Thứ Sáu, 22/11/2013 16:39
(NLĐO)- Trong kỳ họp thứ 21 từ 11 đến 20-11, Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng đã xem xét, kết luận nhiều nội dung kiểm tra với các tổ chức Đảng và đảng viên thuộc diện TƯ quản lý, trong đó có tố cáo với ông Hồ Xuân Mãn - nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Bí thư Thừa Thiên Huế.
Từ ngày 11 đến 20-11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (khóa XI) đã họp kỳ thứ 21 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của ông Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ông Mai Thế Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét và kết luận các nội dung sau:
I- Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với:
1- Ban Thường vụ Đảng ủy và các nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có những khuyết điểm: Trong lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra để xảy ra một số vi phạm trong hoạt động tín dụng và bố trí, sắp xếp, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.
- Ông Đỗ Tất Ngọc, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị và đồng chí Nguyễn Thế Bình, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị có khuyết điểm: Thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong thực hiện nhiệm vụ được giao, gây một số hậu quả.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu: Thực hiện quy trình kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với các ông Đỗ Tất Ngọc và Nguyễn Thế Bình; nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, các ông: Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Kiều Trọng Tuyến, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
2- Ban Thường vụ Đảng ủy và ông Trần Bá Hoàn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc.
Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc đã có những khuyết điểm trong công tác quản lý cán bộ, đầu tư và quản lý tài chính, sản xuất kinh doanh.
Ông Trần Bá Hoàn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đã có những khuyết điểm, sai phạm về xây dựng quy chế và công tác cán bộ, sai phạm trong quản lý đầu tư, quản lý tài chính, sản xuất kinh doanh.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng thực hiện quy trình kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, ông Trần Bá Hoàn và các cá nhân có liên quan.
II- Xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Ban Thường vụ và Ủy ban kiểm tra các tỉnh: Bạc Liêu, Bình Định; Ban Thường vụ, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Quân khu 3, Tổng cục Xây dựng Lực lượng Công an nhân dân.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: Ban Thường vụ và Ủy ban Kiểm tra các tỉnh ủy, Đảng ủy nói trên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát. Kết quả đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng; giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; ngăn chặn và phòng ngừa sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tiêu cực, tham nhũng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Tuy nhiên, trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật còn bộc lộ một số khuyết điểm, hạn chế cần được kịp thời khắc phục như: Có nơi công tác kiểm tra, giám sát của Ban Thường vụ đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc chưa thường xuyên, chưa kịp thời ngăn chặn vi phạm của đảng viên; chưa sâu sát lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát. Có nơi Ủy ban kiểm tra chưa làm tốt chức năng tham mưu giúp cấp ủy và chưa thực hiện toàn diện các nhiệm vụ kiểm tra; ít thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Đôn đốc thực hiện sau kết luận kiểm tra, giám sát có việc chưa thường xuyên, kịp thời; thi hành kỷ luật một số trường hợp chưa đúng nguyên tắc, thủ tục.
III- Về giải quyết tố cáo với các đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý:
1- Đối với Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Đơn tố cáo có nội dung không đúng và có nội dung chưa có cơ sở để kết luận. Tuy nhiên, Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần rút kinh nghiệm trong chỉ đạo giải quyết một số vụ việc ở Báo Đại Đoàn kết.
2- Đối với Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng: Nội dung tố cáo phần lớn là không đúng. Đồng chí có một số thiếu sót trong giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và cá nhân đồng chí kiểm điểm rút kinh nghiệm và chỉ đạo xử lý dứt điểm đơn khiếu nại, tố cáo không để kéo dài.
3- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp và Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp: Có khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, xem xét giải quyết xử lý cán bộ vi phạm để kéo dài, không giải quyết dứt điểm, gây bức xúc trong dư luận. Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp và Bí thư Tỉnh uỷ kiểm điểm rút kinh nghiệm.
4- Ông Bùi Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải kiểm điểm, xem xét trách nhiệm trong việc ban hành công văn hướng dẫn xử lý vướng mắc khi tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
5- Ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế có khuyết điểm, vi phạm phải được xem xét, xử lý theo quy định. Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định xử lý việc phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ" để kiến nghị các cơ quan chức năng của Nhà nước xử lý theo thẩm quyền.
6- Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật: Nội dung đơn tố cáo chưa đủ cơ sở để kết luận. Song đồng chí có thiếu sót, khuyết điểm. Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu đồng chí nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
IV- Xem xét, quyết định và đề nghị thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Phước Tường, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Trưởng ban, phụ trách Phòng Quản lý đầu tư quỹ, ban Kế hoạch tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Trong thời gian giữ chức vụ Trưởng ban, phụ trách Phòng Quản lý đầu tư quỹ, ban Kế hoạch Tài chính, đồng chí đã có khuyết điểm, vi phạm. Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Phước Tường bằng hình thức cảnh cáo.
V- Về giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng đối với các đảng viên:
Đối với các trường hợp khiếu nại thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư giải quyết, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham gia ý kiến để các đoàn báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định:
Giữ nguyên hình thức kỷ luật “khai trừ” đối với ông Phan Đình Lân, nguyên cán bộ Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hà Tĩnh; giữ nguyên hình thức kỷ luật “cảnh cáo” đối với ông Bùi Thế Truy, Công ty Bảo Việt nhân thọ Thừa Thiên Huế.
Thay đổi hình thức kỷ luật: từ “khai trừ” xuống “cảnh cáo” đối với ông Phạm Bá Lới, nguyên Bí thư Chi bộ 2; từ “khai trừ” xuống “khiển trách” đối với các ông, bà: Trần Văn Ưu, nguyên Chi ủy viên và Nguyễn Thị Hạng, nguyên Chi ủy viên Chi bộ 2, Phước Trung, phường Phước Long, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Xóa hình thức kỷ luật “cảnh cáo” đối với ông Diệp Thế Giao, nguyên Đảng ủy viên Đảng ủy xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa; xóa hình thức kỷ luật “khiển trách” đối với bà Lê Thị Ngọc Lựu, nguyên Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai.
VI- Xem xét kết quả kiểm tra tài chính đảng đối với Cục Quản trị T.26 (thuộc Văn phòng Trung ương Đảng); Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau:
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy: Các đơn vị nêu trên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản của Đảng. Đã triển khai, hướng dẫn các cấp ủy trong Đảng bộ thực hiện cơ chế quản lý tài chính đảng; ban hành hoặc chỉ đạo các cơ quan chức năng ban hành nhiều văn bản, quy định về quản lý tài chính, tài sản của Đảng bộ; chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra tài chính đảng.
Tuy nhiên, các địa phương và đơn vị được kiểm tra trên còn thiếu quan tâm chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu, quản lý tài chính, tài sản đối với các cơ quan đơn vị trực thuộc và việc chấp hành một số các chế độ quy định còn chưa đúng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu các đơn vị nêu trên nghiêm túc rút kinh nghiệm về những hạn chế, khuyết điểm trên.
VII- Ủy ban Kiểm tra Trung ương Quyết định ban hành “Hệ thống biểu mẫu thống kê về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng”; tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành: “Quy định về trách nhiệm của các ban Đảng Trung ương tham gia giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư”...
Theo TTXVN
(NLĐO)- Trong kỳ họp thứ 21 từ 11 đến 20-11, Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng đã xem xét, kết luận nhiều nội dung kiểm tra với các tổ chức Đảng và đảng viên thuộc diện TƯ quản lý, trong đó có tố cáo với ông Hồ Xuân Mãn - nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Bí thư Thừa Thiên Huế.
Một cuộc họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng - Ảnh: Noichinh.vn
Từ ngày 11 đến 20-11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (khóa XI) đã họp kỳ thứ 21 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của ông Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ông Mai Thế Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét và kết luận các nội dung sau:
I- Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với:
1- Ban Thường vụ Đảng ủy và các nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có những khuyết điểm: Trong lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra để xảy ra một số vi phạm trong hoạt động tín dụng và bố trí, sắp xếp, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.
- Ông Đỗ Tất Ngọc, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị và đồng chí Nguyễn Thế Bình, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị có khuyết điểm: Thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong thực hiện nhiệm vụ được giao, gây một số hậu quả.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu: Thực hiện quy trình kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với các ông Đỗ Tất Ngọc và Nguyễn Thế Bình; nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, các ông: Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Kiều Trọng Tuyến, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
2- Ban Thường vụ Đảng ủy và ông Trần Bá Hoàn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc.
Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc đã có những khuyết điểm trong công tác quản lý cán bộ, đầu tư và quản lý tài chính, sản xuất kinh doanh.
