc độ nào đó, lại cho thấy, sự liên tưởng mong manh với số phận một dân tộc.

I- Con người, từ thời cổ đại đến thời hiện đại, dù khoa học phát triển tột bậc, vẫn có một khoảnh riêng của thế giới tinh thần, tâm linh họ phải "vịn" vào, tựa nương vào, trước những bí ẩn đời sống mà họ không làm chủ được.



Trong cái dòng chảy ấy, luôn xuất hiện những người có khả năng khác thường, siêu nhiên mà người thường không có. Chả thế, trong cổ tích vẫn có những thầy phù thủy biết hô gió gọi mưa. Nhưng những năng lực siêu nhiên thật hay giả, cũng ... "phù thủy" như cách hành nghề của họ.

Xã hội Việt không nằm ngoại lệ. Từ xa xưa, đã có những người được gọi là thầy bói, bước chân vào văn học với sự chế giễu thâm thúy của nhân gian - thầy bói nói dựa. Ở góc độ khác, từ thời cổ đại, đã có những danh xưng "văn hóa tâm linh", mà sản phẩm của nó là ông thầy tử vi.

Lại có những người khả năng sinh học tự nhiên cao hơn, gọi là nhà ngoại cảm. Ngày nay, xã hội ta có hẳn Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người. Có điều, trong khi các đề tài của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người còn chưa ra tấm ra miếng, bởi thế giới thì vô hạn, còn hiểu biết con người vô cùng hữu hạn, thì không hiếm các nhà nhân danh ngoại cảm đã xăng sái ứng dụng, nhất là việc tìm hài cốt- một công việc tâm linh, nhạy cảm.
'cậu Thủy', ngoại cảm, Phan Thị Bích Hằng, kinh tế Việt, Vinashin, Doanh nghiệp nhà nước
"Cậu" Thủy bị bắt giữ tại nhà

Trong khi quản lý văn hóa xã hội thì thất thường. Từ thái cực định kiến cứng nhắc, tất cả cho vào cái rọ "mê tín", phủ nhận sạch trơn mọi bí ẩn của năng lực sinh học tự nhiên ở con người, chuyển sang một thái cực khác, vừa sùng bái nô lệ, vừa thêu dệt.

Một đồn 10, 10 đồn 100, khiến cho những thầy tử vi, nhà ngoại cảm, nhà tâm linh thực hư lẫn lộn, vàng... vừa vừa, còn thau chính hiệu, luôn được khoác lên lớp sương khói mờ ảo, bí ẩn, lúc được trọng vọng, nể phục, lúc bị khinh khi, "đồng bóng" như thời tiết.

Người Việt, trong cái màn sương khói đó, luôn là nạn nhân của chính mình. Khi đó, quản lý văn hóa... trốn biệt ở đâu? Hay cũng đang "lên đồng"?

Minh họa hài hước và đáng buồn, cho sự cao tay ấn của những nhà ngoại cảm "thời thượng", mà sự thật vừa lộ rõ chỉ là nhà lừa đảo chính hiệu- hô biến không thành có, biến xương động vật thành hài cốt các liệt sĩ- là vụ việc "cậu Thủy", tức nhà tâm linh Nguyễn Thanh Thúy, cùng cô "vợ hờ" Mẫn Thị Duyên, vừa bị cơ quan chức năng bắt, với tội danh "lừa đảo làm giả hài cốt liệt sĩ để trục lợi".

Sự lừa đảo, bình thường đã đáng lên án. Sự lừa đảo "chạm" đến xương cốt, linh hồn những liệt sĩ, ngã xuống vì đất nước, vì dân tộc, nó có gì đó quá thất đức. Cho thấy trước đồng tiền, mọi sự thiêng liêng, đều vô nghĩa.