Ông Trần Bá Hoàn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đã có những khuyết điểm, sai phạm về xây dựng quy chế và công tác cán bộ, sai phạm trong quản lý đầu tư, quản lý tài chính, sản xuất kinh doanh.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng thực hiện quy trình kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, ông Trần Bá Hoàn và các cá nhân có liên quan.
II- Xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Ban Thường vụ và Ủy ban kiểm tra các tỉnh: Bạc Liêu, Bình Định; Ban Thường vụ, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Quân khu 3, Tổng cục Xây dựng Lực lượng Công an nhân dân.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: Ban Thường vụ và Ủy ban Kiểm tra các tỉnh ủy, Đảng ủy nói trên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát. Kết quả đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng; giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; ngăn chặn và phòng ngừa sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tiêu cực, tham nhũng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Tuy nhiên, trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật còn bộc lộ một số khuyết điểm, hạn chế cần được kịp thời khắc phục như: Có nơi công tác kiểm tra, giám sát của Ban Thường vụ đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc chưa thường xuyên, chưa kịp thời ngăn chặn vi phạm của đảng viên; chưa sâu sát lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát. Có nơi Ủy ban kiểm tra chưa làm tốt chức năng tham mưu giúp cấp ủy và chưa thực hiện toàn diện các nhiệm vụ kiểm tra; ít thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Đôn đốc thực hiện sau kết luận kiểm tra, giám sát có việc chưa thường xuyên, kịp thời; thi hành kỷ luật một số trường hợp chưa đúng nguyên tắc, thủ tục.
III- Về giải quyết tố cáo với các đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý:
1- Đối với Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Đơn tố cáo có nội dung không đúng và có nội dung chưa có cơ sở để kết luận. Tuy nhiên, Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần rút kinh nghiệm trong chỉ đạo giải quyết một số vụ việc ở Báo Đại Đoàn kết.
2- Đối với Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng: Nội dung tố cáo phần lớn là không đúng. Đồng chí có một số thiếu sót trong giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và cá nhân đồng chí kiểm điểm rút kinh nghiệm và chỉ đạo xử lý dứt điểm đơn khiếu nại, tố cáo không để kéo dài.
3- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp và Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp: Có khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, xem xét giải quyết xử lý cán bộ vi phạm để kéo dài, không giải quyết dứt điểm, gây bức xúc trong dư luận. Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp và Bí thư Tỉnh uỷ kiểm điểm rút kinh nghiệm.
4- Ông Bùi Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải kiểm điểm, xem xét trách nhiệm trong việc ban hành công văn hướng dẫn xử lý vướng mắc khi tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
5- Ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế có khuyết điểm, vi phạm phải được xem xét, xử lý theo quy định. Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định xử lý việc phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ" để kiến nghị các cơ quan chức năng của Nhà nước xử lý theo thẩm quyền.
ông Hồ Xuân Mãn
6- Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật: Nội dung đơn tố cáo chưa đủ cơ sở để kết luận. Song đồng chí có thiếu sót, khuyết điểm. Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu đồng chí nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
IV- Xem xét, quyết định và đề nghị thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Phước Tường, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Trưởng ban, phụ trách Phòng Quản lý đầu tư quỹ, ban Kế hoạch tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Trong thời gian giữ chức vụ Trưởng ban, phụ trách Phòng Quản lý đầu tư quỹ, ban Kế hoạch Tài chính, đồng chí đã có khuyết điểm, vi phạm. Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Phước Tường bằng hình thức cảnh cáo.
V- Về giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng đối với các đảng viên:
Đối với các trường hợp khiếu nại thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư giải quyết, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham gia ý kiến để các đoàn báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định:
Giữ nguyên hình thức kỷ luật “khai trừ” đối với ông Phan Đình Lân, nguyên cán bộ Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hà Tĩnh; giữ nguyên hình thức kỷ luật “cảnh cáo” đối với ông Bùi Thế Truy, Công ty Bảo Việt nhân thọ Thừa Thiên Huế.
Thay đổi hình thức kỷ luật: từ “khai trừ” xuống “cảnh cáo” đối với ông Phạm Bá Lới, nguyên Bí thư Chi bộ 2; từ “khai trừ” xuống “khiển trách” đối với các ông, bà: Trần Văn Ưu, nguyên Chi ủy viên và Nguyễn Thị Hạng, nguyên Chi ủy viên Chi bộ 2, Phước Trung, phường Phước Long, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Xóa hình thức kỷ luật “cảnh cáo” đối với ông Diệp Thế Giao, nguyên Đảng ủy viên Đảng ủy xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa; xóa hình thức kỷ luật “khiển trách” đối với bà Lê Thị Ngọc Lựu, nguyên Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai.
VI- Xem xét kết quả kiểm tra tài chính đảng đối với Cục Quản trị T.26 (thuộc Văn phòng Trung ương Đảng); Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau:
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy: Các đơn vị nêu trên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản của Đảng. Đã triển khai, hướng dẫn các cấp ủy trong Đảng bộ thực hiện cơ chế quản lý tài chính đảng; ban hành hoặc chỉ đạo các cơ quan chức năng ban hành nhiều văn bản, quy định về quản lý tài chính, tài sản của Đảng bộ; chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra tài chính đảng.
Tuy nhiên, các địa phương và đơn vị được kiểm tra trên còn thiếu quan tâm chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu, quản lý tài chính, tài sản đối với các cơ quan đơn vị trực thuộc và việc chấp hành một số các chế độ quy định còn chưa đúng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu các đơn vị nêu trên nghiêm túc rút kinh nghiệm về những hạn chế, khuyết điểm trên.
VII- Ủy ban Kiểm tra Trung ương Quyết định ban hành “Hệ thống biểu mẫu thống kê về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng”; tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành: “Quy định về trách nhiệm của các ban Đảng Trung ương tham gia giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư”...
Theo TTXVN
Ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế có khuyết điểm, vi phạm phải được xem xét, xử lý theo quy định. Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định xử lý việc phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ" để kiến nghị các cơ quan chức năng của Nhà nước xử lý theo thẩm quyền.
Trả lờiXóaXin nhắc Ban bí thư Dân khai man thành tích để làm anh hùng thì chỉ cần nhà nước tước danh hiệu là xong.
XóaĐảng viên mà khai man thì ngoài việc tước danh hiệu còn phải kỉ luật Đảng.
Xin lưu ý: Đảng chỉ kỉ luật đảng viên…không phải là đảng viên thì không chịu kỉ luật Đảng.
Đối với với ông giám đốc, tổng biên tập Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia - Sự Thật, nội dung đơn tố cáo chưa đủ cơ sở để kết luận. Song ông có thiếu sót, khuyết điểm. Ủy ban Kiểm tra trung ương yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Trả lờiXóa”Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức đại lễ cầu siêu tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông (TNGT) lần thứ 2. Đại diện Bộ Giao thông Vận tải, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng hàng chục nghìn tăng ni, Phật tử, thân nhân các nạn nhân và người dân đã tham gia cầu nguyện và nghi lễ thả hoa đăng tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT....”
Trả lờiXóa“...Lễ cầu siêu được kết thúc bằng nghi lễ thả hoa đăng trên hồ Phóng Sinh với gần 8 ngàn hoa đăng tượng trưng cho số người chết trong 10 tháng đầu năm 2013.”
Tại sao một bộ trưởng lại thần thánh hóa chuyện tại nạn giao thông, Nhà nước đã bất lực trước quốc nạn này rồi hay sao mà phải nhờ sự can thiệp của một thứ tà giáo vậy ?
Như một trò hề, thật bôi bát./.
Đúng là 1 cái đầu ĐEN THUI .
XóaÔng Hồ Xuân Mãn - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thừa Thiên-Huế là một trong những cán bộ bị đề nghị xem xét kỷ luật. Thôi rồi...! Man ngã ...ơi!
Trả lờiXóatập 1 xong tập 2 ai giới thiệu vào đảng
Trả lờiXóaKhông ai giới thiệu làm răng mà LÒN vô hè
Trả lờiXóaTS (Huế) - Theo báo Thừa Thiên - Huế ra ngày 9-12-2004, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa V, ông Hồ Xuân Mãn (bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế) thông báo công khai chuyện có một đối tượng đã hối lộ ông 3.000 USD.
Trả lờiXóaÔng cho biết vừa mới trao UBND tỉnh (Thừa Thiên - Huế) 3.000 USD và đề nghị chuyển cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh sung vào quĩ hỗ trợ xóa nhà tạm bợ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Số tiền này ước gần 50 triệu đồng, và ông nói số tiền này gần bằng hai năm lương của bí thư tỉnh ủy.