Cho thấy, chất "con buôn" bán trời không văn tự của "cậu Thủy" đã thành công, trong sự tính toán táo bạo ở một cuộc lừa đảo quy mô, liều lĩnh, nhân danh "ngoại cảm", đã đánh trúng vào nỗi đau của người sống với người đã khuất, đánh trúng vào sự nhẹ dạ, cả tin đến mù quáng của con người. Nếu biết rằng trong quá khứ, "cậu Thủy" đã từng bị tù vì tội lừa đảo, chiếm dụng tài sản. Lừa đảo nối tiếp lừa đảo.Vậy nhưng người ta vẫn tin, tin đến mức dù người hy sinh nằm xuống ở một địa danh, còn hài cốt tìm được lại ở địa danh khác (?)

Đi tiên phong trong chuyện này, là ông Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH. Để từ đó, kéo cả một đơn vị dưới quyền vào những mê muội, tiến hành tới 04 cuộc tìm kiếm, quy tập hàng trăm hài cốt liệt sĩ, bằng... xương động vật, làm tổn thương vong linh người đã khuất đã đành, mà còn chuốc tiếng chê cười của thiên hạ.

Còn "cậu Thủy", cho dù bỏ túi gần 08 tỷ đồng, tham thì thâmđi đêm có ngày gặp ma, là thành ngữ dân gian, cuối cùng lại ứng nghiệm nhất vào "cậu"- để rồi của thiên trả địa?

Sự nhẹ dạ, cả tin của một con người, một gia đình, một cộng đồng làng xóm, có thể hiểu được bởi đó cũng là đặc tính của con người. Nhưng cả tin đến thành "a dua" thì quả là khó giải thích. Trong khi Bộ LĐ-TB-XH từng quy định không cho phép sử dụng ngoại cảm như một biện pháp tìm kiếm và xác định danh tính liệt sỹ.

Vì sao? Hay chính Ngân hàng này đã được "cậu Thủy" cho "vong nhập đầu- tiên"? Dân trí của cả một ngân hàng chính sách thua xa tiền trí một kẻ lừa đảo.

Vụ việc của "cậu Thủy" nổi cộm vì tính chất quy mô, trên nền tảng nhiều vụ việc nhân danh ngoại cảm để lừa đảo, hoặc trục lợi, bất chấp nỗi đau của con người, mà bài báo mới đây Các nhà "ngoại cảm" làm náoloạn chỗ tìm kiếm chị Huyền, (VietNamNet, 29/10) nạn nhân bị bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường vứt xác xuống sông Hồng, phản chiếu trong thực tế, luôn tồn tại một mảng bi hài- "kinh tế ngoại cảm". Chưa bao giờ, y tế, giáo dục, văn hóa làm tổn thương xã hội Việt như những năm tháng này, xoay quanh mỗi chữ tiền.

II- Cũng từ thời cổ đại đến thời hiện đại, luôn xuất hiện những luận thuyết về kinh tế của các nhân vật kinh điển cho nhân loại, mỗi dân tộc, quốc gia chọn lựa, làm định hướng phát triển của dân tộc, quốc gia mình. Có thể kể đến Adam Smith (Scotland) cha đẻ của kinh tế học hiện đại; Karl Max (Đức); Thomas Robert Malthus (Anh); Leon Walras (Pháp)....

Tuy nhiên, việc ứng dụng từ luận thuyết, học thuyết đến thực tiễn mỗi dân tộc, mỗi quốc gia là cả một hành trình trường kỳ. Ở đó có cả mồ hôi, máu, và nước mắt để mỗi dân tộc tự khẳng định trí tuệ, bản lĩnh và tài năng dân tộc mình. Ở đó, kinh tế- xã hội phải luôn vận động, điều chỉnh và không có luận thuyết nào có thể coi là "duy nhất đúng".

Bởi những nhân vật, những nhà kinh tế, nhà tư tưởng, triết học, dù kiệt xuất trong sáng tạo, học thuyết của họ vẫn thuộc thì quá khứ, còn những người ứng dụng, vận dụng thuộc thì tương lai. Khác nhau cả một hoặc nhiều thời đại lịch sử với vô vàn biến thiên, thăng trầm mỗi quốc gia, khác nhau cả tầm nhìn, nhận thức, nền tảng văn hóa lãnh đạo.

Giữa bối cảnh đó, kinh tế VN, sau sự tan rã của Liên bang Xô viết (cũ), cuộc Đổi mới lịch sử- 1986, từ cơ chế quản lý kinh tế bao cấp sang cơ chế quản lý kinh tế thị trường (định hướng XHCN), vừa là một sự rẽ ngoặt mới mẻ hoàn toàn về tư duy, phương cách tổ chức hoạt động, vừa là một thử thách về tư duy kinh tế, bởi chưa có một luận thuyết lẫn mô hình kinh tế nào là tiền lệ.

Trong khi bản thân người Việt vốn yếu về lý luận. Có nhà lý luận, nhà tư duy kinh tế Việt nào dám bảo đảm, những luận điểm về kinh tế thị trường VN có định hướng XHCN của mình hoàn toàn chuẩn không cần chỉnh, và không có chút... ngoại cảm (tiên đoán chủ quan, thậm chí duy ý chí) kinh tế? Mà vì thế, vô tình, họ cũng là những nhà "ngoại cảm kinh tế"?

Thực tiễn là thước đo chân lý. Và thực tiễn nhiều khi là thước đo lý luận rất khắc nghiệt. Nó cho thấy các quan điểm khác nhau xung quanh vị thế của doanh nghiệp Nhà nước- con đẻ, và con trưởng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nổi lên gần đây, khi ở trong nghị trường, lúc trên mạng truyền thông, là sự mổ xẻ, sự "phẫu thuật" không thể tránh khỏi, trước những khuyết tật ngày càng nặng, không tương xứng vai trò.

Bởi bản chất cơ chế quản lý các DNNN là cơ chế xin- cho, dù mang tiếng là một thành phần trong nền kinh tế thị trường có cạnh tranh. Nhưng đó là sự cạnh tranh không lành mạnh, thiếu sòng phẳng, với sự ưu tiên, ưu đãi rót vốn đầu tư, mà cơ chế xin- cho, ban phát, là nguyên nhân căn cốt nhất của tệ nạn tham nhũng, "nhóm lợi ích".

Người ta thống kê, có tới 10 vụ "trọng án" tham nhũng nghiêm trọng và phức tạp, hầu hết đều thuộc các DNNN: Vụ tham ô tài sản xảy ra tại Vinalines. Vụ tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn tại Công ty cho thuê tài chính II (Ngân hàng NN-PTNT). Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái, lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty dệt kim Phương Đông và chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT (TP HCM), Vụ tham ô tài sản ở Tập đoàn Vinashin, v. v. và v.v...

Trong khi, sự đóng góp sản phẩm của các DNNN với xã hội rất khiêm tốn, thậm chí còn "khước từ gánh nặng xã hội", tuy khối lượng tài sản và nguồn lực ưu tiên hoành tráng.

Năm 2005 -2009, nếu như DNNN đóng góp 19,6% cho ngân sách, cao gần gấp rưỡi so với khu vực tư nhân, thì năm 2006-2009 tỷ lệ này giảm còn 17%, chỉ bằng 4/5 so với khu vực kinh tế tư nhân. Còn tỷ trọng lao động của khu vực DNNN giảm rất nhanh, từ 44% (giai đoạn 2001 - 2005) xuống chỉ hơn 22%.

Tương ứng, tỷ lệ tạo ra việc làm mới cũng giảm, từ -4% xuống -22%, tức là DNNN không những không tạo ra việc làm mới mà còn cắt giảm lao động. Tiến sĩ Võ Trí Hảo, trong bài viết của mình trên Tuần Việt Nam, ngày 29/10, đã chỉ ra, hoạt động kém hiệu quả của khu vực DNNN đã góp phần làm giảm tốc độ giàu lên của người dân Việt .

CònBáo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) về "Môi trường kinh doanh 2014, cho thấy VN tiếp tục xếp thứ 99/189 nền kinh tế trong năm 2013, tương đương thứ hạng năm 2012. Và dù đã thực hiện được 21 cải cách kể từ năm 2005, nhiều nhất trong khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, nhưng xếp hạng môi trường kinh doanh của VN vẫn không có nhiều cải thiện (Người lao động, ngày 29/10).
Người ta chưa quên, sự hồ hởi của người Việt, vào cái ngày nước Việt gia nhập  WTO (11/1/2007), thì giờ đây, sau 06 năm là thành viên, người Việt- vốn lạc quan nhất nhì thế giới, đã không còn vẻ hồ hởi đó nữa. Từ "Ngôi sao Việt Nam!" đã chuyển thành "Vì sao, Việt Nam? (Tuần Việt Nam, ngày 31/10)

Vẫn là "sao", nhưng một bên là đang hứa hẹn sự thăng hoa, một bên thành tụt hậu. Một bên là khẳng định, một bên là câu hỏi.

'cậu Thủy', ngoại cảm, Phan Thị Bích Hằng, kinh tế Việt, Vinashin, Doanh nghiệp nhà nước
Người ta thống kê, có tới 10 vụ "trọng án" tham nhũng nghiêm trọng và phức tạp, hầu hết đều thuộc các DNNN

Cũng theo bài báo, trên thực tế các DN đang "lãn công". Cả 04 động cơ của cỗ máy tăng trưởng kinh tế đang trục trặc: 1) DNNN phổ biến tình trạng tham ô lãng phí. 2) DN 100% vốn nước ngoài-  (FDI) thì chuyển giá. 3) DN tư nhân thiếu cơ hội và động lực.4) Nông nghiệp bấp bênh, bất an.

Sự thay đổi, tái cấu trúc kinh tế, cải tổ các DNNN là tất yếu. Có điều, đây chính là lúc "va chạm", cọ sát quyết liệt giữa hai luồng tư duy: Thức thời, thực tiễn, hay ngược lại, bảo thủ và ngụy biện? Giữa cái dấn thân vào dòng chảy chung của thời đại, hay chỉ dám quẩn quanh trongchiếu chèo nhỏ hẹp nơi sân đình? Cái gốc đều xuất phát từ nhận thức có kịp với tư tưởng thời cuộc hay không?

Doanh nghiệp NN chủ đạo hay không chủ đạo? Nếu kinh tế NN không chủ đạo thì ai lo công tác bảo đảm an sinh xã hội, là chủ đề gây ra những tranh luận đa chiều, đòi hỏi những chuyên gia, những nhà quản trị, quản lý đất nước cần nhìn thẳng vào sự thật, vào vị thế, chức năng, bổn phận của anh con trưởng DNNN, vừa có thế vừa có quyền, nhưng vừa lắm tật. Nhìn thẳng vào thiết chế chính trị xã hội đang rất cần điều chỉnh.

Không phải không có lý khi Ts Võ Trí Hảo thẳng thắn: Trước sự bê bối của các DNNN, cũng như trước áp lực phải tuân theo luật chơi chung của các điều ước quốc tế mà VN là thành viên, nhiều ý kiến cho rằng, Hiến pháp không nên quy định vai trò chủ đạo cho bất kỳ thành phần kinh tế nào. Thay vào đó, hãy để sức mạnh tự nhiên của mỗi thành phần kinh tế xác lập vị trí của mình trong thịtrường. Đó thực chất là môi trường cạnh tranh bình đẳng và sòng phẳng, giữa các tài năng kinh bang tế thế.

Không phải không có lý, khi ông lật ngược lại một câu hỏi khó bác bỏ: Vậy ở những quốc gia có an sinh, phúc lợi xã hội tốt nhất trên thế giới, họ có cần đến "kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo"?, với mấy lý do làm sáng tỏ trách nhiệm quản lý.

Khi mà an sinh xã hội xưa nay là trách nhiệm của Nhà nước chứ không phải của kinh tế nhà nước.
Và điều này mới là thực tế, hơn 70% dân cư VN là nông dân sống ở nông thôn được hưởng gì từ kinh tế Nhà nước ? Khi tuổi già, sức yếu, ốm đau bệnh tật họ nương tựa vào con cái, họ hàng thân thích hay trông chờ vào các loại quỹ?

Câu trả lời vẫn còn ở phía trước, trong những ngày tháng căng thẳng, hồi hộp sắp tới, khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ngã ngũ. Đó cũng là thời khắc vận mệnh dân tộc Việt được quyết định, với tất cả những thách thức và cơ hội lớn của nó. Phát triển hay tiếp tục tụt hậu?

Hóa ra, câu chuyện "ngoại cảm' của một cá nhân, ở góc độ nào đó, lại có sự liên tưởng mong manh số phận một dân tộc.

Những nhà "ngoại cảm" đích thực, hay nhân danh ngoại cảm, có thể không làm chủ được các tình huống thực tiễn, bị hoài nghi, phủ nhận và phải trả giá. Nhưng "ngoại cảm... kinh tế"- với tất cả sự duy ý chí, xơ cứng tư duy, bảo thủ về ý thức hệ, và già nua về nhận thức, chỉ khiến cho dân tộc trả giá đắt, trong sự phát triển và hội nhập kinh tế thị trường, thời hiện đại.

11 nhận xét:

  1. Đoc bài này và bai về Hữu Thu chung ta thấy đúng là lũ ăn đóm theo tàn, không biết nhục, chỉ dựa vào nhưng gì chỉ mớm cho là cứ thế mà tung lên. Như tên Dương Quang Tương vơ vét của đân chúng hết đáy quần phụ nũ đến ngày vậy. Bon như Thu , Tương có biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt của dân đen vất vã mới kiếm ra đồng tiền ,bác gạo trong thời kỳ gạo châu củi quế này đâu.chỉ biết há mồm ra là đớp ngay, dân Hương Thủy chúng tôi ví Tương là Lỗ trí Thâm là loài ăn tạp bất cứ việc gì cũng đớp cho được. Khi đang là chủ tịch xa thủy Châu ông Hạ là cán bộ xã đi kinh tế mới muốn cắt hộ khẩu tương còn đớp 1 bộ bàn chử H bị kỹ luật được Mễ kéo lên lam cán bộ tuyên giáo cho đi học tuy chưa học hết lớp 11, sau đó về làm văn hóa huyện rồi chuyễn qua tư pháp có hội nbghij trong phòng Tương đều lĩnh xướng lấy tiền về giao cho con Thúy vợ hắn nấu để bớt xén, Khi Mễ làm chủ tịch tỉnh dduwoicj Mễ kéo lên làm tư pháp tỉnh học lớp tai chức thi rơt lên rớt xuống nhiều lần nhờ Mễ can thiệp mới tót nghiệp được./ Sau đó nhờ lòn cúi chạy cho Mãn cân nhắc lên làm giám đốc sở là thời cô cho Tương ăn hối lộ của dân,ai không nộp cho nó thì nó chẹt cho không thở nỗi, nếu không nộp cho nó thì dù qua về nước ngoài nhiều lần chắc gì kết hôn được. Thời gian làm giám đốc sở Tương là tên ăn hối lộ khũng khiếp nhất. Nó tùng tuyên bố với chúng tôi rằng kinh doanh chức vụ là nghề lãi khủng nhát , mỗi lần về thị xã Tương ra vẻ biết ddieuf, cho răng tụi tôi là dại vì không biết tranh thủ chạy chọt như nó. Xin hỏi thường vụ tỉnh ủy và anh Bá trưởng ban tổ chức chỉ dùm đường di cho tụi tôi như tương với hay các anh làm ngơ vì có đẹ Tương của các anh cung phụng rồi

    Trả lờiXóa
  2. Dương Quang Tương giỏi tài liếm đítlúc 20:25 1 tháng 11, 2013

    Vụ ông Hạ chơi Tương thì cả Hương Thủy và Thủy Châu đều biết rõ về vụ việc cười ra nước mắt này: Bị Tương vòi vĩnh, Hạ giả bộ chấp nhận nhưng trong lòng tím ruột tím gan tìm cách chơi cho nó một đòn đau tận bộ hạ, như chó bị thiến. Mấy ngày sau hẹn, Hạ tổ chức tiệc "ảo" mời một số vị tai to mặt lớn quen biết ở huyện Hương Phú đến nhà ăn uống chia tay. Hạ sai vợ ở dưới bếp cứ băm thớt liên tục, làm như đang làm tiệc nhiều lắm nhưng thực ra không có gì cả, vì tiền đâu mà mời lũ chó trong đó có Mễ. Đồng thời, Hạ đã hẹn Tương đúng giờ ngày đó đưa xe kéo đến chở bàn ghế. Khi Tương kéo xe tới gặp thấy đông người, Hạ chạy ra mời vào luôn. Khi đã an vị đầy đủ, Hạ đững dậy dõng dạc đọc cáo trạng tố cáo trò bẩn thỉu của Tương không chừa ai cả ngay như Hạ là đồng nghiệp làm cùng Ủy Ban. Mấy ông chỉ biết há hốc miệng, lẳng lặng từng thằng ra dắc xe về vi Hạ có nấu gì đâu. Vụ này đúng ra là Tương phải bị kỷ luật đuổi về nhưng thằng Mễ chó chết bị Tương nịnh bợ mù quáng nên cứu nó để dến bây giờ nó vấn phải cống nạp USD đều đều cho Mễ.

    Trả lờiXóa
  3. Có thật không anh Mễ?

    Trả lờiXóa
  4. Bấy lâu tui kính trọng anh Mễ, quả thật như vậy thì MÊ cũng như MAN thôi...

    Trả lờiXóa
  5. Mễ Lộc thích xu nịnhlúc 23:37 1 tháng 11, 2013

    Điện hoặc nhắn tin tới số 0914202459 - 054.3822459 hỏi Mễ có đúng 100% không? Hỏi thêm trước đây con Thúy vợ Tương phải thường xuyên chấp nhận làm ô sin nhà Mễ Lộc để nịnh nọt không? Hỏi rõ có phải nhà Công vụ đường Nguyễn Huệ bây giờ tương đã hợp thức hóa, 01 lô đất đường 49 tương đã bán có phải Mễ xin cho không? Email của mễ: nvme.hue@gmail.com

    Trả lờiXóa
  6. Eng nào có cho tôi biết số điện thoại và email của thằng Tương với? Cái đồ như nó chỉ có Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới sử dụng.

    Trả lờiXóa
  7. Còn cả hàng nghìn y ,y bác sĩ ngày đêm miệt mài cứu chữa , chăm sóc bệnh nhân . Nếu không có họ hoặc nếu họ xấu hết thì lấy ai lo sư khỏe cho chúng ta đây . Trong số họ có nhiều người xấu, nhưng cũng có hàng vạn người tốt, chúng ta hãy tin tưởng vào nền y thuật nước nhà và đánh giá đúng về họ.

    Trả lờiXóa
  8. Nhà ngoại cảm ư? Tôi xin nói rằng tất cả đều là giả dối,phan thị bích hằng không phải là ngoại lệ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã có một thời truyền thông ca ngợi bà Hằng lắm lắm.

      Xóa
  9. Chưa có bằng chứng nào khẳng định có một thế giới tâm linh ngoài thế giới hiện tại của chúng ta.

    Trả lờiXóa
  10. tâm là vệt trăng khuyết của giao thừa giữa ngày 30 với ngày mùng 1 âl
    linh là những cái mồm người luôn há hoác chỉ chực hớp chút khí trong những cơn mưa
    chỉ với những cái đầu con người ắp đầy não trạng mơ mơ hồ kiểu"treo ngược ở cành cây"mới nhuộm đắm cùng cơn say men"ngoại cảm",nên chi có những kẻ đương cầm quyền NƯỚC cũng í ờ quẳng 4.300 tỷ đồng để làm con đường trục tâm linh hà nội-ninh bình.
    người con PHẬT,người KI TÔ HỮU,người CỘNG SẢN tử tế không rứa.

    Trả lờiXóa