Chuyện đã được dư luận, nhất là tại Thừa Thiên - Huế, đặc biệt quan tâm (phiên khai mạc do Trung tâm Truyền hình VN tại Huế tường thuật trực tiếp) và đặt ra rất nhiều câu hỏi với báo TS.
Chiều qua 9-12, nói chuyện qua điện thoại với TS, ông Nguyễn Thanh Toàn, phó giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho hay: “Hôm ấy thường vụ tỉnh ủy làm việc với công an (tỉnh) về kiểm tra công tác năm, đồng chí bí thư (tỉnh ủy) có đưa (việc này) ra và sau đó có nói sẽ giao cho chủ tịch (UBND tỉnh)!”.
MINH TỰ - THÁI LỘC
mấy mống xã hội đen đánh toe tua,bầm dập đồng chí Hồ văn Nghĩa nguyên cán bộ lãnh đạo cơ quan an ninh VIỆT CỘNG thời đánh Mỹ ngụy,một đảng viên CỘNG SẢN lão thành,là tộc trưởng họ Hồ làng Phò Ninh,xã Phong An,huyện Phong Điền mà hồ xuân mãn nguyên ủy viên trung ương,bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cũng là một con dân của họ này ;Rứa mà từ nớ tới chừ Công An THỪA THIÊN nõ rờ được đứa xã hội đen mô .
XóaTui nói thiệt chớ có mà nhẹ dạ cả tin của nợ CÔNG AN tỉnh TA,mà bị tuột mất cả quần đùi bày cả con cu ra ngoài.
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Trả lờiXóaTứ Hạ, ngày 30.7.2013
Kính gởi: Uỷ ban kiểm tra trung ương Đảng CSVN;
Uỷ ban kiểm tra tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.
ĐƠN XIN PHẢN ẢNH
Tôi tên là LÊ VĂN UYÊN
Sinh năm 1937
Quê quán Phong Sơn, Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
Hiện trú tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
Tôi tham gia hai cuộc kháng chiến cứu nước cho đến nay đã gần 50 năm tuổi Đảng.
Năm 1972 cho đến sau ngày giải phóng tôi là huyện ủy viên, trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền.
Tôi xin cung cấp để các chức năng điều tra làm rõ việc vào Đảng của đồng chí Hồ Xuân Mãn.
Tôi đã nhiều lần gặp đồng chí Hoàng Chí Công (Đợi) ở cùng quê đồng chí Hồ Xuân Mãn.
Từ 1965 đến 1975 đồng chí Hoàng Chí Công đã làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm, đã hai lần đồng chí nói với tôi rằng đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng lúc nào, ở Chi bộ nào, ai là người giới thiệu đồng chí Hồ Xuân Mãn mà đồng chí không biết. Nếu kết nạp đầu năm 1974 thì cả năm 1974 đồng chí Hồ Xuân Mãn chưa hề sinh hoạt với Chi Đảng bộ thôn Phò Ninh và xã Phong An.
Đồng chí Thái Bình Dương cũng làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm nhưng đồng chí cũng nói đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng do ai giới thiệu và chi bộ nào kết nạp đồng chí Thái Bình Dương cũng không biết.
Gần đây đồng chí Thái Bình Dương ở Huế có gặp đồng chí Trần Văn Minh cũng đã làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm, đồng chí Trần Văn Minh nói với đồng chí Thái Bình Dương, việc vào Đảng của đồng chí Hồ Xuân Mãn do ai giới thiệu và Chi bộ nào kết nạp đồng chí Trần Văn Minh cũng không biết.
Riêng tôi, năm 1972 vẫn là Trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền là người chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ lý lịch đề nghị kết nạp của các Chi Đảng bộ trong huyện để báo cáo cho Thường vụ huyện ủy chuẩn y.
Việc vào Đảng của đồng chí Hồ Xuân Mãn ngày 11 tháng 01 năm 1974 theo đồng chí Hồ Xuân Mãn khai, thì cả năm 1974 hoặc cuối năm 1973 tôi chưa hề nắm hồ sơ đề nghị kết nạp của đồng chí Hồ Xuân Mãn lần nào để báo cáo cho Thường vụ huyện ủy chuẩn y.
Vậy tôi xin phản ảnh để các cấp xem xét lại.
Người phản ảnh
LÊ VĂN UYÊN
Nguy to rồi
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaNgao ngan bai tho cua TO HUU xay dung mot lu nguoi ninh hot
...." Ông Xít-ta-lin ơi, Ông Xít-ta-lin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười "...